Hình ảnh tràn khí màng phổi trên X-Quang có thể được nhận thấy là khoảng sáng tách biệt giữa lá tạng và bờ trong của thành ngực trừ trường hợp tràn khí lượng ít hay kèm theo kén khí phổ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI THU HOẠCH THỰC TẬP CHUẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TẠI BỆNH VIỆN
BÌNH DÂN
Năm học 2017 – 2018
Tổ 6,7 – Lớp YHDP15 Nhóm sinh viên:
Cao Thị Kiều Oanh Nguyễn Phúc Tài
Trang 2HAI KĨ THUẬT CHẨN ĐOÁN ĐƯỢC HƯỚNG DẪN :
+Thẳng đứng (sau-trước): Đây là tư thế thường được chụp nhất.
Chụp Sau-Trước : ngực trước hướng về tấm phim, tia đi từ sau ra trước Bệnh nhânđứng thẳng 2 tay chống hông và đưa ra trước để xương bả vai tách khỏi phế trườngphổi Đối với bệnh nhân có thể đứng nhưng già yếu hoặc chấn thương ở tay khôngthực hiện động tác trên thì đưa tay ra trước
+Thẳng nằm (trước-sau): Dùng cho bệnh nhân yếu nằm ở giường, không đứng
được
+Nghiêng: Để xác định vị trí bất thường trên phim thẳng.
+Chếch: Đánh giá các bất thường thành ngực, màng phổi.
+Nằm nghiêng (lateral decubitus): Phát hiện tràng dịch màn phổi lượng ít.
+Chụp phim ở thì thở ra để phát hiện tràn khí màng phổi lượng ít.
+Tiêu điểm chụp: Giao điểm của đường thẳng kẻ ngang 2 hốc nách với cột sống.
2.Tiêu chuẩn phim:
+Cân xứng: 2 xương đòn đối xứng đường giữa, thấy hết được xương đòn để so sánh
Trang 3+Độ xuyên thấu tia: rõ đốt sống D4 trở lên, thấy được các mạch máu sau bóng tim.+Hít đủ sâu: đỉnh hoành (P) nằm dưới cung sau xương sườn 10.
+Hình không bị rung, rõ nét
+Thấy được 2 góc sườn hoành
+Cột sống cổ có dấu “Ă” hoặc “”
Trên phim nghiêng các cung sau xương sườn phải chồng lên nhau, góc sườn hoànhsau rõ, vòm hoành trước cao hơn cung trước xương sườn 6
3 Tiêu chuẩn phân biệt phim chụp sau-trước và trước sau:
-Xương bả vai:
+ Thẳng đứng: xương bả vai tách ra khỏi trường phổi
+ Thẳng nằm: xương bả vai nằm trong trường phổi
-Xương đòn:
+ Thẳng đứng: xương đòn hướng lên
+ Thẳng nằm: xương đòn nằm ngang
-Mực nước hơi dạ dày:
+ Thẳng đứng: có thể thấy được, cách đáy phổi ~1,5cm
Trang 4+Khung xương thành ngực: x.sống, x.sườn, x.bả vai Xương bình thường tạo hình
mờ đậm độ cao, nhu mô phổi đậm độ thấp hơn
+Cơ ngực lớn, bóng vú: chồng hình lên hình nền và ngoại vi làm giảm độ sáng của phổi
Cấu trúc nhu mô phổi:
+Khí quản và phế quán có hình dải sáng ở giữa trung thất Khí quản chia đôi ở khoảng ngang D5, góc 45-70° Các cấu trúc nhu mô phổi, máu và khí trong phổi tạo hình sáng tương đối cao của hai trường phổi
+Rốn phổi phải ngang với gian sườn 3 và thấp hơn rốn phổi trái 1- 1,5 cm
+Các mạch máu phổi tạo hình mờ dạng đường phân nhánh, càng xa rốn phổi mạch máu càng nhỏ, nữa dưới sẽ dầy hơn nữa trên có thể do lực hút trái đất làm máu chảy xuống dưới nhiều hơn
+Phổi (P) có 3 thùy: trên, giữa, dưới; 2 rãnh liên thùy Phổi (T) có 2 thùy trên và dưới với rãnh liên thùy lớn (chạy chéo)
+Rãnh liên thùy tạo thành hình mờ, dạng đường Thấy rỏ rãnh liên thùy trong trường hợp tràn dịch hoặc khí màng phổi, dãy xơ rãnh liên thùy Trong trường hợp TDMP, TKMP thì dịch hoặc khí sẽ nằm giữa lá thành và lá tạng và đẩy nhu mô phổi
III)Hình ảnh x quang ngực bình thường
Thấy được các xương bả vai, xương đòn, các xương sườn
Trang 5 Phổi 2 bên
Mạch máu phổi
Nhu mô phổi: khí quản, phế quản
Trung thất: bóng tim, cung ĐMC, ĐMP, thất trái, TMC trên, nhĩ phải
Hình ảnh x quang ngực thẳng bình thường IV) Một số dấu hiệu bất thường trên phim X quang ngực:
+Tràn dịch màng phổi: Mất góc sườn hoành, có đường cong Damoiseau Khi
lượng dịch ít, phát hiện TDMP trên phim thẳng, không thấy bóng mạch máu đáy phổi chạy qua vòm hoành gọi là dấu hiệu J.Rémy Tư thế nằm tạo hình ảnh mờ lan toả phế trường TDMP khu trú: Dịch trong khoang màng phổi không thay đổi theo
tư thế
Trang 6Hình ảnh tràn dịch màng phổi với đường cong Damoiseau.
+Tràn khí màng phổi: Hình ảnh tràn khí màng phổi trên X-Quang có thể được
nhận thấy là khoảng sáng tách biệt giữa lá tạng và bờ trong của thành ngực trừ trường hợp tràn khí lượng ít hay kèm theo kén khí phổi lớn
Khí trong khoang màng phổi có thể kèm theo một ít dịch huyết thanh xuất tiết tạo thành mức hơi – dịch nhỏ ở góc sườn hoành.Hình ảnh phổi tăng sáng (thường ở
đỉnh phổi), không thấy rõ các mạch máu phổi Trường hợp tràn khí lượng nhiều tư
thế nằm thấy dấu hiệu khe sâu hoặc phổi xẹp
X-Quang có thể bị hạn chế nếu bệnh nhân chụp ở tư thế nằm hay nửa nằm nửa ngồi Trường hợp không thấy rõ hình ảnh tràn khí màng phổi trên X-Quang mà vẫnnghi ngờ có tràn khí thì nên chụp một phim ngực thẳng lúc bệnh nhân thở ra tối đa,
lý do là vào cuối thì thở ra dung tích phổi thu nhỏ lại và nhu mô phổi tăng mật độ,
từ đó ta sẽ dễ phân biệt với lượng khí tích tụ trong khoang màng phổi
Trang 7Hình ảnh tràn khí màng phổi phải
Trang 8Hình ảnh tràn khí khu trú đáy phổi
1 + Lao phổi: Thường thấy ở vùng cao của phổi: vùng đỉnh – hạ đòn, cạnh
rốn phổi (tương ứng với các phân thùy 1, 2, 3 và 6).Tổn thương hai bên có thể là đối xứng ngang hoặc đối xứng chéo.Tổn thương đan xen giữa những hình thái ổn định (xơ vôi) với những hình thái tiến triển (thâm nhiễm, nốt, hang …) Lao sơ nhiễm hình ảnh điển hình là hình quả tạ được tạo bởi ổ sơ nhiễm lao, viêm hạch rốn phổi và đường bạch mạch Lao thâm nhiễm sớm hình ảnh: Đám mờ không đồng đều ranh giới không rõ thường xuất hiện vùng trên phổi Lao phổi mãn tính : hình nốt , hình xơ , hình hang, hình co kéo xẹp phổi
Trang 10Áp xe phổi : Hang tròn với mực nước hơi kèm thâm nhiễm xung quanh - Tổn
thương dạng tròn hiện diện trên cả phim thẳng và nghiêng (CĐPB với tụ mủ màng phổi) - Thấy được toàn bộ đường bờ tổn thương ( CĐPB với tụ mủ màng phổi)
Trang 11Hình ảnh áp xe phổi
Trang 12+ Phim bụng tư thế nằm hay thẳng đứng
+ Phim ngực thẳng : xem liềm khí dưới hoành các thay đổi dáy phổi
+ Phim bụng nằm nghiêng T với tia song song mặt bàn
Phim bụng nằm phải thấy đủ từ vòm hoành đến lỗ bịtLấy được 2 bên thành bụng bên
- Các hình ảnh bình thường thấy được trên phim:
Xương cột sống, khung xương chậu,…
Trang 13 Mô mềm: cơ thắt lưng chậu,…
Mỡ: mỡ quang tạng, mỡ 2 bên thành bụng,…
Các tạng rỗng: dạ dày, ruột non, đại tràng, bang quang
Các tạng đặc: gan, lách (ít rõ), thận
- Các hình ảnh bất thường thấy được:
Các nốt đóng vôi: ở bàng quang, vùng chậu,…
Sỏi: thận, niệu quản, bàng quang
Hình ảnh quai ruột dãn
Hình ảnh mực nước hơi trong tắc ruột và bán tắc ruột
II) Các hình ảnh bất thường trong x quang bụng
+ Tràn khí ổ bụng :thường khảo sát tư thế đứng hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi để
tim liềm khí dưới hoành
Trang 14Hình ảnh khí trong túi Morison từ tràn khí màn bụng
+Tắc ruột : Dãn ống tiêu hóa ở phần trên chỗ tắc
Có hình mức hơi ở phần trên chỗ tắc
Mất hơi tại phần dưới chỗ tắc
+Nếu tắc ở phần trên tá tràng :ít các quai ruột dãn quai ruột dãn nằm cao ở trung tâm hoặc lệch T ổ bụng
+Nếu tắc ruột non thấp hơn : nhiều quai ruột dãn quai ruột xếp thành hình bậc thang từ hố chậu phải lên vùng bụng cao
Trang 15+Nếu tắc ở đại tràng tùy mức đọ mở hay đóng van hồi manh tràng mà ruột non có dãn hay không và tùy hình ảnh tắc đại tràng mà cho các hình ảnh khác nhau
Trang 16Hình ảnh tắc ruột
Trang 17Hình ảnh xoắn đại tràng sigma
Trang 18Hình ảnh tắc ruột
+Tràn dịch ổ bụng :tyển phim x qaung thường khảo sát tư thế nằm do dịch tích tụ
ở vùng thấp nên tùy theo số lượng dịch trong oor bụng có thể thấy các hình ảnh khác nhau Khi dịch nhiều : hình mờ ở vùng chậu lên cao ,đến khoảng khớp cùng chậu , ngachs hai bên trên bang quang cho hình ảnh đầu chó Khi lượng dịch nhiều
Trang 19hơn :ổ bụng mờ , rãnh bên đại tràng rộng , đại tràng lên và xuống bị đẩy vào trong ,khoảng cách các quai ruột tăng
Ghi chú : trên hình ảnh x quang dấu hiệu xuất huyết cũng hoàn toàn giống dấu hiệudịch khác trong ổ bụng
Trang 20X QUANG TIÊU HOÁ CÓ CHẤT
TƯƠNG PHẢN
A X QUANG DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Kỹ thuật:
- Bệnh nhân phải nhịn ăn trước 4-6 giờ.
- Không uống các loại thuốc có tính chất cản quang trước khi đến chiếu, chụp quang ít nhất 3 ngày
X Nếu có hẹp môn vị phải rửa dạ dày trước khi chiếu, chụp XX quang
- Nhất thiết phải được thăm khám lâm sàng trước khi có chỉ định chiếu, chụp quang để loại trừ hai trường hợp có thủng tạng rỗng hoặc tắc ruột
X-Một số hình ảnh quan sát được trên phim:
+Thay đổi tương quan: dạ dày di động nghịch lí, xoắn dạ dày, các khối u làm đẩy, hơi trong ruột
+Thay đổi ở bờ: hình ấn lõm vào (hình khuyết)-tùy mức độ thành dạ dày có bị tổn thương hay không
+Thay đổi hình thể: kéo dài trục đứng (bình thường dạ dày dài 23cm, đáy ở trên mào chậu) làm sa quá mào chậu goị là sa dạ dày, dạ dày giãn rộng, teo nhỏ
HÌNH ẢNH X QUANG DẠ DÀY TÁ TRÀNG BÌNH THƯỜNG
Dạ dày
- Dạ dày nằm ngay dưới bờ cơ hoành bên trái, gồm hai phần:
+ Phần đứng chạy gần song song bên trái cột sống
+ Phần ngang vắt qua cột sống và chếch sang phải
Túi hơi dạ dày nằm sát bờ dưới cơ hoành trái, trên phim chụp dạ dày đứng cho thấy hình mức khí, mức dịch
Trang 21Một số trường hợp dạ dày có dạng hình thác (Cascade stomach): Trên phim chụp
dạ dày đứng sẽ cho thấy hình ảnh hai mức khí, dịch ở túi hơi dạ dày Nguyên nhân của dạ dày hình thác có thể là bẩm sinh, đôi khi là do ổ loét ở tâm vị tạo nên
Ở người béo dạ dày thường nằm ở cao và chạy ngang trên rốn, lưu thông nhanh co bóp hai bờ cong tăng (hypertony)
Ở người gầy và phụ nữ dạ dày thường sa thấp dưới mào chậu, lưu thông chậm và nhu động co bóp giảm (hypotony)
Bờ cong lớn là bờ trái của dạ dày, chạy từ phình vị đến ống môn vị Niêm mạc ở đây thường rất thô, dễ nhầm với các tổn thương bệnh lý
Bờ cong bé là bờ bên phải của dạ dày, chạy từ tâm vị đến ống môn vị
- Ống môn vị điều chỉnh thuốc cản quang từ vùng môn vị sang hành tá tràng, nó tạo nên một dải mờ rộng 6-7mm, dài 10mm nối dạ dày với hành tá tràng, có lúc không thấy được trên phim nếu chụp vào thời điểm ống môn vị đóng
Bình thường hai bờ cong co bóp mềm mại và thay đổi đường cong trên các phim chụp
- Niêm mạc dạ dày:
Nếu uống ít thuốc cản quang, ta có thể thấy được các nếp niêm mạc dạ dày Đó là những dải sáng to bằng chiếc đũa chạy ngoằn ngoèo dọc theo phần đứng và phần ngang của dạ dày
Ở vùng hang vị đôi khi có những nếp niêm mạc chạy ngang, làm gián đoạn một vàichỗ của hai bờ cong, hoặc tạo nên những chỗ nhô thuốc cản quang, dễ nhầm với ổ nhô thuốc do loét ở bờ cong
Trang 22.Hành tá tràng
Có hình như củ hành hoặc hình tam giác, đỉnh nối với tá tràng đoạn 1, đáy có ống môn vị đổ vào Trong trường hợp túi mật to có thể gây đè ép gây khuyết thuốc cạnh ngoài của hành tá tràng
Tá tràng
Hình chữ U có 4 đoạn:
- Đoạn 1: Tiếp nối với hành tá tràng
- Đoạn 2: Chạy dọc theo bờ bên phải cột sống, có chiều cao bằng chiều cao của haithân đốt sống Bờ trong của tá tràng cách bờ cong lớn của dạ dày một khoảng bằngchiều rộng của một thân đốt sống
Trang 23- Đoạn 3: Chạy chếch sang trái.
- Đoạn 4: Chạy chếch lên trên, và sang trái đến góc TREITZ để nối với hỗng tràng.Niêm mạc của tá tràng trên phim chụp X-quang nhìn tương tự như hình “lông chim” hoặc “lá cây dương sỉ”
HÌNH ẢNH DẠ DÀY-TÁ TRÀNG BỆNH LÝ
Hình ảnh viêm niêm mạc dạ dày.
Hình ảnh X-quang tùy thuộc vào bệnh nguyên và mức độ thương tổn sẽ có các dấu hiệu như:
+ Phì đại nếp niêm mạc (niêm mạc vùng phình vị và thân vị >10 mm, hang- môn
vị > 5 mm, hành tá tràng - tá tràng > 3 mm)
+ Có mức dịch vị ở vùng túi hơi dạ dày Trên phim chụp dạ dày tư thế đứng ở vùngtúi hơi dạ dày xuất hiện 3 mức: mức khí, mức dịch vị, mức baryt Nếu quá trình viêm xảy ra ở hành tá tràng thì hành tá tràng cũng có 3 mức khí - dịch như trên
Loét dạ dày
Có hai loại ổ loét ở dạ dày: Loét ở bờ cong dạ dày và loét ở mặt dạ dày
- Loét ở bờ cong dạ dày: Thường gặp là loét ở bờ cong bé, loét ở bờ cong lớn ít gặp
- Loét ở mặt dạ dày: Có thể loét ở mặt trước hoặc ở mặt sau dạ dày (không phân biệt được trên phim chụp đầy thuốc)
Hình ảnh trực tiếp của ổ loét ở bờ cong bé dạ dày:
Trang 24Là hình ảnh nhô thuốc ở bờ cong bé, được tạo nên do thuốc cản quang Baryt lọt vào trong ổ loét của thành dạ dày.
- Ổ nhô thuốc thường có hình gai hoa hồng, hình cựa gà hoặc hình tròn như núm nắp ấm, thấy được liên tục trên tất cả các phim chụp, không thay đổi về vị trí, hình thể và kích thước
Đáy ổ loét có khi nhẵn hoặc nham nhở
- Chân ổ loét, chỗ sát với bờ cong có thể có hình sáng do viêm phù nề hoặc nếu là
ổ loét ác tính, đoạn bờ cong hai bên ổ loét có thể bị cứng, hoặc thâm nhiễm hình
"thấu kính" hoặc hình "chân rễ"
Ổ loét HAUDEK là ổ loét thủng bịt, thấy rõ trên phim chụp dạ dày tư thế đứng Một ổ nhô thuốc cản quang ở bờ cong và có hai mức nước ngang: một mức của thuốc cản quang Baryt nằm ở dưới đáy và một mức của dịch vị nhẹ hơn nằm trên
và trên cùng là khoảng sáng của hơi
Ung thư dạ dày thể u cục:
Là thể ung thư thường gặp ở dạ dày
Trang 25Hình ảnh X-quang dễ nhận biết trên phim chụp bởi một vùng khuyết thuốc cản quang có giới hạn nham nhở Hình khuyết thuốc không có sự thay đổi trên tất cả các phim chụp.
Thể ung thư này thường xảy ra ở vùng hang vị dạ dày Nếu khối u choán toàn bộ vùng hang vị sẽ tạo nên hình ảnh dạ dày bị cắt cụt
Lâm sàng khi khám thực thể có thể sờ thấy khối u ở vùng thượng vị và kèm theo dấu hiệu cơ năng của hẹp môn vị
Trang 26Bơm thuốc cản quang vào người bệnh nhân Sau đó cho bệnh nhân nằm sấp trên bàn Xquang, chụp 1 phim toàn thể Chụp từng đoạn (sigma thẳng và nghiêng, đại tràng góc lách, góc gan, góc hồi manh tràng) Bệnh nhân nằm ngửa chụp 1 phim toàn thể Chụp 1 phim sau khi bệnh nhân đã đi ngoài Tia trung tâm: vào giữa 2 mào chậu hay khoảng thắt lưng L4.
Chỉ định:
Các bệnh lý u đại tràng, viêm đại tràng, bệnh lý gây giãn đại tràng, bệnh táo bón lâu ngày
Một số hình ảnh quan sát được trên phim:
+Mất nếp niêm mạc đại tràng: viêm đại tràng
+Hình khuyết: Thường đại tràng trên phim có màu trắng do thuốc cản quang nhưng khi có u thì sẽ tạo 1 hình khuyết màu đen tại đó
+Hình khuyết giả: là những hình khuyết không tồn tại thường xuyên, mất đi khi thay đổi tư thế hoặc ép nắn: đó là những hình chèn ép từ bên ngoài vào hoặc ổ đọng thức ăn, những cục máu đông
Hình ảnh ung thư đại tràng
Trang 27+Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa, tiểu điểm ở rốn.
+Phim đạt tiêu chuẩn: chụp đủ hệ niệu, thấy được cực cao nhất của thận đến bờ
trên xương mu
+Phim KUB dùng để chuẩn đoán, không dùng cho điều trị
Phim KUB bình thường:
ngoài,song song với bờ ngoài cơ thắt
lưng, thấy được đường mỡ phía ngoài cơ
thắt lưng
- Bờ bóng thận: thấy bờ liên tục trên phim
SỎI NIỆU QUẢN TRÁI
Trang 28-Không thấy được niệu đạo.
Một số hình ảnh bất thường trên phim:
+Thấy được sỏi thận (khối mờ ở trong bóng thận), sỏi niệu quản (khối mờ hình bầudục nằm theo đường niệu quản), sỏi bàng quang (khối mờ nằm trong bàng quang), sỏi túi mật
+Sỏi san hô: Chiếm ít nhất 2/3 thể tích thận Thường có 3 đài
+Thận móng ngựa: trục thận hướng xuống dưới vào trong
+Thận to, thận ứ nước
+Thấy được bờ thận không đều do khối u chèn ép
+Mất đường mỡ phía ngoài cơ thắt lưng chậu: Thường là do viêm nhiễm
+Các nốt đóng vôi ở tĩnh mạch vùng chậu: Các hạt tròn, đều, bờ rõ
Trang 29Hình ảnh sỏi hai thận
Hình ảnh dặt sonde JJ T
B CHỤP HỆ NIỆU CÓ CẢN QUANG ĐƯỜNG TĨNH MẠCH (UIV)
Kỹ thuật:
Trang 30Chỉ định: Tiểu máu chưa rõ nguyên nhân, sỏi hệ niệu, nhiễm trùng hệ niệu, u hệ
niệu, chấn thương, túi thừa, rò, khảo sát chức năng, hình thái hệ niệu, các bệnh lý bẩm sinh…
Chống chỉ định: Tia X, dị ứng thuốc cản quang, gây độc thận.
Chuẩn bị bệnh nhân: Chuẩn bị ruột trước khi chụp Nhịn đói trước chụp 4-6 giờ
Đi tiểu trước khi chụp.Tránh chụp bụng có chất cản quang trước đó Lập đường truyền tĩnh mạch
Tiến hành: Phải chụp 1 phim KUB trước đó.
Một số hình ảnh quan sát được trên phim:
+Thấy các dị tật bẩm sinh: Thận lạc chỗ, thận móng ngựa, hẹp khúc nối bể thận –
niệu quản, niệu quản to bẩm sinh,…
+Hình cộng: Túi thừa đài thận,túi thừa bàng quang,…
+Hình khuyết: Do sỏi không cản quang ở đài bể thận, niệu quản, bàng quang U
thận, niệu quản, bàng quang
Hiình ảnh thận móng ngựa hình ảnh thận lạc chỗ
Th n móng ận móng
Trang 312
2
6 4
đ t s ng ống ống
Trang 33*Ưu điểm và nhược điểm của siêu âm:
• Lập đi lập lại ở mức độ cần thiết
• Hướng dẫn thủ thuật xâm lấn: chọc dịch, FNA, sinh thiết
Nhược điểm
• Chủ quan, phụ thuộc kinh nghiệm
• Sóng bị cản trở bởi khí khảo sát hệ tiêu hóa khó
• Bệnh nhân béo phì, cỡ người lớn khó
• Khó xuyên thấu xương, không thấy được cấu trúc bên trong xương
Ứng dụng lâm sàng của siêu âm chủ yếu là dùng các xung năng lượng truyền vào
cơ thể & lan truyền trong mô
Trang 34*Tác dụng sinh học của sóng âm
Năng lượng của chùm tia siêu âm khi tương tác với cơ quan, tổ chức của cơ thể tạo
ra hai hiện tượng:
- Một phần năng lượng này sẽ tạo thành nhiệt làm nóng tổ chức mà nó đi qua, tuy nhiên do công suất phát của các máy siêu âm chẩn đoán rất thấp nên hiện tượng tăng nhiệt độ tại chỗ rất nhỏ, không đáng kể và không thể đo được
- Tác dụng tạo bọt, hay còn gọi là tạo hốc Tác dụng này phụ thuộc vào tần số sóng
âm, năng lượng của chùm tia siêu âm và cả tính chất hội tụ của chùm tia, cũng như tính chất của môi trường truyền âm Siêu âm có thể tạo ra các vi bọt có kích thớc nhỏ cỡ µm trong các tổ chức, ở mức độ nặng hơn các vi bọt có thể phá vỡ các tế bào, tuy nhiên tác động này trong thăm khám siêu âm không rõ ràng và cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ
*Ứng dụng của sóng siêu âm
Sóng siêu âm được ứng dụng rộng rãi trong y tế đặc biệt trong hai lĩnh vực chính:
1.Siêu âm chẩn đoán:
Thực chất là tạo hình bằng siêu âm Sử dụng phổ biến dải tần số từ 2,5 MHz đến
10 MHz Ngoài ra người ta còn sử dụng các tần số khác trong đầu dò chuyên biệt: Đầu dò siêu âm nội mạch, hay siêu âm da liễu sử dụng tần số có thể lên tới 20 - 50 MHz
Ứng dụng của siêu âm trong chuẩn đoán:
Trang 35Sóng siêu âm tập trung có thể dùng tạo ra nhiệt năng tập trung để điều trị các nang
và khối u (lành tính hoặc ác tính)
Siêu âm có thể được dùng để điều trị đục nhãn cầu
Một tác dụng vật lý mới của sóng siêu âm cường độ thấp vừa mới được phát hiện gần đây là kích thích phát triển xương và khả năng phá vỡ hàng rào máu não để giúp cho sự thâm nhập của thuốc
Trên thực tế dùng siêu âm trong chẩn đoán theo 2 hướng chính sau:
Chuẩn đoán bằng hình ảnh siêu âm
+) Sóng xung phản xạ kiểu A: Phương pháp này dợn giản, rẻ nhưng khó phân tích, nếu trên đường đi của sóng âm có nhiều lớp vật chất có âm trở khác nhau Phương pháp này hay được dùng để tìm di vật, các ổ áp xe, tụ máu trong não, trong sản phụ
+) Sóng xung phản xạ kiểu B: sóng xung phản xạ kiểu B được áp dụng rộng rãi hơn kiểu A trong chẩn đoán các bệnh của gan, mật, mắt, sọ não, tim, v.v +) Ngoài ra còn siêu âm chẩn đoán kiểu TM Ðây là những nghiên cứu cấu trúc các mô tạng ở trạng thái động (tim, mạch v.v.:.) là cơ sở của phương pháp chụp cắt lớp bằng siêu âm
Chuẩn đoán chức năng dựa vào hiệu ứng Doppler: Phương pháp này thường dùng
để chẩn đoán các bệnh của tuần hoàn ngoại biên như viêm tắc động mạch, tĩnh mạch, xoang, rò động mạch Thí dụ: có thể thăm khám các mạch máu lớn bằng hiệu ứng Doppler
Siêu âm được ứng dụng vào chuẩn đoán bệnh là nhờ đặc điểm có thể tạo ra chum siêu âm song song hoặc hội tụ vào 1 khoảng nhỏ, hoặc phân kỳ
+ Chùm siêu âm gặp vật di chuyển, có thể ứng dụng hiệu ứng Doppler để xác định vận tốc theo hiệu tần số phát và thu
+ Tác động của siêu âm lên tế bào không gây nên các đột biến di truyền nên dùng cho phụ nữ có thai, thai nhi đỡ nguy hiểm hơn tia X nhiều lần
2.Siêu âm trị liệu:
Trang 36Tạo hiệu ứng nhiệt, xoa bóp kích thích cơ Có thể dùng riêng hoặc kết hợp với điệntrị liệu (trong các máy kích thích điện) để tìm Trigger (Điểm phát bệnh - điểm gốc) Tần số thường dùng trong siêu âm trị liệu là 700 - 900 kHz tuỳ theo thế hệ máy Công suất của đầu dò 1 - 4W/cm2 ….
Ứng dụng của siêu âm trong trị liệu: Những lĩnh vực siêu âm có thể áp dụng được:Tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, phụ khoa, sản khoa, mắt
Niệu, dùng để xác định lượng nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang
Cơ xương khớp, dùng để khảo sát gân cơ, cơ, thần kinh và bề mặt xương
Siêu âm nội mạch (Intravascular ultrasound, VD như dùng siêu âm để hướng dẫn hút dịch, kim chọc dò, hướng dẫn tiêm)
Hình ảnh học can thiệp, sinh thiết, chọc hút dịch, truyền máu trong tử cung
Siêu âm tăng độ tương phản
* Các bệnh lý thường gặp trong siêu âm chẩn đoán
A SẢN PHỤ KHOA
1 U xơ tử cung
U xơ tử cung có cuống
U xơ tử cung thành trước tử cung
Trang 372 U nang buồng trứng
U nang buồng trứng bên phải
3 Nang lạc nội mạc tử cung
Mô tả:
Nang lạc nội mạc tử cung có hình ảnh một khối u echo kém, thành trơn láng, chứa dịch dạng vân mây Những nang lạc nội mạc tử cung mới thành lập có dạng hình cầu, thành nang tương đối trơn láng Những nang được thành lập lâu, dần dần hình dạng thay đổi, thành nang có thể có góc cạnh do phúc mạc bị dính, co kéo, thành nang trở nên dày, echo đặc
Siêu âm Doppler cho thấy thành nang phân bố mạch máu ít, không có dấu hiệu nghi ngờ ác tính
Trang 38Nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng
3 Viêm nội mạc tử cung
Trang 39Một số nốt khí trong vùng nội mạc dày
Trang 40Buồng tử cung có khí (viêm nội mạc) và khối vùng chậu hai bên
Ứ dịch mủ trong buồng tử cung