1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học (LV thạc sĩ)

100 610 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học (LV thạc sĩ)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ QUỲNH NGA

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ QUỲNH NGA

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)

Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn: TS ĐẶNG THỊ LỆ TÂM

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu

và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Ngô Quỳnh Nga

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.Đặng Thị

Lệ Tâm, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại đây

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các thầy cô giáo

và các em học sinh trường Tiểu học Phú Xá, trường Tiểu học & THCS 915 Gia Sàng, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, trường Tiểu học Đội Cấn, trường Tiểu học Tân Lập - TP Thái Nguyên, trường Tiểu học Đồng Thịnh - huyện Sông Lô, trường Tiểu học Khai Quang, trường Tiểu học Tích Sơn - TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm

Để hoàn thành luận văn: "Xây dựng hê ̣ thống bài tập dạy học hội thoại

trong môn Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học”

tôi đã sử dụng, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy, cô giáo; sự giúp đỡ

của bạn bè, người thân đã động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Ngô Quỳnh Nga

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc luận văn 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10

1.1 Cơ sở lý luâ ̣n 10

1.1.1 Một số nội dung cơ bản của lý thuyết hội thoại 10

1.1.2 Năng lực và năng lực giao tiếp 19

1.1.3 Thông qua việc dạy hội thoại nhằm củng cố khắc sâu kiến thức về Tiếng Việt để dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết 24

1.1.4 Đă ̣c điểm ngôn ngữ hô ̣i thoa ̣i của ho ̣c sinh tiểu ho ̣c với viê ̣c phát triển năng lực giao tiếp 26

1.2 Cơ sở thực tiễn 28

1.2.1 Khảo sát hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong sách giáo khoa phân môn Tập làm văn tiểu học 28

1.2.2 Thực trạng dạy và học hội thoại trong môn Tiếng Việt ở tiểu ho ̣c 33

Tiểu kết chương 1 42

Trang 6

Chương 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG MÔN TIẾNG VIÊ ̣T NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 43

2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập da ̣y ho ̣c hô ̣i thoa ̣i cho học sinh Tiểu học 43

2.1.1 Bảo đảm mục tiêu môn học: rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh 43

2.1.2 Dựa trên các tri thức khoa học về hội thoại 44

2.1.3 Khai thác các tình huống từ môi trường học tập, vui chơi, phù hợp với đặc điểm tư duy và trình độ ngôn ngữ của học sinh tiểu học 45

2.1.4 Đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống 46

2.2 Hệ thố ng bài tâ ̣p da ̣y ho ̣c hô ̣i thoa ̣i 46

2.2.1 Bài tập phát triển năng lực văn bản 46

2.2.2 Bài tập phát triển năng lực hành ngôn 49

2.2.3 Bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội 53

2.2.4 Bài tập phát triển năng lực chiến lược 55

2.3 Quy trình tổ chức thực hành các bài tập giao tiếp trong dạy học hội thoại 58

2.3.1 Mục tiêu của quy trình 58

2.3.2 Các yêu cầu xây dựng quy trình 58

2.3.2 Nội dung của quy trình 59

Tiểu kết chương 2 62

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63

3.1 Mục đích thực nghiệm 63

3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 63

3.3 Nội dung thực nghiệm 66

3.4 Phương pháp thực nghiệm 66

3.5 Kết quả thực nghiệm 77

Tiểu kết chương 3 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối

chứng (Khối 2) 78 Bảng 3.2 Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối

chứng (Khối 4) 79

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các

lớp đối chứng (Khối 2) 79 Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các

lớp đối chứng (Khối 4) 80

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những

điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tại và phát triển Trong đó, “ngôn ngữ

là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (V.I.Lênin)

Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu vấn

đề giao tiếp và đưa nội dung này vào dạy học trong nhà trường từ tiểu học đến đại học Xu hướng phát triển chung của giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới

là hướng đến việc hình thành các loại năng lực cho học sinh, trong đó giao tiếp

là một năng lực quan trọng

Ở Việt Nam, từ lâu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Phải làm cho thế

hệ trẻ nói và viết tốt hơn, dần dần có ý thức, trình độ rồi đi đến thói quen nói và viết đúng tiếng Việt” Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ

rõ ngành giáo dục Việt Nam cần phải "Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình,

phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, các bậc học" Việc đổi mới chương

trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học chú trọng đến vấn đề rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh là vô cùng cần thiết

1.2 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương

trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học Năng lực giao tiếp đã được các nhà khoa học giáo dục Việt Nam xác định là một trong những năng lực chung cần hình thành tốt cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015

Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo

đã dự kiến chuẩn đầu ra cho các cấp học từ Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông gồm sáu phẩm chất và chín năng lực Trong số chín năng lực học sinh cần hình thành và phát triển thì năng lực giao tiếp là một trong những năng lực cốt lõi, quan trọng cần hình thành và phát triển, đặc biệt cần phải đi trước một bước so với các năng lực khác, vì nó là tiền đề, là cơ sở cho việc phát triển các năng lực khác

Trang 10

Đồng thời, đây cũng là một năng lực cốt lõi cần phát triển ở học sinh, giúp các em làm chủ bản thân, làm chủ các tình huống đặt ra trong cuộc sống, giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhất bằng con đường tư duy và ngôn ngữ

1.3 Trong chương trình giảng dạy các môn học ở cấp tiểu học hiện nay, môn

Tiếng Việt là môn có số tiết học nhiều nhất (Môn Toán đứng thứ 2) Theo quyết định

số 16/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 05/5/2006 đã xác định: Môn Ngữ văn (ở tiểu học là môn Tiếng Việt) là môn học về khoa học xã hội nhân văn, có tính chất công cụ, thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ Một trong những mục tiêu của môn Ngữ văn là hình thành các năng lực sử dụng tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng giao tiếp phù hợp với các tình huống thường gặp trong học tập và cuộc sống Do vậy, định hướng chương trình giáo dục môn Ngữ văn không chỉ trang bị cho học sinh những hiểu biết

về xã hội, con người, về cái đẹp, mà phải giúp học sinh phát triển một cách toàn diện

cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó cần chú ý quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực giao tiếp cho học sinh

1.4 Hội thoại là nhóm bài học quan trọng, nó có mặt trong giao tiếp hàng

ngày của mỗi con người chúng ta Định hướng giáo dục hiện nay là hướng tới phát triển năng lực cho học sinh vậy khi đưa nhóm bài hội thoại vào dạy là hoàn toàn phù hợp Với các tri thức học được về hội thoại, học sinh có thể áp dụng tri thức đó vào các môn học khác cũng như vào việc giao tiếp hàng ngày với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng tạo lập hội thoại sao cho cuộc giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất

Thế nhưng trong quá trình thực hiện, giáo viên và học sinh tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả dạy học còn chưa cao

Nội dung hội thoại trong chương trình tuy đã được chọn lọc, các nghi thức giao tiếp điển hình đã được chú trọng nhưng phạm vi giao tiếp còn hẹp, các nhà biên soạn đã quan tâm đến bản chất của hành động ngôn ngữ nhưng chưa đề cập cụ thể Các cuộc hội thoại đưa vào chương trình còn bị xé lẻ, tách khỏi ngữ cảnh, hoàn cảnh giao tiếp, vi phạm các quy tắc hội thoại

Trang 11

Chương trình cũng chưa đưa ra được các chỉ dẫn cụ thể và phù hợp về phương pháp dạy học nên đa số giáo viên đều dạy theo cảm tính và kinh nghiệm bản thân; việc đánh giá kĩ năng hội thoại của học sinh cũng chưa có các tiêu chí

cụ thể nên giáo viên còn rất nhiều lúng túng

Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy rằng "Xây dựng hệ thống

bài tập dạy học hô ̣i thoại trong môn Tiếng Viê ̣t nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học” là một vấn đề có tính thời sự, đòi hỏi phải có những

công trình nghiên cứu để tháo gỡ những khó khăn về lí thuyết cũng như thực

tiễn mà các nhà trường tiểu học đang gặp phải

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu về năng lực và năng lực giao tiếp

Nghiên cứu giao tiếp vốn là một đề tài quen thuộc, từ lâu đã được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Các công trình được các nhà nghiên cứu với nhiều hướng khác nhau, nhưng về cơ bản những đặc điểm cũng như cách phân loại về giao tiếp đều được các nhà nghiên cứu phân tích khá kĩ Tuy nhiên tùy mức độ nghiên cứu khái quát hay tổng hợp, thì không phải công trình nào cũng giống

nhau Có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như: cuốn “Lí thuyết

hoạt động giao tiếp với việc dạy học phần Làm văn trong Tiếng Viê ̣t 4, Giáo

dục, số chuyên đề 5 (Tác giả Nguyễn Quang Ninh); Phát triển năng lực ngôn

ngữ cho học sinh trong việc dạy Tiếng Việt (Tác giả Đỗ Việt Hùng); bài viết Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay (Tác giả Vũ Thị Thanh Hương) Năng lực và năng lực giao

tiếp là một vấn đề còn mới do vậy các tài liệu, đặc biệt là sách viết về nó chưa nhiều, còn hạn chế Nhìn chung đa số các bài viết trên đều đã đề cập đến năng lực và năng lực giao tiếp, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào cung cấp một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất những khái niệm và những nội dung xung quanh hai vấn đề này

Trang 12

Tác giả Đỗ Việt Hùng trong bài viết Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học

sinh trong việc dạy Tiếng Việt khẳng định việc phát triển năng lực cho học sinh

là cấp thiết, trong đó có năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực giao tiếp

Nhưng lại chưa hình thành khái niệm về năng lực, năng lực giao tiếp

Trong bài viết “Từ khái niệm “năng lực giao tiếp” đến vấn đề dạy và

học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay”, tác giả Vũ Thị Thanh

Hương [9, tr 1- 12] có viết: “ khái niệm năng lực để chỉ các loại tri thức và

thực hiện thuộc các lĩnh vực khác nhau Quan niệm của Hymes: "Năng lực giao tiếp bao gồm năng lực ngôn ngữ xã hội, năng lực cảnh huống và năng lực ngữ pháp - ngôn ngữ” Canale và Swain cho rằng cần tiếp tục làm rõ khái niệm

“năng lực giao tiếp” mà theo họ có thể bao gồm 4 thành tố chính, đó là năng lực ngữ pháp, năng lực diễn ngôn, năng lực ngôn ngữ - xã hội, năng lực chiến lược” Bên cạnh đó tác giả còn phân tích đặc điểm, đưa ra sơ đồ hệ thống của

các thành tố của năng lực giao tiếp Từ đó tác giả khẳng định việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay phải được chi phối bởi quan điểm giao tiếp

Những tài liệu trên cơ bản đã hình thành những lí thuyết chung nhất về

năng lực và năng lực giao tiếp, cách tìm hiểu xung quanh hai khái niệm này vẫn

chưa thật toàn diện, chưa thật sâu sắc Nội dung các cuốn sách chưa bàn đến việc hình thành củng cố và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua việc dạy học môn Tiếng Viê ̣t

2.2 Nghiên cứu về dạy học hội thoại trong môn Tiếng Viê ̣t ở tiểu học

Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả có các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề hội thoại và hành vi ngôn ngữ như: Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dân, Lê Đông, Hoàng Tuệ, Hoàng Phê, Nguyễn Văn Hiệp, Bùi Minh Yến, Trần Thị Thìn, Hồ Lê, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Thị Quy, Đỗ Thị Kim Liên Những công trình của các tác giả này đã đi sâu

Trang 13

nghiên cứu những vấn đề như: cấu trúc hội thoại, các vận động hội thoại, các yếu tố kèm ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại, ngữ nghĩa lời hội thoại của lý thuyết hội thoại và một số vấn đề về: cấu trúc của hành vi ở lời, điều kiện sử dụng hành

vi ở lời, những vấn đề hiện nay về các hành vi ngôn ngữ

Có thể nói, việc công bố những công trình nghiên cứu về lý thuyết hội thoại của các tác giả đã mở ra một hướng mới trong dạy và học tiếng Việt ở các nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng

Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc ứng dụng lý thuyết hội thoại vào dạy học tiếng Việt ở tiểu học chưa được nhiều người quan tâm, nghiên cứu Vì thế, vấn đề dạy kỹ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong các chương trình tiếng Việt tiểu học trước năm 2000 chưa được chú ý Từ khi chương trình Tiếng Việt mới được triển khai thực hiện, đã có nhiều tác giả như: Nguyễn Quang Ninh (1998, 2002), Hoàng Hoà Bình - Phan Phương Dung (2000), Hoàng Hoà Bình (2001), Lê Thị Thanh Bình (2003), Trần Thị Hiền Lương (2003), Nguyễn Trí (1996, 2003), Ngô Thị Minh (2003), Chu Thị Phương (2004), Nguyễn Thị Xuân Yến (2004, 2005) quan tâm đến vấn đề này Nhiều bài viết liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong dạy học tiếng Việt đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành

Hoàng Hoà Bình-Phan Phương Dung (2000), "Rèn kĩ năng nói và kĩ năng viết cho học sinh tiểu học qua việc học phân môn làm văn", Tạp chí TT KHGD, (77) đã đề cập đến những tồn tại trong chương trình Tập làm văn - CCGD Các tác giả cũng đã đề ra một số giải pháp về phương pháp dạy Tập làm văn giúp

HS sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp

Lý Toàn Thắng với những bài viết “Đôi điều suy nghĩ về chiến lược da ̣y

học tiếng Viê ̣t ở nhà trường phổ thông”, “Mô ̣t số vấn đề tâm lý - ngôn ngữ ho ̣c trong việc da ̣y ho ̣c tiếng Viê ̣t và biên soa ̣n SGK ở nhà trường phổ thông” đã

bàn đến năng lực bản ngữ của trẻ em trước tuổi đến trường, viê ̣c da ̣y ngôn ngữ

đô ̣c thoa ̣i, ngôn ngữ hô ̣i thoa ̣i, viê ̣c da ̣y tiếng Viê ̣t trong hoa ̣t đô ̣ng giao

Trang 14

tiếp…Theo tác giả, “cần có phương hướng điều tra, nghiên cứu những đă ̣c điểm (hay và dở) trong ngôn ngữ hô ̣i thoa ̣i của ho ̣c sinh, từ đó có hướng cải tiến ngôn ngữ SGK cũng như ngôn ngữ của GV để có thể, không những giúp các em nói những câu đúng ngữ pháp, mà còn dễ dàng chuyển từ ngôn ngữ hô ̣i thoa ̣i sang ngôn ngữ đô ̣c thoa ̣i, xóa dần kiểu đô ̣c thoa ̣i “viết mà như nói” đang khá phổ biến hiện nay”

Nguyễn Quang Ninh đã bàn đến việc rèn kĩ năng nói theo hướng giao tiếp

trong công trình “Một số vấn đề dạy học ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo

hướng giao tiếp”, “Rèn luyê ̣n kỹ năng sử dụng tiếng Viê ̣t” Tác giả nhấn mạnh

vấn đề hội thoại và viê ̣c ho ̣c tấp làm văn nói theo hướng giao tiếp Đă ̣c biê ̣t, từ

lý thuyết hội thoại, tác giả đã rút ra mô ̣t số vấn đề quan tro ̣ng về da ̣y tâ ̣p làm văn

nói ở tiểu ho ̣c

Vấn đề nội dung và phương pháp thực hành giao tiếp để rèn luyện kỹ năng hội thoại cho HS tiểu học cũng đã được tác giả Ngô Thị Minh đề cập đến trong bài

"Thực hành giao tiếp - đặc điểm nổi bật của chương trình Tiếng Việt 2"

Chu Thị Thuỷ An (2002), "Đặc điểm của chương trình tiếng Việt tiểu học

và những yêu cầu đối với việc đào tạo giáo viên tiểu học", Tạp chí Giáo dục cũng có đề cập đến việc dạy kĩ năng hội thoại cho học sinh

Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến mới là tác giả có nhiều bài viết

đề cập trực tiếp đến vấn đề ứng dụng lý thuyết hội thoại vào dạy học tiếng Việt chương trình mới nhằm rèn luyện kĩ năng hội thoại cho HS tiểu học

Trong các bài viết của mình, tác giả đã đề cập nhiều đến vấn đề rèn kĩ năng hội thoại cho HS thông qua hệ thống các bài tập dạy hội thoại như bài tập

về luân phiên lượt lời kế cận, không kế cận, về mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, vai trò giao tiếp và các loại bài tập căn cứ vào thao tác nhận biết hành vi ngôn ngữ ở lời như nhóm bài tập tiền nhận biết, nhóm bài tập lựa chọn

và nhóm bài tập sắp xếp, nhóm bài tập sáng tạo…

Tóm lại, vấn đề ứng dụng Lý thuyết hội thoại, trong dạy học tiếng Việt ở

Trang 15

tiểu học đã có tác giả đề cập đến Nhưng chưa có một công trình nào đề cập đến một cách có hệ thống và toàn diện về nội dung và phương pháp phát triển kỹ năng hội thoại của HS tiểu học trong dạy học tiếng Việt

Tuy vậy, những bài viết này đã mở ra cho chúng tôi một hướng nghiên cứu mới Đó là việc ứng dụng lý thuyết hội thoại vào dạy học tiếng Việt tiểu học nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý luâ ̣n, thực tiễn đề tài tiến hành xây dựng hê ̣ thống

bài tâ ̣p hô ̣i thoa ̣i nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho HS, thiết kế và đề xuất quy trình thực hiê ̣n hê ̣ thống bài tập đó trong giờ Tiếng Viê ̣t cho ho ̣c sinh tiểu

học nhằm góp phần đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c tiếng Viê ̣t

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đa ̣t mục đích trên, chúng tôi tâ ̣p trung thực hiê ̣n những nhiê ̣m vu ̣ sau đây:

- Nghiên cứ u những nô ̣i dung cơ bản về hô ̣i thoa ̣i, về năng lực giao tiếp, về đặc điểm ngôn ngữ hội thoại của HS tiểu ho ̣c về vai trò của hê ̣ thống bài tâ ̣p trong dạy học Tiếng Viê ̣t

- Tìm hiểu thực tiễn tổ chức hoa ̣t động rèn kỹ năng giao tiếp trong hô ̣i thoại thông qua hê ̣ thố ng bài tâ ̣p, đồng thời tìm hiểu thực trang trao và đáp lời trong thực tế hội thoa ̣i của trẻ em từ 6 - 11 tuổi

- Xây dựng các nguyên tắc thiết kế, đề xuất cách tổ chứ c và quy trình thực hiện hệ thống bài tập hội thoại trong môn Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra và đánh giá tính khả thi và hiệu quả nghiên cứu của hê ̣ thống bài tâ ̣p đã xây dựng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 16

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng hê ̣ thống bài tâ ̣p hô ̣i thoa ̣i nhằ m hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đối với đề tài Xây dựng hê ̣ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn

Tiếng Viê ̣t nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học, chúng tôi

tiến hành xây dựng hệ thố ng bài tập hô ̣i thoa ̣i cho học sinh tiểu ho ̣c Nội dung dạy hội thoại được đề cập ở tất cả các phân môn của bậc của môn Tiếng Việt nhưng căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa, chúng tôi thấy nội dung dạy học hội thoại được xuất hiện tập trung chủ yếu ở phân môn Tập làm văn; do vậy, chúng tôi thu hẹp phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bài dạy hội thoại trong phân môn Tập làm văn ở lớp 2 và lớp 4, thực nghiê ̣m trên địa bàn hai tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở tập hợp phân loại và phân tích tài liệu; tổng hợp và tiếp thu các thành tựu nghiên cứu Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong việc phân tích những cơ sở lý luận

và thực tiễn của việc hình thành, củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh tiểu học thông qua dạy học nhóm bài hô ̣i thoại

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra khảo sát thực tiễn dạy và học nhóm bài hội thoại ở tiểu học Khảo sát việc củng cố và phát triển năng lực giao tiếp, từ đó kiểm tra việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp của học sinh thông qua việc dạy học kiểu bài này

5.3 Phương pháp nghiên cứu thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp và xử lý số liệu trong quá trình khảo sát thực tế và tiến hành thực nghiệm

5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trang 17

Phương pháp này được thực hiện trên những phương diện đó là:

- Xây dựng hệ thống bài tập dạy ho ̣c hô ̣i thoa ̣i trong môn Tiếng Viê ̣t nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu ho ̣c trên địa bàn hai tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc

- Rút ra nhận xét, kết luận về kết quả quá trình thực nghiệm nói riêng cũng như quá trình nghiên cứu nói chung Kết quả thực nghiệm là căn cứ để khẳng định mức độ thành công của đề tài

- Nêu ý kiến đề xuất của bản thân Phương pháp thực nghiệm mang tính khách quan khoa học, sẽ giúp cho mọi người thấy vững tin hơn khi áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Hệ thống bài tâ ̣p dạy ho ̣c hô ̣i thoại trong môn Tiếng Viê ̣t nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho ho ̣c sinh tiểu ho ̣c

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 18

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sơ ̉ lý luâ ̣n

1.1.1 Một số nội dung cơ bản của lý thuyết hội thoại

1.1.1.1 Khái niệm về hội thoại

Khi bàn về vấn đề hội thoại, Đỗ Hữu Châu đã khẳng định “Hội thoại là

hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này ” [6, tr 276]

Sách “Tiếng Việt 12” cho rằng: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng

lời (bằng miệng) giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu

tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” [7, tr 3]

Đỗ Thị Kim Liên đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về hội thoại: “Hội

thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định” [13, tr 18]

Được gắn với hành vi phát ngôn, Hồ Lê đã đưa ra quan niệm khác về hội

thoại: “Phát ngôn hội thoại là kết quả của một hành vi phát ngôn được kích

thích bởi một sự kiện hiện thực (kể cả hội thoại hoặc một xung động tâm lý của người phát ngôn, có liên quan đến những người có khả năng trực tiếp tham gia hội thoại, nó tác động vào anh ta khiến anh ta phải dùng lời để phản ứng lại và hướng lời nói của mình vào những người có khả năng trực tiếp tham gia hội thoại ấy, trên cơ sở của một kiến thức về cấu trúc câu và về cách xử lý mối quan

hệ giữa phát ngôn và ngữ huống và của một dự cảm về hiệu quả của lời nói ấy đối với người thu ngôn hội thoại trực tiếp” [12, tr 180]

Trang 19

Nguyễn Quang Ninh định nghĩa: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng

miệng giữa các nhân vật tham dự giao tiếp nhằm trao đổi những thông tin hoặc trao đổi tư tưởng, tình cảm, theo một mục đích đã được đặt ra” [16, tr.20, tr

41]

Theo từ điển Tiếng Việt: “Hội thoại là sử dụng một ngôn ngữ để nói

chuyện với nhau” [35, tr 444]

Tóm lại, theo chúng tôi: Hội thoại là sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông

tin hoặc tư tưởng, tình cảm…với nhau bằng miệng

Hoạt động hội thoại hình thành là do vận động trao lời và trao đáp của nhân vật giao tiếp Mục đích của hội thoại là giao tiếp, là làm mất đi sự khác biệt, đối lập, thậm chí là trái ngược nhau về các mặt: hiểu biết, tâm lý, tình cảm,… giữa các nhân vật giao tiếp

Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp hẹp diễn ra hội thoại, chúng ta có thể chia hội thoại thành: Hội thoại có tính chất nghi thức chính thức, mang tính chất quy phạm (cuộc hội thoại trong các hội nghị, trong các cuộc toạ đàm…)

và hội thoại không mang tính nghi thức, đó là những cuộc hội thoại mang tính chất riêng tư, gia đình Ở tiểu học, chương trình môn Tiếng Việt hướng đến dạy cho học sinh cả hai loa ̣i hô ̣i thoa ̣i trên nhưng ở mức đô ̣ sơ giản, tối thiểu Mục đích chính của chương trình là dạy cho HS biết cách chủ động tham gia giao tiếp hay còn gọi là kiểu hội thoại tích cực, mặt đối mặt giữa các nhân vật hội thoại

1.1.1.2 Các vận động hội thoại

Các vận động hội thoại gồm: vận động trao lời, vận động đáp lời và vận

động tương tác

- Vận động trao lời: Trao lời là vận động mà người nói (Sp1) nói lượt lời

của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía người nghe (Sp2) làm Sp2 biết được đó là lời nói dành cho Sp2

Ví dụ: Trong bữa tiệc sinh nhật của Lan, Lan nói với Hùng:

- Cậu lên hát tặng tơ ́ một bài đi

Trang 20

Ở ví dụ trên là lời của Lan (Sp1) nói và đề nghị Hùng (Sp2) hát tặng mình

một bài hát

Trong một cuộc hội thoại bình thường thì Sp1 khác Sp2, nhưng trong trường hợp độc thoại (khác với đơn thoại) thì người nói vừa là Sp1, vừa là Sp2 Người nói có sự phân đôi nhân cách, đóng vai trò hai người khác nhau

Sự trao lời thì Sp1 sẽ luôn luôn tồn tại, nó thể hiện ở từ xưng hô, ở tình cảm, ở thái độ… Sp1 cũng có thể dùng các vận động (gãi đầu, gãi tai, ôm ngực…) làm dấu hiệu để đánh dấu sự có mặt của mình Còn Sp2 cũng luôn có mặt nhưng

có thể trùng hoặc không trùng với Sp1

- Vâ ̣n động đáp lời: Hội thoại sẽ được hình thành khi Sp2 đáp lại lượt lời

của Sp1 đã nói Hội thoại sẽ diễn ra liên tục khi có sự luân phiên lượt lời giữa vai nói (người nói) - vai nghe (người nghe)

Ví dụ:

Hoa: Mai câ ̣u có đi học ngoại khóa không?

Cường: Tớ có, mấy giờ vào lớp nhỉ?

Hoa: 8 giơ ̀ sáng Cậu qua đón tớ được không?

đã trao lời thì Sp1 luôn luôn mong muốn nhận được sự trả lời từ Sp2, xem thái

độ, quan điểm… của Sp2 như thế nào đối với lời nói của mình

Trang 21

Cuộc thoại chỉ thành công khi Sp1 trao lời thì nhận được sự hồi đáp từ Sp2 (trừ những phát ngôn không cần sự đáp lời như văn bản viết nhưng không phải là thư tín) hoặc miệng (tuyên án, truyền thanh, ) Nếu Sp2 không hồi đáp hoặc không quan tâm đến vấn đề Sp1 trình bày thì cuộc thoại coi như thất bại Sp1 phải làm các hành động để lôi kéo Sp2 vào cuộc thoại (nói to hơn, đập bàn…)

- Sự tương tác: Trong cuộc hội thoại, các nhân vật tham gia hội thoại có

tác động qua lại và ảnh hưởng đến nhau Nhờ có cuộc hội thoại diễn ra, các thoại nhân sẽ hiểu nhau hơn, biết tránh những điều không nên nói đối với người nghe, khoảng cách giữa người nói và người nghe sẽ bị rút ngắn, hai bên sẽ thấu hiểu nhau hơn Khi thực hiện lượt lời - các bên tham gia hội thoại phải tuân thủ theo các quy định đặt ra, tránh sự vi phạm lượt lời

Ba vận động trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc trưng cho hội thoại Hai vận động trao lời và trao đáp kết hợp với nhau làm nảy sinh vận động thứ ba tương tác Trong hội thoại, những quy tắc, cấu trúc và chức năng đều do ba vận động trên, mà chủ yếu là vận động tương tác

1.1.1.3 Các quy tắc hội thoại

Trong bất kỳ một cuộc hội thoại nào, muốn giao tiếp đạt hiệu quả thì những người tham gia hội thoại phải nắm được các quy tắc nói năng để chủ động tạo ra những lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp miệng Hay nói cách khác, để việc giao tiếp được tiến hành thuận lợi, những người tham gia hội thoại phải tuân thủ các quy tắc sau:

- Quy tắc thương lượng hội thoại

Đó là sự thoả thuận công khai (hoặc thoả thuận ngầm ẩn) của những người tham gia giao tiếp về hình thức, về nội dung, về vị thế, và về cấu trúc hội thoại để việc giao tiếp được tiếp tục diễn ra theo hướng đã định Điều đó có nghĩa là trong giao tiếp phải có sự thống nhất về ngôn ngữ được dùng, về phong cách nói, về ngữ điệu, về các vấn đề được đa ra hội thoại Đồng thời phải xác định đúng vị thế giao tiếp của từng người và phải đảm bảo sự luân phiên lượt lời để tránh sự giẫm đạp lượt lời của nhau

Trang 22

Chẳng hạn, về cấu trúc hội thoại có sự thoả thuận (thương lượng) về việc

mở đầu có thể là những câu chào hỏi, những lời xã giao để thiết lập quan hệ giao tiếp

hoặc khuyên răn…

Ví dụ 2: - Chào cậu bé Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

- Cảm ơn cây [22, tr 96]

Ví dụ 3: - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không à?

- Cảm ơn các cháu Nhưng các cháu không giúp ông được đâu

[21, tr 62]

- Quy tắc luân phiên lượt lời

Các bên tham gia hội thoại phải tuân theo thứ tự lần lượt, người nói cần

có người nghe và ngược lại, tránh hiện tượng tranh nhau nói như vậy sẽ không đạt hiệu quả giao tiếp Trong hội thoại, người nói nên biết kết thúc lượt lời của mình đúng lúc để nhường lời cho người khác Tránh tình trạng nói quá dài, quá lâu sẽ làm cho người nghe sốt ruột và ngắt lời, hoặc vì lịch sự họ lơ đãng, không

còn chú ý đến những điều người nói đang nói

Ví dụ: A: Bé con đi đâu sớm thế?

B: Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm [25, tr 112] Trong sự luân phiên lượt lời này những cặp kế cận là lõi của cuộc hội thoại Cặp lượt lời kế cận là những cặp có sự hoà phối chặt chẽ với nhau

Trang 23

Ví dụ: - Con vẽ gì đấy?

- Con ngựa đấy, mẹ ạ!

Hay: - Tên em là gì?

- Tên em là Lan

Hai cặp lượt lời trên là hai cặp kế cận

Việc chỉ định và phân phối lượt lời sẽ không đặt ra đối với những cuộc sống đối thoại mặt đối mặt Ở những cuộc đối thoại này thông thường người đang nói, nói xong thì người nói sau sẽ tiếp lời Như vậy, muốn cho cuộc hội thoại có kết quả tốt thì phải vận hành quy tắc luân phiên lượt lời

- Quy tắc liên kết hội thoại:

Quy tắc liên kết hội thoại chi phối các diễn ngôn đơn thoại và cả các lời tạo thành một cuộc thoại Tính liên kết hội thoại thể hiện trong lòng một phát ngôn, giữa các phát ngôn, giữa các hoạt động ở lời và giữa các đơn vị hội thoại Tính liên kết hội thoại không chỉ thể hiện ở lĩnh vực nội dung và thể hiện bằng các dấu hiệu ngữ pháp mà còn thuộc lĩnh vực hành động thể hiện trong quan hệ lập luận

Trang 24

- Quy tắc tôn trọng thể diện của nhau:

Quy tắc tôn trọng thể diện của nhau là quy tắc buộc người tham dự giao tiếp phải giữ thể diện cho nhau Tức là, khi giao tiếp, người nói không chỉ phải nói như thế nào để giữ thể diện cho mình mà còn phải nói sao để giữ thể diện cho người nghe Vì thế, khi hội thoại cần phải biết lựa chọn những lời nói sao cho phù hợp Muốn vậy, khi nói nên sử dụng các biện pháp tu từ như: nói giảm, nói vòng để tránh những xúc phạm đến thể diện của người nghe cũng như cố gắng gìn giữ thể diện của chính mình

Ví dụ: - Cậu làm ơn đóng giúp cửa lại được không?

Hay - Xin lỗi nhé, xử sự của bạn chưa phải là thông minh cho lắm

- Quy tắc khiêm tốn về phía người no ́ i:

Trong khi giao tiếp, người nói phải luôn tỏ ra khiêm nhường, tự nói giảm nhẹ đi vị thế phát ngôn của mình, tránh đề cao mình thái quá và cũng tránh nói về mình quá nhiều Một số biểu hiện thể hiện thái độ khiêm nhường của người nói:

+ Dùng các từ ngữ hô, gọi hướng về phía người nghe: anh à, thưa bác… + Khi nói chuyện phải biết lắng nghe, cùng chia sẻ ý kiến với người khác, tránh ngắt lời người nói

+ Không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân mình cho người khác, cần có

sự tìm hiểu, hiểu biết nào đó về người nghe trước khi nói chuyện với họ Dùng những từ ngữ đỡ lời, khích lệ người nói trong câu chuyện tạo sự lưu thông của mạch lời: thế à, vâng, đúng thế, thật tuyệt…

- Quy tắc cộng tác:

Cộng tác hội thoại nghĩa là mỗi người phải góp phần của mình (về lượt lời, về nội dung) để đạt tới đích của cuộc thoại Các phương châm hình thành quy tắc cộng tác:

+ Phương châm về lượng: không nên nói quá ít hoặc quá nhiều những điều không đúng với đích của cuộc thoại

Trang 25

+ Phương châm về chất: khi tham gia giao tiếp không nên nói những điều

mà mình không cho là đúng hay không có bằng chứng xác thực

+ Phương châm về cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ

+ Phương châm về quan hệ: cần trình bày sao cho câu chuyện của mình

có quan hệ tới câu chuyện được nói tới

1.1.1.4 Ca ́ c đơn vi ̣ hội thoại

Hội thoại gồm những loại đơn vị sau:

- Các đơn vị lưỡng thoại: là các đơn vị phải có ít nhất hai nhân vật giao

tiếp cùng tạo nên Đơn vị lưỡng thoại gồm có:

+ Cuộc thoại: là toàn bộ cuộc đối đáp, trò chuyện giữa các nhân vật tham dự giao tiếp kể từ khi bắt đầu tới khi kết thúc cuộc đối thoại, trò chuyện

đó Một cuộc thoại có thể có nhiều đề tài, nhiều đích hoặc cũng có thể chỉ có

một đề tài hoặc một đích duy nhất

+ Đoạn thoại chính là một bộ phận của cuộc thoại Một đoạn thoại được đánh dấu bằng một đề tài và một đích Khi chuyển đề tài và chuyển

đích ta có một đoạn thoại khác

+ Cặp thoại là những cặp kế cận, gồm một hành động dẫn nhập và một hành động hồi đáp Tuy nhiên, một cặp thoại bình thường lại nhiều hơn hai hành động

Ví dụ: - Đã vào học chưa hả ? Đưa quyển sách Tiếng Việt đây !/ - Vừa

vào học xong

- Các đơn vị đơn thoại: là những đơn vị do một người tạo ra trong một

lần trao lời Đơn vị đơn thoại gồm có:

+ Tham thoại: là đơn vị đơn thoại do một người nói ra cùng với các tham thoại khác lập thành một cặp thoại

+ Hành vi ngôn ngữ: Đơn vị tối thiểu tạo nên một tham thoại là một hành

vi ngôn ngữ Mỗi một tham thoại cần được đáp lại bằng một hành vi ở lời tương ứng, phù hợp Nhưng một tham thoại có thể do nhiều hành vi ngôn ngữ tạo nên,

Trang 26

song trong đó chỉ có một hành vi đòi hỏi người nghe phải dùng hành vi ở lời

tương ứng đáp lại, còn hành động kia thì không cần

Ví dụ: - Trời nóng quá ! Mở cửa sổ ra đi Mai ơi!

- Ừ, mình mở đây

Trong tham thoại thứ nhất có hai hành vi ngôn ngữ Hành vi thứ nhất bày tỏ ý kiến về thời tiết và hành vi thứ hai là lời đề nghị, yêu cầu mở cửa sổ Nhưng ở hai hành vi này chỉ cần dùng một hành vi ở lời tương ứng đáp lại là

đủ

1.1.1.5 Các nhân tố giao tiếp (hội thoại)

Nhân tố giao tiếp là những yếu tố cùng có mặt và tham gia đồng thời vào một hoạt động giao tiếp nào đấy, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc để lại những dấu

ấn trong hoạt động giao tiếp đó Vậy có những nhân tố nào tham gia vào hoạt động giao tiếp Người ta thường nhắc đến các nhân tố sau đây đã tham gia và ảnh

hưởng đến các cuộc giao tiếp

- Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào cuộc giao tiếp Nhân

vật giao tiếp có thể được chia làm hai loại nhân vật mà theo lý thuyết thông tin gọi là người phát (bao gồm người viết hoặc nói) và người nhận (bao gồm người đọc hoặc nghe) Có nhiều nhân tố giữa hai loại nhân vật này ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp như: trình độ và nghệ thuật nói năng của người nói; mức độ quan

hệ giữa người nói và người nghe

Để hoạt động giao tiếp luôn được diễn ra từ hai phía thì các nhân vật giao tiếp phải thực sự có nhu cầu và ý thức hợp tác với nhau trong suốt quá trình giao tiếp Nếu một trong hai nhân vật này không có nhu cầu giao tiếp thì cuộc giao tiếp sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn

- Hiện thực được nói tới: chính là sự vật, hiện tượng, những sự kiện diễn ra

trong thế giới tự nhiên và trong đời sống xã hội của con người Hiện thực được nói tới cấu thành nội dung của cuộc giao tiếp và tạo nên đề tài, chủ đề của các cuộc nói chuyện Tuỳ theo đề tài, chủ đề của các cuộc nói chuyện mà cả hai bên lùa chọn các nội dung chi tiết và phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp

Trang 27

- Hoàn cảnh giao tiếp: Cuộc giao tiếp nào cũng diễn ra trong một bối cảnh

cụ thể Hoàn cảnh giao tiếp được chia làm hai loại:

+ Hoàn cảnh giao tiếp rộng là tổng thể những đặc điểm về điều kiện tự nhiên,

xã hội, lịch sử Những yếu tố này có ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng nội dung giao tiếp và nó thường được thể hiện trong những hiểu biết, tư duy của nhân vật giao tiếp

+ Hoàn cảnh giao tiếp hẹp còn gọi là tình huống giao tiếp, bao gồm các yếu

tố thời gian, địa điểm, hình thức giao tiếp, tình trạng sức khoẻ Tồn tại trong quá trình giao tiếp Tình huống giao tiếp tạo ra những quy định bất thành văn về cách thức nói năng, ứng xử mà mỗi thành viên tham gia giao tiếp trong hoàn cảnh đó đều phải tuân thủ thông qua các yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ Hoàn cảnh giao tiếp hẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cuộc giao tiếp

- Ngôn ngữ được sử dụng: là công cụ để cả hai bên tiến hành giao tiếp Cuộc

giao tiếp chỉ được thực hiện tốt khi cả hai bên cùng sử dụng chung một thứ tiếng Mặc dù ngôn ngữ và các quy tắc sử dụng ngôn ngữ là cái có hạn so với sử dụng lời nói, nhưng vốn ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân trong quá trình giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao tiếp

1.1.2 Năng lực và năng lực giao tiếp

1.1.2.1 Khái niệm năng lực

Năng lực được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau như sau:

Phần lớn định nghĩa về năng lực của các tài liệu nước ngoài quy năng lực

vào phạm trù khả năng (ability, capacity, possibility)

- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng

lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một

bối cảnh cụ thể” [39 tr 21-30]

- Chương trình Giáo dục Trung học bang Québec, Canada năm 2004 xem

năng lực “là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều

nguồn lực.” [5 tr 21-30]

Trang 28

- Denyse Tremblay cho rằng năng lực là “khả năng hành động, thành công

và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực

để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống” [41 tr 21-30]

- Còn theo F E Weinert, năng lực là “tổng hợp các khả năng và kĩ năng

sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của học sinh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp” [40 tr 21-30]

Ở Việt Nam, nhiều tài liệu nghiên cứu quy năng lực vào những phạm trù khác và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bằng sự lựa chọn loại dấu hiệu khác nhau Có thể phân làm hai nhóm chính:

Nhóm thứ nhất lấy dấu hiệu tố chất tâm lí để định nghĩa “Năng lực là một

thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó

có kết quả tốt đẹp” [19, tr 23] Năng lực của con người không phải hoàn toàn do

bẩm sinh mà có mà chủ yếu do sự tiếp xúc, rèn luyện mà tạo nên Tâm lí học còn chia năng lực thành các loại như năng lực chung và năng lực chuyên biệt Có thể hiểu, năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết cho nhiều ngành nghề, nhiều hoạt động như năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác… Còn năng lực chuyên môn là năng lực đặc thù, đặc trưng cho từng ngành nghề, lĩnh vực như năng lực hội họa, năng lực kinh doanh… Hai loại năng lực chung

và năng lực chuyên biệt có tác động qua lại, quan hệ với nhau

Nhóm thứ hai lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để

định nghĩa: “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ

năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” Hoặc “Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống” [19, tr 23]

Trang 29

Dù diễn đạt theo cách nào cũng thấy năng lực có một số đặc điểm chung,

cơ bản là:

- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể,

do một người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí bản thân,…) Vậy không tồn tại năng lực chung chung

- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội,…) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác

- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưng cũng phát triển trong chính hoạt động đó

Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt,

có tổ chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tinh thần tự giác, giá trị, động

cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt được kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định Trong đó, kiến thức là những hiểu biết tiếp thu được từ sách vở, từ sự tìm tòi học hỏi, trải nghiệm trong cuộc sống của mình Sau đó đưa những hiểu biết mà mình

đã lĩnh hội, tiếp thu được vào thực tiễn để tiến hành một hoạt động cụ thể nào đó gọi là kĩ năng

Bởi vậy, muốn hình thành nên năng lực của con người cần các yếu tố như kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực, tự giác tham gia vào hoạt động để hoàn thành được nhiệm vụ

1.1.2.2 Năng lực giao tiếp

- Khái niệm về năng lực giao tiếp:

Khái niệm “năng lực ngôn ngữ” (laguage competence) và “năng lực giao tiếp” (communicative competence) đã được các nhà ngôn ngữ học sử dụng nhiều thế kỉ nay nhưng cũng là một trong những thuật ngữ gây tranh cãi nhiều nhất Có thể kể đến tên tuổi các nhà nghiên cứu: Chomxky (1965), Campbell & Wales

Trang 30

(1970), Hymes (1972)… Theo Hymes, năng lực giao tiếp là năng lực biết khi

nào nên nói, khi nào không, nói điều gì, nói với ai, nói ở đâu, nói theo cách nào

[9 tr 2]

Mặc dù năng lực giao tiếp luôn là mục tiêu cơ bản của các chương trình dạy học ngôn ngữ hiện nay, song nó vẫn chưa được hiểu và lý giải một cách thống nhất Widdowson có cùng quan điểm với Hymes về năng lực giao tiếp

Theo ông, “năng lực giao tiếp của người nói bao gồm cả sự hiểu biết về những

quy tắc mà tạo cho người nói có khả năng sử dụng chúng một cách phù hợp để thực hiện những hành vi tu từ phong cách trong những tình huống giao tiếp xã hội nhất định Do những quy tắc sử dụng này mang đặc trưng văn hóa và không thể thụ đắc một cách tự nhiên, nên chúng cần được mô tả cặn kẽ và dạy cẩn thận” [9 tr 3]

Murby (1978) cho rằng khái niệm ““năng lực giao tiếp” phải bao hàm

khái niệm “năng lực ngữ pháp” Nếu không đưa khái niệm ”năng lực ngữ pháp” vào khái niệm “năng lực giao tiếp” thì rất dễ làm cho người ta đi đến kết luận rằng: 1) Năng lực ngữ pháp và năng lực giao tiếp là hai loại năng lực phát triển độc lập với nhau và thường ưu tiên phát triển năng lực ngữ pháp trước 2) Năng lực ngữ pháp không phải là một thành tố cơ bản của năng lực giao tiếp" [9 tr 4]

- Ca ́ c thành tố của năng lực giao tiếp:

Nhà nghiên cứu Vũ Thị Thanh Hương trong bài viết “Từ khái niệm năng

lực giao tiếp đến vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay” [9] đã tổng kết khá toàn diện quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ

trên thế giới, kết hợp các mô hình lí thuyết và chỉ ra: để hình thành và phát triển năng lực GT ngôn ngữ, người nói cần phải có có năm năng lực: năng lực ngôn ngữ, năng lực diễn ngôn, năng lực hành động lời nói, năng lực văn hóa xã hội, năng lực chiến lược

Trang 31

Năng lực ngôn ngữ chính là các kiến thức về hệ thống ngôn ngữ (ngữ âm,

từ vựng, ngữ pháp, chính tả, từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản ), nó chính là

cơ sở để chúng ta thực hiện giao tiếp Năng lực ngôn ngữ rất quan trọng trong cách tiếp cận giao tiếp, hướng tới mục đích đạt được trình độ hiểu và sử dụng

chính xác các diễn đạt ngôn ngữ

Năng lực diễn ngôn là khả năng sắp xếp, tổ chức từ ngữ cấu trúc có tính

liên kết và mạch lạc các ý tưởng một cách lôgic và thống nhất Năng lực diễn ngôn đặt ra những câu hỏi như: các từ, ngữ và câu kết hợp lại với nhau như thế nào để tạo thành hội thoại, bài diễn thuyết, bức thư v v

Năng lực hành động lời nói là khả năng biểu đạt các ý định bằng hình thái

ngôn ngữ thích hợp dựa trên kiến thức và kĩ năng về ngôn ngữ phù hợp với các ngữ cảnh giao tiếp Năng lực này đòi hỏi cần phải có khả năng diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình để tạo ra lời nói

Năng lực văn hóa - xã hội là khả năng biểu đạt hành động lời nói một cách

phù hợp trong bối cảnh văn hóa - xã hội Nó cũng là tri thức cần thiết giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp với khung cảnh, chủ đề và các mối quan hệ xã hội

Và cuối cùng, năng lực chiến lược thể hiện khả năng đàm phán về mặt

ngữ nghĩa, khả năng sử dụng các chiến lược giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

để nhận diện và giải quyết những sự đụng độ giao tiếp, để lấp đầy những khoảng trống tri thức về ngôn ngữ trong cảnh huống

Từ gợi ý này, chúng tôi thấy rằng để hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh, cần xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt với 5 loại:

- Bài tập phát triển năng lực ngữ pháp (1)

- Bài tập phát triển năng lực văn bản (2)

- Bài tập phát triển năng lực hành ngôn (3)

- Bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội (4)

- Bài tập phát triển năng lực chiến lược (5)

Trang 32

Năng lực ngữ pháp được hình thành trong một quá trình lâu dài nên ở đây chúng tôi chỉ đưa ra cách xây dựng hệ thống bài tập phần hội thoa ̣i cho học sinh tiểu học ở dạng (2), (3), (4), (5)

1.1.3 Thông qua việc dạy hội thoại nhằm củng cố khắc sâu kiến thức về Tiếng Việt để dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

Đặc trưng cơ bản của tiếng Việt với tư cách một môn học là nó vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ để học tập các môn học khác Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện cần thiết trong lao động học tập của học sinh Nói cách khác, môn Tiếng Việt là chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ và giao tiếp

Chương trình môn Tiếng Việt đề ra việc phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học trong mục tiêu rèn luyện và phát triển kỹ năng nghe và

kĩ năng nói trong các cuộc thoại Việc rèn kỹ năng nghe - nói được tiến hành trong hầu hết các phân môn Tiếng Việt Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, Luyện từ và câu, Tập đọc, Kể chuyện…Chẳng hạn, ở phân môn Tập đọc, nội dung các thể loại bài đọc phong phú đa dạng Đặc biệt, các văn bản hội thoại đã được lựa chọn và đưa vào nội dung dạy Tập đọc ở lớp 2,3 Thông qua việc học đọc các văn bản hội thoại, HS sẽ được củng cố thêm về tri thức hội thoại Ở phân môn Tập làm văn, nội dung rèn kĩ năng hội thoại cho HS thông qua những hành vi ngôn ngữ như hành vi biểu lộ (khen ngợi, chúc mừng, xin lỗi, cảm ơn, ), hành vi cầu khiến (yêu cầu, xin phép, đề nghị, ) Qua đó, dạy cho các em giá trị văn hoá của ứng xử người Việt để các em học hỏi, luyện tập theo

Chương trình Tiếng Việt rất quan tâm đến việc rèn kỹ năng nghe - nói trong hội thoại Điều này được thể hiện rõ trong nội dung dạy học của phân môn Tập làm văn:

Dạy nghe trong hội thoại gắn với sinh hoạt ở tiểu học (nghe, nhớ được lời người nói, hiểu nội dung lời nói) bước đầu nhận biết thái độ, tình cảm của người nói qua nội dung, ngữ điệu, cử chỉ

Trang 33

Ví dụ: Nghe bạn trả lời câu hỏi ở bài tập 1, hãy nói lại những điều em biết

về bạn ? [21, tr 12]

Dạy nói trong hội thoại gắn với việc dạy các nghi thức lời nói trong các cuộc giao tiếp thông thường và chính thức như cách mở đầu, cách kết thúc trong hội họp, trong các cuộc thảo luận, sinh hoạt tổ, nhóm Dạy nói thành bài để giới thiệu về bản thân gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội với một người khác (bạn mới quen, khách đến thăm gia đình, thăm trường, lớp…)

Phân môn Tập làm văn đã được xây dựng thành hai mạch chương trình riêng: mạch chương trình dạy ngôn bản nói và mạch chương trình dạy ngôn bản viết Xây dựng theo cách này, việc dạy nói sẽ được chú trọng và vai trò của ngữ cảnh, của các quy tắc liên kết hội thoại, nguyên tắc tôn trọng thể diện chi phối mạnh mẽ việc dạy và học hội thoại Mặt khác, các kỹ năng sử dụng tiếng Việt được luyện tập ở tất cả các cấp độ từ thấp đến cao Ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3, HS được luyện tập các kỹ năng giao tiếp trong phạm vi gia đình, nhà trường ( như

kỹ năng chào hỏi, chia tay, mời mọc, kỹ năng hỏi / trả lời, chào/ chào, nói lời cảm ơn/ đáp lời cảm ơn ) Việc dạy học kĩ năng nghe, nói ở giai đoạn này được tiến hành trong những tình huống giao tiếp thực có ở trường học, ở gia đình nhằm giúp HS biết chủ động trong khi nghe và chủ động diễn đạt ý nghĩ của bản thân khi nói (chào thầy cô giáo khi đến trường, chào bố mẹ khi vào lớp, xin lỗi, cảm ơn )

Lên lớp 4 và lớp 5, học sinh được luyện tập về kỹ năng giao tiếp trong các cuộc sinh hoạt mang tính chất chính thức như sinh hoạt nhóm, tổ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, tranh luận, thảo luận , kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mở đầu, kết thúc; kỹ năng sử dụng các đại từ xưng hô trong các cuộc sinh hoạt đó

Như vậy, nội dung chương trình Tiếng Việt ở tiểu học đã chú trọng cung cấp những kiến thức về các quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động hành chức Lý thuyết về ngôn ngữ được học không nhiều và các tri thức lý thuyết này cũng được trình bày ở mức độ đơn giản nhất, yêu cầu HS ứng dụng tri thức

Trang 34

tiếng Việt đã học vào giải quyết các nhiệm vụ, các bài tập cụ thể trong các tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Các nội dung và yêu cầu luyện tập của môn Tiếng Việt luôn gắn với chức năng hành dụng Vì thế, năng lực giao tiếp của học sinh luôn được củng cố và ngày càng phát triển

1.1.4 Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại của học sinh tiểu học với viê ̣c phát triển năng lực giao tiếp

Trước tuổi đến trường trẻ em đã biết “bản ngữ” ở một góc độ nhất định

Sự hiểu biết này có được là do các em trong sự giao tiếp với người lớn, được hình thành từ lời nói của những người xung quanh đến hệ thống ngôn ngữ của bản thân để thụ đắc bản ngữ một cách không có ý thức, không có chủ

định

Ở giai đoạn đầu, những hành vi ngôn ngữ ở trẻ chủ yếu nhằm trực tiếp thoả mãn những nhu cầu và mong muốn có tính bản năng Ngôn ngữ của trẻ lúc này thuần đơn thoại Dần dần, những hành vi trực tiếp này được thay thế thành các hành vi ngôn ngữ đích thực vì đã chịu sự chi phối của tính quy ước và tự chiếm dụng lấy những vùng ngữ nghĩa độc lập Nhờ hội thoại và cố gắng hội thoại, ngôn ngữ trẻ em đã hướng hoạt động của mình vào mục đích chính của quá trình thụ đắc ngôn ngữ để giao tiếp và bên cạnh đó phải thụ đắc cả kỹ năng

giao tiếp

Như vậy, trẻ em trước tuổi đến trường đã có một hệ thống kỹ năng khá phong phú và phức tạp, giúp các em nghe và nói được khá nhiều Các em đã dùng được ngôn từ để giao tiếp với người thân Vốn ngôn ngữ này rất quý,

vì nhờ nó mà trẻ em đã học được nhiều điều mới lạ và có thể lượm nhặt được những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân đứa trẻ trong giao tiếp bằng ngôn ngữ Tuy nhiên vốn ngôn ngữ này mang đặc điểm tự nhiên và cảm tính chỉ thích hợp trong phạm vi giao tiếp hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu mà nhà trường và xã hội đòi hỏi Đây chính là mặt hạn chế bởi những khả năng

lứa tuổi

Trang 35

Lên 6 tuổi trẻ em bước vào tuổi đi học Ở trường tiểu học, hoạt động chủ đạo của học sinh là hoạt động học tập, một hoạt động mang tính chất trí tuệ Hoạt động giao tiếp của HS tiểu học thường diễn ra ở dạng điển hình là đối thoại giữa hai hay nhiều người với nhau Thông qua hoạt động giao tiếp, vốn ngôn ngữ của học sinh tiểu học ngày càng tăng lên, những tri thức về hội thoại của các em sẽ

được củng cố và khả năng hội thoại sẽ phát triển theo lứa tuổi

Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy được một số hạn chế về đặc điểm hội thoại của HS tiểu học là cuộc thoại của các em thường không có mở đầu, kết thúc Các em chưa quan tâm, chưa có ý thức về lượt lời của mình Tuy các

em đã biết tuân theo quy tắc luân phiên lượt lời trong các cuộc song thoại, nhưng với các cuộc thoại có nhiều hơn hai người thì sự luân phiên không được đảm bảo Các em thường tranh nhau nói, chồng chéo lên lượt lời của nhau Những tham thoại đưa ra chủ yếu là những hành vi ở lời trực tiếp, chưa biết sử dụng các hành vi gián tiếp theo quy tắc lịch sự Chẳng hạn: Khi yêu

cầu, đề nghị thì dùng câu khiến:

Ví dụ: - Cho tớ mượn cái bút! hoă ̣c - Đứng tránh ra!

Hay khi hỏi thì chỉ dùng hành vi trực tiếp như: Mấy giờ rồi? Bạn làm bài

chưa? Đi chơi không?…

Mặc dù còn hạn chế trong hội thoại nhưng các em đã có những khả năng đáng kể về lĩnh vực này Các em có thể trao đổi thông tin được với nhau, đáp

ứng phần nào nhu cầu giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày

Như vậy, với trình độ thu ̣ đắc ngôn ngữ hội thoại của học sinh lứa tuổi tiểu học thì các em có đủ điều kiện để tiếp thu các tri thức hội thoại được dạy trong chương trình Tiếng Việt tiểu học Vấn đề đặt ra đối với chúng ta là cần phải có hướng nghiên cứu những đặc điểm (hay và dở) trong vốn ngôn ngữ nói chung và trong ngôn ngữ hội thoại nói riêng của HS tiểu học để từ đó có thể giúp các em không những nói những câu đúng ngữ pháp nhưng vẫn rất đa dạng, sinh động mà còn giúp các em nói năng có văn hoá của một người được giáo

Trang 36

dục Đúng như nhà giáo dục J.A.Komenshi từng nói: "Mọi điều phải tiến hành theo một trình tự liên tục sao cho tất cả những điều có hôm nay phải củng cố

cái hôm qua và mở ra con đường cho ngày mai”

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khảo sát hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong sách giáo khoa phân môn Tập làm văn tiểu ho ̣c

Chương trình dạy học hội thoa ̣i ở bâ ̣c Tiểu ho ̣c gồm những nô ̣i dung sau:

- Nhắc lại lời nhân vật trong bài ho ̣c

- Nó i theo câu mẫu đã cho

- Trao - đáp lời theo nghi thức lời nó i (tự giới thiệu, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, khẳng đi ̣nh, phủ định, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghi ̣, chia vui, chia buồn, nga ̣c nhiên, thán phu ̣c, tán thành, từ chối, đáp lời chào, lời tự giới thiê ̣u, đáp lời cảm

ơn, xin lỗi,…)

- Trả lời theo tranh

- Trình bày các ý kiến trao đổi, thảo luâ ̣n

Các nội dung dạy ho ̣c trên được thể hiê ̣n trong các phân môn Ho ̣c vần,

Tập đo ̣c, Luyê ̣n từ và câu, Tâ ̣p làm văn Tuy nhiên, viê ̣c hình thành và rèn kỹ năng hội thoại cho ho ̣c sinh đươ ̣c tích hợp trong tất cả các phân môn Nội dung dạy học hội thoại được lồng ghép trong viê ̣c rèn các kĩ năng nghe, nói, đo ̣c, viết

và phân bố như sau:

Lơ ́ p 1: học sinh nghe, nói các phát ngôn, các lời trao và lời đáp Thông

qua trả lờ i câu hỏi theo chủ đề có tranh minh họa hoă ̣c thông qua mẫu, học sinh tạo lập hoặc lĩnh hội những lươ ̣t lời trong đoa ̣n hô ̣i thoa ̣i với giáo viên hoă ̣c với

các học sinh trong lớp Nội dung dạy học hội thoại được thể hiện trong hai phần: phần luyện nói trong phân môn Học vần và phần luyện nói trong phân môn Tập đọc Trong phân môn Học vần, học sinh được rèn kĩ năng sử dụng lời nói trong hội thoại thông qua hình thức nói theo chủ đề có tranh minh hoạ và nói theo tình huống

Trang 37

Ví dụ bài 48 [10, tr 99]: Nói lời xin lỗi

Trong phân môn Tập đọc: nội dung dạy học hội thoại được trình bày qua các bài tập sau phần ngữ liệu đọc và phần tìm hiểu bài đọc Ví dụ:

N: Hỏ i nhau về nghề nghiê ̣p của bố

M: - Bố bạn làm nghề gì?

- Bố mình là bác sĩ

Ví dụ trên cho thấy, học sinh thực hành nghe nói theo mẫu câu cho trước Ngoài ra, một số nội dung khác còn có tranh minh họa kèm theo Nhìn chung, dạy học hô ̣i thoại ở lớp 1 tương đối đơn giản về nội dung Số thời gian để luyện tập trong giờ học tương đối ít Điều này thể hiện quan điểm của các nhà biên soạn là ở các lớp đầu bậc tiểu học nên ưu tiên cho kĩ năng đọc và viết

Lơ ́ p 2: Ở lớp 2, trên cơ sở phát triển những nội dung dạy học ở lớp 1,

chương trình đã bổ sung thêm nhiều nội dung mới gắn với các chủ điểm Đặc biệt, việc dạy kỹ năng hội thoại được coi là nhiệm vụ chính trong suốt cả năm học Nội dung trọng tâm để dạy kỹ năng hội thoại cho HS là các nghi thức lời nói thông thường trong các cuộc giao tiếp sinh hoạt hàng ngày của các

em Cụ thể như sau:

Học kỳ 1, trong phân môn Tâ ̣p làm văn, chương trình rèn cho HS cách chào hỏi trong các tình huống giao tiếp gần gũi, sinh động, chân thực như chào

bố mẹ để đi học, chào thầy cô khi đến trường, chào bạn bè khi gặp nhau, học

Trang 38

cách tự giới thiệu khi làm quen, học cách nói lời cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, nói lời chia vui, nói lời chia buồn, khen ngợi, ngạc nhiên, thích thú… Các nghi thức lời nói này được HS thực hành với các vai giao tiếp khác nhau

Ví du ̣ 1: Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:

Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa

Cô giáo cho em mượn quyển sách

Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi [21, tr 38] Với bài tập này, HS thực hành nghi thức cảm ơn với ba vai: ngang vai, vai dưới, vai trên Thông qua các bài tập này, kĩ năng nghe của HS cũng được rèn luyện, khi nghe các bạn trong lớp, trong nhóm nói

Ví dụ 2: Nghe các bạn trong lớp trả lời các câu hỏi ở bài tập 1, nói lại

Về các bài tập trong phân môn Luyê ̣n từ và câu, có các da ̣ng: đă ̣t câu hỏi

và trả lời, đă ̣t và trả lời câu hỏi theo mẫu

Trang 39

Lên lớp 3, chương trình dạy cho HS các kỹ năng giao tiếp ở bậc cao hơn

Nội dung cuộc thoại không còn là các nghi thức lời nói trong sinh hoạt hàng ngày mà là các hoạt động giao tiếp có tính chất chính thức và các cuộc thoại với quy mô lớn hơn như: sinh hoạt đội, sinh hoạt lớp, phát biểu, trao đổi, thảo luận trước đông người Với những nội dung này, HS phải nghe - hiểu được ý của người đối thoại thì mới sản sinh ra lời đáp phù hợp, có hiệu quả giao tiếp

Kĩ năng hội thoại này được hình thành đồng thời, các hình thức giao tiếp không chỉ là “song thoại” mà còn khai thác cả hình thức “đa thoại” Điều này hoàn toàn phù hợp vì đến lớp 3, học sinh được rèn kĩ năng đọc, viết và độc thoại nhiều hơn

ở lớp 1,2 để chuẩn bị bước vào giai đoạn sau của bậc học Các bài học hội thoa ̣i được trình bày dưới dạng bài tập chủ yếu trong phân môn Tập làm văn, ngoài ra

còn có một số bài học trong phân môn Luyê ̣n từ và câu với hai da ̣ng bài tập là trình bày ý kiến và hỏi đáp theo mẫu

Ví dụ: Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp Gợi ý nội

dung họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng về:

- Tôn trọng luật đi đường

- Bảo vệ của công

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn [25, tr 61]

Chương trình Tiếng Viê ̣t lớp 4 và lớp 5 tập trung rèn kỹ năng đơn thoại Tuy vậy, kỹ năng hội thoại, dạng đa thoại cũng vẫn được chú trọng với những nội dung phức tạp hơn như trao đổi ý kiến với người thân (lớp 4); thuyết

trình, tranh luận (lớp 5)

Trang 40

Ví dụ: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc,

võ thuật…) Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi [27, tr 95]

Nhận xét: về hệ thống bài tâ ̣p da ̣y ho ̣c hô ̣i thoa ̣i, nội dung da ̣y hô ̣i thoa ̣i trong SGK Tiếng Việt đã đáp ứng được mục tiêu rèn kỹ năng nghe - nói cho học sinh trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau Đây chính là điểm mới của chương trình và là cơ sở để phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh Tuy nhiên, SGK vẫn còn một số điểm nên điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh:

- Trong SGK chỉ có mấy kiểu bài tập: trả lời câu hỏi; viết tiếp các lươ ̣t lời; đọc, nhắ c lại, nói la ̣i theo lời nhân vâ ̣t trong tranh; xử lý tình huống giao tiếp và luyê ̣n tâ ̣p thuyết trình, tranh luận Như vậy, các kiểu bài tâ ̣p chưa phong phú về kiểu, hình thức để kích thích sự hứng thú của HS

- Mặc dù đã có những hướng dẫn hết sức cu ̣ thể nhưng phần hướng dẫn GV tổ chứ c giải bài tâ ̣p thư ̣c hành cho ho ̣c sinh trong các sách hướng dẫn giảng da ̣y chưa có quy trình chung và những lưu ý khi thư ̣c hiê ̣n các loại bài tâ ̣p Sách nên cho GV thấy môn Tiếng Viê ̣t không chỉ da ̣y văn hóa cho HS mà quan tro ̣ng hơn là da ̣y HS cách thể hiê ̣n văn hóa lời nói bằ ng tiếng Việt trong giao tiếp như thế nào Bởi vâ ̣y, khi tổ chức cho HS giải

các bài tâ ̣p da ̣y ho ̣c hô ̣i thoa ̣i chính là lúc GV tổ chức thực hành giao tiếp cho HS Qua nghiên cứ u các sách hướng dẫn, chúng tôi thấy GV chưa đươ ̣c hướng dẫn phân tích các yếu tố của hoa ̣t đô ̣ng giao tiếp trong từng

tình huố ng của bài tâ ̣p nêu ra Sách GV mới chỉ đưa ra những câu nói cu ̣ thể, cò n mô ̣t số sách tham khảo khác chỉ thư ̣c hiê ̣n khâu giải bài tâ ̣p giúp

GV

Ngày đăng: 05/01/2018, 15:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2006), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt
Tác giả: Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
2. Lê A (2001), "Dạy TV là dạy một hoạt động và bằng hoạt động", Tạp chí Ngôn ngữ, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy TV là dạy một hoạt động và bằng hoạt động
Tác giả: Lê A
Năm: 2001
3. Chu Thị Thuỷ An (2002), "Đặc điểm của chương trình tiếng Việt tiểu học và những yêu cầu đối với việc đào tạo giáo viên tiểu học", Tạp chí Giáo dục, (39), tr.17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm của chương trình tiếng Việt tiểu học và những yêu cầu đối với việc đào tạo giáo viên tiểu học
Tác giả: Chu Thị Thuỷ An
Năm: 2002
4. Hoàng Hoà Bình - Phan Phương Dung (2000), "Rèn kĩ năng nói và kĩ năng viết cho học sinh tiểu học qua việc học phân môn làm văn", Tạp chí TT KHGD, (77), tr.23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng nói và kĩ năng viết cho học sinh tiểu học qua việc học phân môn làm văn
Tác giả: Hoàng Hoà Bình - Phan Phương Dung
Năm: 2000
5. Hoàng Hòa Bình (2015), "Năng lực và đánh giá theo năng lực", Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM, (6), tr.21-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực và đánh giá theo năng lực
Tác giả: Hoàng Hòa Bình
Năm: 2015
6. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. tr 276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập 2
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1993
7. Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo (1992), Tiếng Việt lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Tr.3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt lớp 12
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1992
8. Đỗ Việt Hùng (1986), Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy học tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1986
9. Vũ Thị Thanh Hương (2006), "Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay", Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, tr. 1-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay
Tác giả: Vũ Thị Thanh Hương
Năm: 2006
10. Đặng Thị Lanh (chủ biên) (2001), Hoàng Cao Cương, Trần Thị Minh Phương, Tiếng Việt 1, tập 1, NXB Giáo dục VN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 1, tập 1
Tác giả: Đặng Thị Lanh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục VN
Năm: 2001
11. Đặng Thị Lanh (chủ biên) (2001), Hoàng Hòa Bình, Hoàng Cao Cương, Trần Thị Minh Phương, Nguyễn Trí, Tiếng Việt 1, tập 2, NXB Giáo dục VN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 1, tập 2
Tác giả: Đặng Thị Lanh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục VN
Năm: 2001
12. Hồ Lê (1993), Cú pháp Tiếng Việt, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. tr 180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cú pháp Tiếng Việt
Tác giả: Hồ Lê
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 1993
13. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. tr 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa lời hội thoại
Tác giả: Đỗ Thị Kim Liên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1999
15. Nguyễn Quang Ninh (1998), Một số vấn đề dạy học ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề dạy học ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp
Tác giả: Nguyễn Quang Ninh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
16. Nguyễn Quang Ninh (2002), "Một số phương pháp đặc trưng của việc học tiếng Việt trong nhà trường", Tạp chí Giáo dục, tr.20. tr 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương pháp đặc trưng của việc học tiếng Việt trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Quang Ninh
Năm: 2002
17. Nguyễn Quang Ninh ( 2005), Lí thuyết hoạt động giao tiếp với việc dạy học phần Làm văn trong TV4, Giáo dục, số chuyên đề 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí thuyết hoạt động giao tiếp với việc dạy học phần Làm văn trong TV4
18. Lê Thị Minh Nguyệt (2006), “Về dạy học tiếng Việt theo định hướng giao tiếp”, Tạp chí Giáo dục, (151), tr.12-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về dạy học tiếng Việt theo định hướng giao tiếp”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Lê Thị Minh Nguyệt
Năm: 2006
19. Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông (2013), NXB Giáo dục, tr.23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông
Tác giả: Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2013
20. Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương
Tác giả: Lý Toàn Thắng
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 2002
21. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần Hoàng Túy (2003), Tiếng Việt 2, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 2, tập 1
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần Hoàng Túy
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w