1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp phường (xã) tại thành phố nam định

52 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 896,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Vấn đề nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Ý nghĩa đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 3 B. PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ 4 1.1. Các khái niệm liên quan. 4 1.1.1. Cán bộ, công chức, cán bộ cấp xã (phường) 4 1.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng 5 1.2. Mục đích, yêu cầu và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng 7 1.2.1. Mục đích của đào tạo, bồi dưỡng 7 1.2.2. Yêu cầu của đào tạo, bồi dưỡng 7 1.2.3. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng 8 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng 10 1.3.1. Yếu tố khách quan 10 1.3.2. Yếu tố chủ quan 11 1.4. Cơ sở pháp lý 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 14 2.1. Khái quát chung về thành phố Nam Định, lịch sử hình thành và phát triển phòng Nội vụ thành phố Nam Định 14 2.1.1. Khái quát chung về thành phố Nam Định 14 2.1.2. Khái quát chung về phòng Nội vụ thành phố Nam Định 15 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ thành phố Nam Định 16 2.1.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ 16 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức 18 2.1.4. Khái quát về công tác sử dụng và quản lý cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ thành phố Nam Định 20 2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp phường tại thành phố Nam Định 21 2.2.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường và số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng 21 2.2.2. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, phường tại thành phố Nam Định 22 2.2.3. Nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng 24 2.2.4. Kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 29 2.3. Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng. 30 2.3.1. Những thuận lợi 30 2.3.2. Những khó khăn và hạn chế 32 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 35 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 35 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 36 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 37 3.1. Một số giải pháp nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp phường tại thành phố Nam Định 37 3.1.1. Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp phường (xã). 37 3.1.2. Đầu tư cơ sở vật chất, cơ cấu lại cơ sở đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 39 3.1.3. Bổ sung và hoàn thiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cần thiết đối với học viên, giảng viên và giảng viên kiêm chức 40 3.1.4. Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho công tác đào tạo, bồi dưỡng 40 3.1.5. Khắc phục những vi phạm, những hạn chế do ý thức của cá nhân các cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng 41 3.2. Đề xuất và khuyến nghị 42 3.2.1. Một số đề xuất về việc thực hiện nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức 42 3.2.2. Khuyến nghị 42 C. KẾT LUẬN 44 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn quý cơ quan cùng các cán bộ, công chứcphòng Nội vụ thành phố Nam Định đã tạo điều kiện và tận tình truyền đạtkiến thức, kinh nghiệm trong quá trình thực tập tại cơ quan Chân thành cám

ơn các chuyên viên và Phó Trưởng phòng Nội vụ thành phố Nam Định đã tậntình hướng dẫn, cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành bài báo cáo này

Cuối cùng, xin kính chúc toàn thể cán bộ, công chức phòng Nội vụthành phố Nam Định sức khỏe dồi dào, hoàn thành nhiệm vụ được giao Kínhchúc quý thầy cô mạnh khỏe, đạt nhiều thành công trong sự nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn./

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN

BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Vấn đề nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa đề tài 3

7 Kết cấu đề tài 3

B PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XA 4

1.1 Các khái niệm liên quan 4

1.1.1 Cán bộ, công chức, cán bộ cấp xã (phường) 4

1.1.2 Đào tạo, bồi dưỡng 5

1.2 Mục đích, yêu cầu và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng 7

1.2.1 Mục đích của đào tạo, bồi dưỡng 7

1.2.2 Yêu cầu của đào tạo, bồi dưỡng 7

1.2.3 Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng 8

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng 10

1.3.1 Yếu tố khách quan 10

1.3.2 Yếu tố chủ quan 11

1.4 Cơ sở pháp lý 12

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XA TẠI THÀNH PHỐ NAM

ĐỊNH 14

2.1 Khái quát chung về thành phố Nam Định, lịch sử hình thành và phát triển phòng Nội vụ thành phố Nam Định 14

2.1.1 Khái quát chung về thành phố Nam Định 14

2.1.2 Khái quát chung về phòng Nội vụ thành phố Nam Định 15

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ thành phố Nam Định 16

2.1.3.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ 16

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức 18

2.1.4 Khái quát về công tác sử dụng và quản lý cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ thành phố Nam Định 20

2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp phường tại thành phố Nam Định 21

2.2.1 Khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường và số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng 21

2.2.2 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, phường tại thành phố Nam Định 22

2.2.3 Nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng 24

2.2.4 Kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 29

2.3 Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng 30

2.3.1 Những thuận lợi 30

2.3.2 Những khó khăn và hạn chế 32

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 35

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 35

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 36

Trang 4

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG TẠI

THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 37

3.1 Một số giải pháp nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp phường tại thành phố Nam Định 37

3.1.1 Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp phường (xã) 37

3.1.2 Đầu tư cơ sở vật chất, cơ cấu lại cơ sở đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 39

3.1.3 Bổ sung và hoàn thiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cần thiết đối với học viên, giảng viên và giảng viên kiêm chức 40

3.1.4 Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho công tác đào tạo, bồi dưỡng 40

3.1.5 Khắc phục những vi phạm, những hạn chế do ý thức của cá nhân các cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng 41

3.2 Đề xuất và khuyến nghị 42

3.2.1 Một số đề xuất về việc thực hiện nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức 42

3.2.2 Khuyến nghị 42

C KẾT LUẬN 44

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 5

BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 6

STT Tên hình (bảng) Số trang

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngay từ những ngày đầu dựng nước thì việc rèn luyện, bồi dưỡng nhântài đã được đẩy lên làm nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản để dựng nước và giữnước Các lớp học luyện thi tú tài, trạng nguyên cũng vì thế mà được mở ra

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” Cho đến ngày nay, khi nền hành chínhcông vụ nước nhà đang từng bước phát triển hiện đại hơn, hợp thời hơn thìkhông thể xem nhẹ việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ,công chức nhằm phục vụ nước nhà Việc đào tạo, bồi dưỡng này trước hết làgiúp cho chính cán bộ, công chức đó có thể trau dồi bản thân, tìm được cơ hộithăng tiến trong sự nghiệp, sau đó là giúp cho đất nước nói chung và cơ quanlàm việc nói riêng giữ được nguyên khí và phát triển hơn nữa Mỗi cơ quankhác nhau sẽ lựa chọn những hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau, phùhợp với đơn vị

Tuy nhiên, hiện nay không phải cơ quan đơn vị nào cũng chọn đúngcho mình hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đúng đắn và không phải cơquan nào cũng thực hiện đào tạo bồi dưỡng có hiệu quả Phương thức đào tạo,nội dung chương trình đào tạo, quy trình thực hiện nội dung đào tạo, v v vẫn còn khá nhiều hạn chế và cần khắc phục kịp thời Về nội dung đào tạo,trên thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng của Phòng mới chỉ triển khai nhữngchương trình chung, cơ bản (bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chươngtrình chuyên viên, chuyên viên chính ) mà chưa chú ý đến những yêu cầu cótính đặc thù của đội ngũ cán bộ, công chức Nội dung các chương trình đàotạo, bồi dưỡng có phần chồng chéo, trùng lặp, nặng lý thuyết, ít kỹ năng thựchành, ít kỹ năng làm việc thực tế Về quy trình thực hiện đào tạo, về cơ bản làthực hiện đủ các bước nhưng vẫn còn thực hiện một cách sơ sài, đôi khi cònmang tính chất làm cho có lệ

Mục tiêu trước mắt đặt ra là: “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả đào

Trang 8

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức?” Tôi chọn đề tài “Công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức cấp phường (xã) tại thành phố Nam Định” trước

hết là tìm hiểu thêm về công tác đào tạo bồi dưỡng, sau đó là đề xuất một vàiphương án để nâng cao hiệu quả của công tác này

2 Mục tiêu nghiên cứu

Báo cáo hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực trạng công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp phường tại thành phố Nam Định để đưa

ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện côngtác này

3 Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ,công chức cấp phường tại thành phố Nam Định, làm rõ hệ thống các chứcdanh, chức trách, trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tập trung nghiên cứu tại cấp phườngtại thành phố Nam Định

- Thời gian nghiên cứu: công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức cấp phường giai đoạn 2013-2016

4 Vấn đề nghiên cứu

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp phường tại thànhphố Nam Định chưa làm đúng quy trình, nội dung đào tạo còn nhiều hạn chế,kết quả đào taọ chuưa đáp ứng nhu cầu của nền hành chính nước nhà Nếuhoàn thiện được công tác đào tạo, bồi dưỡng thì sẽ nâng cao được hiệu quảphục vụ của các cán bộ, công chức; góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nềnhành chính công

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Dựa trên những tài liệu màPhòng nội vụ thành phố Nam Định cung cấp như: số lượng và chất lượng cánbộ, công chức; các đợt đào tạo; thông số thống kê nguồn nhân lực cử đi đàotạo; nội dung chương trình đào tạo; các công văn có liên quan;

Trang 9

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những số liệu được cung cấp vànhững tài liệu tham khảo khác để phân tích các số liệu, nội dung và tổng hợplại ý chính, tìm ra nguyên nhân và đề ra phương án giải quyết

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các lãnh đạo cấp thành phố vàđại diện lãnh đạo cấp phường về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và cử cán bộ điđào tạo bồi dưỡng

6 Ý nghĩa đề tài

Báo cáo thực tập cung cấp thông tin về nguồn nhân lực, chất lượngnguồn nhân lực và công tác đào tạo phát triển nhân lực của nơi sinh viên khoavề thực tập Căn cứ vào báo cáo thực tập, các giảng viên có thể nắm rõ vàđánh giá về kết quả thực tập của sinh viên, sự hiểu biết của sinh viên về việctuyển dụng, phát triển nhân lực tại tổ chức đồng thời nắm được thực tế vềnguồn nhân lực tại các cơ quan kiến tập

Báo cáo kết quả thực tập giúp các đối tượng quan tâm khác nhận diệnrõ ràng các mối quan hệ cơ bản trong việc tuyển dụng nhân lực và công tácbồi dưỡng cán bộ, công chức Từ đó, đối tượng quan tâm sẽ định hình đượcphương thức cải cách, khắc phục nhược điểm, đồng thời đưa ra các phương ánphát triển tổ chức

Bên cạnh đó, báo cáo thực tập còn giúp các đối tượng quan tâm đánhgiá được mức độ đóng góp của tổ chức cho xã hội Một tổ chức hoạt động tốtlà khi tổ chức đó sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực (lực lượng xãhội và các nguyên liệu đầu vào của quá trình tuyển dụng)

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục thì bài báo cáo gồm 3 phần:

- Chương 1: Cơ sở lý luận pháp lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức cấp phường

- Chương 2: Tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp phường tại thành phố Nam Định

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức cấp phường tại thành phố Nam Định

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO,

Trang 10

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XA

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Cán bộ, công chức, cán bộ cấp xã (phường)

- Theo khoản 1, điều 4 Luật Cán bộ, Công chức 2008:” Cán bộ làcông dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chứcdanh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách nhà nước.”

- Theo khoản 2, điều 4 Luật Cán bộ, Công chức 2008: “Công chức làcông dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chứcdanh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quânđội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânquốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải làsĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơnvị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnhđạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

- Theo khoản 3, điều 4 Luật Cán bộ, Công chức 2008: “Cán bộ xã,phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, đượcbầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị -xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ mộtchức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên

Trang 11

chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

- Các chức danh tại cấp phường, xã:

 Cán bộ cấp phưỡng xã gồm có:

 Bí thư, phó Bí thư Đảng ủy

 Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND

 Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

 Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

 Chủ tịch hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam

 Chủ tịch HĐND Việt Nam (đối với phường, xã, thị trấn có hoạt độngnông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức HĐND Việt Nam)

 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

 Công chức cấp xã, phường:

 Trưởng Công an

 Chỉ huy trưởng quân sự

 Văn phòng - thống kê

 Địa chính - xây dựng và môi trường (đối với xã, phường, thị trấn)hoặc địa chính - nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)

 Tài chính – kế toán

 Tư pháp – hộ tịch

 Văn hóa – xã hội

1.1.2 Đào tạo, bồi dưỡng

Ở bất kì quốc gia nào, giáo dục- đạo tạo luôn là con đường cơ bản đểcó nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu phát triển của xã hội Giáodục và bồi dưỡng không chỉ bao gồm sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chungmà còn bao gồm cả đào tạo chuyên môn, giáo dục chính trị, ý thức tráchnhiệm,

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hành chính phản ánh cùng một mục đíchlà trang bị kiến thức cho họ Nhưng “Đào tạo là quá trình truyền thụ kiến thứcmới để người cán bộ có một trình độ cao hơn trình độ hiện tại” “Bồi dưỡng làquá trình hoạt động làm tăng thêm những kiến thức đòi hỏi với những ngườimà họ đang giữ một chức vụ nhất định”

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một quá trình nhằm trang bị

Trang 12

cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết đểthực hiện tốt nhiệm vụ được giao Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làcông tác xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác cán bộ nhằm đáp ứngyêu cầu quản lý trong từng giai đoạn.Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cánbộ hành chính thì việc làm sao để đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng cao lại làmột vấn đề nan giải Chất lượng đào tạo bồ dưỡng cán bộ thể hiện ở trình độ,khả năng thực hiện các công việc tương ứng với thời gian và bằng cấp mà cáccán bộ đạt được

Luật cán bộ công chức năm 2008 nêu rõ:

“Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức,kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học Bồi dưỡng là hoạt độngtrang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc Đào tạo, bồi dưỡngcán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệmvụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quancó thẩm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chính phủ quy định Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức,kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định theo ngạch công chức Đàotạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trang bị kiến thức,kỹ năng, phương pháp làm việc theo chương trình quy định cho từng chức vụlãnh đạo, quản lý Bồi dưỡng theo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiếnthức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt nhiệm vụ được giao Đào tạo,bồi dưỡng thường đan xen và có khi là thành tố của nhau Bởi lẽ, nó đềunhằm mụ đích là đáp úng nhu cầu phát triển của cá nhân trong tổ chức và sựphát triển của tổ chức trong sự phát triển chung.”

1.2 Mục đích, yêu cầu và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng

1.2.1 Mục đích của đào tạo, bồi dưỡng

Trong các tổ chức vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm:

- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn những yêu cầu

Trang 13

cụ thể chuyên sâu của công việc.

- Cập nhật,nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức chuyên mônmới cho nhân viên Huấn luyện cho nhân viên phương pháp làm việc mới

- Tránh tình trạng quản lý lỗi thời nhờ sự hướng dẫn của các phươngpháp quản lý mới phù hợp với thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ năng côngviệc

- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kề cận nhờ trang bịnhững kỹ năng cần thiết cho cơ hội thăng tiến sau này

- Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên bởi các kỹ năng chuyênmôn mới cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn và vìthế sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn

1.2.2 Yêu cầu của đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt đủ các tiêu chuẩn quy địnhđối với từng ngạch công chức Nhà nước, từng chức danh cán bộ lãnh đạo, cánbộ quản lý huyện và cơ sở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đạihóa đất nước

Trong giai đoạn hiện nay, phải hướng vào việc nâng cao phẩm chấtchính trị, đạo đức cách mạng và khắc phục kịp thời tình trạng yếu kém vềtrình độ chuyên môn, hạn chế về năng lực quản lý để từ đó giúp mỗi cán bộ,công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Tập trung trang bị, bổ sungnhững kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhất làquản lý hành chính nhà nước, các yêu cầu công việc đang đảm nhiệm

1.2.3 Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng

Chất lượng đào tạo công chức hành chính phụ thuộc rất nhiều vào sựphát triển của nền hành chính quốc gia Đào tạo, bồi dưỡng công chức hànhchính nhằm phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của đất nước vì đây là lực lượngnòng cốt, chủ chốt trong lực lượng cán bộ, công chức Mọi đường lối, chủtrương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước đều được các cơ quan,phòng ban hành chính thực hiện với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp Trước đây

Trang 14

chúng ta đã tồn tại quá lâu theo cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấpnhưng đến ngày nay cơ chế đó không còn phù hợp nữa nên việc chuyển đổi

cơ cấu quản lý mới là việc cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng với sự phát triểncúa đất nước Trước tình hình như vậy, việc nâng cao trình độ cán bộ chuyênviên là việc cần làm, tránh trường hợp cán bộ, chuyên viên lúng túng, giảiquyết được nhiều vấn đề nảy sinh khi chuyển đổi cơ cấu quản lý

Trước xu hướng phát triển của xã hội, thì chất lượng đào tạo cán bộđược nâng cao sẽ đào tạo ra nhiều cán bộ, chuyên viên giỏi Họ sẽ nắm bắtđược nhiều cơ hội do hội nhập, toàn cầu hóa đồng thời hạn chế được nhữngrủi ro mà toàn cầu hóa mang lại Ngày nay, do nước ta mở cửa hội nhập,thông thương nên việc cán bộ của chúng ta không đủ năng lực sẽ mang lạinhững va vấp, thiệt thòi cho cán bộ hành chính nước nhà Điều đó nói lênrằng, việc nâng cao đội ngũ cán bộ chuyên viên là việc nên làm và cần phảilàm ngay

Hơn thế nữa, cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đang diễn ra hết sứcmạnh mẽ, vì vậy sự phát triển của các đất nước nói chung và sự phát triển củađất nước ta nói riêng tất yếu phải gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Để tiếp thu được những tiến bộ của những thành tựu khoa học và trìnhđộ tổ chức quản lý cao đó, chúng ta phải có một đội ngũ cán bộ, chuyên viêncó trình độ để cung cấp cho lãnh đạo cấp trên những cơ sở khoa học, các chủtrương, chính sách, chiến lược, dự án, để phát triển đất nước Lực lượng nàyphải biết tiếp thu một cách thông minh, biết chọn lọc học tập để không làmmất đi bản sắc dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trước xu hướngphát triển của thế giới

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ: “Đào tạo và bồi dưỡng cánbộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên mônvà năng lực thực tiễn Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ lãnh đạo, cánbộ quản lý, các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia, trước hết là cán bộ chủ

Trang 15

chốt trong hệ thống chính trị, coi trọng cả đức lẫn tài, đức là gốc Việc học tậpcán bộ phải quy định thành chế độ và phải thực hiện nghiêm ngặt” Tiếp tụctinh thần đổi mới, Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ X chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi duỡng cán bộ, công chức vớichương trình đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, côngchức Nhà nước” [17; tr217].

Tổng kết công tác xây dựng Đảng 20 năm (1975 – 1995), Đảng tamạnh dạn phê bình: “Tồn tại lớn nhất hiện nay là vẫn chưa có một chiến lược

cơ bản và lâu dài và xây dựng đội ngũ cán bộ, phục vụ cho nhiệm vụ cáchmạng thời kỳ mới… Thiếu dự báo để chuản bị đội ngũ cán bộ đón đầu chothời kỳ mới, thường sang vào những công việc cụ thể mang tính đối phó, chắpvá Tình trạng hẫng hụt cán bộ do thiếu sự chuẩn bị và cũng có phần do quanđiểm và phương pháp đánh giá lựa chọn chưa phù hợp” [15;tr120]

Những thành tựu thu được gần 25 năm đổi mới trên mọi mặt của đờisống kinh tế đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của công tác đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ, công chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đãkhẳng định: “Con đường công nghiệp hóa của nước ta cần và có thể rút ngắnthời gian thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừacó những bước nhảy vọt Phát huy những lợi thế của đất nước, gắn côngnghiệp hóa với hiện đại hóa, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến,hiện đại về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tranh thủnhững ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn nhữngthành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế trithức”[17;tr217]

Nhiệm vụ đó là căn cứ để xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộcông chức cả về cơ cấu số lượng, chất lượng, phẩm chất và năng lực để đápứng những yêu cầu mới, phục vụ tốt các nhu cầu xã hội quyền và lợi ích hợppháp của công dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền

Trang 16

vững của đất nước, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là nói đến công tác bồi dưỡng, tăng cườngnăng lực thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ, công chức; là việc tổ chức cơ hộihọc tập cho cán bộ, công chức Đào tạo, bồi dưỡng chính là quá trình tạo cơhội học tập cho cán bộ, công chức nhằm trang bị, cập nhật những kiến thức,kỹ năng và thái độ giúp cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao.Quá trình này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

1.3.1 Yếu tố khách quan

- Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡnglà nơi tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng, trang bị, bổ sung kiếnthức, kỹ năng hoạt động công vụ cho cán bộ, công chức Các cơ sở đào tạo,bồi dưỡng phải đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu của một trung tâm đào tạocông chức hiện đại như: khuôn viên rộng rãi, có hội trường, có phòng học, kítúc xá, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, đội ngũ giảng viên kiêm chức đôngvà đủ năng lực; đội ngũ quản lý chuyên nghiệp Đối với các phòng học cần đủrộng, có hệ thống máy chiếu, Hiện nay các cơ sở đào tạo chưa đủ mạnh,năng lực đào tạo chưa cao, cách thức tổ chức đào tạo lãng phí Nhìn chung,công suất sử dụng các phòng học, giờ thực giảng dạy của giảng viên chưa caovà thực trạng cơ sở vật chất còn quá khiêm tốn so với yêu cấu của công tácđào tạo, bồi dưỡng trog khu vực Các pòng học còn nghèo nàn, bàn ghế kiểuhọc sinh phổ thông Lớp học chủ yếu là các lớp lý luận chính trị

- Các nhân tố thuộc về văn hóa – xã hội: Trong một xã hội tri thức,việc cán bộ, công chức có trình đô chuyên môn cao được mọi người ngưỡngmộ và tôn trọng hơn người khác Chính sự cảm nhận này tạo ra nhu cầu chínhđáng của cán bộ, tôn trọng, đó là nhu cầu “được tôn trọng” Vì vậy môitrường văn hóa cũng có tác động không nhỏ

Trang 17

- Môi trường làm việc và tính chất công việc: Môi trường làm việcnăng động hay môi trường làm việc yên tĩnh có ảnh hưởng đến công tác đàotạo Cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy nhà nước là những người giảiquyết các vấn đề xã hội Trong khi đó, các vấn đề xã hội xảy ra thường xuyênvà liên tục với những diễn biến khó lường Điều này cho tháy môi trường làmviệc trong các cơ quan nhà nước không tĩnh mà là động, rất năng động

1.3.2 Yếu tố chủ quan

- Giảng viên và học viên: Giảng viên bồi dưỡng cán bộ, công chức lànhững người hướng dẫn cho học viên rèn luyện và học tập Một nguyên tắccủa việc bồi dưỡng là cung cấp kiến thức ở mức cần thiết, rèn luyện kĩ năngđến mức có thể Như vậy, giảng viên phải là những người có kiến thức, có kĩnăng đối với lĩnh vực mà mình giảng dạy trong khóa bồi dưỡng về nghiệp vụtổ chức cán bộ mà họ chưa bao giờ làm công tác tổ chức Cần có quy chế vềtổ chức, sử dụng và bồi dưỡng thường xuyên đối với giảng viên kiêm chứccho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Đối với học viên, đối tượng của lớp đào tạobồi dưỡng này rất phức tạp, vì công việc của họ rất khác nhau nên nhu cầuđào tạo rất khác nhau, vì vậy việc dồn tất cả vào chung một lớp thì hiệu quảgiảng dạy sẽ không cao Việc họ đến lớp chỉ mang tính chất chốn đối và vìmục đích bằng cấp, chứng chỉ

- Ngân sách và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng: hằng năm Nhà nước đầu

tư hàng tỉ đồng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ cácnguồn kinh phí khác nhau nhưng kết quả nhận được không như mong muốn.Sử dụng và quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩymạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng Cách chi tiền cho thấy ta đối xử vớicông tác đào tạo, bồi dưỡng như thế nào Các chế độ định mức chỉ tiêu chođào tạo, bồi dưỡng (theo Thông tư 79/2015/TT-BTC) thường lạc hậu nhiều,rất thấp so với thực tế người ta phải chi nên khi thanh quyết toán, thôngthường, người ta phải làm sạch bằng cách tăng thêm số ngày, số người, để

Trang 18

trang trải thêm các khoản khác

1.4 Cơ sở pháp lý

Dựa trên các điều Luật, Nghị định, Thông tư Bộ Nội vụ ban hành màtôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát đề tài này

- Luật cán bộ, công chức năm 2008: quy định rõ khái niệm, quyền

hạn, chức năng và nhiệm vụ của công chức để từ đó người nghiên cứu có thểcó cái nhìn, nhận định đúng về một người công chức và đưa ra những ý kiếnđóng góp xác thực nhất

- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Dựatrên Nghị định này, người nghiên cứu nắm bắt được cơ cấu tổ chức, chứcnăng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy banNhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà chi tiết ở đây là PhòngNội vụ thành phố Nam Định trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định

- Thông tư số 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc TW; phòng Nội vụ thuộc Úy ban Nhân dân quận, huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Hướng dẫn về chức

trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thịtrấn

- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về quản lý công chức: Trong

Nghị định này nêu rõ cách thức tuyển dụng công chức, cách thức quản lýcông chức để từ đó người nghiên cứu có thể rút ra được những phương phápquản lý công chức mới có hiệu quả mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng luật, đúngquy định của Chính phủ

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức:

Trong nghị định này, người nghiên cứu có thể hiểu hơn về các phương thức

Trang 19

đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định của Chính phủ cả về đối tượng ápdụng, phạm vi áp dụng và nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XA TẠI THÀNH PHỐ

NAM ĐỊNH 2.1 Khái quát chung về thành phố Nam Định, lịch sử hình thành và phát triển phòng Nội vụ thành phố Nam Định

2.1.1 Khái quát chung về thành phố Nam Định

Thành phố Nam Định là một trong những thành phố đầu tiên được

Trang 20

Pháp lập ra ở Bắc kỳ, Việt Nam Hiện nay, Nam Định là một thành phố trựcthuộc tỉnh và tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định Nằm ở phía nam và là thành phốtrung tâm của tiểu vùng nam đồng bằng sông Hồng, Nam Định sớm trở thànhmột trung tâm văn hoá và tôn giáo ngay từ những thời kỳ đầu thế kỷ XIIItrong lịch sử Việt Nam Năm 1262, nhà Trần cho xây dựng phủ Thiên Trường,đặt dấu mốc đầu tiên cho một đô thị Nam Định sau này Trong suốt thời kỳ lịcsử, từ Thiên Trường cho đến Nam Định ngày nay, trải qua các triều đại Trần,Hồ, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn, vùng dất này đã nhiều lần đổi tên như ThiênTrường, Vị Hoàng, Sơn Nam, Thành Nam, Nam Định Danh xưng Nam Địnhchính thức có từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng Năm 1921, ngườiPháp đã phá Thành Nam, quy hoạch lại và thành lập thành phố Nam Định.

Trải qua hai cuộc kháng chiến, vai trò của thành phố Nam Định lại cóthêm những lần thay đổi và ngày nay trở thành thành phố trực thuộc tỉnh NamĐịnh, đã được Thủ tướng Chính phủ kí quyết định công nhận là đô thị loại Ingày 28/11/2011 Trước đó, ngày 22/11/2011, thành phố Nam Định đã đượcThủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thànhphố Nam Định thành trung tâm văn hóa, khoa học và xã hội của tỉnh NamĐịnh và của tiểu vúng nam đồng bằng sông Hồng; đây cũng là một thành phốcủa vùng duyên hải Bắc Bộ

Thành phố Nam Định thường được gọi là Thành Nam, Thành phố Dệthay Thành phố Hoa Gạo

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính trong tỉnhluôn có sự thay đổi, đặc biệt là ở thành phố Nam Định Hiện nay, thành phốNam Định bao gồm 20 phường và 5 xã Thành phố Nam Định là nơi tập trungnhiều cơ quan hành chính trọng yếu của cả tỉnh Phòng Nội vụ thành phốNam Định trực thuộc UBND thành phố Nam Định cũng được đặt tại đây

2.1.2 Khái quát chung về phòng Nội vụ thành phố Nam Định

- Tên đơn vị: Phòng Nội vụ thành phố Nam Định

Trang 21

- Địa điểm trụ sở chính: Số 42, Phạm Hồng Thái, phường Bà Triệu,thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

- Số điện thoại: 03503.846571

- Cùng với sự ra đời và phát triển của Bộ Nội vụ (28/8/1945), Sở Nộivụ tỉnh Nam Định ra đời và ngày càng phát triển, bao gồm 10 phòng Nội vụcác cấp huyện và thành phố Phòng Nội vụ thành phố Nam Định trực thuộcSở Nội vụ tỉnh Nam Định

- Công tác thi đua - khen thưởng: trải qua nhiều năm công tác, các cánbộ, chuyên viên Phòng Nội vụ thành phố Nam Định đã đạt được nhiều thànhtích, được ban lãnh đạo cấp Sở và cấp Trung Ương khen thưởng Có đượcnhững thành tích này là do sự cố gắng, năng lực làm việc của toàn thể cán bộ,công chức Phòng Nội vụ thành phố

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ thành phố Nam Định

2.1.3.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ

Phòng Nội vụ thành phố Nam Định là phòng chuyên môn, tham mưucho Thành ủy, UBND thành phố về công tác tổ chức cán bộ, quản lý côngchức, viên chức, công tác thi đua khen thưởng, tôn giáo, lưu trữ và thực hiệnmột số quyền hạn của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ của Phòng Nội vụ thành phố là thực hiện các nhiệm vụ cảicách hành chính, thay mặt Sở Nội vụ ban hành, cấp phép các loại giấy phép

Trang 22

thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn Ngoài ra,Phòng Nội vụ còn có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ, nâng cao chuyên môncho các cán bộ, công chức cấp xã (phường, thị trấn); tổ chức ứng dụng tiến bộkhoa học, công nghệ; quản lý bộ máy tổ chức, vị trí làm việc biên chế côngchức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, đãi ngộ, khenthưởng, ; và thực hiện một số nhiệm vụ khác do cơ quan cấp trên giao phó.

Nhiệm vụ cụ thể:

Giúp UBND thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức và hướng dẫn thựchiện việc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầuthành viên UBND thành phố và phường theo phân công của UBND thành phốvà hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh

Giúp UBND thành phố cụ thể hóa các quy định về chế độ hoạt động,nội quy làm việc, phân công, phân nhiệm đối với thành viên UBND thành phốvà xã

Tham mưu UBND thành phố việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, côngchức, viên chức thuộc huyện quản lý Hướng dẫn và giám sát về quy trình, thủtục thi hành kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định củapháp

Theo dõi, tổng hợp và đề xuất UBND thành phố về tổ chức bộ máy vànhân sự các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố theophân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật Giúp UBND thành phốhướng dẫn và giám sát việc thực hiện bố trí, tổ chức hoạt động bộ máy nhânsự của UBND các phường

Hướng dẫn, thẩm định việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động củacác cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc huyệntheo hướng dẫn củasở, ngành, tỉnh trình UBND thành phố ban hành Tham mưu trình Chủ tịchỦy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định về quy chế ủy quyền của Chủtịch Ủy ban nhân dân thành phố đối với thủ trưởng các cơ quan chuyên môn

Trang 23

thuộc thành phố.Hướng dẫn UBND các phường xây dựng quy chế tổ chức vàhoạt động.

Nghiên cứu, thẩm định và đề xuất phê duyệt các đề án về tổ chức đốivới các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBNDhuyện hoặctham mưu xây dựng đề án theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyệntrong thành lập mới, sáp nhập, giải thể, thay đổi chức năng, nhiệm vụ, phươngthức hoạt động hoặc tiếp nhận, chuyển giao tổ chức với các sở ngành trên địabàn tỉnh

Hướng dẫn các đơn vị xây dựng quyết định và cơ cấu thành viên trongcác Ban chỉ đạo theo yêu cầu nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm, sau đó thẩmđịnh và trình UBND thành phố xem xét thành lập Theo dõi tổng hợp tìnhhình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện và xã giúp UBND thànhphố thực hiện công tác cán bộ trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn đượcphân cấp Tham mưu quy trình, thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thànhphố tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, nâng lương niên hạn, đề bạt, bổnhiệm, thôi việc, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, kỷ luật, phê chuẩn kết quả bầu cửthành viên Ủy ban nhân dân các phường… trong phạm vi trách nhiệm đượcgiao và theo các quy định pháp luật khác Hướng dẫn các cơ quan chuyênmôn, các đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố và UBND các phường thực hiệnviệc bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo quy

Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đốivới cán bộ, công chức, viên chức thành phố và phường Kịp thời đề xuất biệnpháp hoặc xin ý kiến giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thựchiện Tham mưu UBND thành phố giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấpvề công tác nội vụ trên địa bàn.Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thựchiện công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; công tác quy hoạch,quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý

Được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Thường trực Thành ủy,

Trang 24

Thường trực HĐND, UBND thành phố, cơ sở vật chất của phòng ngày mộtkhang trang, đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc.

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức

Phòng Nội vụ thành phố có 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và

05 cán bộ, chuyên viên Hầu hết các cán bộ, chuyên viên của phòng có trìnhđộ thạc sĩ, đại học, đã tham gia công tác lâu năm, am hiểu chuyên môn ngiệpvụ, luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống Nội bộ cơ quan đoàn kết,mọi người thương yêu, đùm bọc nhau, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốtnhiệm vụ chính trị hằng năm của phòng

Trưởng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước UBND, chủ tịch UBNDtỉnh về toàn bộ mặt công tác của phòng; đồng thời chịu trách nhiệm trướcGiám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định về các mặt chuyên môn và trước phápluật về mặt thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của toàn bộphòng

Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một sốmặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụđược phân công Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó trưởng phòng sẽ đượcủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng

Việc bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật, miễnnhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với trưởng phòng, PhóTrưởng phòng, do Chủ tịch UBND quyết định theo quy định của pháp luật

Cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về nội vụ trên toànđịa bàn thành phố được bố trí tương xứng với nhiệm vụ được giao

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ nêu trên, đặc điểm tình hình cụ thểđơn vị, trình độ, năng lực cán bộ, Phòng Nội vụ thành phố tổ chức chia thànhcác bộ phận gồm những công chức được phân công đảm nhận các chức danhcông việc trên các mặt công tác của phòng

Tùy theo quy mô hoạt động và tính chất công việc, nhân sự cụ thể của

Trang 25

địa phương, UBND có thể bố trí cán bộ phụ trách riêng từng lĩnh vực hoặckiêm nhiệm các lĩnh vực trên cơ sở tinh gọn, hiệu quả và chất lượng.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

Sơ đồ 2.1 cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ thành phố Nam Định

Sơ đồ cơ cấu tổ chức trên có thể cho thấy bộ máy làm việc, kết cấuhoạt động của các cán bộ, chuyên viên phòng Nội vụ thành phố Nam Định cómối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động tương tác qua lại với nhau để hoànthành mọi nhiệm vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chếcông chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chínhnhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và sốlượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối vớicán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hànhchính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địaphương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chứcxã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

TRƯỞNG PHÒNG

CHUYÊN VIÊN 1 CHUYÊN VIÊN 2 CHUYÊN VIÊN 3 CHUYÊN VIÊN 4 CHUYÊN VIÊN 5

Trang 26

hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanhniên; thi đua - khen thưởng.

2.1.4 Khái quát về công tác sử dụng và quản lý cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ thành phố Nam Định

Thời gian qua, phòng Nội vụ thành phố Nam Định đã cố gắng rất nhiềutrong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lực tại cơ quan.Vì vậy, đội ngũ cán bộ cơ quan vẫn không ngừng phát triển cả về số lượng vàchất lượng Số lượng cán bộ, công chức của phòng hiện tại là 8 người làmnhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước, các công việc thuộc chuyên mônnhư: tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố về công tác tổ chức bộ máycán bộ, quản lý công chức, viên chức, công tác thi đua khen thưởng, tôn giáo,lưu trữ

Trưởng phòng phụ trách điều khiển các hoạt động của phòng, phụ tráchnhững công tác trọng tâm Các Phó trưởng phòng phụ trách những lĩnh vựccông tác được Trưởng phòng phân công, trực tiếp giải quyết các công việcphát sinh

Khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách có liên quanđến nội dung chuyên môn của Phó Trưởng phòng khác, Phó Trưởng phòngchủ động bàn bạc, thống nhất hướng giải quyết chỉ trình Trưởng phòng quyếtđịnh các vấn đề chưa nhất trí với các Phó Trưởng phòng khác hoặc những vấnđè mới phát sinh mà chưa có chủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết.Trong trường hợp Trưởng phòng trực tiếp phân công cho các cán bộ, chuyênviên giải quyết thuộc thẩm quyền phụ trách của Phó Trưởng phòng thì phảibáo cáo cho Phó Trưởng phòng phụ trách trực tiếp biết

2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp phường tại thành phố Nam Định

2.2.1 Khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường và số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

Ngày đăng: 18/01/2018, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w