1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

19 155 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 313,32 KB

Nội dung

Cùng với các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu vô cùng quan trọng, một nội dung không thể t

Trang 1

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống Cùng với các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu

vô cùng quan trọng, một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục Mục đích của quá trình giáo dục kỹ năng sống là nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản, cần thiết để các em có thể thích ứng với cuộc sống xã hội thời hiện đại, luôn có những thay đổi trong điều kiện của một xã hội đang trên đà phát triển và hội nhập Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Với mục tiêu các em không chỉ giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kỹ năng sống, qua đó tạo cho các em một môi trường sống lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kỹ năng, giá trị sống sau này bước vào đời tự tin hơn

Giáo dục kỹ năng sống phải được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, nhất là lứa tuổi tiểu học Bởi lẽ, bậc tiểu học là “bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân” Bước vào lớp một là các em hoạt động trong một môi trường mới Khi gia nhập cuộc sống nhà trường, các em phải tiến hành hoạt động học -hoạt động nghiêm chỉnh có kỷ cương, nề nếp Chuyển từ -hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập chắc chắn trẻ sẽ không tránh khỏi

sự bỡ ngỡ Vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lý sẵn sàng đi học Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu tiên các em đến trường Nếu như không được chuẩn bị chu đáo về mặt tâm

lý cho trẻ trước khi đi học thì những buổi đầu tiên đến trường của trẻ sẽ xảy ra những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn

bè, thấy thầy cô, người lạ thì sợ, không dám xin phép cô giáo đi vệ sinh Vậy làm thế nào để các em tự tin, biết ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra trong lớp học cũng như trong cuộc sống Đây là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh vì học sinh tiểu học là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách, giúp các em có một kỹ năng sống tốt cho tương lai sau này

Trang 2

Giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh tiểu học là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trên cơ sở học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù

hợp Với những lý do đó, tôi chọn sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” để đi sâu, nghiên cứu, tìm hiểu, từ đó tìm ra cho mình phương pháp

thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục, sự trải nghiệm có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm giúp cho các em

- những cô bé, cậu bé vừa rời vòng tay bố mẹ khỏi bỡ ngỡ, biết tự phục vụ bản thân, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè, biết hợp tác trong nhóm, có những quyết định phù hợp và biết xử lý các tình huống bất lợi các em gặp phải trong cuộc sống, đồng thời xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với gia đình và bạn

bè, biết sống an toàn, lành mạnh

Vậy kỹ năng sống là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên Hợp Quốc: Kỹ năng sống là năng lực

cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng tham gia vào cuộc sống hàng ngày

Theo UNICEFF: Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân, giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả

Riêng đối với bản thân, qua nghiên cứu tôi nhận thấy: kỹ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiếu chúng ta phải biết để thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có Vì vậy, kỹ năng sống của mỗi người vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội và chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng, dân tộc

1.2 Điểm mới của đề tài:

Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng được toàn xã hội quan tâm trăn trở, nhất là trong giai đoạn hiện nay Hơn bao giờ hết, con người cần phải có sự cảm thông, chia sẻ, biết giúp

đỡ người khác, biết đối xử thân thiện với bạn bè, biết phân biệt cái đúng, cái sai và làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, trở thành một con người năng động mà xã hội đang cần

Trong dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ” Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống

Trang 3

là rèn luyện các tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời” Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân “chỉ biết nghe lời”

Tuy nhiên đối với sáng kiến này, tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thông qua quá trình dạy học, nó chỉ áp dụng cho bậc tiểu học nói chung - bậc học mà tôi đang trực tiếp giảng dạy

Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy sáng kiến mà tôi nghiên cứu có một số điểm mới như sau:

+ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không chỉ giới hạn trong các môn học mà là một quá trình xuyên suốt mọi lúc mọi nơi Năm học 2016-2017, dạy học theo tài liệu “Sống đẹp” đã thực sự chú trọng đến giáo dục

kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

+ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chú trọng đến quá trình trải nghiệm trong cuộc sống Bởi vì thông qua sự trải nghiệm mới xuất hiện các tình huống để các em xử lý, giải quyết

+ Giáo dục kỹ năng sống không chỉ ở trong trường học, lớp học mà ở

cả gia đình, xã hội bởi vì môi trường sống của các em ở gia đình ảnh hưởng rất lớn đến các hành vi trong cuộc sống của các em Vì vậy phải phối kết hợp với phụ huynh về cách thức giáo dục kỹ năng sống cho các em Phụ huynh phải là tấm gương sáng trong các hành vi, ứng xử để con, em noi theo

* Phạm vi áp dụng đề tài: Đối với học sinh tiểu học, được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống

Trang 4

2 PHẦN NỘI DUNG:

2.1 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học:

Hiện nay, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chuyển biến chậm, các em hay

“nói trước quên sau” và chưa có khả năng vận dụng những điều đã học áp dụng vào thực tế Ví dụ các em đã được học bài đạo đức về nội dung không bẻ cành, ngắt lá của cây, hoa nhưng khi đi học về hoặc đi chơi trên sân trường, các em vẫn ngắt lá cây, hoa tùy tiện và vứt đầy sân trường

Với học sinh tiểu học, tâm lý độ tuổi cho thấy các em rất hiếu động các

em có nhu cầu hỏi đáp, không muốn bị áp đặt Mặt khác, các em một mực rất tin vào lời nói của thầy cô giáo, thầy cô bảo đọc, bảo chép thì cứ đọc cứ chép

và quá trình ấy cứ lặp đi lặp lại dần dần dẫn đến thói quen Nếu nói rằng thầy

cô giáo không quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng sống là không đúng, nhưng việc rèn kĩ năng sống ở đây là rất hạn chế nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa và một số viên còn

mơ hồ về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh

Kỹ năng sống của học sinh lớp một rất hạn chế, phần đa các em chưa biết

tự phục vụ bản thân, chưa biết tự chuẩn bị cho mình các đồ dùng trước khi đến lớp Chưa nhận ra được những việc không nên làm, những việc nên tránh đối với bản thân; chưa biết xử lý các tình huống khi gặp khó khăn như làm bài không được hay không hiểu bài; bố mẹ quên đón; bị đau khi đang học; bị lạc đường

Đối với học sinh các lớp trên các lớp trên các kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết

là những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình học tập nhưng các em chưa

có nhiều lắm Khi hoạt động nhóm chưa biết hợp tác với các bạn trong nhóm chỉ cho rằng mình tự làm được bài là đủ Nhiều em yếu chưa biết tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè, của thầy cô giáo hoặc từ bố mẹ để giải quyết các nội dung bài học Các em còn tỏ ra lúng túng khi gặp người lạ hoặc thầy cô giáo hỏi, hoặc ai đó chúc mừng, tặng quà thì chưa biết đối đáp một cách lịch sự

Kỹ năng ra quyết định/xử lý một số tình huống không tốt Chưa biết tập trung lắng nghe người khác nói, chưa biết chọn bạn phù hợp để hợp tác cùng giải quyết các công việc

Học sinh bây giờ rất ít có ước mơ, hoài bão chính đáng, không biết đề ra cho mình mục tiêu để phấn đấu Các em chưa biết sắp xếp công việc một cách khoa học, sử dụng thời gian hợp lý, giờ nào việc đó Đặc biệt các em hiện nay

Trang 5

ít quan tâm đến người khác, thấy bạn khó khăn thì không giúp đỡ, xa lánh những bạn khiếm khuyết

Phần lớn các em chỉ thích hưởng thụ, lười lao động, không chịu trách nhiệm về việc làm của mình Tôi đã từng chứng kiến một nhóm các em em làm

đổ chiếc xe đạp dựng cạnh bên đường nhưng không em nào dựng lên Khi ăn quà xong các em liền vứt bao bì ngay xuống đất

Các em cũng chưa biết cách bảo vệ bản thân như không nên đi qua các quãng đường vắng, tối một mình, không chơi các trò chơi thiếu lành mạnh, ăn các thức ăn chưa rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng

Các em thích nói chuyện trong giờ học, chưa thật sự tập trung, rất ngại tiếp xúc với thầy cô, ít tham gia các hoạt động học tập Sự tập trung chú ý của học sinh ở lớp chưa cao, thiếu bền vững, các em rất ngại tham gia các hoạt động nhóm, ngại suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết vấn đề Khó khăn nhất là trong giao tiếp với bạn bè thiếu kiểm soát trong ngôn ngữ Học sinh nữ thì thích chơi theo nhóm, có sự phân biệt trong mối quan hệ bạn bè, các em còn nổi cáu khi bạn chọc ghẹo

Tôi cho rằng những thực trạng trên không phải thuộc về bản chất các em Nếu được giáo dục tốt, các em nhận ra được lẽ phải thì chắc chắn các em sẽ thay đổi

* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên

Qua điều tra tôi thấy nhìn chung các em đều tốt, ngây thơ, hồn nhiên, vẫn tinh nghịch và đáng yêu lắm Các em đều mong muốn mình trở thành con ngoan, trò giỏi, sau này lớn lên giúp ích cho đất nước, gia đình Song ở lứa tuổi này bắt đầu hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách Các em

có nhiều ước mơ, hoài bão và thích tìm tòi, khám phá, nhưng do chưa hiểu biết sâu xa về xã hội, đặc biệt là do các em chưa được trang bị những kĩ năng sống cần thiết nên thường chưa làm chủ được hành vi ứng xử của mình dẫn tới dễ bị lôi kéo vào các việc tiêu cực trong cuộc sống

Một nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là phần lớn bây giờ mỗi gia đình chỉ có một đến hai con Vì vậy con cái là thứ quý báu, được nuông chiều

Bố mẹ, ông bà đều làm thay từ khâu chuẩn bị áo quần, sách vở, đưa đón đi học

vì vậy nhiều em có tư tưởng ỷ lại, chỉ thích hưởng thụ, không biết tự chăm lo cho bản thân Mong muốn của bố mẹ là con cái phải học thật giỏi và ăn thật nhiều để bố mẹ vui lòng còn những công việc khác thì không cần thiết lắm Ví

dụ như tham gia sinh hoạt Đội, các câu lạc bộ, văn nghệ, thể dục thể thao nhiều gia đình không muốn con mình đi, sợ mệt Họ có biết đâu kỹ năng sống

Trang 6

của con cái mình hình thành từ đây, qua tham gia các hoạt động, qua sự trải nghiệm các em mới va chạm, có va chạm mới nảy sinh ra tình huống để các em

xử lý

Như chúng ta thấy, ngoài thời gian học ở trường ra, các em chỉ biết xem ti vi hoặc chơi trò chơi trên máy tính Đủ các loại phim các em tha hồ xem Đến lớp không biết hòa đồng với bạn bè, thấy các bạn nghèo khó, hoàn cảnh thì xa lánh, bạn mượn đồ dùng học tập cũng không muốn cho Việc đánh nhau, nói tục, chửi bậy xảy ra nhiều Các kỹ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều Các em ngày càng thực dụng, ích kỷ

và lười hoạt động hơn Một số em cứ như ếch ngồi đáy giếng, cứ gặp việc gì khó là khóc toáng lên để bố mẹ giúp đỡ

Học sinh bây giờ rất ít em đọc sách Mà không đọc sách thì lấy đâu ra ngôn ngữ để làm giàu vốn từ cho mình nên khi giao tiếp các em thường bí từ, lúng túng hay trả lời cộc lốc

Nhiều phụ huynh còn chiều chuộng con đến mức cho con vừa ăn cơm vừa chơi điện thoại con mới chịu ăn Không cho các em tiếp xúc với lao động,

sợ nắng, gió, mệt con mình Như vậy các em không biết lao động, mà không biết lao động thì làm sao các em biết quý trọng người lao động Các em có trồng cây xanh thì mới biết cách bảo vệ cây xanh, có yêu môi trường mới biết bảo vệ môi trường

Một nguyên nhân nữa là môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa được coi trọng lắm Phần lớn các giáo viên vẫn mãi mê dạy các kỹ năng quan trọng truyền thống như Toán, Tiếng Việt chiếm nhiều thời gian, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình đang dạy chỉ luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt, ít tổ chức cho các

em tham quan, trải nghiệm, hoạt động chung với bạn bè để hình thành các kỹ năng quan trọng như: giao tiếp, hợp tác, chia sẻ, quan tâm đến bạn bè

Ngoài ra, kỹ năng sống các em có ảnh hưởng rất lớn từ gia đình Bố mẹ chính là tấm gương lớn nhất cho các em soi Bởi trước khi đến trường các em

có thời gian ở nhà, sống với gia đình nên những nét văn hóa, ứng xử của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến các em

Rời trường Mầm non, bước vào trường tiểu học là các em sẽ trở thành những người học sinh thực thụ Các em phải biết tham gia các hoạt động một cách nghiêm túc theo quy định của nhà trường Nhưng trong thực tế các em thường nóng vội không theo quy định, không muốn chờ đến lượt Đặc biệt là các em lớp 1, không biết thực hiện giờ nào việc đó Nhiều em quá nghịch ngợm trong khi một số em lại ngồi thu lu một mình, không biết thực hiện các

Trang 7

nhiệm vụ cô giao, không biết chia sẻ với bạn bè, thầy cô khi gặp khó khăn, bởi các em thiếu kỹ năng sống

2.2 Các giải pháp:

Qua nghiên cứu tôi nhận thấy: người giáo viên trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các

em Kỹ năng sống của các em được hình thành thông qua quá trình học tập, trải nghiệm Nếu được sự hướng dẫn, tổ chức quá trình học tập hợp lý và sự đầu tư, chăm chút để giáo dục kỹ năng sống qua mỗi bài học, mỗi hoạt động một cách thường xuyên của người giáo viên thì kỹ năng sống của các em sẽ được phát triển Vì thế tôi luôn tìm tòi, vận dụng và thay đổi các biện pháp trong công tác giảng dạy Với mong muốn được hiểu, gần gũi, giúp đỡ, định hướng kịp thời cho các em, được góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào việc giáo dục nhân cách, giáo dục ý thức kỷ luật, nề nếp, hình thành các kĩ năng sống cần thiết cho các em thông qua công tác giảng dạy

Vậy để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả tốt, sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp:

2.2.1 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học:

*Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt.

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua hoạt động dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy, mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người Kỹ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là giao tiếp, sau đó là kỹ năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định Trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu giáo dục các kỹ năng giao tiếp xã hội như: Lập danh sách học sinh, Lập thời gian biểu, Viết tin nhắn, làm biên bản cuộc họp

Như vậy, cơ hội để hình thành kỹ năng sống qua môn học này là rất lớn nhưng người giáo viên phải hết sức chú ý, đặc biệt là khi soạn bài, trong từng bài học phải chú ý đến giáo dục kỹ năng sống cho các em

Ví dụ ở phân môn Học vần lớp 1, tất cả các bài đều có phần luyện nói theo chủ đề như là: Tự giới thiệu; Bé và bạn bè; Mai sau lớn khôn; Vâng lời cha mẹ; Giúp đỡ cha mẹ; Những người bạn tốt

Khi luyện nói, kỹ năng giao tiếp của các em được phát triển Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở phần luyện nói theo chủ đề, giáo viên có thể phát triển cao hơn như tổ chức lớp thành vòng tròn, mỗi thành viên được tự giới thiệu về

Trang 8

mình bao gồm: tên gọi, học sinh lớp, địa chỉ gia đình, sở thích cá nhân Lúc đầu có nhiều em ái ngại, rụt rè, nhưng sau khi các bạn nói hay và được cô khen, các em lại thích nói, nói hăng hái và trôi chảy hơn Em nào nói hay đều được cả lớp và cô giáo vỗ tay khen ngợi, như vậy các em sẽ hưng phấn và thích được nói nhiều hơn

Ở lớp 5, phân môn Tập làm văn hình thành cho các em kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức các hoạt động thông qua các bài tập làm văn như: Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; Lập chương trình hoạt động về: Hội trại nhân ngày thành lập Đoàn; Triển lãm các chủ đề Bảo vệ môi trường; Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng thiên tai; Gặp gỡ, giao lưu với học sinh các trường kết nghĩa

Để lập được chương trình hoạt động chắc chắn các em sẽ gặp khó khăn bởi ngoài trí tưởng tượng yếu, chưa biết sắp xếp công việc khoa học thì một phần quan trọng là các em chưa được tham gia, chưa được trải nghiệm Như vậy vai trò của giáo viên rất quan trọng, giáo viên sẽ tổ chức cho các em tham gia, trải nghiệm các hoạt động một cách thực thụ Được trải nghiệm các em mới có thể hình dung hoạt động đó như thế nào và lập kế hoạch, nhưng một số

em vẫn chưa lập được kế hoạch hợp lý Đòi hỏi giáo viên phải hỗ trợ, giúp đỡ, khơi gợi để các em phát triển tư duy sáng tạo

Kỹ năng sống của các em cũng được hình thành rất nhiều qua các bài tập đọc Ví dụ:

+ Người ăn xin (TV4), qua bài học này giáo dục cho các em sự cảm thông, chia sẻ đối với những người kém may mắn

+ Một người chính trực (TV4) giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân + Dế mèn bênh vực kẻ yếu (TV2) giáo dục sự cảm thông, chia sẻ

+ Nỗi dằn vặt của An-drây-ca (TV4) giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân

+ Trung thu độc lập (TV4) giáo dục kỹ năng đảm nhận trách nhiệm của mình

Ngoài ra các bài tập làm văn như:

+ Viết thư (TLV4) phát triển kỹ năng giao tiếp và ứng xử lịch sự trong giao tiếp

+ Tả ngoại hình nhân vật: Phát triển tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lý thông tin

Như vậy môn Tiếng Việt góp phần hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho các em rất lớn Để đạt được kết quả, đòi hỏi mỗi giáo viên ngoài việc

tổ chức các hoạt động để giúp các em lĩnh hội kiến thức thì trong quá trình thiết

Trang 9

kế, tổ chức các hoạt động dạy học, phải chú trọng đến hình thành và giáo dục

kỹ năng sống cho các em trong tiết học đó, trong bài học đó

* Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức:

Bản thân môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử với ông bà, cha, mẹ, thầy, cô giáo, bạn bè , kỹ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp, kỹ năng giữ vệ sinh cá nhân, kỹ năng tự phục vụ và tự quản lý thời gian, kỹ năng xử lý thông tin và các vấn đề trong đời sống ở trường học, ở cộng đồng Để giúp các em có những kỹ năng trên thì vai trò của giáo viên rất quan trọng, đặc biệt là việc lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học học phù hợp

Ví dụ bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Đạo đức lớp 3)

HĐ1: Cho học sinh tìm hiểu vai trò của nước bằng cách đưa ra một số hình ảnh: Dùng nước tắm giặt, Tưới cây, ăn uống sinh hoạt hàng ngày, một số hình ảnh cánh đồng khô hạn, nứt nẻ do thiếu nước, một số cánh đồng xanh tốt đầy đủ nước

Cho các em quan sát, thu thập thông tin và ghi vào phiếu cá nhân

Trình bày ý kiến và kết luận chung: Nước là nhu cầu cần thiết đối với cuộc sống sinh vật nói chung và con người nói riêng

HĐ2: Bày tỏ ý kiến: Tổ chức cho học sinh bày tỏ ý kiến bằng cách dùng cách thẻ màu xanh (đồng ý), thẻ màu vàng (không đồng ý)

Giáo viên chiếu nội dung các hành vi:

+ Đổ nước thải ra sông, hồ

+ Tắm cho trâu, bò gần giếng nước ăn

+ Vứt vỏ chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng

+ Không vứt rác, vỏ phế liệu xuống sông, hồ, ao

+ Sử dụng xong để vòi nước chảy mà không khóa

Học sinh giơ thẻ để bày tỏ ý kiến đối với mỗi hành vi Sau khi học sinh bày tỏ mỗi ý kiến, giáo viên trao đổi:

Tại sao em đồng tình (không đồng tình) với hành vi này?

Em có thể làm gì khi chứng kiến hành vi đó?

Giáo viên kết luận tính đúng/sai của các hành vi, việc làm trên đối với môi trường và sau đó chốt lại

Cuối tiết học, giáo viên dặn dò các em về nhà tìm hiểu việc sử dụng và bảo vệ nước tại gia đình, địa phương sau đó thu thập thông tin, ghi nhanh vào phiếu để tiết sau báo cáo

Với cách tổ chức hình thức dạy học và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp Học sinh sẽ tự nhận thức tầm quan trọng của nước và hành vi

Trang 10

đúng/sai để bảo vệ nguồn nước Các em sẽ nhớ mãi vai trò của nước và biết cách bảo vệ nguồn nước

* Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Tự nhiên và xã hội.

Môn Tiếng Việt giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cảm thông, chia sẻ, tự nhận thức bản thân, biết tìm kiếm thông tin Môn Đạo đức giúp các em phát triển kỹ năng ứng xử có văn hóa, nhận thức các hành vi đúng/sai và có quyết định đúng đắn, phù hợp thì ở môn Tự nhiên và xã hội giúp các em phát triển kỹ năng quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, biết đặt câu hỏi và diễn đạt sự hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội Đặc biệt môn học này giúp các em xây dựng quy tắc giữ vệ sinh, không ăn những thức ăn quá hạn, không rõ nguồn gốc, bảo vệ sức khỏe và giữ an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng, yêu quê hương, trường lớp và có thái độ thân thiện với thiên nhiên

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng sống qua môn học, giáo viên phải biết thiết kế các hoạt động học và tổ chức hình thức dạy học hợp

lý Làm thể nào học sinh tự tìm ra những việc làm đúng/sai, cách ứng xử phù hợp nhất

Ví dụ: Bài: Phòng bệnh béo phì (khoa học 4)

HĐ1: Giáo viên cho học sinh hoạt làm việc theo nhóm 4, yêu cầu các nhóm trao đổi và vẽ tranh những trẻ em bị béo phì

Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện một nhóm mô tả đặc điểm của trẻ bị béo phì

Giáo viên tóm tắt ý kiến và nêu ba dấu hiệu chính của trẻ bị béo phì: + Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20% + Có những lớp mỡ trên vú, cánh tay và cằm

+ Bị hụt hơi khi gắng sức

HĐ2: Yêu cầu các nhóm liệt kê những bất lợi của người béo phì

Các nhóm nêu, sau đó giáo viên kết luận, nêu ba điểm chính của người

bị béo phì:

+ Mất thoải mái trong cuộc sống

+ Giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong cuộc sống

+ Có nguy cơ bị bệnh tim mạch và huyết áp cao, bệnh tiểu đường

HĐ 3: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì

Cho học sinh thảo luận theo cặp đôi, quan sát các hình vẽ ở sách để tìm

ra nguyên nhân và cách phòng bệnh theo các câu hỏi gợi ý:

+ Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh béo phì

+ Làm thế nào để phòng bệnh béo phì

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w