1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ trường mầm non thạch định

25 408 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 803,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ TRƯỜNG MẦM NON THẠCH ĐỊNH

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ TRƯỜNG

MẦM NON THẠCH ĐỊNH

Người thực hiện: Lưu Thị Giang

Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thạch Định Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Quản lý

Trang 2

5 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

7 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

8 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

12 2.3.2 Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên

nói chung và chuyên môn GDPTTM cho trẻ trong nhà trường

6

13 2.3.3 Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM

cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động CSGD trẻ tại trường

7

14 2.3.4 Chỉ đạo giáo viên rèn luyện nề nếp thói quen, các kỹ

năng sống tốt cho trẻ trong trường mầm non góp phần nâng cao

chất lượng GDPTTM cho trẻ

14

15 2.3.5 Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để đầu tư trang bị

cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện GDPTTM cho trẻ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ TRƯỜNG

Trang 4

1 Mở đầu:

1.1 Lý do chọn đề tài.

Giáo dục phát triển thẩm mĩ (GDPTTM) có vai trò rất quan trọng tronghình thành và phát triển nhân cách con người nói riêng và hình thành con ngườimới xã hội chủ nghĩa nói chung, độ tuổi mầm non (từ 0-6 tuổi) là thời kỳ vàngcủa sự phát triển toàn diện con người, chúng ta có thể hiểu từ việc khai thác cácvấn đề xoay quanh phát triển thẩm mĩ con người: Như chúng ta đã biết ý thứcthẩm mĩ là những viên gạch hồng để dựng xây nên những toà lâu đài tình cảmthẩm mĩ Ý thức thẩm mĩ là một trong những hình thái ý thức xã hội, có quan hệbiện chứng khăng khít với ý thức đạo đức Sự hình thành ý thức đạo đức sẽ bịchi phối tác động bởi ý thức thẩm mĩ Trong đó những lý tưởng thẩm mĩ cao đẹptrở nhân tố tích cực trong phát triển con người mới Nói một cách khác hơn, ýthức thẩm mĩ có sự tác động sâu xa đến tất cả các thuộc tính của nhân cách: Cảkhí chất, năng lực, xu hướng và tính toán, góp phần tạo nên một nhân cách pháttriển cho mỗi cá nhân với những đặc trưng vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội hiệnnay vừa hướng tới việc hình thành con nguời mới xã hội chủ nghĩa

Con người có ý thức thẩm mĩ tốt được thể hiện qua sự phản ánh hiện thực ýthức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, conngười luôn có nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật là hình thứcbiểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ

Ý thức thẩm mĩ cần phải được hình thành và phát triển sớm ngay từ tuổithơ ấu của con người chính là ở độ tuổi mầm non mà bắt đầu từ hình thành vàphát triển cảm xúc thẩm mĩ của trẻ

Như vậy ý thức thẩm mĩ chính là năng lực cảm nhận của con nguời về cáiđep, song cái đẹp ở đây là cái đẹp gắn liền với hiện thực, với cuộc sống của conngười Giáo dục thẩm mĩ là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lựcbản chất người theo quy luật của cái đẹp Chính vì vậy, giáo dục thẩm mĩ đóngmột vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của con nguời, nó góp phầnđịnh hướng cho đạo đức, nhân cách của chính cá nhân đó trong xã hội

Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường đã kíchthích mỗi con người chúng ta từng bước điều chỉnh mọi khả năng của mình như:năng động, tích cực, tinh tế, sáng tạo, để phù hợp với cơ chế mới, cầu mongbản thân đứng vững và phát triển, làm giàu

Tuy nhiên trong quá trình vận động, điều chỉnh và đổi mới do những vấn

đề nhạy cảm của cuộc sống như hơn thua, tính toán về kinh tế bởi thế trong quá trình điều chỉnh ấy, có khi lại thái quá, dẫn đến cuộc đua tranh làm giàu bằng mọi giá có thể dẫn đến sự tàn nhẫn vô sỉ trong tính toán, nghèo nàn, đơn điệu về nội tâm, trống rỗng về tâm hồn, phá hủy những giá trị văn hóa, đặc biệt

là văn hóa thẩm mĩ Ở một số bộ phận, hiện nay có những nguời hướng vào những lợi ích cá nhân thực dụng, thờ ơ với lý tưởng chính trị - xã hội Trong nhu cầu và thị hiếu, đã xuất hiện tâm lý của xã hội tiêu thụ… Thêm vào đó, có rất nhiều thanh niên quên đi những cái đẹp chân chính trong nghệ thuật, trong giá trị đạo đức truyền thống để tiếp thu cái gọi là “văn hóa ngoại lai”, “thẩm

Trang 5

mĩ nước ngoài” để tạo thành thị hiếu cho bản thân Ở họ, “cái đẹp” ở đây chính là ăn mặc hớ hênh, ăn nói “có gu”, sống chỉ biết mình, thờ ơ, vô cảm trước mọi vấn đề của xã hội… nói tóm lại mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường đang làm ảnh hưởng xấu đến những thị hiếu thẩm mĩ tích cực, nền đạo đức cũng vì thế mà xuống cấp trầm trọng, tồn tại ở trong tất cả ngành nghề, lĩnh vực Trong quá trình đó, chúng ta cần coi trọng giáo dục thẩm mĩ, hình thành ở họ tình cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mĩ đúng đắn, phù hợp với những giá trị của dân tộc, thúc đẩy họ vươn tới cái đẹp và hành động theo cái đẹp [1]

GDPTTM cho thế hệ trẻ nói chung và đặc biệt là phải được hình thànhnhen nhóm từ giáo dục cảm xúc thẩm mĩ ở độ tuổi mầm non nói riêng có mộtvai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách conngười Tuy nhiên, trong những năm qua công tác giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thịhiếu nghệ thuật tại trường mầm non nói chung và nơi tôi công tác còn bị xemnhẹ, chưa coi đây là nội dung giấo dục quan trọng, chưa được quan tâm đúngmức, nên việc lồng ghép GDPTTM vào chương trình dạy trẻ cũng như các hoạtđông chăm sóc giáo dục (CSGD) trẻ hằng ngày còn nhiều hạn chế, xác địnhđược vai trò của GDPTTM cho trẻ mầm non mà bắt đầu từ hình thành và pháttriển thị hiếu thẩm mĩ theo hướng tích cực, đúng đắn, phẩm chất đạo đức trongsáng cho trẻ nhằm tạo cơ hội trẻ phát triển tốt toàn diện sau, Từ hạn chế như trêntôi xét thấy vấn đề cần tìm ra biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượngGDPTTM cho trẻ trong trường mầm non là rất sức cần thiết nên tôi đã chọn đề

tài “một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trường mầm non Thạch Định” để nghiên cứu.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Nhằm giúp cho bản thân và lãnh đạo trong nhà trường là người trực tiếpquản lý trường mầm non biết được thực trạng công tác GDPTTM trẻ Mầm nonhiện nay rất cần thiết, cấp bách nhưng chưa được quan tâm phát triển đúng mức

- Nhằm tìm ra các giải pháp, đưa ra được một số biện pháp chỉ đạo giáoviên

nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trong trường mầm non

- Nhằm tăng cường hơn nữa việc phối kết hợp giữa ba môi trường giáo dục

đó là nhà trường, gia đình và xã hội để làm tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục

để tạo nên nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng CSGD trẻ nóichung và GDPTTM cho trẻ mầm non, từng bước xây dựng trường mầm non đạtchuẩn Quốc mức độ 2

Đặc biệt tôi chọn đề tài này nghiên cứu với ý tưởng góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ mầm non đồng thời giúp trẻ có đủ hànhtrang bước vào học ở trường phổ thông nói riêng và góp phần xây dựng thế hệcon người mới xã hội chủ nghĩa

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- Chương trình giáo dục Mầm non;

- Các hoạt động CSGD trẻ trong trường Mầm non của giáo viên

- Trẻ độ tuổi mầm non

Trang 6

- Các điều kiện GDPTTM cho trẻ.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Công tác quản lý chỉ đạo trường học mầm non nói chung và chỉ đạo giáodục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non nói riêng muốn đạt kết quả cao cần có

sự nghiên cứu và sử dụng những phương pháp phù hợp với từng mục đích, từng

đối tượng Trong phạm vi nghiên cứu của bản thân tôi về vấn đề “Một số biện

pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trường mầm non

Thạch Định” tôi đã kết hợp hài hòa các nhóm phương pháp sau đây:

- Phương pháp huy động nguồn lực;

- Phương pháp điều tra khảo sát;

- Phương pháp thu thập thông tin;

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;

- Phương pháp thực nghiệm;

- Phương pháp hội thảo

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Ở tuổi mầm non với tâm hồn trong sáng, ngây thơ nhưng rất nhạy cảm,giàu cảm xúc với mọi người cũng như cảnh vật xung quanh trẻ, các quá trìnhtâm lý, trạng thái tâm lý của trẻ đang được hình thành, phát triển mạnh vàhoàn chỉnh về chức năng, ở tuổi này trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phongphú, sáng tạo, do vậy năng khiếu nghệ thuật cũng được nảy sinh và phát triển

Sự hình thành ý thức thẩm mĩ được giáo dục qua nhiều giai đoạn; từ tuổi ấuthơ, tuổi mà có thể gọi là thời kỳ “Hoàng kim” của giáo dục thẩm mĩ, rồi mớicho tới trường đời Để giáo dục ý thức thẩm mĩ cần kết hợp nhiều hình thức linhhoạt, giáo dục ở mọi lúc mọi nơi, trong nhiều hoàn cảnh, môi trường khác nhau.Tuy nhiên công tác giáo dục thẩm mĩ cho trẻ là một trong những nội dung quantrọng của giáo dục toàn diện cho trẻ tại trường mầm non Từ những mối quan hệtrong giao tiếp giữa trẻ với cô giáo, bạn bè, bằng các bài học đầu tiên về tạohình, hát múa, đóng kịch, đọc thơ đã giúp trẻ cảm nhận, ấn tượng, hiểu biết về

vẻ đẹp thiên nhiên, xã hội, con người Việc tiếp xúc thường xuyên với các đốitượng thẩm mĩ sẽ gợi lên ở trẻ những xúc cảm thẩm mĩ và dần hình thành tìnhcảm thẩm mĩ

Vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong trường mầm non là một nội dungquan trọng trong chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục quy định và

đã được thực hiện tại các trường mầm non trên toàn quốc, tuy nhiên thực ttếhiện nay các trường mầm non nói chung và trường mầm non tôi quản lý nóiriêng đang còn có những hạn chế về chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, cácvấn đề tôi đang quan tâm trăn trở là: Nhận thức sâu sắc của giáo viên về vai tròquan trọng của giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong trường mầm non còn có phần hạnchế, giáo viên coi trong các môn học như làm quen với toán; chữ cái, khám phákhoa học còn giáo dục phát triển cảm xúc thẩm mĩ chưa được coi trọng đúngmức, điều đó cũng dẫn đến việc tìm tòi nghiên cứu các biện pháp, phương phápmới và vận dụng vào dạy trẻ còn đơn điệu, thiếu sáng tạo; Việc đầu tư về bồi

Trang 7

dưỡng chuyên môn, xây dựng môi trường, mua sắm trang thiết bị phục vụ chocông tác GDPTTM cho trẻ còn hạn chế Các bậc phụ huynh chưa hiểu biết sâusác về tầm quan trọng của giáo dục phất triển thẩm mĩ đối với sự hình thành vàphát triển nhân cách của trẻ vì vậy đã dẫn đến chất lượng GDPTTM cho trẻ chưacao Trước tình hình thực trạng về chất lượng GDPTTM cho trẻ của nhà trường,tôi suy nghĩ tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng

GDPTTM cho trẻ trong trường mầm non

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiên kinh nghiệm.

2.2.1 Thực trạng :

* Thuận lợi: Trường mầm non Thạch Định gần khu trung tâm của huyện,

luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao mọi mặt của lãnh đạo cấp huyện,của phòng giáo dục Đảng ủy, ủy ban nhân dân và hội cha mẹ học sinh luônquan tâm xây dựng cơ sở vật chất, môi trường lớp học cho nhà trường Đội ngũcán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đa số trẻ năng động đa số có trình độtrên chuẩn, vững vàng về chuyên môn, nhiệt huyết nghề nghiệp, đoàn kết phấnđấu xây dựng trường phát triển đi lên, nhà trường đã được công nhận trường đạtchuẩn Quốc gia năm 2009 và từ đó đến nay nhà trường không ngừng phấn đấuđạt được các danh hiệu tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh Hiện nay nhà trường đã cóbốn phòng học kiên cố, khuôn viên trường cũng được xây dựng sạch sẽ khangtrang

Đa số các bậc phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến trẻ, sãn sàng trao đổi phốihợp cùng với giáo viên trong công tác CSGD trẻ và thực hiện nghiêm nội quycủa nhà trường

* Khó khăn: Nhu cầu học tập của con em trong khu vực ngày càng phát

triển, điều kiện kinh tế địa phương và nhân dân trên địa bàn xã còn nhiều khókhăn, nguồn kinh phí xây dựng phòng học hạn hẹp Do điều kiện kinh phí khókhăn nên trong công tác xây dựng bài trí khuôn viên, các công trình phụ trợ, sânchơi manh mún chưa thực hợp lý đẹp mắt, số trẻ trên lớp còn có lớp quá địnhbiên so với quy định, Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viênkhông đồng đều, giáo viên chưa thực chịu khó trong tìm kiếm phương pháp mới,lồng ghép vào các

hoạt động nhằm giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ

Trẻ phần lớn là con em gia đình nông nghiệp thuần tuý, bận rộn trồng trọt,sản xuất nên ít quan tâm đến phối hợp chăm sóc GDPTTM cho trẻ, giao lưu vănhoá các vùng miền hạn chế vì vậy trẻ em nói tiếng địa phương nhiều

Qua khảo sát chất lượng GDPTTM cho trẻ trong nhà trường còn thấp, chưa thực

sự đáp ứng yêu cầu mới

* Kết quả của thực trạng trên:

Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2016 -2017 tại thời điểm tháng 9năm 2016 trên giáo viên và trẻ tại các nhóm, lớp trường mầm non Thạch Địnhcho tôi thấy kêt quả sau:

- Biểu 1

Trang 8

Quan tâm, hứngthú và sáng tạotrong việc tổchức các hoạtđộng GDPTTMcho trẻ mầm non.

Chất lượng qua khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm học về

giáo dục phát triển thẩm mĩ của trẻ

về yêu thích nhữngđiều tốt đẹp, khôngthích, loại trừ cáixấu

Trẻ có ước mơ vềnhững điều tốtđẹp, có những suynghĩ vươn tớinhững điều tốtđẹp

Từ những thuận lợi, khó khăn trên, cùng với những boăn khoăn về chấtlượng giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non, là người cán bộ quản lý nhàtrường dựa trên cơ sở thực tế và kinh nghiệm bản thân, tôi đã mạnh dạn đưa ra

và áp dụng “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ

trường mầm non Thạch Định” Nhằm nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ đápứng yêu cầu giáo dục mầm non trong thời kỳ mới

2.3 Các giải pháp thực hiện:

2.3.1 Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ

Đứng trước thực trạng tình hình của chất lượng giáo dục thẩm mĩ của nhà

Trang 9

trường cũng như yêu cầu mới CSGD mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã xâydựng dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học với nội dung thực hiện cácchuyên đề cụ thể quan tâm các giải pháp chỉ đạo thực hiện GDPTTM cho trẻ,các điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng, môi trường trong và ngoài lớp học, đồdùng thiết bị dạy học, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằmnâng cao chất lượng giáo dục và phát triển thẩm mĩ cho trẻ Dự thảo kế hoạchđược đưa ra hội đồng giáo dục nhà trường thảo luận, bổ sung, thống nhất các chỉtiêu nhiệm vụ và được bàn giải pháp kỹ càng trong hội nghị cán bộ công chứcđầu năm để thống nhất thực hiện, tôi đã chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ tráchchuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên đề GDPTTM phù hợp với điều kiện vàyêu cầu thực tế của địa phương, của nhà trường Để lập kế hoạch GDPTTM chotrẻ đảm bảo tính khả thi, thực hiện đạt chỉ tiêu, căn cứ vào thực trạng đã khảo sát

về chất lượng đầu năm và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng độ tuổi, sau đóphổ biến cho giáo viên chủ nhiệm lớp làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiệnchuyên đề GDPTTM phù hợp với trẻ lớp mình phụ trách một cách cụ thể chitiết Cuối cùng là ra quyết định thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các tổchức, cá nhân trong nhà trường thực hiện Với việc xây dựng kế hoạch này vừatận dụng phát huy trí tuệ tập thể, làm tăng thêm trách nhiệm và tinh thần tự giáccủa từng cá nhân trong nhà trường, đem lại hiệu quả thực hiện chất lượngGDPTTM cho trẻ trong năm học

2.3.2 Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và chuyên môn GDPTTM cho trẻ trong nhà trường

Với trách nhiệm lớn của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làmthế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung vàGDPTTM cho trẻ, một trong những nội dung cần được quan tâm để đáp ứng yêucầu mới hiện nay Xác định rõ vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên đến chấtlượng CSGD trẻ trong nhà trường, trước hết yêu cầu người giáo viên phải cóphẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực về chuyên môn, tác phong, lối sốnglành mạnh, có tâm huyết nghề nghiệp Muốn có được các tiêu chuẩn đó trướchết yêu cầu người giáo viên cần phải tích cực tự học tập, nghiên cứu, phấn đấu,song nhà trường giữ một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, khuyếnkhích, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập, nghiên cứu, trau dồi đạo đức,tác phong vươn lên

Để làm tốt nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tôi đã tích cựcnghiên cứu các văn bản về hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN, nhữngđiểm mới, chuyên đề mới hằng năm trong chương trình GDMN để chỉ đạochuyên môn xây dựng kế hoạch lồng ghép các chuyên đề mới vào giáo dục trẻđem lại hiệu quả Đặc biệt quan tâm đến việc tạo điều kiện bố trí cán bộ quản lí,giáo viên tham gia bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm việcthực hiện chương trình GDMN Chỉ đạo 100% lớp thực hiện theo chương trình

Bố trí giáo viên phù hợp với năng lực chuyện môn Hướng dẫn giáo viên lập kếhoạch CSGD trẻ theo kế hoạch tháng, tuần, lồng ghép nội dung GDPTTM chotrẻ ở từng độ tuổi Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hướng dẫn

Trang 10

giáo viên lập kế hoạch hoạt động cho trẻ theo từng chủ đề, nghiên cứu tìm tòitrên các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu có liên quan đến GDPTTMcho trẻ để giáo viên nghiên cứu, đồng thời chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ tráchchuyên môn xây dựng tiết dạy mẫu với nội dung lồng ghép GDPTTM cho toànthẻ giáo viên trong trường dự giờ tham khảo, hội thảo rút kinh nghiệm và nhânrộng, giúp giáo viên nắm vững những vấn đề chung về GDPTTM cho trẻ mầmnon: Đặc điểm phát triển; Mục tiêu, nội dung, Các hoạt động GDPTTM, giúpcho giáo viên biết tổ chức các hoạt động GDPTTM thông qua các hoạt độngmang tính nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học ) vàcác hoạt động khác ở trường mầm non, chỉ đạo giáo viên trong quá trình thựchiện CSGD trẻ trên các hoạt động trong ngày ở trường giáo viên phải luôn quantâm, hứng thú và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động GDPTTM cho trẻcủa lớp mình phụ trách

Bên cạnh đó là việc làm tốt phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm(SKKN) trong nhà trường Xác định rõ SKKN là tinh hoa trí tuệ con người, lànhững điểm mới, khoa học, là đem lại hiệu quảt cao trong chất lượng dạy vàhọc, đặc biệt chú ý đến các chuyên đề mới do cấp trên tập huấn đưa vào lồngghép dạy trẻ, với yêu cầu mới hiện nay quan tâm trú trọng đến chuyên đềGDPTTM cho trẻ Ngay từ đầu năm học nhà trường phối hợp với công đoànphát động phong trào viết SKKN và cho cán bộ, giáo viên đăng ký đề tài vàhướng dẫn, đôn đốc kiểm tra giáo viên xây dựng kế hoạch nghiên cứu để hoànthành, từ khâu viết sườn đến việc đi sâu vào nghiên cứu hoàn thành các nộidung, khai thác thử nghiệm các giải pháp mới của mình đem lại hiệu quả trongchuyên môn, thông qua việc đúc rút SKKN đã có nhiều giáo viên đưa ra đượcnhững giải pháp hay ứng dụng vào dạy GDPTTM cho trẻ, nâng cao cảm xúcthẩm mĩ cho trẻ mầm non

2.3.3 Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động CSGD trẻ tại trường.

* Chỉ đạo GDPTTM cho trẻ thông qua môi trường thiên nhiên ngoài lớphọc:

Cảnh vật thiên nhiên quanh trẻ có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát củatâm

hồn trẻ, ấn tượng không bao giờ cạn về cái đẹp của con người chính là thiênnhiên, đối với trẻ cảm xúc về cái đẹp còn được bắt đầu từ thiên nhiên, Mỗi khi tamệt mỏi hoặc tâm trạng không vui ta tìm đến thiên nhiên, ngồi yên lặng nhìnđồng cỏ xanh mượt, cánh đồng lúa chín vàng với âm thanh rì rào trong gió, talại cảm thấy yêu đời hơn, muốn sống tốt đẹp hơn, cũng chính vì những lý do đótrong trường mầm non cảnh đẹp của khuôn viên, sân vườn trường là một môitrường GDPTTM cho trẻ rất tốt Ngoài việc xây dựng kế hoạch và thực hiệntham mưu với các cấp, các ngành có liên quan, phối hợp với phụ huynh đểkhông ngừng xây dựng tu bổ cảnh quan thiên nhiên trong khuôn viên nhàtrường, tôi đã chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác xâydựng kế hoạch, tích cực tham gia tu bổ chăm sóc thiên nhiên, khuôn viên nhà

Trang 11

trường, đưa ra các giải pháp hữu hiệu sử dụng môi trường thiên nhiên trong dạytrẻ, trong những giờ dạo chơi tham quan ngoài trời giáo viên cần truyền tải đếncho trẻ các nội dung GDPTTM Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên dạy trẻ quan sát,ngắm nhìn cảnh vật đẹp đẽ có từ thiên nhiên, phong cảnh, cỏ, cây, hoa lá, thờitiết, đem đến cho trẻ cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên với ánh mặt trờirực rỡ, những khóm cây khoác trên mình mảnh lá xanh non đung đưa mềm mạitrong gió, giọt sương long lanh trên lá, những bông hoa muôn màu… hay cáccon vật nuôi, những cảnh tượng đẹp đẽ của người lao động hoặc quá trình họctập rèn luyện của các anh chị học sinh cấp tiểu học, sự bài trí sắp xếp đồ chơitrên sân trường, những cảnh đẹp trang trí trên các mảng tường, biết lắng nghenhững âm thanh, cảm xúc tích cực đồng thời trong quá trình hướng dẫn trẻchơi trò chơi vận động giáo viên dạy trẻ hiểu luật chơi, biết dùng từ ngữ trongsáng trao đổi với bạn bè, những động tác chính xác, biết phối hợp hoạt động vuichơi cùng nhóm bạn, hoặc biết tưởng tượng sáng tạo và vẽ trên sân trườngnhững hình ảnh đẹp, sống động bằng phấn Tôi chỉ đạo chuyên môn hướng dẫngiáo viên đặc biệt quan tâm trong quá trình trẻ chơi tự do trên sân trường, giúptrẻ có các kỹ năng chơi an toàn với đồ chơi ngoài trời, biết sử dụng các động tácmúa biết điều chỉnh hình thể của mình thật đẹp, thể hiện những lời ca trong sángkhi múa hát cùng bạn, nhường đồ chơi cho bạn, trao đổi phát triển ngôn ngữtrong sáng tóm lại tôi đã chỉ đạo chuyên môn quan tâm chỉ đạo giáo viên tậndụng khai thác triệt để cảnh vật, âm thanh, hiện tượng, vẻ đẹp thiên nhiên gầngũi quanh trẻ để khuyến khích gợi cảm sự cảm nhận của trẻ về cái đẹp, có cảmxúc về cái đẹp trong tâm hồn trẻ Giúp trẻ bị thu hút vào vẻ đẹp tinh tế của thiênnhiên tâm hồn trẻ sẽ tràn ngập niềm vui sướng khi tiếp xúc với thiên nhiên, trẻcàng yêu quý thiên nhiên và muốn mình trở nên đẹp hơn, tốt hơn, đồng thời tăngthêm ý thức bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên tạo môi trường ngày càng đẹp hơn.

* Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung GDPTTM cho trẻ vào các hoạt động cóchủ định:

+ Một trong những nội dung GDPTTM cho trẻ là đưa trẻ đến với các tácphẩm văn học

Văn học là nghệ thuật phổ biến và có tác dụng giáo dục mạnh mẽ nhất Đốivới trẻ mầm non thông qua hoạt động cho trẻ nghe những câu chuyện kèm theonhững bức tranh minh họa sinh động Là người Hiệu trưởng nhà trường ngoàiviệc đầu tư đồ dùng dạy học như mua sắm tranh chuyện, thiết bị nghe nhìn, đồchơi v v Tôi đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên nghiên cứu, tìm hiểunắm vững đặc điểm tâm lý từng độ tuổi đặc biệt là sự phát triển tư duy, tưởngtượng, sự tập chung chú ý của trẻ để GDPTTM đem lại hiệu quả cao thông quavăn học nghệ thuật Trong quá trình giáo viên kể cho trẻ nghe những câu chuyện

cổ tích, đưa trẻ vào thế giới bí ẩn đầy huyền thoại và giàu trí tưởng tượng, gợilên ở trẻ những ước mơ về cái đẹp, cái nhân hậu luôn chiến thắng cái xấu, cáithấp hèn, thông qua giờ kể chuyện giáo viên khuyến khích trẻ trả lời hệ thốngcâu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện, bắt trước những lời thoại hay đầycảm xúc của nhân vật, những cử chỉ điệu bộ đẹp của nhân vật trong câu chuyện

Trang 12

được cô và trẻ sử dụng nét đẹp của hình thể để sáng tạo thể hiện lại, chúng takhuyến khích trẻ đọc những bài thơ hay, giàu tình cảm… tất cả những cái đóđều làm nảy sinh trong tâm hồn trẻ những cảm xúc lớn lao, hướng trẻ học tập vàlàm theo những nhân vật tốt đẹp trong câu chuyện, bài thơ, hình thành ở trẻ tìnhyêu đối với văn học, biết trân trọng sách vở, có thói quen và hứng thú đọc sách

và cũng từ sách mà đứa trẻ khôn lớn

+ GDPTTM lồng ghép vào dạy trẻ hoạt động âm nhạc

Đứa trẻ mới chào đời đã được âu yếm trong vòng tay và lắng nghe nhữnglời ru dương của mẹ của bà, có thể nói những ngữ điệu đầu tiên mà trẻ ngheđược là từ những lời nói âu yếm, tình cảm, lời ru ngọt ngào, lớn lên trẻ đếntrường mầm non được tiếp xúc với hoạt động âm nhạc, đây là một loại hìnhnghệ thuật có tác dụng giáo dục trẻ mạnh mẽ, sâu sắc Âm nhạc là ngôn ngữ củatình cảm là phương tiện để thực hiện những cảm xúc tinh tế của con người

Từ việc nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc vai trò của âm nhạc trong GDPTTMcho trẻ, tôi đã chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên sáng tạo thực hiện đadạng các giải pháp và đem lại hiệu quả rõ rệt trong giáo dục trẻ Đối với trẻ nhỏtrước tiên là tập cho trẻ lắng nghe nhạc điệu của thiên nhiên, khám phá âm thanhquanh trẻ, đó là âm thanh được phát ra từ những con vật nuôi, đồ chơi của bé,tiếng rì rào trong gió của vườn hoa, của đồng lúa chín vàng, âm thanh đồng cỏvườn cây, của mùa xuân, của mưa thu Từ chỗ rung động trước cảnh đẹp củathiên nhiên, nghe âm thanh của thiên nhiên chuyển dần sang nghe nhạc của sựsáng tạo thông qua những bài hát trong chương trình dạy trẻ mầm non những bàiđồng dao, tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng thanh la, phách gõ…đối với nội dung dạytrẻ vận động theo nhạc đây là

nội dung dạy trẻ biết sử dụng

các động tác khéo léo uyển

động lòng người, gây hưng phấn

trào dâng ở trẻ, trẻ muốn thể hiện

thật đẹp qua những điệu múa và

lời ca tiếng hát Vì vậy tôi đã chỉ

đạo chuyên môn hướng dẫn giáo

viên bám sát đặc điểm tâm lý trẻ

để dạy trẻ đem lại hiệu quả

(Giờ hoạt động âm nhạc lớp Lá năm học 2016-2017)

Ngoài ra GDPTTM cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầmnon còn được thực hiện trong nội dung giáo viên hát cho trẻ nghe, từ những lời

ca tiếng hát trầm bổng, đi vào lòng người theo nhạc của giáo viên, kết hợp vớinội dung mang tính chất giáo dục trẻ hoặc mô tả cảnh đẹp về sự vật hiện tượngthiên nhiên, đất nước, con người quanh trẻ, trẻ nghe và cảm nhận được cái đẹp

Ngày đăng: 10/08/2017, 08:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Vai trò của việc giáo dục ý thức thẩm mĩ đối với sự phát triển nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường - Ths. Phạm Thị Tuân - Trường chính trị Nghệ An Khác
[3]. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non- Bài giảng chuyên đề hè 2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Thạch Thành Khác
[4]. Quản trị hiệu quả trường học - Nguyễn Khắc Oanh, Phạm Quốc Tuấn - Nhà xuất bản Hà Nội năm 2009 Khác
[5]. Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non (Theo chương trình giaó dục mầm non mới) - Lê Thị Đức, Lý Thu Hiền, Phạm Thị Hoà – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2011 Khác
[6]. Chương trình giáo dục mầm non - NXB Giáo dục Việt Nam năm 2011 Khác
[7]. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động Giáo dục trong trường Mầm non -NXB Giáo dục Việt nam Năm 2011 Khác
[8]. Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGD ĐT năm 2015 hợp nhất Quyết định về điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.……………………………… Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w