1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồi

10 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 86 KB

Nội dung

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồiSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồi

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe Ngày nay đất nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá với khẩu hiệu: “ Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện TDTT đã đem lại sức khoẻ cho con người, hoàn thiện về thể chất cho nhân dân lao động, có thể nói sức khoẻ con người là một yếu tố hợp thành quan trọng của lực lượng sản xuất, có sức khoẻ mới có lao động, có lao động mới có sự sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất, đất nước ngày càng phồn vinh

Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó Thông qua giáo dục trong bộ môn thể dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, kiên trì, chịu khó, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen

tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về Thể dục Thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp Một trong những yêu cầu về dạy học là trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản phổ thông nhất của kĩ thuật các môn điền kinh nói chung Thể dục Thể thao trong trường học nhằm tạo cho các em thích nghi với điều kiện học tập đồng thời đáp ứng yêu cầu nâng cao sức khoẻ cho học sinh, bên cạnh đó còn phải biết phát hiện và bồi bưỡng, lựa chọn những học sinh tiêu biểu tham gia thi đấu của hội khoẻ phù đổng các cấp

Vì vậy để học sinh nắm bắt và thực hiện tốt các kĩ thuật cơ bản trong một tiết học đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các bài tập phù hợp với từng lứa tuổi, tâm

lý của từng học sinh, từng nhóm, từng lớp học Bên các bài tập phù hợp trong tiết học, cần phải chú trọng đến sự đam mê, sự hứng thú và phát huy tính tích cực, tự giác của người học để sẵn sàng đảm nhận một khối lượng vận động phù hợp mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ, phòng tránh được chấn thương trong quá trình tập luyện

I Lý do chọn đề tài.

1 - Cơ sở lý luận :

Nhảy xa là một trong những môn Thể thao ưa thích đối với học sinh THCS

nói chung và học sinh khối 8 và 9 nói riêng Củng như các môn Thể thao khác, nhảy xa đòi hỏi sự căng thẳng rất lớn của hệ thần kinh cơ bắp của con người Thông qua tập luyện và thi đấu môn nhảy xa, cơ thể con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn Tập luyện nhảy xa có tác dụng rất lớn trong việc phát triển các tố chất vận động của con người, đồng thời nâng cao khả năng tự chủ, rèn luyện lòng dũng cảm, tính kiên trì và khắc phục khó khăn trong tập luyện của bản thân

Trang 2

2 Cơ sở thực tiển.

Chương trình giáo dục Thể chất trong nhà trường phổ thông phải thực hiện

được các nhiệm vụ sau:

+ Bảo vệ củng cố tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng lực làm việc, thúc đẩy quá trình phát triển cơ thể của các em phù hợp quy luật tâm sinh lý lứa tuổi và giới tính

+ Phát triển toàn diện các tố chất thể lực như:

- Sức nhanh

- Sức mạnh

- Sức bền

- Sự khéo léo và mềm dẻo

+ Thông qua giờ dạy thể dục giáo dục cho các em tính tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn và nếp sống thật thà, lành mạnh, tinh thần đồng đội

Tập luyện nhảy xa củng như các môn thể thao khác, đòi hỏi người tập phải

kiên trì, chịu khó, tập luyện thường xuyên và tuân thủ các nguyên tắc tập luyện củng như phương pháp và ý thức tự giác trong tập luyện thì mới đạt được thành tích cao

Nhưng trong những năm giảng dạy bản thân tôi gặp phải những khó khăn

đó là: Điều kiện sân bải của nhà trường chưa đảm bảo cho việc giảng dạy chính khóa, ý thức tự giác tập luyện ở lớp củng như ở nhà của học sinh chưa cao Do đó

tố chất vận động của học sinh phát triển chậm đẫn đến thành tích của học sinh đạt thấp Do vậy trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đúc rút kinh nghiệm, nghiên cức tài liệu và thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, nay tôi đưa ra một số giải pháp nhằm

" Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa Kiểu ngồi".

3 Về mặt cá nhân:

Xuất phát từ lý luận và qua thực tiễn tôi nhận thấy trong một tiết học nhảy

xa, ngoài lồng ghép các nội dung thì các bài tập nhằm phát triển tố chất sức nhanh, sức mạnh, nó đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tập luyện của học sinh Chính vì vậy người giáo viên phải tạo cho các em niềm say mê, hứng thú và tự giác trong tập luyện Từ đó các em tiếp thu bài tập tốt hơn, dẫn đến chất lượng và hiệu quả cao hơn

II Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh khối 9 trường THCS

III Mục đích nghiên cứu.

Đánh giá được thực trạng về tố chất và thể lực của học sinh khối 9 của trường THCS Thông qua đó đề ra các phương pháp giảng dạy nhằm phát triển tố chất và thể lực của học sinh để từ đó nâng cao thành tích cho các em

IV Nhiệm vụ nghiên cứu.

Tiến hành điều tra thực trạng về ý thức tập luyện của học sinh, đặc biệt ý thức tự giác, đồng thời đánh giá sự phát triển tố chất và thể lực của học sinh Phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố làm giảm sự phát triển tố chất và thể lực của học sinh để từ đó đề ra những phương pháp giảng dạy phù hợp đối với tâm

Trang 3

sinh lý và đối tượng học sinh.

V Giới hạn của đề tài.

Nghiên cứu về một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao thành tích cho học sinh THCS trong phần nhảy xa kiểu ngồi trong năm 2012-2013

VI Phương pháp nghiên cứu.

- Khảo sát thực trạng của học sinh

- Nghiên cứu phương pháp giảng dạy

- Kiểm tra đánh giá

VII Thời gian nghiên cứu.

Từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 4 năm 2016

B PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận.

Nhảy xa là một trong những hoạt động hết sức cơ bản và rất cần thiết đối với cuộc sống con người Để phát triển thể chất cho thế hệ trẻ, ngay từ xa xưa, người ta đã coi nhảy xa là nội dung nằm trong phần cứng ( phần dạy bắt buộc ) Điều khác biệt về nội dung của chương trình mơi so với chương trình củ là không dạy cho học sinh các khối 6 và 7 kỷ thuật nhảy xa ngay mà dạy cho các em các trò chơi nhằm phát triển sức bật và một số động tác bổ trợ kỷ thuật cho nhảy xa để lên các khối 8 và 9 tránh sự nhàm chán cho học sinh Tập luyện nhảy xa có tác dụng rất lớn trong việc phát triển các tố chất vận động của con người, đồng thời nâng cao khả năng tự chủ, rèn luyện lòng dũng cảm, tính kiên trì, chịu khó và biết khắc phục khó khăn đối với bản thân

2 Cơ sở thực tiễn.

Trong thực tế dạy nhảy xa là dạy học kỷ thuật động tác và rèn luyện kỷ năng phát triển tố chất, do vậy các nội dung đều thực hiện trên sân tập Do đó phần kiến thức luôn được dạy xen kẻ với phần rèn luyện kỷ thuật kỷ năng chuyên môn Còn phần phát triển tố chất do học sinh tự tập thêm là chủ yếu, mà những học sinh có ý thức tự giác tập luyện chiếm tỷ lệ ít, do đó tố chất của học sinh phát triển kém, thể lực yếu nên khả năng tiếp thu kỷ thuật kỷ năng chậm, mặt khác không phát huy được tính tích cực của học sinh trong tập luyện dẫn đến thành tích của học sinh đạt thấp

II Phương pháp giảng dạy

Dạy phần nhảy xa củng như dạy học các môn điền kinh khác các phương pháp thường được sử dụng đó là:

- Giảng giải và làm mẫu

- Trực quan

- Phân nhóm, phân nhóm quay vòng

Trang 4

- Tập luyện bắt chước.

- Tập luyện lặp lại

- Phân đoạn và hoàn chỉnh

- Trò chơi và thi đấu

- Sửa sai và giúp đỡ

III Những công việc cần làm để phát huy tính tích cực của học sinh.

- Cần xác định mục đích, yêu cầu và xây dựng động cơ học tập cho học sinh bằng việc giới thiệu môn học, tác dụng của việc luyện tập

- Các biện pháp tập luyện cần được lựa chọn, phong phú, hấp dẫn đối với học sinh nhất là việc sử dụng trò chơi

- Sự chuẩn bị chu đáo sân tập, đồ dùng dạy học, dụng cụ tập luyện góp phần đáng kể đến chất lượng học tập của học sinh

- Cần tổ chức lớp học hợp lý, taawng cường việc phân nhóm luyện tập theo hình thức phân hnoms quay vòng

- Cần phối hợp giữa việc chia nhóm tập luyện các động tác bổ trợ theo từng hàng ngang với việc tập luyện trong sân nhảy

IV Đảm bảo an toàn trong dạy học.

1 Vấn đề chuẩn bị sân tập nhảy xa.

- Hố cát tập nhảy xa phải xới tơi xốp, vệ sinh sạch sẻ

- Đường chạy đà phải bằng phẳng, không trơn trượt

- Ván giậm nhảy đúng kích thước, được lấp ngang mặt đất

2 Vấn đề về trang phục.

- Quần áo phải gọn gàng

- Phải đi dày tập luyện

V Một số nhiệm vụ và bài tập cụ thể.

Toàn bộ quá trình giảng dạy cần phải được xen xét trong một mối quan hệ chặt chẻ với trình độ tập luyện, thể lực, tâm sinh lý và lứa tuổi của học sinh khối 8

và 9 Tùy từng giai đoạn kỷ thuật, từng biện pháp tập luyện dẫn dắt mà giáo viên

có thể vận dụng phối hợp một cách linh hoạt và sinh động các phương pháp dạy học Ngoài ra với mức độ tiếp thu của người tập khác nhau mà phương pháp dạy học cần được sử dụng một cách linh hoạt Trong một buổi tập nhảy xa ngoài nhiệm vụ học kỷ thật còn phải kết hợp các bài tập phát triển thể lực chuyên môn, tạo cho giờ dạy sinh động, hấp dẫn và tăng cường hoạt động cho học sinh Nhằm giúp cho học sinh phát triển tố chất, nâng cao thể lực từ đó sẻ nâng cao được thành tích cho học sinh được thể hiện qua các nhiệm vụ cụ thể sau:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu kỷ thuật.

- Giới thiệu, phân tích, làm mẫu và cho học sinh quan sát tranh kỷ thuật

- Nhấn mạnh những thời điểm quan trọng của từng giai đoạn:

Trang 5

+ Giai đoạn chạy đà: Biết cách đo đà, chỉnh đà để giậm nhảy đúng ván Chạy đà nhanh đạt tốc độ cao nhất của mình trước khi giậm nhảy, chạy đà không sắp bước hoặc kéo dài bước để giậm đúng ván

+ Giai đoạn giậm nhảy: Giậm nhảy tích cực, chân giậm cần duổi hết các khớp hông, gối, cổ chân, phối hợp được động tác đánh tay trong giậm nhảy

+ Giai đoạn trên không: có tư thế bước bộ trên không, thu chân giậm nhanh tạo được tư thế ngồi xổm trên không

+ Giai đoạn tiếp đất: Vươn cẳng chân ra trước, không bị bệt mông hoặc ngã

về sau ảnh hưởng đến thành tích

Nhiệm vụ 2: Cho học sinh chạy đà nhảy xa nhằm đánh giá khả năng của

mổi em và tự xác định lại chân giậm nhảy

Bài tập 1 : Các em tự đo đà từ 9 đến 13 bước từ đà này học sinh thực hiện

chạy đà kết hợp nhảy xa

Bài tập 2: Sau khi đã nhảy thử giáo viên cần tập trung học sinh để nhấn

mạnh chân giậm nhảy là chân thuận ( Chân khỏe)

Nhiệm vụ 3: Dạy kỷ thuật giậm nhảy và bước bộ.

Bài tập 1: - Tại chổ đặt chân giậm và giậm nhảy.

- Chạy 1-3 bước đà giậm nhảy

Bài tập 2: 1-3 bước đà giậm nhảy - bước bộ.

Bài tập 3: 1-3 bước đà giậm nhảy - bước bộ chan lăng chạm đất chuyển

sang chạy nhẹ nhàng

Bài tập 4: Tập bước bộ liên tục.

Bài tập 5: Kết hợp 3-5 bước đà giậm nhảy - bước bộ và chuyển sang chạy

chậm

Bài tập 6: Chạy đà ngắn ( yêu cầu tăng tốc độ) - giậm nhảy qua xà thấp đặt

cách ván giậm với độ dài bằng nữa độ dài của đường bay trọng tâm cơ thể

Bài tập 7: Giống như bài tập 6 nhưng mang thêm vật nặng trên người từ

2-4kg thực hiện liên tục

Bài tập 8: Chạy đà ngắn giậm nhảy mạnh thực hiện bước bộ và rơi xuống

bằng hai chân

Nhiệm vụ 4: Dạy kỷ thuật chạy đà sau đoa phối hợp với giậm nhảy và

bước bộ

Bài tập 1: Căn cứ vào thể lực của từng học sinh giáo viên giúp các em xác

định độ dài đà Sau đó hướng dẫn đo đà và chạy thử (chạy đà - đặt chân vào ván giậm nhảy)

Bài tập 2: Giúp các em đánh dấu từng bước đà và yêu cầu các em chạy theo

các bước đã đánh dấu Lúc đầu chạy chậm, sau đó tăng dần tốc độ ở các lần lặp lại sau

Trang 6

Bài tập 3: Chạy đà 3-5 bước thực hiện giậm nhảy - bước bộ rơi xuống bằng

chân lăng

Bài tập 4: Chạy đà với tốc độ cao từ 5-7 bước thực hiện giậm nhảy rơi

xuống bằng chân lăng và chạy nhẹ nhàng ra khỏi hố cát

Bài tập 5: Chạy toàn đà thực hiện giậm nhảy - bước bộ và rơi xuống cát

bằng hai chân

Nhiệm vụ 5: Dạy kỷ thuật trên không.

Bài tập 1: Giậm nhảy bước bộ - thu chân giậm nhảy về vươn ra trước và rơi

xuống bằng hai chân

Bài tập 2: Chạy 3-5 bước đà thực hiện giậm nhảy - bước bộ sau đó thu chân

giậm nhảy vươn cẳng chân ra trước tiếp đất bằng hai chân

Bài tập 3: nhảy xa với đà từ 5-7 bước thực hiện giậm nhảy - bước bộ - thu

chân giậm vươn cẳng chân ra trước tiếp đất bằng hai chân

Bài tập 4: Thực hiện toàn bộ đà - giậm nhảy - trên không - duổi căng chân

rơi vào hố cát

Bài tập 5: Thực hiện đà dài và trung bình (yêu cầu chạy đà đạt tốc độ cao).

Nhiệm vụ 6: Dạy kỷ thuật tiếp đất.

Bài tập 1: nhảy xa tại chổ với vịc nâng chân tích cực lên trên và đưa chân

về phía trước

Bài tập 2: Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy thực hiện bước bộ sau đó thu chân

giậm nhảy về đua ra trước dướn ra xa cùng với chân lăng cùng lúc với gập thân và kết hợp với đánh tay

Bài tập 3: Chạy đà giậm nhảy qua giây chun ở tư thế giai đoạn bay sau đó

thực hiện chạm cát

Bài tập 4: Nhảy nhiều lần với đà ngắn, trung bình và dài.

Nhiệm vụ 7: Hoàn thiện kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi và nâng cao thành tích.

Bài tập 1: Thực hiện nhảy xa với việc lặp lại nhiều lần với đà trung bình.

Bài tập 2: Thực hiện nhảy xa với việc lặp lại nhiều lần với đà dài và ổn

định nhịp điệu chạy đà

Bài tập 3: Tổ chức thi đấu có đánh giá về kết quả và nhận xét về kỷ thuật

của từng em

VI Một số kết quả đạt được.

Qua hai năm áp dụng đề tài, bản thân tôi nhận thấy ý thức tự giác tập luyện của học sinh được nâng lên, đặc biệt là ý thức tự tập ở nhà của học sinh đồng thời trong những giờ học học sinh chú ý và hứng thú tập luyện hơn Nên thành tích của học sinh đã được nâng lên rõ rệt bằng các số liệu sau:

1 Thống kê thành tích của học sinh năm học 2014-2015

Trang 7

số HS

Từ 2,7 - 3m

Từ 3,1-3,5m

Từ 3,6 - 4m

Từ 4,1-4,5m

Từ 4,6- 5m

2 Thống kê thành tích của học sinh năm học 2015-2016

Tổng

số HS

Từ 2,7 - 3m

Từ 3,1-3,5m

Từ 3,6 - 4m

Từ 4,1-4,5m

Từ 4,6- 5m

C PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tóm lại tập luyện nhảy xa có tác dụng rất lớn trong việc phát triển các tố chất thể lực, nâng cao khả năng tập trung sức lực và rèn luyện tính tự chủ, lòng dũng cảm, tính kiên trì chịu khó Thông qua các bài tập kỷ thuật của chạy đà và giậm nhảy nhằm tăng cường và phát triển các tố chất sức nhanh, mạnh và sức mạnh tốc độ của người tập Thực hiện tốt các giai đoạn kỷ thuật trên không, tiếp đất đã rèn luyện sự khéo léo, tính chính xác và nâng cao khả năng phối hợp vận động gúp người tập nâng cao sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn ngắn, phạm vi nghiên cứu bó hẹp trong một điều kiện kinh tế của địa phương thuộc xã nghèo, cơ sở vật chất sân tạp chưa đảm bảo của một trường học thuộc vùng biển ngang, nên có nhiều vấn đề có thể áp dụng không được rộng rải Những bài tập và phương pháp đưa ra chưa thực

sự nổi bật nhưng đã định ra được một số phương pháp giảng dạy, sử dụng các bài tập nhằm phát triển tính linh hoạt thần kinh, phát triển các tố chất thể lực và từ đó

đã góp phần nâng cao thành tích cho học sinh

Trong phạm vi đề tài này bản thân tôi xin nêu ra một số kiến nghị sau:

1 Đối với nhà trường.

Cần quan tâm hơn nữa trong công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, tham mưu tích cực với Đảng ủy, UBND, HĐND xã và phụ huynh học sinh để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và sân bải đảm bảo tập luyện

2 Đối với giáo viên bộ môn.

Chuẩn bị tốt giáo án lên lớp và đồ dùng dạy học cho từng tiết dạy Thường xuyên thay đổi hình thức tập luyện, lồng ghép những trò chơi vận động, trò chơi dân gian vào trong từng tiết học để tạo sự hứng thú cho học sinh và phát huy tính tích cực của các em Sau từng tiết học người giáo viên cần phải hướng dẫn bài tập

ở nhà cho các em về cả lý thuyết và thực hành ( Vẽ, nêu lý thuyết là giúp các em

ôn lại lý thuyết và tái hiện lại kỷ thuật các giai đoạn được học ở trên lớp và tập

Trang 8

luyện ở nhà là giỳp cỏc em cú ý thức tự giỏc, tự tập luyện thờm để cỏc em tỏi hiện lại kỷ thuật đồng thừi phỏt triển tố chất thể lực)

Trên đây là nội dung tôi đã nỗ lực đúc rút trong quá trình giảng dạy, tham khảo tài liệu, thăm lớp dự giờ đồng nghiệp Tôi mong rằng kinh nghiệm này cũng góp phần giúp bạn bè, đồng nghiệp vận dụng trong hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lợng của học sinh Tuy vậy ý tởng này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót và những hạn chế nhất định Rất mong sự

đóng góp, bổ sung, giúp đỡ của cấp trên và đồng nghiệp

Tôi xin chân

thành cảm ơn !

Trang 9

MỤC LỤC

III Những công việc cần làm để phát huy tính tích cực của học sinh Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tài liệu BDTX cho giáo viên chu kỳ III (2004 - 2007) - Nhà xuất bản GD

2 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỷ năng môn thể dục THCS - Nhà xuất bản GD

3 Sách thể dục 7,8,9 - Nhà xuất bản GD

Ngày đăng: 26/12/2017, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w