Như chúng ta đã biết con người khi được sinh ra đều mang những đặc tính chung của loài người nhưng cũng mang những đặc điểm riêng khác biệt của từng cá nhân. Chúng ta nhận ra nhau nhờ những đặc điểm riêng đó. Chúng ta khác nhau về nhiều mặt: hình thức bề ngoài, năng lực nhận thức, năng lực vận động, sở thích, tình cảm, thái độ… Học sinh khuyết tật cũng có những năng lực, trình độ nhận thức, tình cảm như những người khác, bên cạnh đó các em còn những đặc điểm riêng biệt. Chúng ta có thể chấp nhận những đặc điểm khác biệt của nhau thì chúng ta cũng có thể chấp nhận những khác biệt ở học sinh khuyết tật. Những đặc điểm riêng ấy ở học sinh khuyết tật cũng cần được tôn trọng như những sự khác biệt khác. Trong giáo dục HSKT, nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt chỉ rõ mọi người trong xã hội cần hiểu, cảm thông, chấp nhận những khác biệt ở học sinh khuyết tật nói riêng cũng như ở mọi học sinh khác nói chung. Nguyên tắc giáo dục này cũng giúp Học sinh khuyết tật hiểu rõ những khác biệt của bản thân, từ đó có ý thức, trách nhiệm với bản thân, có phương pháp hòa nhập xã hội. Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ khác đó là việc làm mang tính nhân văn, thể hiện quyền bình đẳng mà công ước Quốc tế, luật Bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận. Với những trăn trở làm sao để hiểu được tâm lý của học sinh khuyết tật và dạy đối tượng khuyết tật như thế nào cho có hiệu quả? Đó không chỉ là vấn đề bản thân tôi quan tâm mà hầu hết các giáo viên Tiểu học có học sinh khuyết tật đều quan tâm. Với lý do đó, tôi chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh khuyết tật học hòa nhập nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết con người khi được sinh ra đều mang những đặc tính chung của loài người nhưng cũng mang những đặc điểm riêng khác biệt của từng cá nhân Chúng ta nhận ra nhau nhờ những đặc điểm riêng đó Chúng ta khác nhau về nhiều mặt: hình thức bề ngoài, năng lực nhận thức, năng lực vận động, sở thích, tình cảm, thái độ… Học sinh khuyết tật cũng có những năng lực, trình độ nhận thức, tình cảm như những người khác, bên cạnh đó các em còn những đặc điểm riêng biệt Chúng ta có thể chấp nhận những đặc điểm khác biệt của nhau thì chúng ta cũng có thể chấp nhận những khác biệt ở học sinh khuyết tật Những đặc điểm riêng ấy ở học sinh khuyết tật cũng cần được tôn trọng như những sự khác biệt khác Trong giáo dục HSKT, nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt chỉ rõ mọi người trong xã hội cần hiểu, cảm thông, chấp nhận những khác biệt ở học sinh khuyết tật nói riêng cũng như ở mọi học sinh khác nói chung Nguyên tắc giáo dục này cũng giúp Học sinh khuyết tật hiểu rõ những khác biệt của bản thân, từ đó có ý thức, trách nhiệm với bản thân, có phương pháp hòa nhập xã hội Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ khác đó là việc làm mang tính nhân văn, thể hiện quyền bình đẳng mà công ước Quốc tế, luật Bảo vệ -chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận
Với những trăn trở làm sao để hiểu được tâm lý của học sinh khuyết tật và dạy đối tượng khuyết tật như thế nào cho có hiệu quả? Đó không chỉ là vấn đề bản thân tôi quan tâm mà hầu hết các giáo viên Tiểu học có học sinh khuyết tật
đều quan tâm Với lý do đó, tôi chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh khuyết
tật học hòa nhập nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”
Trang 22 Đối tượng nghiên cứu:
Theo sự phân công của Ban giám hiệu trường Tiểu học Vĩnh Hòa A Năm học 2013-2014 tôi được nhận dạy lớp 1a5 có em Nguyễn Thành Nhân bị khuyết tật hở hàm ếch và năm học 2014-2015 tôi chuyển về trường Phước Vĩnh B có
em Nguyễn Đức Hùng là học sinh khuyết tật bị bênh tim bẩm sinh.Tôi nhận thấy các em đều có những đặc điểm tâm lý riêng biệt và tiếp thu rất chậm Nên tôi quyết định chọn học sinh khuyết tật lớp mình làm đối tượng nghiên cứu
3 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về vấn đề tâm lý trẻ khuyết tật thông qua các hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học để từng bước nâng cao chất lượng đối với học sinh
khuyết tật
4 Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, bản thân tôi hy vọng phần nào hiểu được tâm lý học sinh khuyết tật để hiểu và thông cảm với những thiệt thòi mà các em phải gánh
và cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản góp phần nhỏ bé để xây dựng một nền giáo dục hòa nhập vững chắc cho nhà trường nói riêng và cho toàn
ngành giáo dục nói chung Vì “có biết, có hiểu, có quan tâm” thì các em mới tự
tin bước tiếp vào các lớp học cao hơn trên con đường giáo dục
5 Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thực hành
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Lúa – TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014-2015 2
Trang 3PHẦN II NỘI DUNG – BIỆN PHÁP
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận:
Giáo dục hòa nhập là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới
và đã được Bộ GD-ĐT Việt Nam xác định là con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục Đây cũng
là cơ hội để mọi trẻ em, trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng
Thực hiện Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg, ngày 06-01-2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội
Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Thương người như thể thương thân”, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến những người khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng
Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông
Trang 4Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống Giáo dục hòa nhập là "hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội"
Nhưng hòa nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường lớp phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết
để mọi học sinh phát triển hết khả năng của mình Trong những năm qua, các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng xa, vùng sâu hầu hết trẻ khuyết tật đã được đi học.Vì thế giáo dục học sinh khuyết tật trong trường Tiểu học ngày càng được quan tâm, góp phần hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ để trẻ vững bước vào đời, tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình và là những người con
có ích cho xã hội, cho đất nước
2 Cơ sở thực tiễn:
Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật trong các trường Tiểu học bình thường đang là một xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và đặc biệt đang được triển khai ở một số nước có hệ thống giáo dục đặc biệt phát triển
Cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục học sinh khuyết tật trong trường Tiểu học nói riêng đã có bước chuyển biến khá tốt Hầu hết các trẻ khuyết tật đều ra lớp học hòa nhập, về phía phụ huynh cũng rất yên tâm khi đưa
con mình đến trường học Chính vì thế, việc “Biện pháp giúp học sinh khuyết tật
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Lúa – TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014-2015 4
Trang 5học hòa nhập nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” là việc làm cần thiết và
rất cần được quan tâm
Tuy nhiên, giáo dục trẻ khuyết tật nhất là học sinh lớp 1 là công việc hết sức khó khăn và vất vả.Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để hiểu được tâm lý học sinh để học sinh khuyết tật được đi học và được hưởng nền giáo dục có chất lượng?
Trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi Thiết nghĩ nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh giáo viên sẽ có những biện pháp giáo dục phù hợp Vì những lý do trên, nên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu
và tổng kết được “Biện pháp giúp học sinh khuyết tật học hòa nhập để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” trong những năm qua Nhằm góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục
II THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN – BIỆN PHÁP
1 Thực trạng:
Tìm hiểu tâm lý học sinh khuyết tật học hòa nhập để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vẫn còn những hạn chế Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ
về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục học sinh khuyết tật Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ khuyết tật Nhưng làm thế nào để trẻ khuyết tật tiếp thu được tốt các kiến thức cơ bản của chương trình đang theo học? đây là vấn đề không những chỉ có gia đình, nhà trường mà toàn xã hội cần phải quan tâm, trong đó hệ thống giáo dục đóng vai trò then chốt
Từ những thực tế trên, trường Tiểu học Phước Vĩnh B năm học
2014-2015 có tổng số 369 học sinh trong đó có 4 học sinh khuyết tật đều là học sinh lớp 1 Là một trong số các trường có số lượng học sinh khuyết tật cao so với các trường trong huyện Tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
Trang 6a) Thuận lợi: Trường có 22 giáo viên dạy lớp đa số giáo viên của trường là
người địa phương, rất tâm huyết với nghề, có lòng nhân hậu, yêu thương học sinh, thông cảm với nỗi bất hạnh của học sinh khuyết tật Nhận thức được giáo dục hòa nhập là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội và cộng đồng Các ban ngành đoàn thể trên địa bàn luôn quan tâm đến phong trào giáo dục Được sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục Phú Giáo, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh hoàn thành tốt mục tiêu dạy và học Phòng học và sĩ số học sinh hợp lý nên việc
tổ chức sắp xếp học sinh khuyết tật cũng có nhiều thuận lợi
b) Khó khăn: Đa số các em học sinh khuyết tật đều có hoàn cảnh khó khăn nên
gia đình ít quan tâm đến sự phát triển về tâm lý, nhận thức và cả việc học của
các em
Giáo viên dạy lớp cũng chỉ là các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, ngoài việc giảng dạy trên lớp các đồng chí còn nhiều việc liên quan đến công tác chủ nhiệm, số giáo viên dạy lớp này hầu như chưa được tham gia tập huấn về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Tài liệu hướng dẫn giảng dạy và giáo dục còn hạn chế, thiết bị dạy học cho trẻ khuyết tật còn thiếu
Do bị khuyết tật nên học sinh gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động học tập như đọc, viết bài và học các môn học khác để cùng hòa nhập với các bạn trong lớp
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã đúc rút cho mình những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh khuyết tật Các biện pháp này đã được vận dụng trong những năm qua và đem lại hiệu quả thiết thực
2 Các biện pháp cụ thể:
a) Xác định đối tượng:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Lúa – TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014-2015 6
Trang 7Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm xác định đối tượng khuyết tật học hòa nhập trong lớp mình phụ trách Đó là khuyết tật gì? Mức độ khuyết tật
ra sao? Đối tượng của gia đình em đó như thế nào? Những mặt nào còn hạn chế
và những mặt nào cần giúp đỡ để phát triển hơn
2013-2014 Nguyễn
Thành Nhân
Hở hàm ếch, chậm phát triển trí tuệ
Ngoan, hiền, chăm chỉ.
Đọc yếu, tính toán chậm, viết chậm, ngại giao tiếp.
Gia đình đông con, thuộc hộ nghèo.
2014-2015 Nguyễn Đức
Hùng
Tim bẩm sinh Khó khăn về nghe, thở, nói.
Thích tham gia các hoạt động vui chơi cùng bạn bè.
Sức khỏe yếu
Tiếp thu chậm.
Gia đình khó khăn
b) Tìm hiểu về tâm lý của học sinh khuyết tật:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý học sinh:
+ Yếu tố sinh học: Học sinh bị khuyết tất sẽ có các khó khăn trong việc điều hòa
cảm giác và cảm xúc điều này làm cho các em khó khăn trong việc phát triển tâm lý theo đúng lứa tuổi, các em sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được các mốc phát triển đúng, khó khăn trong việc tự điều trỉnh bản thân
+ Yếu tố môi trường và xã hội: Do bị khuyết tật nên cái nhìn của những người xung quanh về học sinh khuyết tật thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử, điều này
làm cho các em cảm thấy mặc cảm tự ti, có nhiều em bị phân biệt đối xử, bị bỏ rơi do người xung quanh không hiểu trẻ, không thông cảm cho những hành vi khó khăn của các em
Trang 8Gia đình có học sinh khuyết tật thường gặp khó khăn về kinh tế do mất nhiều thời gian chăm sóc trẻ, không có thời gian tham gia lao động, mất nhiều tiền bạc để chữa trị, nên gia đình trở nên khó khăn sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cha mẹ cũng như trẻ khuyết tật
+ Cảm giác, tri giác: Chậm chạp, phân biệt kém, thiếu tính tích cực.
+ Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém.
+ Trí nhớ: Hiểu chậm, quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài.
+ Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào một công việc, thiếu tính bền
vững
+ Ngôn ngữ: Rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm thường sai, chậm nói,…
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp đã 2 năm có học sinh khuyết tật tôi nhận thấy: tâm lý các em đều bất ổn về tinh thần, thường chậm nói, ít nói, không muốn tiếp xúc với mọi người, thiếu tự tin Có em thì hay nghịch phá, không biết vâng lời, thích tự ý làm những việc mà mình muốn
c) Lập kế hoạch cụ thể:
Sau khi đã xác định được đối tượng trẻ khuyết tật học hòa nhập, tôi lập kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng học sinh Sau mỗi tuần, mỗi tháng đều nhận định và có biện pháp bổ sung
* Kế hoạch năm.
Mục tiêu: Kiến thức, kĩ năng các môn học Nắm được kiến thức, kĩ năng trong chương trình học Đánh vần và đọc được những bài đã học Nhìn viết đúng, đều nét Tập nghe viết được 1-2 câu trong bài chính tả Kĩ năng xã hội: Biết giao tiếp lịch sự, lễ phép với mọi người
* Kế hoạch tháng:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Lúa – TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014-2015 8
Trang 9- Lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể
Thán
g
Nội dung hoạt động Biện pháp thực
hiện
Người tham gia thực hiện
Kết quả thực tế
8
- Tìm hiểu hoàn
cảnh gia đình
trẻ
- Xác định trẻ
thuộc dạng, mức
độ khuyết tật
- Liên lạc với gia đình; giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cũ
- Sắp xếp chỗ ngồi, nhóm học tập phù hợp
- Giáo viên chủ nhiệm
- GV nắm được hoàn cảnh gia đình,
khuyết tật của em
- Em đang còn nhút nhát với giáo viên chủ nhiệm mới
9
- Cho đọc thuộc
các âm và nhận
diện các hình,
các chữ số theo
chương trình
sách giáo khoa
- Tranh thủ giờ giải lao, tiết thể dục để hỗ trợ
về học tập
Giáo viên, bạn bè
- Tiếp cận kiến thức mới ở mức độ chậm
Đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp
10
-Tập đánh vần
và đọc trơn 1,2
từ Biết tính
cộng trừ các
phép tính đơn
giản trong sgk
- Dành thời gian để hỗ trợ cho các em
- Giáo viên - Biết đọc và viết
theo mẫu, tính toán còn chậm
d) Biện pháp thực hiện:
+ Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho học sinh:
Trang 10Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển toàn diện cho học sinh, đặc biệt là đối với học sinh khuyết tật Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục học sinh khuyết tật phải thường xuyên được cải tiến, đổi mới, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý Kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý học sinh, tạo cho học sinh tâm thế vui vẻ, thoải mái, tạo môi trường thân thiện để các em có cảm giác được quan tâm, được hòa nhập cùng với bạn bè, xây dựng nhóm bạn cùng học cùng chơi Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin thích đến trường
Em Hùng đang thảo luận nhóm cùng bạn + Dạy mọi lúc, mọi nơi.
- Song song với nhiệm vụ xây dựng môi trường thân thiện để học sinh khuyết tật hòa nhập thì việc dạy học sinh mọi lúc mọi nơi là việc làm hết sức cần thiết Đối với học sinh khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của học sinh rất hạn chế
- Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên, phải kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, tận tâm
+ Phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Lúa – TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014-2015
10