Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà qua bài thơ “Hầu trời”.. Kiến thức: - Cảm nhận được “cái tôi” cá nhân - một “cái tôi” ngông, p
Trang 1Tiết 75 Hầu trời
Tản Đà
A Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà qua bài thơ “Hầu trời”
- Thấy được những dấu hiệu về đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX
B Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1 Kiến thức:
- Cảm nhận được “cái tôi” cá nhân - một “cái tôi” ngông, phóng cúng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của thi sĩ Tản Đà và khao khát được khẳng định tài năng, giá trị giữa cuộc đời
- Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật về cả thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc…
2 Kĩ năng:
- Có kĩ năng cảm nhận thơ trữ tình và bình giảng những câu thơ đặc sắc
C Phương pháp và phương tiện dạy học
1 Phương pháp dạy học:
- Phương pháp diễn giảng
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp phát vấn
- Phương pháp trực quan
2 Phương tiện dạy học:
- Ngữ văn (lớp 11, tập 2), ngữ văn sách giáo viên (lớp 11, tập 2) Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức , kĩ năng Ngữ văn lớp 11, một số tài liệu khác (máy tính, máy chiếu)
D Tiến trình lên lớp
1 Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số
2 Kiểm tra bài cũ
Trang 2Câu hỏi: Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu được thể hiện như thế nào?
Và quan niệm đó được thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với ý thức về cái tôi?
3 Bài mới
Dẫn nhập: Trong buổi giao thời của nền văn học, Hán học đã tàn mà Tây học lại
mới bắt đầu, Tản Đà- con người của hai thế kỉ đã tạo cho văn thơ mình một chất riêng, một tâm hồn đầy mới mẻ, một “cái tôi” lãng mạn bay bổng, vừa phóng
khoáng vừa ngông nghênh lại vừa cảm thương Con người ấy, với khao khát được khẳng định tài năng giữa cuộc đời bằng tài năng thơ ca Để hiểu sâu hơn về khát khao về tài năng, về “cái tôi” ấy, lớp chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài “Hầu trời”
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
phần tiểu dẫn
Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả
- GV: Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu
dẫn trong sách giáo khoa và trình bày
những nét chính về cuộc đời của tác
giả
- Hs đọc và trả lời
-Gv nhận xét và bổ sung
Thao tác 2:
- GV: Em hãy kể tên một số tác phẩm
của Tản Đà?
- HS trả lời
- GV nghe và nhận xét
I Tìm hiểu chung
1 Tác giả: Tản Đà (1889-1939)
a Cuộc đời:
- Tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê tỉnh Sơn Tây
- Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu
- Lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn của
“con người hai thế kỉ”.
b Sự nghiệp:
- Các tác phẩm chính Khối tình con
I,II (thơ 1916-1918); Giấc mộng con I,II; Khối tình bản phụ, còn chơi (thơ và văn xuôi 1921,…
- “Cái tôi” vừa lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông
nghênh, vừa cảm thương, ưu ái
- Thơ văn của ông là gạch nối giữa
2 thời đại văn học: trung đại và hiện đại
Trang 3Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu khái quát về tác phẩm
- GV: Bài thơ “ Hầu trời” được in trong
tập thơ nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét
- GV: bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?
- GV:chia lớp thành các nhóm, mỗi
nhóm 2 học sinh, thảo luận trong 3 phút
với câu hỏi: xác định bố cục của bài thơ
và cho biết nội dung chính của mỗi
đoạn?
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chọn cách chia phù
hợp nhất
HĐ2: Phân tích bài thơ
Thao tác 1: Đọc hiểu khổ thơ đầu
- GV yêu cầu HS đọc hai câu đầu
- GV: Em hãy cho bết cách mở đầu
trong bài thơ có gì đặc biệt?
- HS trả lời
- GV nhận xét
a Xuất xứ:
- Bài “Hầu trời” in trong tập còn
chơi (1921)
- Được viết theo thể thất ngôn trường thiên Thơ tự sự - trữ tình:
có cốt truyện, mở đầu, phát triển, kết thúc, có các nhân vật tình tiết nhưng được kể bằng thơ, cảm xúc trữ tình
b Bố cục: gồm 4 phần
- Phần 1: Bốn câu thơ đầu => Lí do
và thời điểm được gọi lên hầu trời
- Phần 2: Từ Chư tiên đến đầy xuống hạ giới vì tội ngông => Cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời
và các chư tiên nghe của Thi sĩ
- Phần 3: tiếp theo cho đến ngại chi sương tuyết => Giải bày với Trời
về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và hành nghề
“Thiên lương”ở hạ giới
- Phần 4: Còn lại => Cuộc chia tay đầy xúc động giữa thi sĩ với Trời
và các chư tiên
II Đọc hiểu văn bản:
1 Lí do và thời điểm gọi lên hầu trời
- Nằm một mình-> buồn->đun nước uống->Ngâm văn-> chơi trăng
- Tiên xuống->nêu lí do và đưa lên trời
Trang 4Thao tác 2: Đọc hiểu phần 2
-GV: Cách tả cảnh thi sĩ hạ giới đọc thơ
văn cho trời nghe được miêu tả như thế
nào? Qua cách đọc ấy ta cảm nhận như
thế nào về nhà thơ?
-HS suy nghĩ và trả lời
-GV nhận xét và bổ sung
-GV: Thái độ và tình cảm của người
nghe như thế nào khi nghe thi sĩ đọc
thơ? Qua đó Tản đà có ngụ ý gì?
-HS suy nghĩ và trả lời
-GV nhận xét và bổ sung
Cách mở đầu câu chuyện đó là một câu chuyện hư cấu, nhưng
mà lại như thật, mới lạ, hấp dẫn, gây mối nghi ngờ, gợi trí tò mò của người đọc
2 Cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời
và các chư tiên nghe của Thi sĩ
a Thái độ của thi nhân khi đọc thơ:
- Đọc hết văn vần sang văn xuôi,văn lí thuyết lại văn chơi
- Đắc ý, đọc đã thích,…
Người thi sĩ rất cao hứng, đắc ý, thích thú và tự hào về thơ văn của mình
b Thái độ, tình cảm của người nghe
- “Trời lấy làm hay”
- Nở dạ, lè lưỡi, chau mày, lắng tai đứng, cùng vỗ tay,
Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê, điệp từ giúp cho người đọc cảm nhận về tình cảm của người nghe đối với thơ văn của thi sĩ Tất cả đều xúc động, đều yêu thích, tán thưởng, hâm mộ thi nhân
Nhà thơ ý thức rất rõ về tài năng thơ văn cũng như giá trị đích thực của mình
- Kể lại việc trời khen cũng chính
là hình thức tự khen mình của tác giả
- Tản Đà tìm đến tận “Trời” để thể hiện tài năng thơ văn của mình, thế hiện cái tôi rất ngông, táo bạo,
Trang 5Thao tác 3: Đọc hiểu phần 3
-GV qua cách thi sĩ xưng tên tuổi, nhà
thơ muốn nói gì về bản thân?
HS suy nghĩ và trả lời
GV nhận xét
-GV qua những gì mà người thi sĩ giải
bày cho trời,em có nhận xét gì về thực
tế về đời sống và giá trị văn chương lúc
bấy của tầng lớp nghệ sĩ
-HS suy nghĩ và trả lời
-GV nhận xét và bổ sung
ý thức cá nhân phát triển rất cao trong giai đoạn này
- Giọng thơ rất đa dạng hóm hỉnh, mới lạ, tạo sự hứng thú, thích thú
ở người đọc
3 Phần 3: Giải bày với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và hành nghề “Thiên lương”ở hạ giới
- Ý thức rất rõ về tài năng, tự giới thiệu rất cụ thể về mình: tên họ, quê hương, bản quán, đất nước
- Thực tế phũ phàng: Văn chương
hạ giới rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng Tthi sĩ không tìm được tri kỷ, tri âm, phải lên đến Trời mới được thoả Nguyện vọng
=> Đây cũng chính là thực tế đời sống, cũng như giá trị văn chương của tầng lớp văn nghệ sĩ nói chung thời bấy giờ Bức tranh chân thực và cảm động về đời sống tầng lớp văn nghệ sĩ đương thời
- Tản Đà không chỉ muốn thoát li cuộc đời bằng ước mơ lên trăng, lên mây, lên trời Ông vẫn muốn cứu đời, giúp đời và xác định thiên chức của người nghệ sĩ là đánh thức, khơi dậy, phát triển cái thiên lương vốn có của mỗi con người
- Khao khát thực hiện thiên lương cho nhân gian=> đó cũng là cách khẳng định mình
4 Cuộc chia tay đầy xúc động giữa thi
sĩ với Trời và các chư tiên
Trang 6Thao tác 4: Đọc hiểu phần 4
-GV: Cuộc chia tay diễn ra như thế
nào?Qua đó thể hiện mong ước gì của
tác giả?
-HS suy nghĩ và trả lời
-GV nhận xét và bổ sung
GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài
thơ?
-HS suy ngĩ và trả lời
-GV nhận xét và chốt ý
-GV: Em hãy nêu nghệ thuật chính có
trong bài thơ?
-HS suy nghĩ và trả lời
-GV nhận xét và bổ sung
-GV: Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/17
-HS đọc
- “Trời… đóng xe tiễn”
- “Hai hàng lụy biệt tiễn”
- “Trích tiên xuống”
- “Trăng tà đưa lối”
=> Đến cuối bài vẫn là chất ngông, phóng túng, huyên hoan Vào đêm tan đi
và sáng trở lại trong sự khoan khoái của con người, nhà thơ muốn lên trời lần nữa
III Tổng kết:
1 Nội dung:
-Bài thơ là cái tôi phóng túng, ngông nghênh và khát khao khẳng định chính mình giữa cuộc đời của Tản Đà
-Bài thơ “Hầu trời” là một bài thơ hay và độc đáo, tiêu biểu cho tính chất giao thời giữa cái mới và cái cũ trong nghệ thuật thơ Tản Đà, một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cả hồn thơ Tản Đà và cả phong trào thơ mới
2 Nghệ thuật:
- Thể thơ trường thiên và xen lẫn hình thức tự sự
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm, không cách điệu, ước lệ
IV Ghi nhớ (SGK/17)
Trang 74 Củng cố
5 Dặn dò
- Học bài và soạn bài “Nghĩa của câu (tt)”