SKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí MinhSKKN Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí Minh
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ.
I Bối cảnh của đề tài:
Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp thiết đã và đang được
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo triển khai với mục tiêu đổi mới đồng bộ các hoạt động sư phạm trongnhà trường, đảm bảo học sinh được tự quản, tự tin trong học tập, chiếm lĩnh được kiến thức, kỹnăng qua tự học và hoạt động tập thể; phù hợp với mục tiêu đổi mới và điều kiện năng lực độingủ giáo viên, thiết bị giáo dục…Nhằm linh hoạt sáng tạo trong đổi mới phương pháp tổ chứchoạt động dạy học, đẩy mạnh, nghiên cứu cải tiến chương trình theo hướng mở trên cơ sở chuẩnkiến thức kỹ năng, thái độ theo SGK hiện hành, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học, chấtlượng giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
II Lý do chọn đề tài:
Với rất nhiều học sinh tâm lý chung còn ngại, lười học môn Ngữ Văn Các em cho rằngmôn Văn khó hiểu, khó tiếp thu vì thế các em sợ, né tránh Nhiều em chỉ chép bài từ các tài liệutham khảo để đối phó với giáo viên mà không hề có hứng thú hay hiểu biết gì về tác phẩm Đặcbiệt các văn bản thơ tứ tuyệt nói chung và thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh nói riêng có ngôn từ uyênbác, ý tại ngôn ngoại, hàm súc dư ba…các em lại càng thấy khó, càng không có hứng thú Vậylàm thế nào để khắc phục khó khăn để dạy học môm Văn có hiệu quả để thu hút sự say mê họctập từ đó các em cảm nhận được văn bản hay đúng giá trị của nó Dạy như thế nào để học sinhkhái quát được vấn đề trọng tâm của văn bản, của các văn bản cùng chủ đề, học sinh cảm nhậnđược cái hay của nghệ thuật ngôn từ, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật, hiểu được vẻ đẹp tâmhồn của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng” Hồ Chí Minh
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Dạy học theo chủ đề về chủ đề Thơ Hồ Chí Minh”
III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh lớp 8 THCS là những đối tượng vừa hiếu động, vừa tò mò vừa thích tìm hiểu
nhưng lại nghịch ngợm ham chơi Các em chưa tự giác trong học tập, chưa biết tìm tòi để mởmang kiến thức Việc tham khảo để mở mang kiến thức qua các phương tiện khác hầu như không
có Việc tiếp thu kiến thức bài chưa cao.Một số em mua sách tham khảo theo dạng bài mẫu, sáchchọn lọc, sách học tốt để chép, để đối phó Bởi vậy các em chây ì, ỉ lại các tư duy Nên chấtlượng học tập chưa cao, đặc biệt nhiều em học trung bình hoặc yếu
- Phạm vi nghiên cứu của 3 đề tài này là ba văn bản: Tức cảnh Pác Bó, Vọng nguyệt(Ngắm trăng), Tẩu lộ (Đi đường) của Hồ Chí Minh trong chươn trình Ngữ văn 8 (tập 2)
IV Mục đích của đề tài:
Đề tài này thực hiện nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo công văn 5555 của Bộ GiáoDục và Đào Tạo nhằm phát triển năng lực học sinh: tích cực, tự lực sáng tạo, qua việc thực hiệnbài dạy đối với các tác phẩm: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi Đường
Xây dựng giáo án theo hướng xây dựng chủ đề dạy học/ chuyên đề dạy học trên cơ sởchuẩn kiến thức kỷ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
Thực hiện đề tài nghiên cứu này giúp tôi không ngừng nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinhnghiệm trong công tác giảng dạy nâng cao chất lượng dạy học
V Điểm mới của đề tài:
Nghiên cứu về thơ Hồ Chí Minh là đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiềugiáo viên quan tâm Vì thế có nhiều bài viết, nhiều công trình đặc sắc viết về các tác phẩm thơ cacủa Người Song ở đề tài này tôi muốn đề cập đến việc đổi mới phương pháp dạy học trong dạyhọc các tác phẩm thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ Văn 8: Xây dựng giáo ántheo hướng xây dựng chủ đề dạy học/ chuyên đề dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức kỷ năng,thái độ theo chương trình hiện hành
Trang 2B PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Thực hiện công văn 5555\BGDDT- GD TrH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn vềđổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tổ chức quản lý hoạt động chuyên môn củanhà trường TH, chúng ta đã tiến hành lựa chọn nội dung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗimôn học và các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tíchcực trong điều kiện thực tế của nhà trường Dạy học theo chủ đề đang là phong trào của mỗi địaphương, trường học, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn Giúp học sinhchủ động tích cực hơn trong việc học, biết vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết có sẵn đề giảiquyết vấn đề thực tiễn
Việc dạy học theo chủ đề thực ra không phải là một vấn đề mới, nó được đặt ra từ rất lâusong làm thế nào để tất cả giáo viên, học sinh cùng hưởng ứng, cùng làm Trong văn có sử, trongvăn có địa, trong văn có văn hóa, có âm nhạc, có hội họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ Làmthế nào để tác phẩm sống mãi, lung linh tỏa sáng, thấm ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh, để các
em không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp, sống cần lao động là vấn đề đặt ra đối với giáo viênNgữ văn Dạy học theo chủ đề buộc giáo viên phải làm chủ nội dung, phương pháp, cách tổ chứcdạy học, tự làm mới chính mình Như vậy giáo viên mới có thể “truyền lửa” tinh thần đến các emhọc sinh giúp các em chủ động, tích cực sáng tạo trong tiếp cận lĩnh hội tri thức Vì vậy dạy họctheo chủ đề là nhu cầu tự thân, yêu cầu bắt buộc của xu thế thời đại hội nhập, giao thoa, kế thừa,phát triển trong mọi lĩnh vực
Do đó dạy học theo chủ đề vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các tác phẩm thơ
Hồ Chí Minh là nhiệm vụ của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường Là cách giúp các em phần nào tiếpthu tư tưởng phong cách Hồ Chí Minh để các em “thấm” cái đẹp cái hay từ thơ cũng như từ conngười vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh
II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1 Thuận lợi
Việc đổi mới toàn diện trong giáo dục phổ thong trong đó có việc thực hiện dạy học theochủ đề và tích hợp liên môn được sự chỉ đạo sát sao của sở, phòng cũng như cảu các trườngTHCS Phong trào dạy học này đã diễn ra sâu rộng khắp các trường và đã đem lại hiệu quả đáng
kể
Bản thân giáo viên luôn mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục hoàn thiệncác kỹ năng cũng như góp phần hình thành năng lực phẩm chất của các em học sinh trong độ tuổmới lớn Vả lại từ lâu giáo viên cũng đã xác định được môn văn là sự tổng hòa các môn khoa học
xã hội, giúp hình thành, hoàn thiện tư cách đạo đức, năng lực phẩm chất ở mỗ người học sinh Vìthế đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong giảng dạy Cố gắng đưa các kiến thức trong môn NgữVăn thành hệ thống dễ tiếp thu, luôn gắn kiến thức với đời sống văn hóa, tâm lý xã hội để kiếnthức, kỹ năng, phẩm chất gần gủi với các em
Thơ Hồ Chí Minh là một trong những phần quan trọng của những di sản văn hóa mà người
để lại Rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã dày công tìm tòi để tôn vinh giá trị văn hóa,giá trị thẫm mỹ được thể hiện từ các tác phẩm cảu người Ở nhà trường THCS những tác phẩmthơ tứ tuyệt của người là nguồn cảm hứng giảng dạy, học tập của bao thế hệ học sinh và giáoviên Những tác phẩm đưa vào nhà trường là những tác phẩm giàu giá trị văn chương, giàu giá trịnhân văn, là bài học quý giá cho lớp lóp thế hệ học sinh
Tâm sinh lý của học sinh ở giai đoạn này có những phát triển điển hình Hứng thú của các
em phát triển ở mức độ cao , nên dễ kích thích sự tò mò chủ động ở các em Vả lại các em cũng
đã được tiếp xúc làm quen với các tác phẩm thơ Hồ Chí Minh ở chương trình Ngữ Văn lớp 7,phần nào các em đã có những ý niệm về thơ ca của người, giúp các em có vốn kiến thức ban đầukhi tiếp xúc với thơ ca của người
2 Khó khăn:
Trang 3Học sinh ở lứa tuổi này vừa có tính tò mò thích tìm hiểu nhưng vừa nghịch ngợm hamchơi, các em chưa tự giác học tập, không thích gò bó, chưa biết tự tìm hiểu để mở mang kiếnthức Tài liệu cho việc học tập rất ít hoặc không có Văn hóa đọc của các em có nhiều hạn chế,nếu đọc thì các em cũng chỉ đọc những truyeenh tranh, truyện kinh dị hay bạo lực mà thôi.Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, học sinh bị looi kéo bởi lượng thong tin lớntrong đó có không ít những thong tin vô bổ thậm chí có hại cho sự phát triển nhân cách của cáchọc sinh Các em bị cuốn hút vào đó mà quên dành thời gian cho học tập.
Thị trường sách, tài liệu tham khảo rất đa dạng phong phú, biên soạn sát với câu hỏi sáchgiáo khoa nên các em có thể dễ dàng mua một quyển để chép đối phó với thầy cô mà không hề
có một suy nghĩ, một ý niệm nào về tác phẩm mà mình được học, được tìm hiểu
Thơ Bác đưa vào chương trình lớp 8 gồm 3 bài “Tức cảnh Pác Bó” “Ngắm Trăng” (Vọngnguyệt), “Đi đường” (Tẩu lộ) Ai cũng công nhận rằng ba bài thơ trên phong phú sâu sắc về nộidung, đặc sắc về nghệ thuật Nhưng làm thế nào để cho học sinh hiểu và cảm nhận được cái sâusắc, phong phú cũng như những nét đặc sắc của những bài thơ này hết sức khó khăn bởi vốnsống, vốn kiến thức văn học của các em còn nhiều hạn chế
Trong số ba bài thơ trên có hai bài thơ viết bằng chữ Hán là khó khăn không chỉ cho ngườihọc mà cho cả người dạy Người dạy cũng như người học chủ yếu tiếp xúc với bản dịch, mà bảndịch của những bài thơ này có những chổ chưa lột tả được hết tinh thần của nguyên tác nên khókhăn lại them khó khăn
Đặc điểm phong cách thơ Bác là hàm súc mà dư ba, giản dị mà sâu sắc, cổ điển mà hiệnđại… làm rõ những đặc điểm này đối với người dạy đã khó nói chi truyền đạt cho học sinh hiểuđược Giảng dạy thơ Bác nói chung, những bài thơ trên nói riêng mà không hiểu và làm rõ nhữngkhái niệm rất khó ở trên thì xem như chưa hiểu thơ Bác, chưa dạy thơ Bác…Đó là chưa nói đếnnhững khái niệm mà ta hay bắt gặp khi nói về thơ Bác đó là tâm hồn chiến sĩ, tâm hồn nghệ sĩ,chất thép, chất tình trong thơ Bác….Có lẽ do những khó khăn trên nên nhiều người khi dạy vềthơ Bác, dạy thơ thì ít mà nói về cuộc đời Bác thì nhiều, Và cách dạy này thì không ai khôngbiết là không ổn
Với những khó khăn trên nhiều năm tôi thấy chất lượng tiếp thu kiến thức, kỹ năng, năng lực phẩm chất của học sinh khi học các bài thơ của Bác chưa thật sự cao Điều đó khiến cho tôi có nhiều băn khoăn trăn trở Vì thế tôi đã mạnh dạn tiến hành dạy học theo chủ đềvới việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát huy được năng lực học sinh
III CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.
Để nâng cao hiệu quả việc giảng dạy các tác phẩm thơ Hồ Chí Minh trong chương trình NgữVăn 8, giáo viên phải nắm vững kiến thức chung về thơ tứ tuyệt nói chung và thơ tứ tuyệt HồChí Minh nói riêng Từ những hiểu biết cơ bản đó giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu phươngpháp truyền đạt phù hợp để học sinh nắm được kiến thức, kỷ năng, thái độ theo yêu cầu chuẩnkiến thức kỹ năng Sau nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy để học sinh tiếp thu kiến thức vừa cótính hệ thống vừa có sự liên hệ so sánh đối chiếu với các bài thơ khác cùng thể loại, cùng chủ đề,vừa có thể vận dụng liên hệ trong thực tiễn cuộc sống chúng ta nên đưa 3 bài thơ này vào mộtchủ đề dạy học Như thế việc soạn bài cũng như việc thực hiện bài giảng trên lớp mới tiến hànhđược tốt Người giáo viên chúng ta mới có điều kiện cần thiết để phát huy tài năng, sáng tạotrong việc dạy và hướng dẫn học sinh học thơ Hồ Chí Minh
Giáo viên phải xác định được kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt được của chủ đề, lập bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề, đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập theo chủ đề; nghiên cứu để thiết kế các hoạt động dạy- học phù hợp
Để làm được điều đó giáo viên phải nắm vững và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt cácphương pháp sau:
1 Phương pháp đọc
Đọc thơ như thế nào? Đọc thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh như thế nào?
Đọc thơ tứ tuyệt phải khác so với đọc thể thơ tự do và thơ lục bát Người đọc thơ tứ tuyệt cần chú ý đến chữ, câu, vần, nhịp điệu và hình ảnh Phải huy động
Trang 4toàn bộ vốn sống, vốn hiểu biết; phải liên tưởng, tưởng tượng Tức là phải sống với tác phẩm Trước hết, giáo viên phải làm cho học sinh lắng nghe, hứng thú nghe Từ nghe, ngôn từ nghệ thuật trong thơ tứ tuyệt mới giúp các em cảm thụ sâu sắc chiều sâu của nội dung tư tưởng bài thơ, làm sống dậy trong trí tưởng tượng của các em, hình tượng của tác phẩm thơ, hình tượng của ý thơ, nhân vật trong thơ, gây xúc động thẩm mỹ, tác động sâu sắc đến tình cảm, đạo đức của các em, của nội dung tác phẩm với các em.
Ví dụ: Khi đọc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Bác.
Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Đọc với giọng chậm rãi, thanh thản và sâu lắng, chú ý cách ngắt nhịp 4/3, 2/2/3 Từ việchướng dẫn và đọc mẫu của giáo viên, qua cách đọc, các em có thể tưởng tượng ra cuộc sống nơinúi rừng thoải mái, nhịp nhàng, hòa hợp với thiên nhiên Qua cách đọc, các em cũng cảm nhậnđược tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại trong tâm hồn Bác Thấy được thú “Lâmtuyền” của nhà cách mạng kiên định, dù trong hoàn cảnh nào cũng không quên nhiệm vụ hiện tạithiết thực của toàn dân tộc
Ở lớp, học sinh đọc thơ, thầy cô giáo hướng dẫn các em đọc cần căn cứ vào nội dung,nghệ thuật mà tìm ra cách đọc, giọng đọc cho phù hợp Phải cho học sinh nhận xét cách đọc củabạn
2 Phương pháp nghiên cứu, gợi tìm
Trước hết giúp các em quen dần với việc nghiên cứu bài thơ về nội dung và nghệ thuật.
Phương pháp này giúp học sinh biết suy nghĩ, nghiên cứu một bài thơ tứ tuyệt theo một trình tựhợp lý Nội dung, nghệ thuật, cấu trúc bài thơ, câu, chữ, vế, hình ảnh thơ Giáo viên cần lựa chọntác phẩm, kết hợp với bài thơ đang học với bài thơ nêu làm cơ sở để các em so sánh, đối chiếu từ
đó mà hiểu bài một cách sâu sắc hơn
Ví dụ: Cho học sinh so sánh các bài: Thất ngôn bát cú đường luật với bài thơ thất ngôn tứtuyệt Các bài thơ tứ tuyệt ngũ ngôn với bài thơ tứ tuyệt thất ngôn, lục bát
Cần hướng dẫn các em chú ý các câu trích dẫn, các lời chú thích, các chi tiết, hình ảnhnghệ thuật trong tác phẩm, trong sách giáo khoa
Các em chú ý từng đoạn thơ, khổ thơ, câu thơ, sự liên kết của các câu trong bài thơ Chohọc sinh diễn xuôi bằng miệng trên lớp
Phương pháp này giúp các em hiểu sâu hơn tác phẩm thơ tứ tuyệt, tự tiến hành phân tích,đánh giá Phương pháp này cũng đòi hỏi các em phải biết phát huy ý kiến lập luận, có căn cứdưới sự hướng dẫn của giáo viên Cho học sinh thảo luận ở nhóm, tổ Lập đề cương phát biểu,thuyết trình về một ý nào đó trong tác phẩm thơ
Ở lớp không đủ thời gian nên phương pháp này, chủ yếu giáo viên gợi ý hướng dẫn để các em thực hiện khi chuẩn bị bài ở nhà Các em chuẩn bị ở nhà tốt thì việc tiếp thu bài trên lớp sẽ rất thuận lợi.
3 Phương pháp phân tích
Trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích bài thơ, giáo viên phải cho học sinh tìm
hiểu cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thơ từ đó học sinh nắm
được ý nghĩa, tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Ví dụ: Khi dạy hai bài thơ: “Ngắm trăng” và “Đi đường” của Hồ Chí Minh Học sinh
phải hiểu được hai bài thơ này Bác đều làm trong thời kỳ bị tù đày ở Quảng Châu - Trung Quốc(Từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943) Từ đó học sinh tìm hiểu về tập thơ “Nhật ký trong tù”
Cần giới thiệu sâu về Bác, Xuất xứ hai bài thơ và cho học sinh tự phát biểu về hiểu biết của các em, cảm xúc của các em về Bác
Trang 5Để tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng, nội dung bài thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu
cấu trúc tác phẩm thơ tứ tuyệt; từ cách gieo vần, câu, chữ, vế đối và hình ảnh thơ Bác, đặc biệt
là các bài ở “Nhật ký trong tù” Bác viết bằng chữ Hán, nên cần giúp các em nắm chắc hơn về cấu trúc trên để phân tích, nêu bật nội dung bài thơ
a Trình tự một bài thơ tứ tuyệt:
Bốn câu của bài thơ tứ tuyệt có trình tự như sau:
Câu 1: Khai: Mở vấn đề ra gọi là câu đề
Câu 2: Thừa: Nâng cao, triển khai ý câu khai gọi là câu thực
Câu 3: Chuyển: Chuyển ý mở rộng nội dung gọi là câu luận
Câu 4: Hợp: Tổng hợp, thâu tóm ý toàn bài gọi là câu kết
b Cách gieo vần
Cách gieo vần bằng và chỉ có một vần ở cuối các câu: 1, 2, 4
Ví dụ bài: “ Ngắm trăng” Gieo vần oa - a.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Bác nói lên nỗi thèm muốn được thưởng thức cảnh đêm trăng đẹp bên ngoài Các câu thơtuyệt bút ! hình ảnh, “Người” và “trăng” được nhà thơ đặt ở vị trí đối xứng nhau trong hai câuthơ đối ngẫu, kết hợp với hình ảnh “trăng” được nhân hoá một cách sinh động, tạo ra cảm giác
“người” và “trăng” tuy kẻ ở ngoài người ở trong nhưng như một đôi bạn tâm tình, hoà hợp vớinhau một cách rất hồn nhiên
Hay ở bài: “Tẩu lộ” (Đi đường)
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan, Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lí dư đồ cố miện gian.
(Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.
Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.)
Hai câu thơ mở đầu diễn tả nỗi gian truân của người đi đường
Hai câu thơ sau gợi lên hình ảnh hiên ngang của người đi đường, và bằng bút pháp ẩn dụ,sinh động, độc đáo, bài thơ đã nêu lên đức tính kiên trì, nhẫn nại và chủ động của Bác Hồ
d Quy luật mở, đóng của thơ tứ tuyệt
Trong bài thơ tứ tuyệt, hai tiếng đầu tiên rất quan trọng, nó quyết định ý tứ của bài thơ Mở nhưthế nào thì phải đóng tương xứng
Bài thơ “Ngắm trăng” mở đầu bằng hai tiếng “Trong tù” như vặy từ trăng, đến việc
ngắm trăng đều trong khuôn khổ của hai tiếng đó
“ Trong tù không rượu cũng không hoa”
Hai tiếng trong tù nói về cái chung của hoàn cảnh thì những tiếng tiếp theo nói lên cái
riêng của hoàn cảnh “không rượu cũng không hoa”; “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” câu này
trong bài thơ tứ tuyệt của Bác chỉ nhắc lại điều đã nói ở trên, chi tiết chung nha mà Bác dùng
“cửa sổ” Người đọc tưởng chừng lặng lẽ dọc qua, nhưng đến câu thơ tiếp theo “Trăng nhòm
khe cửa ngắm nhà thơ” thì câu trên không đứng một mình, nó là một mảng không thiếu được
Trang 6trong thơ tứ tuyệt, hai câu là hai vế của một câu đối Bài thơ khép lại bằng hai tiếng “Nhà thơ”.
Mở đầu là “Trong tù” kết thúc phải là “Người tù”, nhưng ở đây, trăng không ngắm người tù màngắm “nhà thơ”, cái hay trong cấu trúc là ở chỗ đó
Ở thơ tứ tuyệt, tác giả cũng dùng biện pháp điệp ngữ “Trùng san chi ngoại hữu trùngsan” (Đi đường)
Từ ngữ và hình ảnh trong thơ tứ tuyệt thường có hai lớp nghĩa; Hiểu theo nghĩa đen lànghĩa trực tiếp, hiểu theo nghĩa ẩn dụ là nghĩa trừu tượng
Ví dụ: Bài “Đi đường”
- Nghĩa đen nói về việc đi đường
- Nghĩa ẩn dụ: Ngụ ý nói về con đường cách mạng, đường đời
Từ việc khai thác nghệ thuật thơ tứ tuyệt: Từ cấu trúc, câu, chữ, cách gieo vần, đối đếnnhịp điệu thơ như trên sẽ làm nổi bật nội dung tư tưởng của bài thơ
Ngoài hệ thống câu hỏi để học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến, Giáo viên cũng cần bìnhgiảng và giới thiệu thêm Ngoài ra giáo viên còn cho các em sưu tầm các tác phẩm thơ về Bác,tạo điều kiện để các em cảm thụ, thâm nhập, chiếm lĩnh tác phẩm Quá trình đọc thơ, cần chú ýphân tích từ, hình ảnh nghệ thuật của tác phẩm thơ
GIÁO ÁN MINH HỌA Bước 1: Giáo viên lựa chọn chủ đề: Thơ Hồ Chí Minh
(Thời lượng 3 tiết)
Bước II Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề:
- Đọc- hiểu một tác phẩm văn học, có kỹ năng cảm thụ về giá trị nội dung và nghệ thuật
- Năng lực tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động đặt ra mụctiêu học tập; tiếp thu kiến thức bài học (cảm thụ được cái hay cái đẹp qua tác phẩm văn học)
- Năng lực tư duy:
+ Hiểu biết giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật (bối cảnh xã hội, con người, tình cảm, hànhđộng…)
+ Có những nhận định, đánh giá về tác phẩm văn học nhà trường
- Năng lực giải quyết vấn đề: Có những kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ của Hồ ChíMinh để phân tích được các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh…
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, vận dụng: Vận dụng kiến thức về các tác phẩm để viết bàivăn, đoạn văn cảm thụ, phân tích
3.Thái độ:
- Trân trọng những di sản văn hóa mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh để lại.
- Giáo dục tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và niềm yêu mến, tự hào về Bác
Bước III Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề.
Nội dung
Các mức độ kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Trang 7- Thể loại vănbản.
- Nhận biếtnhững hình ảnhchi tiết tiêubiểu Nhớ đượccác bài thơ (cảphiên âm, dịchthơ)
- Giá trị nộidung và nghệthuật qua từngtác phẩm
- Chỉ ra được sựảnh hưởng, chiphối nổi bật củahoàn cảnh đếnsang tác
- Chỉ ra được vẻđẹp của nhânvật trữ tình: tâmhồn yêu thiênnhiên phongthái ung dung tựtại
- Chỉ ra đượcmột số đặc điểmcủa thơ thấtngôn tứ tuyệtcủa Bác
- Vận dụngnhững hiểu biết
về tác giả, tácphẩm, hoàncảnh ra dời đểphân tích lý giảigiá trị nội dung,giá trị nghệthuật của bàithơ
- Cảm nhậnđược ý nghĩacủa các hìnhảnh, tác dụngcủa các biệnpháp nghệ thuậtđặc sắc trongbài thơ
- Trình bàyđược cảm nhận,
ấn tượng của cánhân về giá trịnội dung vànghệ thuật củavăn bản
- Viết đượcnhững văn bảnphân tích, cảmthụ tác phẩm
- Thấy được sưgiống và khácnhau giữa cáctác phẩm thơcủa Người
- Có nhận định,đánh giá khiđọc các tácphẩm văn học
- Trình bàynhững kiến giảiriêng, nhữngphát hiện sangtạo về bài thơ
- Biết tự đọc vàkhám phá cácgiá trị của mộtvăn bản mớicùng thể loại
- Vận dụngnhững tri thứcđọc hiểu vănbản để kiến tạonững giá trịsống cá nhân
Bước IV Câu hỏi, bài tập theo chủ đề
1 Văn bản : Tức cảnh Pác Bó.
a Câu hỏi nhận biết:
1 Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh?
2 Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
3 Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
4 Bài thơ có thể chia làm mấy phần ?
5 Câu thơ thứ 1 nói về việc gì của Bác?
6 Câu thơ thứ 1 nói về việc ở của Bác còn câu thơ thứ 2 nói về việc gì?
7 Câu thơ 3 nói về công việc gì của Bác?
8 Giọng điệu, cách ngắt nhịp và thủ pháp nghệ thuật gì ở các câu thơ?
b Câu hỏi thông hiểu.
1.Giọng điệu và cách ngắt nhịp ở câu 1 đã diễn tả được điều gì?
2 Em hiểu nghĩa của câu thơ “ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” như thế nào?
3 Qua câu thơ cho ta hiểu thêm điều gì về cuộc sống của Bác?
4 Tuy cuộc sống gian khổ như vậy nhưng tinh thần của Bác như thế nào?
5 Từ việc tìm hiểu 3 câu thơ đầu, em có nhận xét gì về hình ảnh của người chiến sĩ cáchmạng?
6 Em hiểu“cái sang” trong cuộc đời cách mạng ở đây có nghĩa là gì?
7 Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?
Trang 8c Câu hỏi vận dụng thấp:
1 Cảm nhận của em về cuộc sống, sinh hoạt của Bác ở Pác Bó?
1 Qua câu thơ cuối, em hiểu thêm gì phẩm chất của Bác?
2 Có ý kiến cho rằng đặc điểm trong thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa tính cổ điển và hiệnđại Hãy chỉ ra đặc điểm đó trong bài thơ
3 Nêu những đặc sắc về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ?
4 Bài thơ cho em biết được điều gì về con người Bác?
d Câu hỏi vận dụng cao:
1 Qua bài thơ em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của mình hình ảnh nhân vật trữ tình
Hồ Chí Minh trong bài thơ
2 Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Bác Hồ có gì giống và khác nhau?
3 Từ việc tìm hiểu bài thơ hãy khái quát một vài đặc điểm của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh?
2 Văn bản: Ngắm trăng:
a Câu hỏi nhận biết:
1 Trình bày hiểu biết của em về tập “ Nhật kí trong tù”
2 Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
3 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
4 Ở câu 1 cho ta biết tác giả ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào?
5 Trước cảnh đẹp của đêm trăng, tâm trạng của người tù như thế nào?
6 Từ ngữ nào thể hiện được điều đó?
7 Hãy cho biết những biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong hai câu thơcuối ?
b Câu hỏi thông hiểu.
1 Khái quát nội dung, nghệ thuật chính của tập thơ
2 Vì sao trong tù thiếu thốn mọi thứ mà Bác chỉ nhắc đến rượu và hoa?
3 Vì sao tác giả lại có tâm trạng như vậy khi khi thấy trang đẹp ?
4 Em có nhận xét gì về bản dịch thơ ở câu thứ 2 so với bản phiên âm?
5 Qua đó cho ta thấy được điều gì về tâm hồn của Bác?
6 Biện pháp nghệ thuật đối đã làm nỗi bật được điểu gì?
c Câu hỏi vận dụng thấp:
1 Hai câu thơ cuối cho ta biết thêm điều gì về Bác?
2 Cả bài thơ thể hiện được tinh thần thép của Bác Theo em tinh thần ấy được thể hiện ởnhững chi tiết nào?
3 Hãy tìm - đọc những bài thơ Bác viết về Trăng?
d Câu hỏi vận dụng cao:
1 Cảm nhận của em về hình ảnh nhân vật trữ tình (Hồ Chí Minh) hiện lên qua bài thơ?
2 Có ý kiến cho rằng bài thơ là cuộc vượt ngục bằng tinh thần Em hãy làm sáng tỏ ý kiếntrên?
2 Văn bản: Đi Đường.
a Câu hỏi nhận biết:
1 Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2 Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
3 Bài thơ này nên chia bố cục như thế nào?
4 So sánh giữa bản phiên âm và bản dịch thơ?
5 Mạch thơ ở câu 3 có gì khác so với mạch thơ ở 2 câu thơ trước?
b Câu hỏi thông hiểu.
1 Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng ở hai câu thơ đầu? Từ giọng điệu
và phép điệp ngữ trên đã diễn tả được điều gì?
2 Câu thơ cuối đã diễn tả được tâm trạng gì của tác giả?
c Câu hỏi vận dụng thấp:
1 Bài thơ có hai lớp nghĩa đó là gì? Qua bài thơ Bác muốn nêu lên một chân lí, một bàihọc gì?
Trang 92 Bài thơ cho ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất nào của Bác?
d Câu hỏi vận dụng cao:
1 Qua bài thơ em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của mình hình ảnh nhân vật trữtình Hồ Chí Minh trong bài thơ
2 Từ bài thơ “Đi đường” em rút ra được bài học nhận thức nào?
3 Từ việc tìm hiểu các bài thơ hãy rút ra các đặc điểm cơ bản về phong cách thơ Hồ ChíMinh
4 Cảm nhận của em về hình tượng Hồ Chí Minh sau khi học 3 bài thơ
Bước V Thiết kế các hoạt động dạy- học
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
3.Thái độ:
- Giáo dục tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và niềm yêu mến, tự hào về Bác
II CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu viết về Bác
- Tham khảo những bài phân tích bài thơ
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Trang 10Bến cảng nhà Rồng
Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latutso
Trang 11Hang Bắc Bó
Núi Các Mác, Suối Lê Nin
? Những hình ảnh trên gợi nhắc em nhớ những thông tin gì về Bác?
GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức.
I TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả: