1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác bố trí, sắp xếp nhân lực của phòng Nội vụ huyện Sa Pa

38 451 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 82,51 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN LỰC VÀ TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN SAPA 4 1.1. Cơ sở lý luận về công tác bố trí, sắp xếp nhân lực 4 1.1.1. Khái niệm và vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực 4 1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển của phòng Nội vụ huyện Sa Pa 10 1.1.3.Vị trí và cơ cấu tổ chức 10 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nội vụ huyện Sa Pa 11 1.1.5. Quá trình hình thành, phát triển của phòng Nội vụ huyện Sa Pa 16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BỐ TRÍ SẮP XẾP NHÂN LỰC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN SA PA 18 2.1. Hệ thống quan điểm và chính sách về bố trí, sắp xếp nhân lực. 18 2.1.1. Quan điểm và định hướng của Đảng ủy huyện Sa Pa 18 2.1.2. Quan điểm, nguyên tắc về sắp xếp, bố trí nhân lực của Lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện Sa Pa 19 2.2. Công tác tư vấn, tham mưu và thực tiễn về bố trí, sắp xếp nhân lực 19 2.2.1. Công tác tư vấn, tham mưu 19 2.2.2. Thực tiễn bố trí, sắp xếp nhân lực 21 2.3. Đánh giá công tác bố trí sắp xếp nhân lực tại Phòng Nội vụ huyện Sa Pa. 23 2.3.1. Về ưu điểm: 23 2.3.2. Về hạn chế: 24 2.3.3. Nguyên nhân. 26 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN LỰC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN SA PA 28 3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Phòng Nội vụ huyện Sa Pa 28 3.1.1. Mục tiêu 28 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện 29 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sắp xếp nhân lực của Phòng Nội vụ huyện Sa Pa. 30 KẾT LUẬN 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36  

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, nguồn nhân lực nước ta đang phải đối mặt với một số tháchthức đáng lo ngại.Nguồn nhân lực giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh tuyệtđối vì chúng ta gặp phải sự cạnh tranh về nhân lực giá rẻ của nhiều quốc giakhác trên khu vực và trên thế giới Hơn nữa, chất lượng nguồn lao động thấp,chủ yếu là nguồn lao động phổ thông, chưa qua đào tạo Hiện nay, tỉ lệ cơ cấuđào tạo của nước ta bất hợp lí, rơi vào tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thừa về sốlượng nhưng thiếu và yếu về chất lượng Từ những thách thức kể trên, ta có thểthấy rằng công tác bố trí sắp xếp nhân lực có vai trò hết sức quan trọng, có bốtrí sắp xếp đúng người đúng việc thì công việc mới đạt hiệu quả cao, phát huyhết khả năng của nguồn nhân lực sẵn có trong tổ chức

Huyện Sa Pa là một thị trấn vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai, nguồn CBCCcủa huyện chủ yếu là con em trong huyện Trình độ chuyên môn, kỹ năng côngtác của 1 bộ phận CBCC còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, gặp nhiềukhó khăn trong công tác Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bố trí sắpxếp nhân lực,công tác này được coi là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ riêng một

tổ chức nào mà công tác này chính là một trong những mục tiêu của cải cáchhành chính, là một khâu trọng yếu của công tác tổ chức nhân sự hành chínhnhằm sắp xếp được người có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện công vụ Đểquá trình làm việc của cơ quan thực sự đạt hiệu quả cao nhất thì việc bố trí sắpxếp nhân lực trong cơ quan cần được chú trọng Trong những năm qua, côngtácbố trí sắp xếp nhân lực của huyện Sa Pa được thực hiện theo Luật cán bộcông chức năm 2010 và các văn bản của Chính phủ đã đạt được những thànhquả đáng kể, song vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng của đội ngũ nhân lực vẫnchưa đáp ứng nhu cầu thực sự của nền hành chính hiện nay

2 Mục tiêu:

Trang 3

Một là, làm rõ cơ sở lý luận về bố trí, sắp xếp nhân lực: đưa ra hệ thống

khái niệm, xác định vị trí, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bố trí,sắp xếp nhân lực và sự cần thiết nâng cao hiệu quả của công tác này

Hai là, Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác bố trí, sắp xếp nhân

lực của phòng Nội vụ huyện Sa Pa, đánh giá được ưu điểm, hạn chế và nguyênnhân

Ba là, Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đề ra mục tiêu, đề xuất

giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác bố trí, sắp xếpnhân lực , góp phần đảm chất lượng đội ngũ nhân lực tại phòng Nội vụ huyện SaPa

3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác bố trí sắp xếp nhân lựccủa PhòngNội vụ huyện Sa Pa từ năm 2013 đến nay, những thành tựu đã đạt được vànhững bất cập làm hạn chế công tác bố trí sắp xếp nhân lực tại Phòng Nội vụhuyện Sa Pa

- Đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác tham mưu

bố trí sắp xếp nhân lực tại Phòng Nội vụ huyện Sa Pa

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác bố trí sắp xếp nhân lực của phòngNội vụ huyện Sa Pa từ năm 2015 đến nay và phương hướng trong các năm tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy vật Mác-xít,báo cáo sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: tác giả thu thập, phân tích,tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là các báo cáocủa cơ quan hữu quan và công trình nghiên cứu khoa học có liên quan Trongnghiên cứu có sử dụng số liệu thứ cấp từ một số công trình nghiên cứu, số liệuthống kê của Phòng Thống kê, Phòng Nội vụ huyện Sa Pa để phân tích, đánh giá

Trang 4

tình hình chung về địa bàn và đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các cán bộ chuyên viên phụ tráchchuyên môn về bố trí sắp xếp nhân lực

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phươngpháp quan sát, thống kê và so sánh

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài

- Về mặt lí luận: góp phần làm sáng tỏ khái niệm, vai trò, các hình thức bốtrí sắp xếp nhân lực, từ đó hoàn thiện lý thuyết về bố trí sắp xếp nhân lực

- Về mặt thực tiễn: qua quá trình khảo sát, nghiên cứu tại Phòng Nội vụhuyện Sa Pa, đề tài này đã phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đạtđược và những hạn chế còn tồn tại trong công tác bố trí nhân lực Qua đó,nghiên cứu còn đề xuất các giải pháp với phòng Nội vụ huyện Sa Pa để nâng caocông tác bố trí sắp xếp nhân lực

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung báo thực tập tốt nghiệp được kếtcấu theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác bố trí, sắp xếp nhân lực và tổng

quan về phòng nội vụ huyện SaPa

Chương 2: Thực trạng công tác bố trí, sắp xếp nhân lực của phòng Nội

vụ huyện Sa Pa

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sắp xếp

nhân lực của phòng nội vụ huyện Sa Pa

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN

LỰC VÀ TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN SAPA

1.1 Cơ sở lý luận về công tác bố trí, sắp xếp nhân lực

1.1.1 Khái niệm và vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực

• Khái niệm bố trí, sắp xếp nhân lực:

Bố trí, sắp xếp nhân lực là một nội dung quan trọng của nhà quản trị nhân

sự Nó xác định đặc điểm của người tham gia lao động và việc thực hiện côngviệc của người thực hiện lao động Xuất phát từ yêu cầu đúng người đúng việc,người lao động được bố trí làm việc đúng với sở trường, kỹ năng, trình độ nghềnghiệp thì mỗi người sẽ làm tốt nhất công việc của họ để lao động không bị lãngphí Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực liên quan đến cả đội ngũ nhân sự mớiđược tuyển dụng và đội ngũ nhân sự đang đảm nhận công việc

- Bố trì và sử dụng nhân lực là quá trình sắp đặt nhân sự vào các vị trí,khai thác phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân viên nhằm đạt hiệu quả caotrong công việc

- Bố trí sắp xếp nhân lực bao gồm các hoạt động định hướng cho ngườilao động mới và quá trình biên chế nội bộ tổ chức với các hoạt động như đề bạt,thuyên chuyển và xuống chức Các hoạt động này cần được thực hiện một cách

có kế hoạch dựa trên các chính sách và thủ tục được thiết kế hợp lý để đáp ứngnhu cầu phát triển của cá nhân người lao động

* Ở một góc độ khác: bố trí, sắp xếp nhân lực là sự sắp xếp, bố trí và phân

công lao động, quản trị lao động nhằm giải quyết 3 mối quan hệ cơ bản sau:

- Người lao động và đối tượng lao động

- Người lao động và máy móc thiết bị

- Người lao động với người lao động trong quá trình lao động

* Với một khía cạnh khác thì:

- Phân công (Bố trí) lao động là sự phân công thành những phần việc khác

Trang 6

nhau theo số lượng và tỷ lệ nhất định phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật củadoanh nghiệp Trên cơ sở đó bố trí công nhân cho từng công việc phù hợp vớikhả năng và sở trường của họ.

- Phân công (Bố trí) lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: Cơ cấusản xuất, loại hình sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ kỹ thuật Do đó,khi phân công lao động phải chú ý các nhân tố trên để phân công lao động hợplý

Mục tiêu của bố trí, sắp xếp nhân lực

Bố trí, sắp xếp nhân lực hợp là là việc bố trí người lao động phù hợpvới sở trường của mỗi người, từ đó thúc đẩy nâng cao hiệu xuất làm việc và qua

đó, hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp

Để hoàn thành mục tiêu này cần đảm bảo ba mục tiêu sau:

- Bố trí, sắp xếp nhân lực đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nhân sự, đápứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặc dù lao động củanước ta nhiều nhưng lao động đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp khôngphải là nhiều Mặt khác sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thu hút nhân

sự ngày càng tăng, bài toán đảm bảo đủ số lượng, chất lượng trở thành cơ bảnnhất và khó khăn nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm tốt công tác hoạchđịnh, bố trí sử dụng nhân sự

- Bố trí, sắp xếp nhân lực đảm bảo đúng người đúng việc: Mục tiêu cầnđạt được là đảm bảo sử dụng nhân lực đúng với năng lực, sở trường và nguyệnvọng của mỗi cá nhân nhằm làm gia tăng năng suất lao động và tạo động lực củanhân viên khi làm việc Hơn nữa, trong xã hội hiện đại, nguyện vọng của ngườilao động cũng cần được chú ý nhằm tạo động lực cho họ trong quá trình laođộng Người lao động khi được sắp xếp vào vị trí đúng chuyên môn, sở trườngcủa họ thì sẽ phát huy được hết khả năng, sự nhiệt tình và hăng say trong côngviệc, hơn nữa đúng người, đúng việc đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu củadoanh nghiệp

Trang 7

- Bố trí, sắp xếp nhân lực đảm bảo đúng thời hạn, đảm bảo tính mềm dẻo

và linh hoạt trong sử dụng lao động Việc sử dụng lao động phải đảm bảo cácđột biến về nhân sự trong quá trình kinh doanh do tác động đến từ hưu trí, bỏviệc, thuyên chuyển công tỏc… Hoặc trong nhiều trường hợp cần đa dạng hoácác loại hình lao động nhằm tiột kiệm chi phí nhân công mà hoạt động sản xuấtkinh doanh mang tính thời vụ

Vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực

Trong nền kinh tế chuyển đổi, khi công việc ngày càng đa dạng, phức tạp

và yêu cầu công việc ngày càng tăng, thì hầu hết các doanh nghiệp đều phải đốiđầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, phải tìm hướng giảiquyết trước các cuộc suy thoái kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng củanhân viên Khi đó bố trí, sắp xếp nhân lực đóng vai trò là một trong những điểmmấu chốt của công tác quản trị nguồn nhân lực, vai trò này được thể hiện nhưsau:

- Đối với người lao động:

Bố trí, sắp xếp nhân lực hợp lý giúp người lao động có cơ hội được thểhiện hết khả năng của mình, làm nhưng công việc yêu thích phù hợp với nănglực làm việc

Bố trí, sắp xếp nhân lực sẽ tạo điều kiện cho những người có khả năngngồi vào vị trí thích hợp, đúng với năng lực sở trường của họ Hơn nữa nó sẽnâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho

họ

-Đối với doanh nghiệp:

Việc bố trí và sử dụng nhân sự chính là nền tảng để thực hiện các quytrình kinh doanh và các chiến lược của công ty

Bố trí, sắp xếp nhân lực hợp lý giúp doanh nghiệp đảm bảo đủ sốlượng, chất lượng nhân sự, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực hiện có, gópphần nâng cao hiệu quả công việc

Trang 8

Bố trí, sắp xếp nhân lực giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch, chiến lượcđào tạo và phát triển nhân lực trong tương lai Thông qua việc bố trí và sử dụngnhân sự, ban lãnh đạo sẽ biết được những yêu cầu còn thiếu đối với nhân viên để

có kế hoạch bổ sung, đầo tạo và phát triển nhân sự

- Đối với xã hội:

Bố trí, sắp xếp nhân lực hợp lý sẽ nâng cao năng suất lao động do đó làđiều kiện để xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất, là điều kiện gián tiếp để thúcđẩy xã hội phát triển

Bố trí, sắp xếp nhân lực thì người có tài, có đức sẽ được sử dụng năng lựcvào vị trí thích hợp, còn người chưa có tài sẽ được bồi dưỡng rèn luyện thêmthúc đẩy xã hội ngày càng văn minh văn hoá hơn

Quá trình thuyên chuyển ở các tổ chức được thực hiện để:

+ Điều hòa nhân lực giữa các bộ phận, cắt giảm chi phí ở những bộ phận

mà công việc không có hiệu quả;

+ Lấp các vị trí việc làm còn trống;

+ Sửa chữa những sai sót trong bố trí sắp xếp lao động

- Các dạng thuyên chuyển:

Xét về mặt thời hạn, thuyên chuyển có tác dạng:

+ Thuyên chuyển tạm thời;

+ Thuyên chuyển vĩnh viễn

Xét theo mức độ chấp nhận, thuyên chuyển có hai dạng:

+ Thuyên chuyển tự nguyện;

Trang 9

+ Thuyên chuyển ép buộc.

*Luân chuyển: Luân chuyển là việc chuyển đổi định kỳ hoặc đột xuất vịtrí công tác củacán bộ sang một vị trí tương đương hoặc thấp hơn theo yêu cầucủa tổ chức, nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra cho tổ chức Mục tiêu của tổ chức làđào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ nguồn phòng chống tham nhũng, tăng cườngcán bộ có nhân lực để thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở còn yếu kém

Xét theo tính chất, luân chuyển có 2 dạng là:

+ Luân chuyển định kỳ: Luân chuyển có kế hoạch từ trước;

+ Luân chuyển đột xuất: Luân chuyển không có kế hoạch

Xét về khía cạnh địa vị xã hội, có các dạng sau:

+ Luân chuyển từ Trung ương đến địa phương;

+ Luân chuyển từ địa phương đến Trung ương;

+ Luân chuyển giữa các cơ quan Trung ương với nhau;

+ Luân chuyên giữa nội bộ trong địa phương

* Đề bạt: là việc đưa người lao động vào một vị trí làm việc có tiền lươngcao hơn, có uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có điều kiện làm việc tốt hơn và cơhội phát triển nhiều hơn Mục đích của của đề bạt là biên chế người lao độngvào một vị trí làm việc còn trống mà vị trí đó được doanh nghiệp đánh giá là có

vị trí cao hơn vị trí cũ của họ, nhằm đáp ứng nhu cầu biên chế cán bộ và pháttriển của doanh nghiệp, đồng thời để đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhânngười lao động

Đề bạt có 2 dạng:

+ Đề bạt ngang: là chuyển người lao động từ một vị trí việc làm ở một bộphận này đến một vị trí việc làm có cấp bậc cao hơn hoặc tương đương ở một bộphận khác;

+ Đề bạt thẳng: là chuyển người lao động từ một vị trí việc làm hiện tạitới một vị trí cao hơn trong cùng một bộ phận

Các hoạt động đề bạt hợp lý sẽ phát huy được các tác dụng trong một tổ

Trang 10

Xuống chức thường là kết quả của việc giảm biên chế hay kỉ luật hoặc là

để sửa chữa việc bố trí sắp xếp lao động không đúng trước đó (do trình độ cán

bộ không đáp ứng hay do sức khỏe không đáp ứng được yêu cầu công việc)xuống chức phải được thực hiện trên cơ sở theo dõi và đánh giá chặt chẽ, côngkhai tình hình thực hiện công việc của người lao động

* Thôi việc: Thôi việc là một quyết định chấm dứt quan hệ lao động giữa

cá nhân người lao động và tổ chức

* Bổ nhiệm:là quyết định cử hoặc giao cho cán bộ một chức vụ, một trọngtrách trong cơ quan, đơn vị có thể là đề bạt, cất nhắc nhưng cũng có thể chỉ là bố

Trang 11

trí cán bộ cho phù hợp Giữa bổ nhiệm cán bộ với đề bạt, cất nhắc, bố trí cán bộ

có mặt thống nhất nhưng không đồng nhất Bổ nhiệm là bước tiếp theo của đềbạt, cất nhắc, bố trí cán bộ, nó cụ thể hóa các bước trên

Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Sa Pa

Tên đơn vị: Phòng Nội vụ huyện Sa Pa

Địa chỉ: 093- Phố Xuân Viên, Huyện Sa Pa, Lào Cai

Điện thoại: 0203872928fax: 0203871092

1.1.2 Quá trình hình thành, phát triển của phòng Nội vụ huyện Sa PaNgày 25/3/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai quyết định thành lậpPhòng Nội vụ huyện Sa Pa trên cơ sở tách từ Phòng Nội vụ - Lao động thươngbinh và xã hội theo quyết định số 643/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai về việc sắp xếp

tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố theo Nghị định14/2008/NĐ-CP của Chính phủ với 08 cán bộ công chức Ngay sau khi thànhlập, Phòng Nội vụ đã khẩn trương ổn định tổ chức, phân công thực hiện chứcnăng nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND huyện

Từ ngày thành lập đến nay, các CBCC Phòng Nội vụ đã không ngừngtrưởng thành và phát triển cả về quy mô và chất lượng đội ngũ Đội ngũ CBCCcủa Phòng Nội vụ đã luôn tự đào tạo, tự rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứngvới yêu cầu công việc được giao qua mỗi năm công tác; luôn giữ vững lòng kiêntrung, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; đoàn kết, chí công vô tư,tận tụy với công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

1.1.3.Vị trí và cơ cấu tổ chức

- Căn cứ vào Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ

về việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan; Phòng Nội vụchịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo,hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai Phòng Nội vụhuyện Sa Pa có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng

Trang 12

TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Chuyên viên phụ trách công tác tôn giáo; thanh niên; hội đặc thù Chuyên viên phụ tráchvăn thư lưu trữ, cải cách hành chính Cán bộ phụ trách công tác tổng hợp, báo cáo, thống kêCán bộ phụ trách về công tác VTLTChuyên viện phụ trách thi đua, khen thưởng

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

- Phòng Nội vụ huyện Sa Pa gồm có 08 cán bộ, chuyên viên và được phân

bổ theo sơ đồ sau:

1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nội vụ huyện Sa Pa

- Phòng Nội vụ làm việc theo mô hình “một cửa, một dấu”, được Chủ tịch

UBND huyện Sa Pa ủy quyền giải quyết một số công tác thuộc lĩnh vực tổ chứcNhà nước địa phương

Trang 13

b Nhiệm vụ:

- Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng về công tác nội vụ trênđịa và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định

- Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch,

kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thựchiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạchsau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao

- Về tổ chức, bộ máy:

Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của Ủyban nhân dân Thành phố và hướng dẫn của Sở Nội vụ;

Trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định hoặc tham mưu giúp Ủy bannhân dân huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thểcác cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;

Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trìnhcấp có thẩm quyền quyết định;

Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập,giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định củapháp luật

- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:

Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân bổ chỉ tiêu biênchế hành chính, sự nghiệp hàng năm;

Giúp Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụngbiên chế hành chính, sự nghiệp;

Giúp Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp việc thực hiện các quy định về chế

độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự

Trang 14

nghiệp của huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.

- Về công tác xây dựng chính quyền:

Giúp Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thựchiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

và đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn cácchức danh bầu cử của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn;

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện xây dụng đề án thành lập mới,nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để trình cấp có thẩmquyền xem xét, quyết định Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản

đồ địa giới hành chính của huyện;

Giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sápnhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân,

tổ dân phố trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng,Phó ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố

Giúp Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việcthực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp, xã, thị trấn

Về cán bộ, công chức, viên chức:

Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng,điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; thựchiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản

lý đối với cán bộ, công chức, viên chức;

Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiệnchính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấntheo phân cấp

Về cải cách hành chính:

Giúp Ủy ban nhân dân huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ

Trang 15

quan chuyên môn của huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện công táccải cách hành chính ở địa phương;

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện về chủ trương, biện pháp đẩymạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện;

Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo Ủy bannhân dân huyện và Ủy ban nhân dân Thành phố

Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức vàhoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn

Về công tác văn thư, lưu trữ:

Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hànhchế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;

Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảoquản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bànhuyện và lưu trữ huyện

Về công tác tôn giáo:

Giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chứcthực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôngiáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiệnnhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Ủy bannhân dân Thành phố và theo quy định của pháp luật

Về công tác thi đua, khen thưởng:

Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các phong trào thiđua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trênđịa bàn huyện; làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởnghuyện;

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ Thi đua –

Trang 16

Khen thưởng theo quy định của pháp luật;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm vềcác công tác nội vụ theo thẩm quyền

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhândân huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội

vụ trên địa bàn

- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệthống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về công tác nội vụtrên địa bàn

- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối vớicán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của phòng Nội vụ theo quyđịnh của pháp luật và theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện

- Quản lý tài chính, tài sản của phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật

và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện

- Giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vựccông tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫncủa Sở Nội vụ

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dânhuyện

c Quyền hạn:

Trưởng phòng Nội vụ có các quyền hạn như sau:

- Được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn báo cáo, cung cấp

số liệu có liên quan đến lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòngNội vụ;

- Được mời các ngành, đơn vị, xã, thị trấn để hướng dẫn về chuyên mônnghiệp vụ; phổ biến các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác

Trang 17

do Phòng phụ trách;

- Được kiểm tra hoặc tổ chức phối hợp kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị,

xã, thị trấn về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội vụ

- Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân cấp hoặc ủy quyền thựchiện một số công việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện (bằng cácquyết định cụ thể);

- Được tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện nhận xét, đánh giá, đềbạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định Giúp Ủy ban nhândân huyện thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý cán bộ của huyện

1.1.5 Quá trình hình thành, phát triển của phòng Nội vụ huyện Sa PaNgày 25/3/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai quyết định thành lậpPhòng Nội vụ huyện Sa Pa trên cơ sở tách từ Phòng Nội vụ - Lao động thươngbinh và xã hội theo quyết định số 643/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai về việc sắp xếp

tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố theo Nghị định14/2008/NĐ-CP của Chính phủ với 08 cán bộ công chức Ngay sau khi thànhlập, Phòng Nội vụ đã khẩn trương ổn định tổ chức, phân công thực hiện chứcnăng nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND huyện

Từ ngày thành lập đến nay, các CBCC Phòng Nội vụ đã không ngừngtrưởng thành và phát triển cả về quy mô và chất lượng đội ngũ Đội ngũ CBCCcủa Phòng Nội vụ đã luôn tự đào tạo, tự rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứngvới yêu cầu công việc được giao qua mỗi năm công tác; luôn giữ vững lòng kiêntrung, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; đoàn kết, chí công vô tư,tận tụy với công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tiểu kết:

Con người là trung tâm của mọi tổ chức, việc bố trí sắp xếp nhân lực cóvai trò quan trọng đối với công tác quản trị nhân lực, một tổ chức luôn thực tốtcông tác sắp xếp nhân lực sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tận dụng đc tối

đa những điểm mạnh của NLĐ, tránh được sự lãng phí trong việc vận hành tổ

Trang 18

chức, đưa tổ chức phát triển đi lên Bên cạnh đó, sử dụng có hiệu quả nguồnnhân lực không chỉ là thu hút lao động sản xuất xã hội mà còn thể hiện trình độphát huy tiềm năng sẵn có của mọi lực lượng trong quá trình hoạt động, bởikhông chỉ các doanh nghiệp mà các cơ quan nhà nước cũng đặt con người lênhàng đầu trong quá trình tìm kiếm nhân tài phục vụ cho đất nước – thực tế chothấy, các chính sách của nhà nước đưa ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu củangười lao động nên hiện tượng người lao động xin nghỉ việc ra ngoài làm đểphát triển kinh tế đồng thời tìm kiếm cơ hội phát triển năng lực bản thân, điều

mà khi ở cơ quan nhà nước họ chưa có cơ hội phát triển

Trang 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BỐ TRÍ SẮP XẾP NHÂN

LỰC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN SA PA 2.1 Hệ thống quan điểm và chính sách về bố trí, sắp xếp nhân lực.

2.1.1 Quan điểm và định hướng của Đảng ủy huyện Sa Pa

Thực hiện chủ chương về việc bố trí, sắp xếp nhân lực đúng người đúngviệc trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020 của ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai,Đảng ủy huyện Sa Pa đã đề ra kế hoạch thực hiện trong năm 2015 trên địa bàn

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04 của Huyện ủy về quy hoạch đào tạo,bồi dưỡng và sử dụng cán bộ giai đoạn 2014-2020, quan tâm đào tạo cánbộ,công chức thuộc diện quy hoạch lãnh đạo quản lý giai đoạn 2015-2018 vàgiai đoạn 2018-2020 bảo đảm việc đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với thực tế của

cơ quan, đơn vị; Bên cạnh đó, chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng làm việc, xử lýtình huống, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước nhằm thực hiện tốt Quyếtđịnh số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hànhQuy chế ứng xử của CBCCVC trong bộ máy chính quyền địa phương; Chỉ thị01/2012/CT-UBND ngày 05/01/2012 của UBND thành phố về việc chấn chỉnh

lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ củaCBCCVC; Chỉ thị 02/2009/CT-UBND ngày 05/02/2009 của UBND thành phố

về việc chấn chỉnh một số hoạt động trong thực hiện TTHC; từng cơ quan đảm

Ngày đăng: 23/01/2018, 10:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân - Giáo trình Quản trị nhân lực (Nxb Lao động- Xã hội năm 2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Lao động- Xã hội năm 2004
Nhà XB: Nxb Lao động- Xã hội năm 2004")
3. PGS.TS. Trần Kim Dung - Quản trị nguồn nhân lực (Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2011) Khác
5. TS. Nguyễn Thành Hội - Quản trị nhân sự (Nhà xuất bản Thống kê 2002) Khác
6. TS. Nguyễn Hữu Thân - Quản trị nhân sự(Nhà xuất bản Thống kê năm 2008) Khác
7. TS. Nguyễn Quốc Tuấn - Quản trị nguồn nhân lực(Nhà xuất bản Thống kê 2006) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w