MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp của đề tài 3 7. Kết cấu báo cáo 3 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN NGHĨA ĐÀN VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN 5 1.1. Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn 5 1.1.1. Khái quát về huyện Nghĩa Đàn 5 1.1.2. Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn 5 1.1.2.1. Vị trí, chức năng 6 1.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 6 1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức 7 1.2. Khái quát về công tác quản trị nhân lực tại huyện Nghĩa Đàn 8 1.2.1. Về tổ chức, bộ máy 8 1.2.2. Về quản lý và sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập 9 1.2.3.Về quản lý vị trí vệc làm và cơ cấu chức danh công chức, viên chức 9 1.2.4. Về công tác xây dựng chính quyền 10 1.2.5. Vềcán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 11 1.2.6. Về cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức 11 1.2.7. Về công tác tôn giáo 12 1.2.8.Về công tác thi đua, khen thưởng 12 1.2.9. Về những công tác khác 12 1.3. Mối quan hệ công tác 13 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO,BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃTẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 15 2.1. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 15 2.1.1. Hệ thống các khái niệm 15 2.1.2. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 17 2.1.3. Các chỉ tiêu xác định và đánh giá cán bộ, công chức 18 2.1.3.1. Tiêu chuẩn xác định cán bộ, công chức 18 2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức 19 2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa đàn, tỉnh Nghệ An 20 2.2.1. Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã 20 2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn 21 2.2.2.1. Về số lượng, cơ cấu 21 2.2.2.2. Về chất lượng 23 2.2.2.3. Về phẩm chất, đạo đức công vụ 26 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nghĩa Đàn 27 2.2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân 27 2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 28 2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 30 2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo 30 2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo 31 2.3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 32 2.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo 33 2.3.5. Lựa chọn phương pháp đào tạo 34 2.3.6. Xác định chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng 35 2.4. Các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 35 2.4.1. Cơ sở vật chất của huyện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng 35 2.4.2. Đội ngũ giảng viên 36 2.4.3. Nguồn kinh phí 36 2.5. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 37 2.5.1. Những kết quả đạt được 37 2.5.2. Những tồn tại 38 CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 40 3.1. Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 40 3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 41 3.3. Phương hướng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới 42 3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 43 3.5. Một số khuyến nghị 45 KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
- -NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP
XÃ TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: UBND HUYỆN NGHĨA ĐÀN
Người hướng dẫn : Lê Thị Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hà
Chuyên ngành : Quản trị Nhân lực
Hà Nội, 3 - 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
- -NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP
XÃ TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: UBND HUYỆN NGHĨA ĐÀN
Người hướng dẫn : Lê Thị Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hà
Chuyên ngành : Quản trị Nhân lực
Hà Nội, 3 - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài báo cáo này Tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ,cũng như sự góp ý nhiệt tình của các Thầy cô tại Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, các Anh, Chị tại phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An và sự hỗ trợ từ gia đình.
Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn các quý Thầy Cô tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội đã tận tình giảng dạy truyền thụ kiến thức cho Tôi trong thời gian học tập tại Trường, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy môn chuyên nghành Quản trị nhân lực tại Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực của Trường Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Anh, Chị Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã giành thời gian, công sức hướng dẫn, góp ý cho Tôi hoàn thành báo cáo này.
Tôi rất biết ơn gia đình đã hỗ trợ, khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Mặc dù tôi đã cố gắng hết khả năng để hoàn thành báo cáo song vì thời gian thực tập hạn hẹp và kiến thức bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót do vậy rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Nghệ An, ngày tháng năm 2017.
Sinh viên
Lê Thị Hà
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4UBND Ủy ban nhân dân
Trang 5MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp của đề tài 3
7 Kết cấu báo cáo 3
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN NGHĨA ĐÀN VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN 5
1.1 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn 5
1.1.1 Khái quát về huyện Nghĩa Đàn 5
1.1.2 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn 5
1.1.2.1 Vị trí, chức năng 6
1.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 6
1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức 7
1.2 Khái quát về công tác quản trị nhân lực tại huyện Nghĩa Đàn 8
1.2.1 Về tổ chức, bộ máy 8
1.2.2 Về quản lý và sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập 9
1.2.3.Về quản lý vị trí vệc làm và cơ cấu chức danh công chức, viên chức 9
1.2.4 Về công tác xây dựng chính quyền 10
1.2.5 Vềcán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 11
Trang 61.2.7 Về công tác tôn giáo 12
1.2.8.Về công tác thi đua, khen thưởng 12
1.2.9 Về những công tác khác 12
1.3 Mối quan hệ công tác 13
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 15 2.1 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 15
2.1.1 Hệ thống các khái niệm 15
2.1.2 Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 17
2.1.3 Các chỉ tiêu xác định và đánh giá cán bộ, công chức 18
2.1.3.1 Tiêu chuẩn xác định cán bộ, công chức 18
2.1.3.2 Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức 19
2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa đàn, tỉnh Nghệ An 20
2.2.1 Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã 20
2.2.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn 21
2.2.2.1 Về số lượng, cơ cấu 21
2.2.2.2 Về chất lượng 23
2.2.2.3 Về phẩm chất, đạo đức công vụ 26
2.2.3 Đánh giá chung về thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nghĩa Đàn 27
2.2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân 27
2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 28
2.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 30
2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo 30
2.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo 31
2.3.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo 32
2.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo 33
2.3.5 Lựa chọn phương pháp đào tạo 34
Trang 72.3.6 Xác định chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng 35
2.4 Các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 35
2.4.1 Cơ sở vật chất của huyện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng 35
2.4.2 Đội ngũ giảng viên 36
2.4.3 Nguồn kinh phí 36
2.5 Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 37
2.5.1 Những kết quả đạt được 37
2.5.2 Những tồn tại 38
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 40
3.1 Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 40
3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 41
3.3 Phương hướng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới 42
3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 43
3.5 Một số khuyến nghị 45
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay còn gọi là chính quyền cấp xã)
có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính, là cầu nối trựctiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xãhội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ chương,đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, được triển khai thựchiện trong cuộc sống
Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã có vai trò hết sức quan trọngtrong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thihành công vụ Hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thốngchính trị nói chung xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực vàhiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp xã, vì vậy việc nâng cao chất lượngđội ngũ CBCC cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trongsạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm vụtheo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụnhân dân… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả
hệ thống chính trị
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất
có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốttrong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vàonhững thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định
“Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích chodân chúng hiểu và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo choĐảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”
Huyện Nghĩa Đàn là một huyện miền núi với gần 70% dân số trong ngànhnông nghiệp, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn có phần hạnchế.Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ
Trang 9lực của các ban ngành, các lãnh đạo chất lượng đội ngũ công chức cán bộ cấp xãtại huyện Nghĩa Đàn đã có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên bên cạnhnhững thành quả đạt được thì vẫn còn có nhiều thách thức đặt ra yêu cầu cầnphải có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng đội ngũ này, để nângcao hiệu quả trong công tác hành chính nhà nước cũng như phục vụ nhân dân.
Do vậy Tôi đã chọn đề tài “Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ, Công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An” để làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ
CBCC cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và đưa ra một số giải phápnhằm nâng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện để bộ máy chính quyềnđịa phương hoạt động có hiệu quả
2 Mục tiêu nghiên cứu
Từ những nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng CBCC để đánhgiá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn từ đó đưa
ra những quan điểm, mục tiêu, giải pháp khắc phục thực trạng và phương hướngthực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện để thực thi công
vụ, cải cách hành chính có hiệu quả phục vụ tốt cho nhân dân
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cơ sở lý luận và tính cấp thiết phải đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp
xã huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An
Khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Nghĩa Đàn,tỉnh Nghệ An sau đó phân tích những tích cực, hạn chế còn tồn tại trong đội ngũCBCC cấp xã huyện Nghĩa Đàn và tìm ra nguyên nhân của những vấn đề đó.Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị với các bên liên quan nhằm nângcao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Trang 105 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo Tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát việc thực hiện công việc thực tế tạiPhòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn mà từ đó có cái nhìn tổng quát và khách quan
về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn.Phương pháp thu thập, xử lý thông tin: Thu thập các tài liệu về công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn từ đónghiên cứu và xử lý các thông tin đưa vào bài báo cáo
Phương pháp thống kê số liệu: Thống kê lại các số liệu từ thực tế để thấyđược thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện NghĩaĐàn và chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chứccấp xã tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An
Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin: Phân tích thông tin từ đó rút ranhững điểm mạnh, điểm hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ côngchức cấp xã và đưa ra những đóng góp, giải pháp thiết thực cho công tác đào tạobồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn ngày càng hoàn thiện
và nâng cao chất lượng
6 Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Hệ thống lại và nghiên cứu, phân tíchcác cơ sở lý luận,quan điểm, triết lý của Đảng, Nhà nước ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCcấp xã và các tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC của huyện Nghĩa Đàn, tỉnhNghệ An nói riêng nhằm áp dụng vào thực tiễn làm rõ được thực trạng vấn đề
Về mặt thực tiễn: Làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tạihuyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ đó thấy được những tích cực và hạn chếtrong đội ngũ này và tìm ra nguyên nhân, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũCBCC cấp xã
7 Kết cấu báo cáo
Ngoài các phần mục lục, bảng chú thích viết tắt, phần mở đầu, phần kếtluận, danh mục tài lệu tham khảo thì bài báo cáo gồm có 3 chương:
Trang 11Chương 1: Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn và công tác Quảntrị nhân lực tại huyện Nghĩa Đàn.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Trang 12PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN NGHĨA ĐÀN VÀ CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN
1.1 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn
1.1.1 Khái quát về huyện Nghĩa Đàn
Nghĩa Đàn là Huyện trung du miền núi nằm về phía Bắc - Tây Bắc của tỉnhNghệ An, nơi đây là cái nôi của người Việt cổ, là vùng có vị trí kinh tế và an ninhquốc phòng quan trọng Nghĩa Đàn nổi tiếng bởi vùng đất đỏ Phủ Quỳ và truyềnthống yêu nước, sư gắn bó thủy chung với quê hương xứ sở của nhân dân các dântộc Nghĩa Đàn là một huyện miền núi, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, cáchthành phố Vinh chừng khoảng 95 km, giáp các huyện Quỳnh Lưu, Quỳ Hợp, Tân
Kỳ, thị xã Thái Hòa và xã Như Xuân của tỉnh Thanh Hóa Nghĩa Đàn là một trong
20 đơn vị hành chính của tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng sinh thái phía bắc của tỉnh.Huyện có tổng diện tích là 61.775,35 ha, dân số tính đến năm 2010 gần 132.134người chiếm gần 2,20% dân số toàn tỉnh, là một huyện có vị trí kinh tế - chính trị - anninh- quốc phòng quan trọng, được côi là trung tâm văn hóa – xã hội của cụm 4huyện vùng tây bắc Nghệ An Huyện Nghĩa Đàn gồm thị trấn Nghĩa Đàn và 24 xã,đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà
1.1.2 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn
Sự hình thành và phát triển của Phòng Nội vụ huyệnNghĩa Đàn:Thực hiện
Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức cơ quan chuyên mônthuộc UBND huyện Quyết định số 07/QĐUB ngày 25/05/2008, trên cơ sở chia táchphòng Nội vụ LĐTB&XH thành hai phòng: Phòng Nội vụ và Phòng LĐTB&XH,biên chế của Phòng Nội vụ được giao 04 người
Hiện tại phòng đã đi vào ổn định, công tác chuyên môn dần đi vào ổn địnhphát huy được chức năng nhiệm vụ của phòng
Tên cơ quan: Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn
Trang 13Địa chỉ: Khối Tân Hồng – Thị Trấn Nghĩa Đàn – Huyện Nghĩa Đàn – TỉnhNghệ An
Trưởng phòng: Nguyễn Văn Hùng
Số điện thoại: 0982182876
1.1.2.1 Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năngtham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cáclĩnh vực: tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạchcông chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấuviên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn
vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với CBCC, VC, lao động hợp đồng trong cơquan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cả cách hành chính; chínhquyền địa phương; địa giới hành chính; CBCC, VC; CBCC cấp xã và nhữngngười hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; vănthư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua – khen thưởng; công tác thanh niên
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấphành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấungạch công chức và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chấp hành sự chỉđạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ
1.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyếtđịnh, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình,biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnhvực quản lý nhà nước được giao
Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi đượcphê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật vềcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao
Trang 141.1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Phòng Nội vụ Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn bao gồm: 01 Trưởng phòng,
02 Phó Trưởng phòng và một chuyên viên thực hiện công tác chuyên mônnghiệp vụ:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ
Tổ chức và biên chế:
Về tổ chức:Phòng Nội vụ có một trưởng phòng, không quá 3 Phó Trưởng
phòng và các công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ
Trưởng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện, Chủ tịchUBND cấp huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng Nội vụ; có trách nhiệmbáo cáo trước UBND, chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ cấptỉnh về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước HĐND vàUBND cấp huyện; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các đơn
vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện giải quyết những vấn đềliên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Phó Trưởng phòng nội vụ giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một sốmặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm
Trưởng phòng
Nguyễn Văn Hùng
Phó Trưởng
PhòngHoàng Quang
Trung
Chuyên viênPhan Thị M ai
Trang 15vụ được phân công, khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng đượcTrưởng phòng Ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
Công chức là chuyên viên của Phòng Nội vụ thực hiện các công việc thuộcchuyên môn của mình và những nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao cho và chịutrách nhiệm trước lãnh đạo và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, đánh giá, khen thưởng,
kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức và thực hiện chế độ, chính sách khác đối vớiTrưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND cấp huyệnquyết định theo quy định
Biên chế: Biên chế công chức của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND huyện
quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt
Việc bố trí công tác đối với CC của Phòng Nội vụ phải căn cứ vào vị tríviệc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và phẩm chất, trình độ, năng lực của CC
1.2 Khái quát về công tác quản trị nhân lực tại huyện Nghĩa Đàn
1.2.1 Về tổ chức, bộ máy
Trình UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành văn bản quy định cụ thểchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Nội vụ theo quy định vàtheo hướng dẫn của UBND tỉnh
Tham mưu giúp UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định việcthành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện
Thẩm định về nội dung đối với dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lậpthuộc UBND cấp huyện
Thẩm định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp cônglập thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp huyện theo quy định của phápluật và theo phân cấp của UBND tỉnh
Trang 16Tham mưu, giúp UBND cấp huyện trong việc trình UBND cấp tỉnh quyếtđịnh thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBNDcấp huyện theo quy định của luật chuyên ngành.
Thẩm định việc thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể các tổ chức phốihợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyệntheo quy định của pháp luật
1.2.2 Về quản lý và sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập
Thẩm định, trình UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện kế hoạchbiên chế CC, kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các cơ quan, đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện đểUBND cấp huyện trình UBND tỉnh theo quy định
Trình Chủ tịch UBND cấp huyện giao biên chế công chức, giao số lượngngười làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập sau khi được cấp có thẩm quyềnphê duyệt
Giúp UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
CC, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp cong lập theo quy định củapháp luật
Tổng hợp, báo cáo biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơquan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
1.2.3.Về quản lý vị trí vệc làm và cơ cấu chức danh công chức, viên chức
Trình UBND cấp huyện ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan,
tổ chức, đơn vị thuộc UBND cấp huyện quản lý xây dựng đề án vị trí việc làm,
cơ cấu chức danh CC, VC hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu chứcdanh công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và theo chỉ đạo, hướngdẫn của UBND tỉnh
Giúp UBND cấp huyện đôn đốc, theo dõi, thẩm định, tổng hợp việc xâydựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh CC, VC hoặc đề án điều chỉnh vị tríviệc làm, cơ cấu chức danh CC, VC trong các cơ quan, tổ chức, dơn vị thuộcthẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện để trình UBND tỉnh thẩm định;
Trang 17UBND cấp huyện tổng hợp danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh CC, VCcủa huyện để trình UBND tỉnh theo quy định.
Trình UBND cấp huyện thực hiện việc sử dụng, quản lý vị trí việc làm và
cơ cấu chức danh CC, VC trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc UBND cấphuyện theo quy định, theo phân cấp hoặc ủy quyền cua UBND tỉnh
1.2.4 Về công tác xây dựng chính quyền
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện trong việc tổ chức và hướng dẫn côngtác bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn theoquy định của pháp luật và hướng dẫn của UBND tỉnh
Giúp UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND cấp huyện theoquy định của pháp luật
Trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn kết quả bầu cử, phê chuẩn việcmiễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND cấp xã theo quy định
Giúp UBND cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu
cử, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND cấp huyện theoquy định của pháp luật
Xây dựng, trình UBND cấp huyện đề án liên quan đến việc thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đổi tên đơn vị hành chính,phân loại đơn vị hành chính trong địa bàn để UBND cấp huyện trình cấp cóthẩm quyền xem xét, quyết định
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện hướng dẫn và triển khai tổ chức thựchiện các đề án, văn bản liên quan đến công tác địa giới hành chính, phân loạiđơn vị hành chính sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Giúp UBND cấp huyện trong việc quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địagiới hành chính của huyện theo quy định của pháp luật
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáoviệc thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ở cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp công lập, ở doanh nghiệp trên địa bàn và việc thực hiệncông tác dân vận của chính quyền theo quy định
Trang 18Tham mưu, trình UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn, thành lập, giảithể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về hoạt động của thôn, tổ dân phốtrên địa bàn huyện theo quy định; thực hiện việc bồi dưỡng công tác cho cấptrưởng, cấp phó của thôn, tổ dân phố theo quy định.
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBNDcấp xã trong việc xây dựng, thực hiện các văn bản, đề án liên quan đến công tácxây dựng nông thôn mới theo phân công của UBND cấp huyện và theo quy địnhcủa pháp luật
1.2.5 Vềcán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Trình UBND cấp huyện quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý việclàm, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, luân chuyển, biệt phái,khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ tiền lương,chế độ đãi ngộ và các chế độ, chính sách khác đối với CBCC,VC thuộc thẩmquyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và phân cấpcủa UBND tỉnh
Thực hiện công tác quản lý hồ sơ, công tác đào tạo, bồ dưỡng chuyên mônnghiệp vụ, kiến thức quản lý đối với CBCC,VC, CBCC cấp xã theo quy định củapháp luật, theo phân cấp quản lý của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ.Giúp UBND cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức cấpxã; thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã và những người hoạtđộng không chuyên trách ở cấp xã theo quy định
1.2.6 Về cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức
Trình UBND cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môncùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độcông vụ, CC ở địa phương
Trình UBND cấp huyện các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩymạnh cải cách chế độ công vụ, CC trên địa bàn huyện
Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về cải cách hành chính, cải cách chế
độ công vụ, CC ở địa phương theo quy định
Trang 191.2.7 Về công tác tôn giáo
Giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiệncác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo vàcông tác tôn giáo trên địa bàn
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh
và theo quy định của pháp luật
Tham mưu giúp UBND cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tôngiáo theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ
1.2.8.Về công tác thi đua, khen thưởng
Tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện tổ chức các phong trào thi đua vàtriển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bànhuyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua,khen thưởng theo quy định của pháp luật
1.2.9 Về những công tác khác
Giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạtđộng của hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn theo quy định của pháp luật
và theo ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
Trình UBND cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác nội
vụ trên địa bàn; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội vụ đối vớicác cơ quan, đơn vị ở cấp huyện và UBND cấp xã
Thực hiện việc kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, xử lý theo thẩm quyềnhoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về công tác nội vụ trong địabàn huyện theo quy định
Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện
Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện vàGiám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn
Trang 20Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch CC trong cơ quanPhòng Nội vụ theo quy định của pháp luật.
Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theoquy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp huyện
Giúp UBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa UBND xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khácđược giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND huyện và theoquy định của Pháp luật
1.3 Mối quan hệ công tác
Đối với Sở Nội vụ tỉnh:
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyênmôn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, đảm bảo sự thống nhất trong quản
lý ngành Trưởng phòng Nội vụ có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động,
về công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của
Sở Nội vụ
Đối với UBND huyện:
Phòng Nội vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dânhuyện về toàn bộ công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng; Trưởng phòngtrực tiếp nhận sự chỉ đạo và nội dung công tác từ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịchUBND huyện và phải thường xuyên báo cáo với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy bannhân dân huyện về những mặt công tác đã được phân công
Theo định kỳ báo cáo với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dânhuyện về nội dung công tác của Phòng và đề xuất các biện pháp giải quyết côngtác chuyên môn trong quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực liên quan
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp và quản lý về tổ chức, biên chế vàtoàn bộ hoạt động theo sự chỉ đạo của UBND huyện Trưởng phòng Nội vụ cótrách nhiệm báo cáo theo quy định và tham mưu, đề xuất với UBND huyện vềcác vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác do phòng Nội vụ phụ tráchtrên địa bàn huyện
Trang 21Phòng Nội vụ có trách nhiệm là cầu nối giữa Sở Nội vụ tỉnh và UBNDhuyện trong việc phối hợp để tổ chức thực hiện các chủ trương, thống nhất nộidung, biện pháp thực hiện, hướng dẫn chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về lĩnhvực công tác theo quy định của pháp luật.
Đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị của huyện:
Mối quan hệ giữa phòng Nội vụ với các cơ quan chuyên môn, đơn vị củahuyện là mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạnđược giao Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có liênquan đến cơ quan chuyên môn, đơn vị để thực hiện và ngược lại, phòng Nội vụ
có trách nhiệm phối hợp thực hiện, cung cấp thông tin, tài liệu,… có liên quanđến chức năng, nhiệm vụ của phòng cho cơ quan chuyên môn, đơn vị của huyệnkhi có yêu cầu
Đối với UBND cấp xã:
Mối quan hệ giữa phòng Nội vụ với UBND cấp xã là mối quan hệ phối hợp
tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về lĩnhvực công tác
Phối hợp hỗ trợ và tạo điều kiện để Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thựchiện các nội dung quản lý Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ củaPhòng; Hướng dẫn cán bộ các xã, thị trấn về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành,lĩnh vực công tác do Phòng quản lý
Như vậy để có thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày càng giàuđẹp bên cạnh những thuận lợi về yếu tố địa lý, tự nhiên thì con người cũng làmột nhân tố rất quan trọng để tự nâng cao cuộc sống của mình, sau một thời giandài hình thành và phát triển phòng Nội vụ huyện Nghĩa đàn đã được thành lập làmột cơ quan độc lập thuộc UBND huyện Nghĩa đàn với vị trí, chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của mình đã tham mưu cho lãnh đạo huyện, giúp UBND huyệnquản lý đội ngũ CBCC của huyện và thực hiện những chính sách đối với CBCCgóp phần quan trọng trong quản lý hệ thống nhân sự hành chính nhà nước
Trang 22CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
2.1 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
2.1.1 Hệ thống các khái niệm
Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng:
Đào tạo là quá trình tác động đến con người, làm cho người đó lĩnh hội vànắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị chongười đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao độngnhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và khai hóa nềnvăn minh của loài người
Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổtúc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo cácchuyên đề Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội
để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyênmôn, nghề nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC là những hoạt động có tổ chức được thực hiệntrong khoảng thời gian xác định nhằm đem đến sự thay đổi trong hành vi nghềnghiệp của con người, là công tác xuất phát đòi hỏi khách quan của công tác cán
bộ nhằm xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn.Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng CBCC có thể được hiểu là tổng thể các hoạtđộng học tập mà tổ chức cung cấp cho người lao động Các hoạt động này có thểdiễn ra trong giờ hành chính, vào ban ngày, buổi tối, hay vào các ngày nghỉ tùytheo, nó có thể chỉ diễn ra vài giờ, cũng có thể trong vài năm để bù đắp nhữngthiếu hụt về kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn chuẩn bị cho những sựthay đổi của tổ chức trong tương lai
Theo khoản 3, điều 63 luật cán bộ, công chức quy định thì:
Trang 23Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêuchuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạchcán bộ, công chức.
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan có thẩmquyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ quy định
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhànước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật
Khái niệm cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã:
Theo điều 4 luật Cán bộ, công chức quy định thì:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trungương ( gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọichung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vi sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương củađơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”
“Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam,được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bíthư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”
Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy
Trang 24- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn cóhoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
“Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước”
Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
- Trưởng Công an
- Chỉ huy trưởng Quân sự
- Văn hóa – xã hội
Cán bộ, công chức cấp xã bao gồm cả cán bộ, công chức được luânchuyển, điều động biệt phái về cấp xã
Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý
2.1.2 Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Theo Quyết định 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ Tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025 có các mục tiêu cơ bản là:
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡnggóp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và
Trang 25năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước
và hội nhập quốc tế
Xây dựng hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồidưỡng CBCC phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu hội nhập quốc
tế, hệ thống chính sách khuyến khích CBCC học tập và tự học để không ngừngnâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao
Tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC gọn nhẹ,khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của CBCC:
Thứ nhất, đến năm 2020, 100% CBCC cấp xã có trình độ chuyện môn từ
trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vịtrí đảm nhiệm
Thứ hai, hàng năm, ít nhất 60% CBCC cấp xã được bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ
Thứ ba, đến năm 2025, 100% CBCC người dân tộc Kinh công tác tại vùng
có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dântộc tại địa bàn công tác
2.1.3 Các chỉ tiêu xác định và đánh giá cán bộ, công chức
2.1.3.1 Tiêu chuẩn xác định cán bộ, công chức
Theo luật cán bộ, công chức năm 2008 thì tiêu chuẩn xác định CBCC chức là:
Thứ nhất, là công dân Việt Nam và từ 18 tuổi trở lên.
Thứ hai, có lí lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
Thứ ba, có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.
Thứ tư, có trình độ văn hóa, chuyên môn phù hợpvới chức vụ, chức danh Thứ năm, được bầu cử, phê chuẩn hoặc tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc
trong biên chế chính thức của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội
Thứ sáu, được xếp vào một ngạch trong hệ thống ngạch bậc của công chức
do Nhà nước quy định
Thứ bảy, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Trang 262.1.3.2 Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức
Hiện nay tiêu chí của CBCC Việt nam vừa phải có “phần cứng” đáp ứngnhu cầu phát triển lâu dài của đất nước, từng bước theo kịp trình độ phát triểncủa khu vực và thế giới, đồng thời phải có “phần mềm” phù hợp với điều kiệnthực tế của của đội ngũ CBCC Việt nam hiện nay Để thực hiện chiến lược trên,Đảng ta xác định tiêu chí chung của CBCC trong thời kỳ mới là:
Thứ nhất,về phẩm chất chính trị phảicó tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ
phục vụ nhân dân kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấuthực hiện đường lối của Đảng có hiệu quả, chính sách, pháp luật của nhà nước
Thứ hai,về phẩm chất, đạo đức công vụ phải cần kiệm, liêm chính, chí công
vô tư, không tham nhũng và kiênquyết đấu tranh chống tham nhũng là những phẩmchất không thể thiếu của mỗi người CBCC, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực,không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm
Thứ ba,về trình độ năng lực phải có sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độvăn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực tổ chứcđể làm việc có hiệuquả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao
Thứ tư,về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của
CBCC thì có 4 mức độ để đánh giá CBCC là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực
và không hoàn thành nhiệm vụ
Thứ năm, về tiêu chí sức khỏe Hiện nay, Bộ Y tế quy định ba trạng thái sức
khoẻ của người lao động nói chung và CBCC nói riêng: loại A là loại có thể lựctốt; loại B là trung bình; loại C là yếu Yêu cầu về sức khoẻ của CBCC khôngchỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng CBCC mà còn là yêu cầu được duy trìtrong cả cuộc đời công vụ của CBCC, CBCC phải đảm bảo sức khoẻ mới có thểduy trì việc thực hiện công việc liên tục với áp lực cao
Trang 272.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa đàn, tỉnh Nghệ An
2.2.1 Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã
CBCC cấp xã là những người gần dân, sát dân, biết dân nhất, họ là nhữngngười trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp lụât của Nhànước vào dân, gắn bó với Nhân dân
CBCC cấp xã có tính ổn định thấp hơn so với CBCC nhà nước cấp trên.CBCC cấp xã có tính chuyên môn hoá thấp nhưng lại phải kiêm nhiệmnhiều
CBCC cấp xã là người đại diện cho nhân dân lao động vì vậy họ luôn phải
là những người bám sát dân, gần dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của Nhândân từ đó có những cách thức tiến hành công việc phù hợp và đảm bảo cho lợiích chính đáng của Nhân dân
CBCC cấp xã là người trực tiếp giải quyết tất cả các yêu cầu, quyền lợichính đáng từ Nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân
CBCC cấp xã thường là những người xuất phát chính từ trong Nhân dân, họvừa trực triếp tham gia lao động sản xuất, vừa là người đại diện cho Nhân dânthực hiện chức năng quản lý nhà nước, giải quyết các công việc của nhà nước
Do đó xét ở khía cạnh nào đó CBCC cấp xã bị chi phối, ảnh hưởng rất nhiều bởinhững phong tục tập quán làng quê, những nét văn hóa bản sắc riêng đặc thù củađịa phương, của dòng họ
CBCC cấp xã do dân bầu ra do vậy số lượng luôn bị biến động do hếtnhiệm kỳ nhân dân lại bầu cử những đại diện mới
CBCC cả nước rất đông tuy nhiên về chất lượng lại rất yếu, độ tuổ tươngđối già, chính vì vậy nó là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giải quyết côngviệc không cao
Trang 282.2.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nghĩa Đàn
2.2.2.1 Về số lượng, cơ cấu
Về số lượng
Do là một huyện nghèo của 1 tỉnh thuộc vùng bắc trung bộ, Nghệ An là 1tỉnh có diện tích lớn tuy nhiên đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở đây hiệnnay nhìn chung còn yếu, tỷ lệ được chuẩn hóa còn chưa cao và chưa đáp ứngmục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 18/3/2002 củaHội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới vànâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn đề ra
Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng,một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn vànhững người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì huyện Nghĩa Đàn đượcgiao là 590 biên chế CBCC
Sau đây là bảng thống kê số lượng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện NghĩaĐàn tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016:
(số liệu được lấy từ bảng thống kê số lượng, chất lượng CBCC cấp xã huyện Nghĩa Đàn tính đến tời điểm 31 tháng 12 năm 2016 của phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn).
Chức danh Số lượng (người) tỷ lệ (%)
Theo bảng số liệu trên cho thấy số lượng biên chế được giao về chức danh,
số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã là 590 biên chếCBCC nhưng tính tới thời điểm 31/12/2016 mới chỉ đáp ứng được 542 biên chế,trong đó có 261 người là cán bộ đáp ứng 44,2% và 281 người là công chức đápứng 47,6% yêu cầu so với chỉ tiêu biên chế đặt ra vậy toàn huyện còn thiếu 48biên chế chiếm 8.1% so với yêu cầu chỉ tiêu biên chế đặt ra