1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác hoạch định chiến lược tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel

35 729 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 386 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 3 7. Cấu trúc của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 1.1.Khái niệm chiến lược hoạch đinh kinh doanh trong doanh nghiệp 4 1.1.1. Khái niệm hoạch định chiến lược 4 1.1.2. Khái niệm chiến lược, chiến lược kinh doanh 4 1.2. Các loại chiến lược kinh doanh 5 1.3. Tính tất yếu khách quan phải hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay 6 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 8 2.1. Giới thiệu về công ty 8 2.1.1. Giới thiệu khía quát về tổng công ty 8 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 8 2.1.3. Sứ mệnh, mục tiêu 10 2.1.4. Lĩnh vực hoạt động 10 2.1.5. Những thành công của Viettel 11 2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn Viettel 15 2.2.1. Bên ngoài 15 2.2.1.1. Văn hóa xã hội 15 2.2.1.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 16 2.2.1.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 16 2.2.1.4. Chính trị pháp luật 16 2.2.1.5. Các yếu tố môi trường quốc tế 17 2.2.2. Bên trong 17 2.2.2.1. Tài chính kế toán 17 2.2.2.2. Nguồn lực nhân sự 18 2.3. Phân tích môi trường nội bộ 19 2.3.1 Nghiên cứu nội lực của Tổng công ty 19 2.3.1.1. Điểm mạnh 19 2.3.1.2. Điểm yếu 19 2.3.2. Phân tích về hoạt động Marketing 19 2.3.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh 20 2.3.4. Đánh giá môi trường nội bộ 20 2.4. Đánh giá chiến lược kinh doanh mà Viettel triển khai 21 2.4.1. Chiến lược khác biệt hóa 21 2.4.2. Chiến lược tập trung hóa 21 2.4.2.1. Chiến lược cường độ 21 2.4.2.2. Chiến lược phát triển thị trường 22 2.4.2.3. Chiến lược phát triển sản phẩm 22 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 24 3.1. Giải pháp 24 3.1.1.Lập ma trận SWOT để hình thành chiến lược 24 3.1.2. Đề xuất các giải pháp: 28 3.2. Những kiến nghị chung 28 PHẦN 3: KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự

hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác

Trong lời đầu tiên của của bài luận “Công tác hoạch định chiến lược tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel” này, em muốn gửi lời cảm ơn và biết ơn

chân thành nhất của mình tới tất cả những người đã hỗ trợ, giúp đỡ em về kiếnthức và tinh thần trong quá trình thực hiện bài luận

Trước hết em xin chân thành cảm ơn cô GV.TS Lâm Thu Hằng,TrườngĐại học Nội vụ Hà Nội đã hướng dẫn, nhận xét, giúp đỡ em trong quá trình họctập để thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong KhoaQuản trị Văn phòng và các phòng ban nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho

em trong suốt thời gian học tập

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã giúp

đỡ, động viên em rất nhiều trong quá trình làm đề tài Do thời gian thực hiện cóhạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên Bài luận chắc chắn không tránh khỏinhững thiếu xót nhất định

Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để

em có thêm kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thiện đề tài của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn khoa học của Gv Ths.Lâm Thu Hằng Các nội dung nghiên cứu, kếtquả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nàotrước đây

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

về nội dung luận văn của mình Trường Đại học Nội vụ Hà Nội không liên quanđến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện(nếu có)

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 3

7 Cấu trúc của đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4

1.1.Khái niệm chiến lược hoạch đinh kinh doanh trong doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm hoạch định chiến lược 4

1.1.2 Khái niệm chiến lược, chiến lược kinh doanh 4

1.2 Các loại chiến lược kinh doanh 5

1.3 Tính tất yếu khách quan phải hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay 6

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 8

2.1 Giới thiệu về công ty 8

2.1.1 Giới thiệu khía quát về tổng công ty 8

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 8

2.1.3 Sứ mệnh, mục tiêu 10

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động 10

2.1.5 Những thành công của Viettel 11

2.2 Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn Viettel 15

2.2.1 Bên ngoài 15

2.2.1.1 Văn hóa xã hội 15

Trang 4

2.2.1.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 16

2.2.1.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 16

2.2.1.4 Chính trị- pháp luật 16

2.2.1.5 Các yếu tố môi trường quốc tế 17

2.2.2 Bên trong 17

2.2.2.1 Tài chính kế toán 17

2.2.2.2 Nguồn lực nhân sự 18

2.3 Phân tích môi trường nội bộ 19

2.3.1 Nghiên cứu nội lực của Tổng công ty 19

2.3.1.1 Điểm mạnh 19

2.3.1.2 Điểm yếu 19

2.3.2 Phân tích về hoạt động Marketing 19

2.3.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh 20

2.3.4 Đánh giá môi trường nội bộ 20

2.4 Đánh giá chiến lược kinh doanh mà Viettel triển khai 21

2.4.1 Chiến lược khác biệt hóa 21

2.4.2 Chiến lược tập trung hóa 21

2.4.2.1 Chiến lược cường độ 21

2.4.2.2 Chiến lược phát triển thị trường 22

2.4.2.3 Chiến lược phát triển sản phẩm 22

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 24

3.1 Giải pháp 24

3.1.1.Lập ma trận SWOT để hình thành chiến lược 24

3.1.2 Đề xuất các giải pháp: 28

3.2 Những kiến nghị chung 28

PHẦN 3: KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 5

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế khu vực

và thế giới Điều này đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiềuhướng thuận lợi phát triển Trong môi trường kinh doanh nhiều biến động thìbên cạnh những cơ hội, cũng gây những áp lực buộc các doanh nghiệp Việt Nammuốn tồn tại và phát triển thì phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp vớitình hình thực tế Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, phần đacác doanh nghiệp đều gặp phải không ít khó khăn để vận hành và duy trì hoạtđộng của mình, chỉ có một số ít các doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển đó lànhờ việc định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn Xét trong lĩnh vực viễnthông có thể nhận thấy hiện nay các doanh nghiệp lớn trong ngành nhưVinaphone, Mobiphone…đều có tốc độ phát triển chững lại với thị phần bị thuhẹp dần, trong khi đó Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel lại không ngừngvươn xa và phát triển Sau 25 năm tồn tại và phát triển Viettel nhanh chóng trởthành doanh nghiệp viễn thông lớn nhất cả nước Thành công mà Viettel đạtđược, chắc chắn có sự đóng góp không nhỏ từ những chiến lược kinh doanh màdoanh nghiệp đề ra Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiệnnay, để giữ vững vị thế của mình trên thị trường là thách thức không hề nhỏ, đòihỏi công tác xây dựng chiến lược của Tập đoàn phải không ngừng hoàn thiện đểphù hợp với tình hình thực tế Xuất phát từ tính cấp thiết này đã tạo tiền đề cho

tôi nghiên cứu và lựa chọn đề tài “ Công tác hoạch định chiến lược tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel’’ Luận văn sẽ làm rõ chiến lƣợc kinh doanh mà Tập

đoàn Viễn thông Quân đội đang sử dụng, những đóng góp của nó vào thànhcông của Tập đoàn, cũng như những mặt hạn chế của các chiến lược đó, từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 6

tài trên để nâng cao kiến thức, đồng thời có thể đóng góp, bổ sung một số phầnnội dung cần thiết.

- Trần Đăng Khoa (2007) “Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đếnnăm 2020 Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

- Hoàng Thị Nhẫn (2011) “Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông diđộng tại Công ty Thông tin viễn thông Điện lực – EVN Telecom” Luận vănthạc sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ViệtNam

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về chiến lược kinh doanh dịch

vụ viễn thông di động tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel - Phạm vinghiên cứu: Đề tài nghiên cứu phân tích thực trạng, đánh giá chiến lược kinhdoanh dịch vụ viễn thông di động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiếnlược kinh doanh dịch vụ viễn thông di động của Tập đoàn viễn thông Quân độiViettel

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chiến lược kinhdoanh, tìm hiểu về các loại chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông di động.Phân tích môi trường kinh doanh và các yếu tố nội bộ của Tập đoàn Viễn thôngQuân đội (Viettel) Phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh dịch vụ viễnthông di động tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Đề xuất định hướngchiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại Tập đoàn Viễn thông Quânđội Viettel giai đoạn sắp tới

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp so sánh

Trang 7

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

- Về lý luận: Hệ thống hóa lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanhtrong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp

- Về thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng chiến lược kinh doanh tại Tậpđoàn Viễn thông Quân đội Viettel Phân tích môi trường kinh doanh các dịch

vụ viễn thông di động để từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, tháchthức của Viettel trong việc cung cấp các dịch vụ này Từ đó, đưa ra nhiều đềxuất, giải pháp có tính khả thi giúp cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việchoạch định, hoàn thiện chiến lược kinh doanh

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của bài gồm 03 chương chính:

Chương I: Cơ sở lí luận.

Chương II: Phân tích công tác hoạch định chiến lược tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.

Chương III: Giải pháp cho công tác hoạch định chiến lược tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

Trang 8

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Khái niệm chiến lược hoạch đinh kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược là một chức năng quản trị của một tổ chức, baogồm việc: xác định các ưu tiên, tập trung các nguồn lực, và củng cố các hoạt

động vận hành, nhằm bảo đảm cho các nhân viên của tổ chức và các bên có liên

quan khác cùng hướng đến những mục tiêu chung, đạt được sự thống nhất vềcác kết quả dự kiến, đánh giá và điều chỉnh phương hướng hoạt động của tổchức để đáp ứng môi trường kinh doanh luôn biến động

Hoạch định chiến lược là nỗ lực của tổ chức nhằm đưa ra những quyếtđịnh và những hành động cơ bản có vai trò định hình và hướng dẫn cho tổ chức

đó muốn trở thành cái gì, phục vụ cho ai, làm gì, lý do tại sao làm việc đó, vàchú trọng đến tầm nhìn tương lai Việc hoạch định chiến lược có hiệu quả khôngchỉ vạch ra đích đến mà tổ chức muốn đạt được và những gì cần phải làm để điđến đó, mà còn nêu rõ cách thức đo lường mức độ thành công

1.1.2 Khái niệm chiến lược, chiến lược kinh doanh

Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược Tuỳ theomục đích nghiên cứu khác nhau và vào từng thời kỳ phát triển khác nhau mà cácnhà kinh tế có những quan niệm khác nhau về chiến lược Năm 1962, AlfredChandler định nghĩa chiến lược như là “việc xác định các mục tiêu cơ bản dàihạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động

và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó” Đến nhữngnăm 1980 Qinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn “ chiến lược là môthức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗihành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ” Theo Fred R.David: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn Chiến lượckinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hoạt động, sở hữu hóa,phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liêndoanh” Còn theo Michael E Porter: “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi

Trang 9

thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ” Ngoài cách tiếp cận kiểu truyền thốngnhư trên, nhiều tổ chức kinh doanh tiếp cận chiến lược theo cách mới: Chiếnlược kinh doanh là hệ thống các mục tiêu dài hạn, các chính sách và biện phápchủ yếu về sản xuất kinh doanh 7 về tài chính và về giải quyết nhân tố conngười nhằm đưa doanh nghiệp phát triển lên một bước mới về chất Dù tiếp cậntheo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnhtương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác.Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 ý nghĩaphổ biến nhất: - Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, - Đưa ra cácchương trình hành động tổng quát, - Lựa chọn các phương án hành động, triểnkhai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó Trong khuôn khổ luận văn này,tác giả tiếp cận chiến lược theo hướng: chiến lược kinh doanh là những gì màmột tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bốicảnh có những cơ hội và cả những mối đe dọa.

1.2 Các loại chiến lược kinh doanh

a Căn cứ vào phạm vi của chiến lược

- Chiến lược kinh doanh tổng quát: đề cập đến những vấn đề quan trọng

và bao quát, có ý nghĩa lâu dài quyết định những vấn đề sống còn của doanhnghiệp, phương châm dài hạn, mục tiêu dài hạn

- Chiến lược kinh doanh từng lĩnh vực: giải quyết những lĩnh vực cụ thểtrong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó thực hiện chiến lược tổngquát

b Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh

- Chiến lược kinh doanh kết hợp: bao gồm kết hợp phía trước, phía sau,chiều ngang, chiều dọc

- Chiến lược kinh doanh theo chiều sâu: thâm nhập thị trường, phát triểnthị trường

- Chiến lược kinh doanh mở rộng: đa dạn hóa đồng tâm, đa dạng hóa theochiều ngang…

c Căn cứ theo quá trình chiến lược: một số nhà kinh tế cho rằng chiến

Trang 10

lược kinh doanh bao gồm: chiến lược định hướng và chiến lược hành động

d Căn cứ vào nguồn của tổ chức

có các loại hình: chiến lược dự hội thảo, chiến lược do khởi thảo, chiếnlược do gợi mở…

e Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh ta có:

- Chiến lược kinh doanh cấp công ty

- Chiến lược kinh doanh cấp cơ sở

- Chiến lược kinh doanh cấp chức năng

1.3 Tính tất yếu khách quan phải hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay

Trong thời kì bao cấp chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ít được sửdụng bởi các damh nghiệp không có trách nhiệm xây dựng chiến lược kinhdoanh Nguyên nhân chủ yếu là trong thời kỳ này các doanh nghiệp hoạt độngsản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh mà cấp trên đưa xuống Tư duy đều tập trungcho rằng Nhà nước có trách nhiệm hang đầu trong việc hoạch định chiến lượcphát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Từ 1986 thực hiện đường lối đổi mới đất nước và đặc biệt là đổi mới nềnkinh tế với quan điểm xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các doanhnghiệp đã dành được quyền tự chủ trong kinh doanh Do đó, chiến lược kinhdoanh là không thể thiếu được trong tình hình mới

Hiện nay, khi chuyển sang kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đa sốcác doanh nghiệp phải đối mặt với những điều kiện kinh doanh ngày càng khókhan, phức tạp mang tính biếm động và rủi ro cao Thực tế những bài học thànhcông hay thất bại trong kinh doanh đã chỉ ra có những nhà tỷ phú xuất thân từhai bàn tay trắng nhờ có chiến lược kinh doanh tối ưu và ngược lại

Sự cần thiết khách quan phải xây dựng chiến lược kinh doanh đối với cácdoanh nghiệp được thể hiện trên một số mặt sau:

- Chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp thấy rõ mục đích vàhướng đi của mình

- Giúp cho doanh nghiệp gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi

Trang 11

trường liên quan

- Giúp cho các doanh nghiệp tạo ra chiến lược kinh doanh tốt hơn thôngqua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở tang sự liên kết củacác nhân viên với các quản trị viên trong việc thực hiện mục tiêu

- Giúp cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách hợp lý nhất

Tiểu Kết : Việc xây dựng chiến lược kinh doanh tốt trong các doanh

nghiệp là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như

trên thế giới, có thể coi “ Chiến lược kinh doanh như là cái bánh lái của con tàu, đưa con tàu vượt trùng dương đến bờ thắng lợi”

Trang 12

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

2.1 Giới thiệu về công ty

2.1.1 Giới thiệu khía quát về tổng công ty

Tên Công ty: Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL

Trụ sở chính: Số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội,Việt Nam

2079/2009/QĐ-2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

 Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin(SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội(Viettel)

 Năm 1990 đến năm 1994, Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì - Vinh choTổng cục Bưu điện Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xâydựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (125m)

 Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinhdoanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam

 Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang 2.000 km Bắc – Nam vớidung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thànhcông sáng kiến thu – phát trên một sợi quang Thành lập Trung tâm Bưu chínhViettel

 Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường Viễn thông phá thế độcquyền của VNPT Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử

Trang 13

dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc Lắp đặt thành công cột phát sóng củaĐài Truyền hình Quốc gia Lào cao 140m.

 Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế

 Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet

 Tháng 1 năm 2003, Khởi công xây dựng tuyến cáp quang Quân sự BắcNam 1B

 Tháng 2 năm 2003, Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trựcthuộc Binh chủng Thông tin

 Tháng 3 năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) đườngdài tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

 Tháng 4 năm 2003, Bắt đầu lắp đặt mạng lưới điện thoại di động

 Ngày 15 tháng 10 năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổngcáp quang quốc tế

 Tháng 4 năm 2004, thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trựcthuộc Bộ Quốc phòng

 Năm 2005: Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo

 Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia

 Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet Năm 2007,thành lập Công ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Phát triểnViettel)

 Năm 2008: Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới Số

1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uytín nhất thế giới (Intangible Business and Informa Telecoms 2008)

 Năm 2009: Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất ViệtNam và là mạng duy nhất trên thế giới ngay khi khai trương đã phủ được 86%dân số Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm (Frost

& Sullivan Asia Pacific ICT Award 2009).Viettel nhận giải thưởng: Nhà cungcấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards2009)

 Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique Số 1 tại Campuchia về cả

Trang 14

doanh thu, thuê bao và hạ tầng.Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchianhận giải thưởng: nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost &Sullivan Asia Pacific ICT Award 2010)

 Năm 2010, chuyển đổi thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội trựcthuộc Bộ Quốc phòng

 Năm 2011: Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng Thươnghiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp tốt nhấttại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2011)

 Năm 2011, Viettel vận hành chính thức dây chuyền sản xuất thiết bịviễn thông hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á

 Năm 2012: Thương hiệuUnitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhàcung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The WorldCommunications Awards 2012) Thương hiệu Movitel của Viettel tạiMozambique nhận giải thưởng: doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiệnviễn thông ở vùng nông thôn châu Phi

 Năm 2013, Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD

 Năm 2015, Triển khai thử nghiệm mạng di động 4G tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

-2.1.3 Sứ mệnh, mục tiêu

- Sứ mệnh: Đánh thức sức mạnh Việt Nam

- Mục tiêu: Viettel đặt mục tiêu từ năm 2015 - 2020 sẽ đưa dịch vụ viễnthông – CNTT vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra sự bùng nổ lần thứ 2trong lịch sử ngành Viễn thông – CNTT Việt Nam, đứng trong top 10 doanhnghiệp lớn nhất thế giới trong lĩnh vực đầu tư viễn thông quốc tế Đây là nhữngmục tiêu rất cao đã được Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Bí thư Đảng

ủy – TGĐ Tập đoàn Viettel trình bày trong bản Báo cáo chính trị trình Đại hội

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động

-Dịch vụ Internet

 Internet Viettel

 Cáp quang Viettel

Trang 15

 Truyền Hình Cáp Viettel

 Truyền hình Internet- Next TV

 Internet không dây 3G

 Leased Line Viettel

 Trung Kế E1 Viettel

- Dịch vụ điện thoại

 Di động trả trước, trả sau

 Điện thoại cố định có dây

 Điện thoại không dây Homephone

- Dịch vụ gia tăng trên ĐTDĐ

 Báo cuộc gọi nhỡ ( MCA)

 Tư vấn thông tin lao động và giới thiệu việc làm: 1066

 Tổng đài tư vấn thông tin kinh kế, xã hội: 1068

2.1.5 Những thành công của Viettel

Với sự hiện diện tại 10 nước ở 3 châu lục (Á, Phi, Mỹ), Tập đoàn Viễnthông quân đội Viettel là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho nănglực hội nhập mạnh mẽ của DN Việt

 Metfone của Viettel trở thành thương hiệu viễn thông giá trị nhất tạiCampuchia

Trang 16

 Mạng Viettel tại Campuchia cho khách trải nghiệm 4G và kính thực tếảo

 Thương hiệu của Viettel là nhà mạng tốt nhất Cameroon

Chỉ sau 10 năm “đem quân lập nghiệp xứ người” (bắt đầu đầu tư tạiCampuchia năm 2006), đến nay, 6/10 thị trường mà Viettel đầu tư đã có lợinhuận Riêng năm 2015, doanh thu từ thị trường nước ngoài của Vietetl đạt 1,5

tỷ USD

Gần đây, Viettel được đánh giá xếp hạng là thương hiệu viễn thông lớnnhất Việt Nam, TOP 5 thương hiệu viễn thông hiệu quả nhất ASEAN và lọt vàoTOP 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới với giá trị thương hiệu đạtngưỡng 1 tỷ USD

Có thể nói, động lực vươn xa với chiến lược kinh doanh hợp lý đã giúpcho Viettel chưa đến một thập kỷ đã gặt hái được những thành công đáng khíchlệ

Xác định thị trường

Ngay từ lúc mới bắt đầu hướng đến thị trường nước ngoài, ông NguyễnMạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel cho rằng, phải đánh giá và định lượng rõ thị

Trang 17

trường và xác định thị trường viễn thông trên thế giới được chia làm 3 loại, gồmthị trường chưa phát triển với độ phủ dân số 20%, thị trường đang phát triển với

độ phủ dân số trên 50% và thị trường đã bão hoà, độ phủ bám dân số gần nhưđạt tới 70-80%

Đối với thị trường đã bão hoà (là các nước tiên tiến), khả năng xâm nhậpgần như bất khả xâm phạm vì sự có mặt của các tập đoàn viễn thông hùng mạnh

Trong khi đó, thị trường ở các nước chưa phát triển (như Cuba, TriềuTiên ) thì phạm vi thị trường không lớn nên khả năng phát triển không cao vàkhông bền vững Vì vậy, thị trường đang phát triển (chủ yếu là ở các nước châuPhi) với chỉ số ARPU (doanh thu bình quân/mỗi thuê bao) còn rất thấp và nhưvậy, với trên 1 tỷ dân, châu Phi sẽ là một thị trường tiềm năng, phù hợp vớiViettel

Chính từ việc định hướng được nơi sẽ đến nên Viettel đã đi rất nhanh Kể

từ khi đặt viên gạch đầu tiên tại thị trường Campuchia năm 2006, đến năm 2009,thương hiệu Metfone của Vietetl tại Campuchia bắt đầu hoạt động; đến năm

2011 (sau 5 năm) Viettel đã chuyển lợi nhuận đầu tiên về nước tới 40 triệu USD,

số tiền lớn hơn vốn đầu tư vào thị trường này

Không dừng lại ở đó, thị trường Campuchia đang được đánh giá là “con

gà đẻ trứng vàng” cho Tập đoàn với định giá của thị trường giao dịch thế giớicho thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia lên đến 800-900 triệu USD

Tiếp đến, trong năm 2009, thương hiệu Unitel đã bắt đầu được xây dựngtại Lào; năm 2013 là thương hiệu Telemor tại Đông Timor

Không dừng tại đó, hành trình chinh phục thị trường viễn thông thế giớicủa Viettel bắt đầu vươn rộng ra châu Phi gồm 4 nước là Mozambique,Cameroon, Tanzania và Burundi còn ở châu Mỹ có 2 nước là Haiti và Peru

Mới đây nhất, Viettel đã chính thức có giấy phép kinh doanh viễn thôngtại thị trường Myamar, nâng tổng số nước mà Viettel có mặt lên con số 10

Phủ sóng rộng khắp rồi mới kinh doanh

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, với từng thị trường, từngchâu lục, Viettel đều có những quyết sách riêng và đó là cách thức đầu tư dồn

Ngày đăng: 18/01/2018, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2010. Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông năm 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông Khác
2. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2011. Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông năm 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông Khác
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2012. Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông năm 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông Khác
4. Fred David, 2006. Bản dịch khái luận về quản trị chiến lược. Hà Nội:Nhà xuất bản Thống kê Khác
5. Lê Thế Giới, 2007. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê Khác
6. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2009. Quản trị học.Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính Khác
7. Hoàng Văn Hải, 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản ĐHQGHN Khác
8. Vũ Thành Hưng, 2005. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Khác
9. Nguyễn Bách Khoa, 2004. Chiến lược kinh doanh quốc tế. Hà Nội:Nhà xuất bản Thống kê Khác
10. Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, 2007. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w