Chuyên đề văn học "Sóng" Xuân Quỳnh & "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh "Nắng sớm xuyên qua nơi ngục thất Đốt tan khói đặc với sương dày". (Nắng sớm) Trên con đường chuyển lao, gió rét, chân tay mang nặng xích xiềng, lê bước đi trước mũi súng bọn lính áp giải, Bác vẫn không cảm thấy cô đơn vì đã có trăng sao như người bạn đồng hành: "Gà gáy một lần đêm chửa tan Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn". Và lúc rạng đông, vừng hồng xuất hiện, người tù như quên hết nỗi khổ đau, rét mướt, ung dung trong tư thế một "hành nhân", tâm hồn dào dạt thi hứng. Con đường chuyển lao trong bài thơ "Giải đi sớm" mang ý nghĩa biểu tượng là con đường đấu tranh cách mạng trải qua nhiều khó khăn đen tối, rạng đông mang một ý nghĩa hàm ẩn, nói lên niềm lạc quan, niềm tin không gì lay chuyển nổi của nhà thơ vào một ngày mai tươi sáng: "Phương đông màu trắng chuyển sang hồng, Bóng tối đêm tàn, chốc sạch không " (Giải đi sớm) Ta đã được thưởng thức vẻ đẹp vầng trăng trong thơ Nguyễn Trãi, trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, trong ca dao, trong thơ Lý Bạch, "Hé cửa đêm chờ hương quế lọt, Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan". (Quốc âm thi tập) Đọc "Nhật kí trong tù", ta sung sướng bắt gặp một số bài thơ trăng đầy thi vị. Đó là vầng trăng thu nơi viễn xứ. Bác không được ngắm trăng trên đồng nội quê nhà, cũng không đăng sơn vọng nguyệt, đăng lâu đối nguyệt như các tao nhân mặc khách ngày xưa. Bác phải ngắm trăng trong cảnh tù đày tối tăm. Cũng chẳng có rượu ngon, hoa đẹp để thưởng trăng! Trăng với Bác như đôi bạn tri âm. Trăng từ nơi xa thăm thẳm đến thăm nhà thơ trong cảnh đọa đày. Trăng được nhân hóa, có ánh mắt, nụ cười, gương mặt , lọt qua song sắt nhà tù. Bác ngắm trăng trong khi chân tay bị cùm trói. Trăng với thi nhân "đối diện đàm tâm", chia sẻ nỗi đắng cay. "Ngắm trăng" là bài thơ tuyệt tác nói lên tình yêu thiên nhiên, biểu lộ tâm hồn thanh cao, phong thái ung dung của Bác: "Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Có vầng thái dương buổi sáng thì cũng có vầng trăng hay chòm sao Bắc đẩu ban đêm, nhất là những đêm thu: - "Trung thu vành vạnh mảnh gương thu, Sáng khắp nhân gian bạc một màu". (Trung thu, I) - "Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu". (Trung thu, II) Có trăng thu "lướt giữa làn mây" trong "Đêm thu"; có trăng soi khóm chuối vào lúc "Nhòm sao, Bắc đẩu đã nằm ngang" trong "Đêm lạnh"; có "Bắc đẩu mười giờ ngang đỉnh núi" trong "Cảm thu". Đúng là "thơ Bác đầy trăng" như Hoài Thanh đã nói. Cảnh sắc thiên nhiên ấy đã đập vào cảnh quan nghệ thuật, gợi lên bao thi hứng để nhà thơ tạo nên những vần thơ đẹp, tiếp tục truyền thống "Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp" của phương Đông, đồng thời diễn tả một cách tinh tế lòng khao khát tự do trong đọa đày gian khổ. Trong mười bốn tháng trời bị đày đọa, Bác đã trải qua nhiều lần chuyển lao vô cùng đau khổ, cay cực. Chân tay bị xiềng xích, đi trong mưa rét, có hành trình "Năm mươi ba cây số một ngày", có cảnh bị giải đi bằng "xiềng sắt thay dây trói". Nhưng "nhà thơ tù" vẫn tự do ngắm nhìn đường sá, núi non, sông nước làng mạc , ghi nhận vào kí ức một áng mây; một cánh chim chiều, một tiếng dế kêu, ; say sưa thưởng ngoạn một giọt nắng, một mùi hương, một tiếng chim rừng, ; xúc động khi nghe tiếng gà gáy, tiếng chuông chùa, tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về thôn: "Dẫu trói chân tay đến ngặt nghèo Khắp rừng hương ngát với chim kêu; Tự do thưởng ngoạn ai ngăn được Cô quạnh đường xa, vợi ít nhiều". (Trên đường) Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, nếu không có tâm thế "Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao", thì nhà thơ Hồ Chí Minh không thể nào sáng tạo nên những vần thơ "bát ngát tình" như vậy được. Thiên nhiên trong "Nhật kí trong tù" được cảm nhận và miêu tả ở hai sắc thái, hoặc là thật đẹp, thật nên thơ, hoặc là thật khắc nghiệt dữ dội. Đó là vẻ đẹp của vầng trăng, của mặt trời, là hương hoa, là cảnh sắc đêm thu, là áng mây trôi nhẹ, là cánh chim chiều: "Bắc đầu mười giờ ngang đỉnh núi Dế kêu khoan nhặt đón mừng thu". (Cảm thu) "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không". (Chiều tối) Có lúc thiên nhiên được nói đến, được miêu tả qua những hình ảnh khắc nghiệt. Đó là những thử thách dữ dội, ác liệt ghê người, những gian khổ mà người tù phải nếm trải, phải vượt qua. Thiên nhiên càng tô đậm nghị lực lớn lao, phi thường của người chiến sĩ. Đây là một cảnh hoàng hôn, gió và rét đến ghê người, làm mòn đá núi, làm khô héo cỏ cây: "Gió sắc tựa gươm mài đá núi, Rét như dùi nhọn chích cành cây". Trước những thử thách dữ dội ấy trên bước đường lưu đầy, người tù vẫn vượt lên trên khổ ải, tự sưởi ấm lòng mình bằng những âm thanh thân thuộc nơi làng quê. Trong con mắt của Bác, cảnh hoàng hôn vẫn không thiếu vẻ đẹp nên thơ đầm ấm: "Chùa xa chuông giục người nhanh bước, Trẻ dẫn trâu về tiếng sáo bay". (Hoàng hôn) Hình ảnh những "dãy núi cao trập trùng" trong bài thơ "Đi đường" tượng trưng cho những khó khăn thử thách trên đường đời như muốn ngăn cản bước chân của con người đi tới: "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng". Phải có nghị lực và dũng khí để chiếm lĩnh tầm cao, để giành thắng lợi. Thiên nhiên hùng vĩ. Tư thế con người hào hùng, hiên ngang: "Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non". Thiên nhiên trong "Nhật kí trong tù" không chỉ là cái đẹp của tạo vật "Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông" , mà còn là những biểu tượng mang ý nghĩa xã hội, gắn liền với những cảm hứng phong phú của nhà thơ - chiến sĩ về cuộc sống và sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Như vậy, thiên nhiên trong "Nhật kí trong tù" mang một nội dung và ý nghĩa mới mẻ. Nhìn một đóa hoa hồng nở, tàn trong bóng chiều hôm, nhà thơ cảm thương tiếc nuối cho cái đẹp thiên nhiên và trong cuộc đời: "Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng, Hoa tàn hoa nở cũng vô tình". Thương cho một đời hoa sớm nở tối tàn cũng là thương cho kiếp người hồng nhan bạc mệnh, giai nhân mệnh yểu. Tình yêu cỏ hoa cũng là tình yêu thương con người. Bài thơ "Trời hửng" là bài thơ hay nhất trong "Nhật kí trong tù". Hình tượng thơ tuyệt đẹp. Giọng thơ phấn khởi phơi phới niềm vui: "Hết mưa là nắng hửng lên thôi Hết khổ là vui vốn lẽ đời". Sau những ngày mưa, trời hửng nắng, đất trời sông núi, cỏ cây, hoa lá, chim chóc trở nên xinh đẹp, vui tươi "tình cảm thiên nhiên được vẽ lên như một bức tranh bằng chỉ vàng, chỉ bạc trên nền gấm đỏ" (Đặng Thai Mai). Hay nhất, đẹp nhất là 4 câu giữa bài thơ: "Đất trời một thoáng thu màn ướt, Sông núi muôn trùng trải gấm phơi. Trời ấm, hoa cười chào gió nhẹ, Cây cao chim hót rộn cành tươi ". Tóm lại, trong "Nhật kí trong tù" có nhiều bức tranh đẹp. Thiên nhiên được chấm phá một vài nét, nhưng đã làm nổi bật "cái hồn", "cái thần" của cảnh vật. Ngoại cảnh thiên nhiên biểu hiện tâm hồn, tâm trạng của nhân vật trữ tình "yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa" (Hoàng Trung Thông). Một mặt Bác đã kế thừa cổ nhân "Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp ", mặt khác Bác đem đến cho thiên nhiên cái nhìn mới mẻ mang ý nghĩa khám phá. Vì thế mà thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh vừa có giá trị thẩm mĩ, vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nếu trong "Nhật kí trong tù", cảm hứng thiên nhiên hòa nhập với khát vọng tự do, thì trong thơ viết tại chiến khu Việt Bắc, tình yêu thiên nhiên của Bác luôn luôn gắn bó với niềm vui thắng trận. Thật vậy, thiên nhiên đã làm đẹp hồn thơ Hồ Chí Minh. . Chuyên đề văn học "Sóng" Xuân Quỳnh & "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh "Nắng sớm xuyên qua nơi ngục thất Đốt tan khói đặc với sương dày". (Nắng. tươi ". Tóm lại, trong "Nhật kí trong tù" có nhiều bức tranh đẹp. Thiên nhiên được chấm phá một vài nét, nhưng đã làm nổi bật "cái hồn", "cái thần" của cảnh. Có trăng thu "lướt giữa làn mây" trong "Đêm thu"; có trăng soi khóm chuối vào lúc "Nhòm sao, Bắc đẩu đã nằm ngang" trong "Đêm lạnh"; có "Bắc đẩu