1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu ứng dụng nuôi thả ong ký sinh asecodes hispinarum boucek, thả tập trung để kiểm soát sự phá hại của bọ cánh cứng brontispa longgissima gestro hại dừa trên địa bàn tỉnh hậu giang

62 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 16,87 MB

Nội dung

Kế thừa những kết quả nghiên cứu của nước ngoài và các kết quả đã đạtđược của Trường Đại học Cần Thơ trong những năm qua về nghiên cứu nhân nuôi ong ký sinh Asecodes Hispinarum Boucek tr

Trang 1

Từ năm 1999 trở lại đây, bọ cánh cứng hại dừa đã phát sinh và gây hại đáng

kể ở Bến Tre và hầu khắp các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long Theothống kê của Cục Bảo vệ thực vật tháng 7/2000 thì có 30 tỉnh trồng dừa ở nước

ta đều có sự hiện diện của bọ dừa, tuy nhiên ở mức độ thiệt hại khác nhau Riêngtỉnh Bến Tre tính đến tháng 7/2001 đã có khoảng trên 25.000 ha dừa bị thiệt hạichiếm 65% tổng diện tích dừa trong toàn tỉnh Tại Khánh Hòa, Phú Yên, BìnhĐịnh và các tỉnh miền Trung dịch bọ dừa cũng phát sinh vào cuối năm 2000,chúng đã gây hại và làm giảm năng suất dừa cũng như làm mất vẻ đẹp của làngquê Việt Nam

Trước tình hình gây hại nghiêm trọng của bọ dừa trên qui mô rộng lớn thìbiện pháp hóa học để phòng trị là biện pháp phòng trừ chính trong chiến lượcquản lý loài dịch hại này Thế nhưng, việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại gây ranhiều nguy cơ như: tạo ra tính kháng thuốc ở Bọ cánh cứng, sự bộc phát dịchhại, gây hại cho thiên địch, phá hủy sự cân bằng sinh thái, tồn dư độc chất trongtrái dừa và ô nhiễm môi trường, … Để duy trì một nền nông nghiệp bền vững thìviệc xây dựng và áp dụng một quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) dựatrên sự hiểu biết sáng suốt về sinh thái học là một hướng đi đúng đắn để bảo vệcây trồng Trong các biện pháp phòng trừ của IPM thì biện pháp sinh học đóngmột vai trò cực kỳ quan trọng và tỏ ra có nhiều ưu điểm nhất Vì vậy, sử dụngcác loài vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng gây hại để quản lý chúng là mộttrong những biện pháp sinh học lý tưởng Rõ ràng rằng, các tác nhân vi sinh vậtgây bệnh cho côn trùng có thể đưa vào chương trình IPM một mặt giúp bảo tồnthiên địch đồng thời cung cấp một công cụ cho nông dân để quản lý những côntrùng có hại

Bọ cánh cứng Brontispa longissima hại dừa đã tấn công liên tục trong

Trang 2

tấn công mô lá non làm ức chế sự tăng trưởng của lá trong thời gian dài, lá bịyếu, dễ bị nhiễm bệnh, khô đi, bị nặng thì cây bị chết Hiện nay, cả tỉnh có trên1,1 triệu cây dừa, bọ cánh cứng đang gây hại chiếm khoảng 35% Chúng gây hạilàm giảm sản lượng trái một cách rõ rệt khi cây dừa bị chúng tấn công, làm chếtkhô từ 8 tàu lá trở lên Trên những cây dừa bị loài côn trùng này tấn công trongnhiều năm thì sẽ gây ra hiện tượng trái rụng hàng loạt, các lá non mới ra sẽ nhỏ

và không phát triển, toàn bộ cây xơ xác và sau đó cây sẽ bị chết đi (Trần VănHai, 2004)

Dự án hợp tác giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo với Tổ chức Nông LươngLHQ (FAO) về “Quản lý tổng hợp bọ cánh cứng hại dừa tại Việt Nam”-TCP/VIE/2905-ĐHNL (từ tháng 12/2002 đến tháng 10/2004), Trường Đại học

Nông Lâm TP.HCM đã nhập ong ký sinh Asecodes Hispinarum (Hymenoptera; Eulophidae) từ đảo Samoa vào tháng 6/2003 Ong này được nhân nuôi và thả

ngày 14/8/2003 tại tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, sau đó tiếp tục thả ở các tỉnh, thành:Tây Ninh, TP.HCM, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Phú Yên

Qua điều tra ban đầu, loại ong ký sinh này đã nhanh chóng thiết lập đượcquần thể và ký sinh vào sâu non bọ hại dừa Tỷ lệ sâu non hại dừa bị ong ký sinh

là 90% ở Lương Hoà, 50% ở Châu Bình và Bình Phú Đặc biệt, tỷ lệ hồi phụccủa dừa rất cao: 100% dừa ở Lương Hoà hồi phục nhanh, 95% dừa hồi phục ởChâu Bình và 50% ở Bình Phú

Kế thừa những kết quả nghiên cứu của nước ngoài và các kết quả đã đạtđược của Trường Đại học Cần Thơ trong những năm qua về nghiên cứu nhân nuôi

ong ký sinh Asecodes Hispinarum Boucek trong phòng trừ bọ cánh cứng

Brontispa longgissima Gestro hại dừa, đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng nuôi thả

ong ký sinh Asecodes Hispinarum Boucek, thả tập trung để kiểm soát sự phá hại của bọ cánh cứng Brontispa longgissima Gestro hại dừa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” đã được thực hiện Nguồn ong ký sinh của đề tài được

kiểm tra nguồn gốc và thử nghiệm nhân nuôi phù hợp và được chuyển về từTrường Đại học Cần Thơ và Chi cục BVTV tỉnh Bến tre và được nhân nuôibước đầu phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh Hậu Giang Nhằm thiết lậpquần thể ong ký sinh ngoài đồng, kiểm soát sự phá hại của Bọ cánh cứng hạidừa, bảo vệ năng suất, chất lượng vườn dừa và tăng thu nhập cho người nôngdân, giảm ô nhiễm môi trường nhằm góp phần tăng cường năng lực phát triển

Trang 3

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Phục hồi, bảo vệ vườn dừa trong tỉnh bằng việc ứng dụng nhân nuôi, thả

tập trung ong ký sinh Asecodes Hispinarum để kiểm soát sự phá hại của bọ cánh cứng Brontispa longgissima Gestro hại dừa.

- Thiết lập quần thể của ong ký sinh Asecodes Hispinarum trong điều kiện

tự nhiên, cân bằng sinh thái và sản xuất theo định hướng nông nghiệp bền vững

NỘI DUNG THỰC HIỆN

1 Điều tra khảo sát sự phân bố và đánh giá mức độ nhiễm của bọ cánh

cứng hại dừa Brontispa longgissima Gestro trong toàn tỉnh trước và sau khi thực

hiện đề tài

2 Điều tra thành phần thiên địch của bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longgissima Gestro trước khi phóng thích ong ký sinh trong toàn tỉnh.

3 Nghiên cứu nhân, nuôi ong ký sinh Asecodes Hispinarum phòng thí

nghiệm và phóng thích tập trung từng cụm với số lượng lớn trong điều kiện dừacủa tỉnh

4 Quan sát khả năng ký sinh của ong ký sinh Asecodes Hispinarum trong

điều kiện ngoài đồng

5 Quan sát khả năng thiết lập quần thể của ong ký sinh Asecodes Hispinarum trong điều kiện ngoài đồng.

Trang 4

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1 Tình hình phân bố bọ dừa

1.1.1 Phân bố và Phân loại Bọ dừa

Bọ cánh cứng hại dừa hay còn được gọi là Bọ dừa có nguồn gốc từ quầnđảo Aru thuộc Indonesia, sau đó tới Irian Jaya và Papua New Guinea bao gồm

cả Bismarck Archipelago những nơi mà thỉnh thoảng loài côn trùng này phátsinh thành dịch (trích dẫn của Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)

Tên khoa học của Bọ dừa: Brontispa longissima Gestro, 1885.

Đẳng cấp phân loại thuộc:

Giới: AnimaliaNgành: ArthropodaLớp: Insecta

Bộ: ColeopteraHọ: Chrysomelidae

Cây ký chủ của côn trùng Brontispa longissima

Theo Phạm Thị Thuỳ và ctv (2002), ký chủ của Bọ Dừa bao gồm khoảng

18 loại (Bảng 1.1)

Bảng 1.1: Phổ ký chủ của Bọ Dừa Brontispa longissima và mức độ gây hại tại

Việt Nam (Phạm Thị Thuỳ và ctv., 2002)

Trang 5

11 Mật cật Rhipis spinosa +

Ghi chú: +: Nhẹ ++: Trung bình +++: Nặng

1.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ dừa

Theo Trần Tấn Việt (2002), tại TP Hồ Chí Minh thì đặc điểm hình thái vàsinh học của bọ dừa được trình bày như sau:

* Trứng: Trứng có màu nâu, dạng hình ellip, dài khoảng 1,5 mm và rộng

khoảng 1 mm Hai đầu trứng hơi rộng và có dạng tròn (Hình 1.1) Trứng cóthể được đẻ riêng lẻ hoặc thành chuỗi 3-5 trứng Trứng được bao phủ bằngchất tiết của con cái Giai đoạn trứng khoảng 4-5 ngày

* Ấu trùng:

+ Ấu trùng tuổi 1: Đầu lớn hơn thân mình, màu trắng hơi vàng, chiều dài

tương đương chiều dài trứng, chiều rộng khoảng 0,75 mm Phía cuối cơ thể cómột cặp gai đuôi nhọn, cong vào trong (Hình 1.1) Sau khi chui ra khỏi vỏ trứng

ấu trùng bắt đầu ăn ngay Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 1 khoảng 3 ngày

+ Ấu trùng tuổi 2: Khi vừa lột xác, cơ thể có màu trắng sữa, sau đó

chuyển sang màu hơi vàng, các đốt bụng sau dài hơn các đốt bụng trước, cơ thểphát triển đầy đủ hơn ấu trùng tuổi 1 (Hình 1.1) Ấu trùng tuổi 2 có thời gianphát triển khoảng 3-4 ngày

+ Ấu trùng tuổi 3: Có đặc điểm hình thái tương tự như tuổi 2 nhưng kích

thước lớn hơn (Hình 1.1) Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 3 khoảng 5-6ngày

+ Ấu trùng tuổi 4: Thân mình hơi phẳng Ấu trùng đẩy sức dài khoảng 9

mm và rộng 2,25 mm Gai đuôi có dạng xẻng với hai móc nhọn cong vào trong,

Trang 6

+ Tiền nhộng: Kích thước bằng ấu trùng tuổi 4, cơ thể bắt đầu co lại,

không ăn và ít di chuyển (Hình 1.1) Tiền nhộng 2-3 ngày

+ Nhộng: Nhộng thuộc loại nhộng trần Khi mới chuyển sang giai đoạn

nhộng, ban đầu nhộng có màu trắng sữa, sau đó chuyển dần sang màu vàng nâu.Giai đoạn nhộng vẫn còn gai đuôi nhưng sậm hơn (Hình 1.1) Ngày cuối cùngtrước khi vũ hoá, nhộng chuyển dần sang màu nâu đen Giai đoạn nhộng khoảng4-6 ngày

* Thành trùng: Thành trùng mới vũ hoá có màu trắng đục, cơ thể rất mềm và

yếu Sau khoảng một giờ màu sắc chuyển dần sang nâu đen (Hình 1.1) Thànhtrùng dài khoảng 8,5-9,5 mm và rộng khoảng 2,0-2,25 mm Râu hình sợi chỉ,chia thành 11 đốt, chiều dài của râu khoảng 2,75 mm Chu kỳ sống thành trùngkéo dài khoảng 200 ngày Thành trùng có xu hướng tránh ánh sáng và ít dichuyển vào ban ngày, nhưng chúng lại trở nên rất linh hoạt vào lúc chạng vạngtối và vào ban đêm

Thành trùng sau khi vũ hoá khoảng hai tuần bắt đầu đẻ trứng, trứng được đẻriêng lẻ hoặc theo từng chuỗi 3-5 trứng trong các kẹt lá Thành trùng cái đẻ tối

đa 11 trứng/ngày

Đặc điểm phân biệt thành trùng đực, cái

Kích thước cơ thể thành trùng cái lớn hơn thành trùng đực Nếu quan sát kỹ

có thể nhận thấy gai đầu con cái nhọn hơn so với con đực Thành trùng đực cóthân mình thon, nhỏ; trong khi ở thành trùng cái có phần cuối bụng hơi phình to

ra Hai đốt cuối bụng cũng có sự khác biệt: đốt cuối và hậu môn ở con cái khôngphân biệt rõ trong khi ở con đực có một rãnh phân cắt rất rõ (Hình 1.2)

Trang 7

Hình 1.1: Vòng đời của Bọ dừa Brontispa longissima

(Nguồn: Trần Tấn Việt và ctv., 2002)

Trang 8

Hình 1 2: Sự khác biệt giữa thành trùng đực và cái

A Mặt lưng của bọ dừa

B Mặt bụng của bọ dừa

C Mặt dưới phần đầu của bọ dừa

D Mặt dưới phần cuối đốt bụng của bọ dừa

(Nguồn: Trần Tấn Việt, 2002)

1.1.3 Triệu chứng và cách gây hại của bọ dừa

1.1.3 Triệu chứng và cách gây hại của bọ dừa

Theo O’Connor (1940) cho rằng thành trùng sẽ có sức ăn nhiều hơn vì chúng

có thời gian sống rất dài Tuy nhiên, theo Tothill (1929) cho rằng sức ăn của ấutrùng nhiều hơn thành trùng Sự tấn công gây thành các sọc của mô lá non làm

ức chế sự tăng trưởng của lá trong thời gian dài; lá bị yếu dễ bị nhiễm bệnh vàkhô đi, nặng cây sẽ bị chết (Waterhouse và Norris, 1987)

Ở những cây Dừa trưởng thành, thường thì một đọt lá non mới được thànhlập khoảng 4-5 tuần Do vậy, thời gian định kỳ để đọt lá non mở ra sẽ rất ngắn;hơn nữa kích thước tán cây Dừa trưởng thành rộng nên đã góp phần rất lớn vào

sự tấn công tự do của côn trùng B longissima Cây Dừa trưởng thành, tàu lá đọt

Trang 9

cho thấy rằng ở giai đoạn này cây rất khoẻ, có đủ sức mạnh để vượt qua sự tấn

công trầm trọng của côn trùng B longissima Trong khi ở những cây Dừa còn

nhỏ, sau khi mọc mầm một cách nhanh chóng, ở giai đoạn đầu chỉ có một số láđược thành lập Trong khi lá đọt thỉnh thoảng mới hình thành trong 4-5 năm đầu

và thường thì một lá đọt được thành lập, trung bình khoảng 6-7 tuần, có khi lênđến 8 tuần Chính vì lý do trên, ở những cây Dừa còn nhỏ, ít có nhiều đọt bị côn

trùng B longissima tấn công trong cùng một thời gian mà thường thì tập trung chỉ một tàu đọt nên mật số của B longissima càng nhiều hơn, lá đọt lại có kích

thước nhỏ, sự thiệt hại càng nặng hơn (Hồ văn Chiến, 2002)

Theo Trần Văn Hai và ctv (2004) thì cả hai thành trùng và ấu trùng đều tấncông lá của đọt non khi chưa bung ra (Hình 1.3) Chúng cạp diệp lục lá trên bềmặt tạo ra những sọc điển hình song song với mép lá Các sọc này rất hẹp phân

bố rải rác và đôi khi dính liền nhau không theo một qui luật nào Ở những lá đọttrước khi chưa mở bung có thể nhìn thấy biểu hiện nhiều vệt màu nâu Các vệtmàu nâu này đôi khi lan rộng ra và nhăn nheo, sau đó có màu đen và triệu chứngrách lá xuất hiện Trên những lá đơn nếu diện tích bị tấn công rộng và nhiều láthì sẽ làm ảnh hưởng đến các mô trong quá trình quang tổng hợp Khi mà tàu láđọt mở bung ra thì thành trùng di chuyển xuống gốc lá (đêm tối bò lên kiếm ăn)hoặc di chuyển sang lá non hơn để tấn công; thường thì mức độ ăn của ấu trùngnhiều hơn thành trùng

Trang 11

1.1.4 Thiệt hại về kinh tế do bọ dừa gây ra

Bọ dừa Brontispa longissima gây hại cho Dừa ở tất cả các giai đoạn tuổi,

nhưng chúng gây hại nặng cho loại Dừa khi mới giâm đến 4-5 năm sau khitrồng, đặc biệt là ở những vùng bị khô hạn Những cây Dừa thiếu sự chăm sócthường thì bị loại côn trùng này tấn công nặng hơn những cây có chăm sóc vàphát triển bình thường (Froggatt và O’Connor, 1941; Maddison, 1983)

Khi cây bị Bọ dừa B longissima gây hại thì nắng là yếu tố chính làm cho

cây bị thiệt hại nặng hơn và nếu ánh nắng nhẹ và lá bị thiệt hại ít thì tại nách lá

sẽ cho được trái Sản lượng trái sẽ bị giảm một cách có ý nghĩa khi cây bị chếtkhô từ 8 tàu lá trở lên

1.1.5 Tình hình thiệt hại và sự phân bố của bọ dừa ở Việt Nam

Khoảng tháng 4 năm 1999, Bọ dừa được phát hiện gây hại trên cây Dừa

Cocos nucifera tại thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp với khoảng 10% số cây

bị gây hại Đến tháng 7 năm 2000 đã có 18/21 tỉnh (thành) phát hiện thấy có loàicôn trùng này gây hại trên cây Dừa và một số cây trồng khác thuộc họ Cau dừa (trừ tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận); với tổng số cây Dừa bị gây

hại là 167.628 cây, các loại Cau kiểng và Thiên Tuế Cycas pectinata là 4.225 cây và trên một số khu vực trồng Dừa nước Nypa fruticans Đến tháng 8năm 2001 loài côn trùng này đã xuất hiện ở 21/21 tỉnh/thành của các tỉnh phíaNam Theo số liệu điều tra (Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật - Phía Nam 8/2001)thì có khoảng 1.417.141 cây Dừa bị gây hại; trong đó tỉnh Bến Tre có khoảng328.073 cây, tỉnh Long An 280.000 cây, Tây Ninh 241.189 cây, Đồng Tháp133.738 cây, Tiền Giang 64.925 cây Nếu như đánh giá thiệt hại theo cấp 1 làmột tàu đọt bị thiệt hại, cấp 2 là hai tàu đọt bị thiệt hại v.v., thì vào lúc này hiện

có các mức độ gây hại từ cấp 1 đến cấp 12 có nhiều cây không có khả năng phụchồi và nhiều cây bị chết

Bên cạnh việc gián tiếp làm thiệt hại cho ngành du lịch việc cắn phá của

bọ dừa còn làm giảm một cách đáng kể năng suất cây dừa, vì khi tàu lá dừa nào

bị bọ dừa gây hại thì nơi tàu lá đó sẽ không cho ra quày dừa sau này (Hồ VănChiến, 2002), Việc giảm năng suất dừa làm thiệt hại không nhỏ đến thu nhập củangười dân trồng dừa, đặc biệt là Bến Tre một nơi được mệnh danh là xứ dừa vàthu nhập chính của người dân chủ yếu từ trái dừa và những sản phẩm phụ của

Trang 12

thiệt hại về kinh tế cho các ngành nghề liên quan đến cây dừa như: ngành chếbiến tạo ra dầu dừa, ngành thủ công mỹ nghệ từ thân và gáo dừa, xơ dừa, thanhoạt tính, kẹo dừa, thạch và nước dừa đóng hộp vốn đã tạo được sự ổn định

về công ăn và việc làm cho khá nhiều lao động trong nông thôn

Có khoảng 173.000 ha dừa được trồng tại Việt Nam là nguồn thu nhậptrực tiếp của khoảng 70.000 hộ dân Dừa là nguồn thu nhập trực tiếp của một số

hộ nông dân Bên cạnh đó các sản phẩm chế biến từ dừa đem lại nguồn thu nhập

từ 1-2,33 USD/lao động/ngày hay 42,2-55,25 USD/hộ/tháng Tổng thu nhập từcây dừa có thể giúp nhiều hộ giải quyết được công lao động, tăng thu nhập và ổnđịnh cuộc sống… Do vậy, tổn thất từ cây dừa có thể ảnh hưởng nghiêm trọngđến kinh tế vĩ mô và tác động môi trường Đồng thời để ngăn chặn sự phá hạicủa loài dịch hại này, Nhà nước, chính quyền địa phương cùng nhân dân đã bỏ

ra khoảng kinh phí rất lớn (hàng chục tỷ đồng), nhưng hiệu quả chỉ mang tínhtức thời, đối phó, không đạt được tính bền vững về lâu dài (như việc sử dụngnông dược trong phòng trị…) Riêng tỉnh Bến Tre từ năm 1999 đến 6-2002 đãchi tổng cộng 920 triệu đồng cho công tác phòng trị bọ dừa

1.1.6 Thiên địch

Nhóm côn trùng ký sinh

Nhân nuôi và phóng thích Tetrastichus brontispae được bắt đầu tại Tubuai

Island và Rangiroa Island vào tháng 7 năm 1984; nó rất hữu hiệu và Dừa phụchồi lại một cách nhanh chóng sau khi bị bọ dừa tấn công và gây hại vào nhữngnăm 1981-1983 (Gourves và Samuelson, 1979) Nhận thấy ong ký sinh

Asecodes sp., là loài ký sinh trội nhất ở tự nhiên, tỷ lệ ký sinh chiếm đến 37% số

Trang 13

Ấu trùng của bọ dừa cũng tìm thấy bị vi khuẩn tấn công gây bệnh

(Froggatt và O’Connor, 1940) hoặc do nấm Metarhizium anisopliae tấn công tại

Papua New Guinea (Waterhouse và Norris, 1987)

1.1.7 Biện pháp phòng trị

Biện pháp canh tác

Áp dụng biện pháp canh tác phòng trừ bọ dừa gây hại đã được thử nghiệmtại quần đảo Solomon; bao gồm việc cắt tàu lá ngọn đem tiêu huỷ vì đây là nơi

ẩn náo của Bọ dừa (Brown và Green, 1958)

Theo Kalshoven (1981), mật độ của Brontispa longissima phát triển thuận lợi

vào mùa khô, ở mùa này đọt dừa bị phá hại mạnh, nên có thể dùng nước phunlên ngọn ướt đẫm cũng có khả năng hạn chế được sự gây hại của bọ dừa, đồngthời tạo ra môi trường thích hợp cho các vi sinh vật ký sinh khác có điều kiệnphát triển thuận lợi Gió mùa có thể làm giảm ảnh hưởng ký sinh, ví dụ: khu vựctây Java không có thiệt hại do bọ dừa, vì ở đây có lượng mưa cao Bọ dừa cókhả năng bay kém nên sự lan rộng diễn ra chậm (Kalshoven, 1981)

Trồng giống kháng: một số giống dừa từ Ivory Coast (Bờ biển ngà) và Fiji thì

có sức kháng cao (Stapley, 1980a, 1981) Có 6 giống dừa được thử nghiệm tạiTây Samoa thì có 5 giống rất nhiễm và giống dừa lùn xanh hoàn toàn kháng(FAO, 1983)

Biện pháp hóa học

Dùng hoá học để xử lý thì phải phun xịt đến được những khe giữa các lá

đơn của tàu đọt và phải lưu tồn xuyên suốt trong năm vì B longissima sinh sản

liên tục và có nhiều thế hệ trong một năm Thành trùng sau khi đẻ thì 1 tuần sau

ấu trùng sẽ xuất hiện, và nếu cây được xử lý mà thuốc không lưu tồn thì mật số

ấu trùng gia tăng và gây thiệt hại trầm trọng (Brown và Green, 1958)

Ở Việt Nam, hầu hết các loại thuốc trừ sâu đều có thể phòng trị Bọ dừa.Theo kết quả khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật TP HCM (1999) ghi nhận: 6loại thuốc thử nghiệm là Bt, Sumicidine 20ND, Padan 95WP, Karate 2,5 EC,Supracide 40ND, Decis 2,5 EC đều tỏ ra có hiệu lực với bọ dừa

Biện pháp sinh học

Năm 1987 tại Tây Samoa, Volgele tiến hành nghiên cứu các yếu tố gây chết

Trang 14

Asecodes hispinarum là loài ký sinh trội nhất ở tự nhiên, tỷ lệ ký sinh chiếm đến

37% số mẫu

Một số loại nấm ký sinh chủ yếu là M anisopliae thì được tìm thấy ở thành

trùng trên ba vùng khác nhau Tính bình quân ở một vùng thì nấm ký sinhkhoảng 65% ấu trùng tuổi 3-4, ký sinh khoảng 27% thành trùng (trích dẫn của

Hồ Văn Chiến, 2002)

Biện pháp IPM

Những biện pháp đã khuyến cáo và đã thực hiện thì biện pháp “IPM” theomột số chuyên gia đề xuất nên: sử dụng nấm ký sinh kết hợp với thuốc hóa học

để dễ xử lý cho những vườn dừa còn nhỏ (Waterhouse và Norris, 1987), đặc biệt

là đối với giống dừa lùn Nếu có thêm nhiều vườn dừa già, cây cao thì nên ứngdụng kết hợp thả thêm các loài ong ký sinh (Chang, 1991)

1.2 Đặc điểm sinh học và khả năng ứng dụng của ong Asecodes hispinarum 1.2.1 Đặc điểm sinh học của ong Asecodes hispinarum

Nguồn gốc phòng trừ bằng biện pháp sinh học đối với loài Asecodes hispinarum bắt nguồn từ Indonesia và vùng Thái Bình Dương từ năm 1932 đến

1984 (Waterhouse và Noris, 1987) Hiệu quả của biện pháp này mang lại tươngđối cao, đặc biệt là ít ảnh hưởng đến môi trường và môi sinh

Theo Bùi Cách Tuyến và Trần Tiến Việt (2003) thì ong Asecodes

hispinarum có nguồn gốc từ đảo Samoa (Philippines), thuộc họ Eulophidae, bộ

Hymenoptera, chuyên sống ký sinh trên bọ dừa Ong ký sinh có vòng đời (Hình1.8) như sau:

Trứng : Trứng có hình bầu dục, trong suốt, không màu (Hình 1.4) Thành

trùng đẻ trứng vào bên trong cơ thể ký chủ Vị trí ong ký sinh đẻ không nhấtđịnh trên cơ thể ấu trùng bọ dừa Giai đoạn trứng kéo dài khoảng 4-5 ngày

Ấu trùng: Cơ thể ấu trùng của ong ký sinh có hình bầu dục, trong suốt,

không chân, di chuyển nhờ sự co giãn giữa các đốt Giai đoạn ấu trùng kéo dàikhoảng 3-4 ngày bên trong cơ thể ký chủ (Hình 1.9 và Hình 1.10)

Nhộng: Nhộng ong ký sinh thuộc loại nhộng trần Màu sắc nhộng biến

đổi trong quá trình phát dục, từ vàng nâu nhạt đến màu đen Giai đoạn nhộngkéo dài khoảng 7-8 ngày

Trang 15

Hình 1.4: Trứng và ống đẻ trứng

(Nguồn: Trần Tấn Việt., 2002)

Hình 1.5: Sự biến đổi màu sắc trong các giai đoạn phát triển của ong ký sinh

(NSTX = Ngày sau tiếp xúc Nguồn: Trần Tấn Việt và ctv., 2002)

Trang 16

Hình 1.6: Các bộ phận ong ký sinh Asecodes hispinarum

Hình 1.7: Sự khác biệt giữa ong đực và ong cái

(Nguồn Trần Tấn Việt., 2003 )

Trang 17

rộng, cánh sau hẹp, lông mép cánh tương đối dài, trên mặt cánh có lớp lông mịnkhông xếp thành hàng (Hình 1.6)

Tuổi thọ trung bình của Asecodes hispinarum khoảng 7 ngày.

Thời gian phát triển của ong ký sinh từ trứng đến thành trùng khoảng 17 – 20ngày (28oC) Ong có thể vũ hoá trong 5-6 ngày, nhiều nhất ở 17 và 18 ngày sautiếp xúc (Hình 1.5) Ong thường vũ hoá tập trung vào buổi sáng và buổi trưatrong ngày Tỷ lệ đực và cái là 1,08:1 (Hình 1.7)

Cách tiêu diệt bọ dừa của ong là sống ký sinh đồng thời đẻ trứng vào ấutrùng bọ dừa Trong vòng 7 ngày sau, ấu trùng bọ dừa chết và biến dần thànhmàu nâu đen do bị ong ăn dần Đến 20 ngày thì đàn ong trưởng thành và bay ra

từ xác bọ dừa chết (mummy) để đi tìm những bọ dừa khác, tiếp tục ký sinh và

tiêu diệt Ong Asecodes hispinarum có vòng đời ngắn (13-15 ngày), bán kính

phát tán từ 3-4 km, không bị các con khác ký sinh, tốc độ phát triển nhanh,không có dấu hiệu gây hại lên con người hay những loài có ích khác

1.2.2 Khả năng ứng dụng của ong Asecodes hispinarum

- Một ong ký sinh cái có thể ký sinh tối đa 3 ký chủ Số ong vũ hoá từmột ký chủ khoảng 20-160

- Khả năng sinh sản của ong chỉ tập trung trong những ngày đầu tiêntrong tuổi thọ đặc biệt là ngày thứ nhất và giảm dần về sau Ong ký sinh theokiểu đơn phôi

* Tiến sĩ John Noyes, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh Quốc, đã cung cấpthông tin xác nhận ong ký sinh chỉ phát triển trên con bọ hại dừa Cho đến nay,

chưa có báo cáo nào nói về hiện tượng ong Asecodes hispinarum phát triển ký

sinh trên các sinh vật khác

Ở Tây Samoa, loài ong này được phóng thích vào những năm 1980 để trị

bọ cánh cứng nhưng đến nay, chưa có ghi nhận nào về tác hại của loài ong này Theo PGS Bùi Cách Tuyến (2003), không tìm thấy tiềm năng ảnh hưởngcủa ong ký sinh đến sức khỏe con người, vật nuôi cùng với các sinh vật khác

(ngoại trừ bọ cánh cứng Brontispa longissima)

Trang 18

Hình 1.8: Vòng đời ong Asecodes hispinarum

(Nguồn Trần Tấn Việt., 2003 )

Trang 19

Hình 1.9: Ấu trùng ong ký sinh đang ở trong xác khô

(Nguồn: Trần Tấn Việt và ctv., 2002)

Hình 1.10: Ấu trùng ong ký sinh 7 ngày sau khi tiếp xúc

(Nguồn Trần Văn Hai và ctv., 2003)

Trang 20

1.3 Nghiên cứu, ứng dụng ong ký sinh Asecodes Hispinarum Boucek để kiểm soát sự phá hại của bọ cánh cứng Brontispa longgissima Gestro hại

dừa.

1.3.1 Ngoài nước:

Ong ký sinh (Asecodes hispinarum) là sinh vật có thể tấn công vào giai

đoạn ấu trùng (tuổi 4) của bọ cánh cứng hại dừa Một số nước trên thế giới đã sửdụng loài ong này để tiêu diệt bọ hại dừa đạt kết quả Theo các tài liệu khoa họcthì có nhiều khu vực áp dụng rất thành công giải pháp này như Celebes(Indonesia); Tahiti, quần đảo Solomon (Stapley, 1971); Ở Tây Samoa, loài ongnày được phóng thích vào những năm 1980 để trị bọ cánh cứng (Trần Văn Hai

và ctv, 2004)

1.3.2 Trong nước:

Dự án hợp tác giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo với Tổ chức Nông Lương LHQ(FAO) về “Quản lý tổng hợp bọ cánh cứng hại dừa tại Việt Nam”-TCP/VIE/2905-ĐHNL (từ tháng 12/2002 đến tháng 10/2004), Trường Đại học

Nông Lâm TP.HCM đã nhập ong ký sinh Asecodes Hispinarum (Hymenoptera;

Eulophidae) từ đảo Samoa vào tháng 6/2003

Theo Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) Nguyễn Hữu Huân chobiết: "Theo báo cáo từ các Chi cục BVTV, ở những tỉnh có phóng thích ong kýsinh ngoài đồng từ năm 2003 (Bến Tre, Trà Vinh, Phú Yên, Tiền Giang ), sâunon bọ cánh cứng bị ký sinh tự nhiên khá cao, có địa phương lên đến 80% Quađiều tra ban đầu, loại ong ký sinh này đã nhanh chóng thiết lập được quần thể và

ký sinh vào sâu non bọ hại dừa Tỷ lệ sâu non hại dừa bị ong ký sinh là 90% ởLương Hoà, 50% ở Châu Bình và Bình Phú Đặc biệt, tỷ lệ hồi phục của dừa rấtcao: 100% dừa ở Lương Hoà hồi phục nhanh, 95% dừa hồi phục ở Châu Bình và50% ở Bình Phú Từ kết quả này, ông Huỳnh Thanh Hùng – Chi cục trưởng Chicục BVTV Bến Tre cho rằng bình quân, ong ký sinh đã giúp phục hồi 60% sốdừa ở các địa phương từng bị bọ hại dừa tấn công, nhờ vậy sản lượng trái đãtăng 1,6% so với trước đây" Theo ông Nguyễn Tấn Phát- Chi cục trưởng Chicục BVTV Bình Định: tỷ lệ ong ký sinh tự nhiên chỉ khoảng 20-30%

Theo Trần văn Hai và ctv (2004), tỷ lệ ký sinh của ong trên ấu trùng bọ dừa

ở điều kiện ngoài đồng tại TP Cần Thơ trung bình đạt 35,92%

Trang 21

CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương tiện

2.1.1 Thời gian và địa điểm

* Điều tra: Công tác điều tra, thu thập dịch hại (bọ cánh cứng hại dừa) và thu

mẫu quan sát thiên địch của bọ dừa được thực hiện trước khi triển khai đề tài tạiđịa bàn 07 huyện thị của tỉnh Hậu Giang (Tx Vị Thanh, Tx Ngã Bảy, huyệnPhụng Hiệp, Vị Thuỷ, Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ)

* Nhân nuôi thử nghiệm: từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 04 năm 2010.

Trong phòng thí nghiệm: nguồn Mummy ban đầu được nhận từ Bộ môn Bảo vệthực vật – Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ

và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre Với 80 mummy ban đầu được nhânnuôi tại phòng thí nghiệm Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học côngnghệ Hậu Giang

Ngoài đồng: Ong được phóng thích đầu tiên vào tháng 03/2008 tại Tx Vị Thanhvới số lượng 500 mummy và sau đó tiếp tục nhân nuôi và phóng thích từng cụmvới số lượng lớn trong địa bàn 07 huyện thị của tỉnh Hậu Giang

2.1.2 Vật tư thí nghiệm

- Phòng nhân nuôi ong ký sinh có trang bị máy điều hoà, nhằm ổn định nhiệt độtrong suốt quá trình nuôi

- Bàn thao tác (bàn dùng để theo dõi, thay thức ăn, tiếp xúc, …)

- Đĩa pêtri, lame, lamelle, ống nhỏ giọt

- Kính hiển vi soi nổi 3 thị kính

- Máy đo nhiệt độ, ẩm độ

- Viết chì, kéo, băng keo, bút lông

- Kẹp Inox, ống nghiệm nhỏ và lớn, bình tam giác, ống đong, Beaker,…

- Tủ lạnh trữ thức ăn cho bọ dừa, tủ nhân nuôi, …

Trang 22

- Vật liệu làm lồng treo ong ký sinh: vỏ chai nước suối, ống nghiệm nhựa nhỏ, dây kẽm, bông gòn, dây đồng, …

2.1.4 Nguồn ong ký sinh

Nguồn Ong ký sinh để thực hiện đề tài được nhận từ Bộ môn Bảo vệ thực vật – Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ và Chicục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre

2.2 Phương pháp

Kế thừa những kết quả nghiên cứu của trong và ngoài nước Đồng thời cáckết quả đã đạt được của Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Cần Thơ vàTrung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam trong những năm qua về nghiên cứu, ứng

dụng ong ký sinh Asecodes Hispinarum Boucek để kiểm soát sự phá hại của bọ

cánh cứng Brontispa longgissima Gestro hại dừa, đề tài với nội dung “Nghiên cứu ứng dụng nuôi thả ong ký sinh Asecodes Hispinarum Boucek, thả tập trung để kiểm soát sự phá hại của bọ cánh cứng Brontispa longgissima Gestro hại dừa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” nhằm góp phần bảo vệ bền

vững vườn dừa của Hậu Giang nói riêng và Việt Nam nói chung

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng, hiện đại, dễthực hiện, ít tốn kém về một biện pháp sinh học thân thiện với môi trường, đểthực hiện các nội dung nghiên cứu và ứng dụng:

2.1 Nội dung 1: Điều tra, khảo sát sự phân bố và đánh giá mức độ nhiễm

của bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longgissima Gestro trong toàn tỉnh

trước và sau khi thực hiện đề tài

Mục đích: Nắm lại mức độ dừa bị nhiễm bọ cánh cứng trước khi phóng

Trang 23

(giống, tuổi, cách trồng, bón phân, …) và biện pháp đối phó với bọ cánh cứnghại dừa của người dân

Địa điểm: Các vườn trồng dừa trong tỉnh (Tx Vị Thanh, Tx Ngã Bảy,huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A)

- Hộ dân điều tra, được chọn ngẫu nhiên

- Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu KAP

- Số lượng phiếu điều tra:

+ Điều tra trước khi thực hiện đề tài: 140 phiếu (20 phiếu/huyện) điểmtrước khi thả ong ký sinh

+ Điều tra sau khi thực hiện đề tài: 140 phiếu (20 phiếu/huyện) điểm saukhi thả ong ký sinh

- Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Excell và xử lý thống kê theochương trình SPSS 18.0

2.2 Nội dung 2: Điều tra thành phần thiên địch của bọ cánh cứng hại dừa

Brontispa longgissima Gestro trước khi phóng thích ong ký sinh của tỉnh

Mục đích: Xác định thành phần thiên địch của bọ cánh cứng góp phần trongviệc giảm mật số gây hại của bọ dừa

Địa điểm: Các khu vực trồng dừa trong tỉnh (Tx Vị Thanh, Tx Ngã Bảy,huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A)

Thời gian: 01/2008 - 02/2009

Trang 24

Phương pháp tiến hành: mẫu được lấy ngẫu nhiên theo đường chéo củavườn dừa, đối với vườn dừa trồng xen và thẳng hàng lấy mẫu theo đường chữ Z.Trên mỗi cây dừa lấy đọt non thứ 2 có triệu chứng bị nhiễm bọ dừa Xác địnhthành phần thiên địch của bọ dừa và đồng thời đem mẫu ấu trùng, thành trùng,trứng của bọ dừa về tiếp tục nuôi nhân tạo trong phòng thí nghiệm để xác địnhthành phần thiên địch khác

2.3 Nội dung 3: Nhân, nuôi ong ký sinh Asecodes Hispinarum trong phòng

thí nghiệm và phóng thích tập trung từng cụm với số lượng lớn trong vườn dừa của tỉnh.

Mục đích: Nhân nhanh mật số ong ký sinh Asecodes hispinarum, tạo ngân

hàng ong để phóng thích tập trung từng cụm nhằm khống chế sự phá hoại của bọ

cánh cứng hại dừa Brontispa longgissima Gestro trong địa bàn của tỉnh.

Phòng nhân nuôi phải được tiệt trùng, luôn ổn định nhiệt độ (25-27oC và

ẩm độ (75-85%) trong suốt thời gian nuôi

Sau khi chọn được vườn dừa có dấu hiệu bị bọ dừa và không có biểu hiệncủa việc sử dụng thuốc hóa học, tiến hành thu mẫu ấu trùng bọ dừa từ tuổi 3 - 4làm thức ăn cho ong ký sinh Sau đó phân loại tuổi ấu trùng và nuôi bọ dừatrong điều kiện nhân tạo ở điều kiện phòng thí nghiệm, nhằm tạo nguồn thức ănsẵn có cho ong ký sinh

Mummy phải tốt, no đều, căng tròn, màu nâu đỏ, không bị nhiễm nấmbệnh, có sức sinh sản cao và được nuôi dưỡng ở điều kiện nhiệt độ 25-27oC và

ẩm độ 75-85%

Địa điểm: Phòng thí nghiệm - Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa họcCông nghệ Hậu Giang và các khu vực trồng dừa trong tỉnh (Tx Vị Thanh, Tx.Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A).Thời gian: từ tháng 01/2008- 04/2010

Thả ong ký sinh: Ong sau khi đạt kích cở và màu sắc phù hợp (10-12 ngày saukhi ký sinh) sẽ tiến hành chuẩn bị thả, mummy được được đựng trong ốngnghiệm đặt trong một bẫy, và bẫy này được treo dưới tán cây (nơi có tiểu khíhậu mát mẻ), tránh gió mạnh

Mật độ thả: 1000 m2/20 bẫy (mỗi bẫy khoảng 5 con mummy)

Trang 25

Chú ý: Nếu sau thời gian thả mà tỷ lệ ký sinh thấp quá, ta nên thả bổ sung thêm,

để đạt tỷ lệ ký sinh cao

2.4 Nội dung 4: Quan sát khả năng ký sinh của ong ký sinh Asecodes

Hispinarum trong điều kiện ngoài đồng sau khi phóng thích.

Mục đích: khả năng ký sinh của ong ký sinh Asecodes Hispinarum lên ấu

trùng bọ dừa trong điều kiện ngoài đồng sau khi phóng thích ong ký sinh

Địa điểm: Các khu vực trồng dừa trong tỉnh (Tx Vị Thanh, Tx Ngã Bảy,huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A)

Thời gian: 02/2008 - 02/2010

Sau khi thả ong ký sinh thì cứ cách 01 tuần, tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiêntheo đường chéo của vườn dừa, đối với vườn dừa trồng xen và thẳng hàng lấymẫu theo đường chữ Z Trên mỗi cây dừa lấy đọt non thứ 2 và 3 có triệu chứng

bị nhiễm bọ dừa Sau đó đem về phòng tiếp tục nuôi nhân tạo để tiếp tục xem kýsinh tự nhiên cho đến tất cả ấu trùng bọ dừa bị ký sinh hoặc chuyển hoá nhộng.Đếm số lượng mummy/tổng số lượng ấu trùng ban đầu, tính được tỷ lệ ký sinhngoài đồng sau khi phóng thích ong ký sinh Đồng thời quan sát tỷ lệ vũ hoá củathế hệ F1 ngoài đồng xem có khác biệt với ký sinh trong phòng

Chỉ tiêu theo dõi: quan sát tỷ lệ ký sinh, tỷ lệ vũ hóa, số lượng ong ký sinh

vũ hóa trên một xác mummy

2.5 Nội dung 5: Quan sát khả năng thiết lập quần thể của ong ký sinh

Asecodes Hispinarum trong điều kiện ngoài đồng.

Mục đích: theo dõi khả năng thiết lập quần thể ong ký sinh Asecodes Hispinarum sau khi phóng thích Tạo quần thể ong nhằm ức chế bọ dừa trong

Trang 26

số lượng ấu trùng ban đầu, tính được tỷ lệ ký sinh ngoài đồng sau khi phóngthích ong ký sinh và đếm số lượng mummy/tổng quần thể bọ dừa (ấu trùng,thành trùng) Đồng thời quan sát tỷ lệ vũ hoá của thế hệ F1 ngoài đồng xem cókhác biệt với ký sinh trong phòng.

Chỉ tiêu theo dõi: quan sát mật số ấu trùng, tỷ lệ ký sinh, tỷ lệ nở, số lượngong ký sinh vũ hóa trên một xác mummy

2.6 Tổ chức hội thảo khoa học

Tổ chức hội thảo khoa học giới thiệu kết quả đề tài “Nghiên cứu ứng dụng

nuôi thả ong ký sinh Asecodes Hispinarum Boucek, thả tập trung để kiểm soát

sự phá hại của bọ cánh cứng Brontispa longgissima Gestro hại dừa trên địa bàn

tỉnh Hậu Giang” cho nông dân và cán bộ ban ngành đoàn thể của tỉnh và các tỉnhĐBSCL nhằm giới thiệu về biện pháp sinh học phòng trị bọ cánh cứng mới này Để

bà con biết được đã thực hiện mô hình giới thiệu phương pháp thực hiện mô hình,nhận xét về kết quả thu nhận được và có so sánh với đối chứng Sau đó các nôngdân sẽ thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và đánh giá về kết quả các mô hình đã thựchiện Chuyên gia và cán bộ kỹ thuật đã trao đổi, thảo luận với bà con nông dân, phổbiến kinh nghiệm, kỹ thuật và các kết quả đã đạt được để những nông dân chưatham gia mô hình sẽ tiếp tục tình nguyện tham gia thực hiện mô hình

Trang 27

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hậu giang là một tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chịu ảnhhưởng của thời tiết nhiệt đới gió mùa, có hai mùa: mưa và khô rõ rệt và vườndừa của tỉnh được trồng rãi rác, trồng xen và một số đang trồng mới lại trênnhóm dừa lùn, đây là điều kiện cho bọ cánh cứng hại dừa tấn công gây thànhdịch, do khó kiểm soát và quản lý

Qua 02 năm thực hiện đề tài, đề tài đã mang lại một số kết quả khả quan

về nghiên cứu và ứng dụng biện pháp sinh học bền vững, thân thiện với môitrường nhằm kiểm soát sự phá hại của bọ cánh cứng hại dừa trên địa bàn tỉnhHậu Giang Bước đầu đề tài đã phục hồi được một số vườn dừa và thiết lập đượcquần thể ong ký sinh tại các điểm thả tập trung của tỉnh

Xu thế của thế giới hiện nay là tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, nhất làcác loài rau trái, vì vậy các nhà khoa học luôn nghiên cứu và ứng dụng các biệnpháp phòng trừ sinh học để thay thế cho thuốc hóa học, nhằm giảm thiểu tối đalượng thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp

3.1 Kết quả điều tra về “Kiến thức – Thái độ - Thực tiễn” (KAP) của nông dân trồng dừa tại 07 huyện thị của tỉnh Hậu Giang

3.1.1 Trước khi thực hiện đề tài (trước khi phóng thích ong ký sinh)

Kết quả điều tra về “Kiến thức – thái độ - Thực tiễn”(KAP) của nông dântrồng dừa 07 huyện thị của tỉnh Hậu Giang trước khi thực hiện đề tài tại cácđiểm chưa phóng thích ong ký sinh, cho thấy bước đầu đã khảo sát sự phân bố

và đánh giá mức độ nhiễm của bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longgissima

Gestro trong toàn tỉnh Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Excell và xử lýthống kê theo chương trình SPSS 18.0 nhằm so sánh và đánh giá các thông tin

về biện pháp canh tác dừa, chăm sóc, bảo vệ thực vật, khả năng thu nhập nguồnlợi từ dừa, … tại Hậu Giang nông dân trồng dừa chủ yếu là trồng xen, đối vớidừa trồng mới lại ở nhóm dừa lùn thì bà con nông dân trồng xen với cây lấyngắn nuôi dài như đu đủ, bí đỏ, ớt, Tuy nhiên, trên nhóm dừa lớn và dừa trồngmới thì nhiễm bọ cánh cứng rất cao chiếm 58% so với các loài dịch hại khác Từ

Trang 28

Bọ cánh cứng gây hại không phân biệt theo mùa mà gây hại cả mùa nắng

và mùa mưa, theo thông tin của nông dân trồng dừa thì 50% bọ dừa xuất hiệnquanh năm và người dân đối phó chủ yếu là dùng thuốc hóa học phòng trị vìnông dân cho rằng cây dừa sẽ chết khi bị bọ cánh cứng tấn công Mặc dù, phầnlớn 61% bà con cho rằng sử dụng thuốc hóa học độc hại trừ dịch hại để phòng trị

bọ dừa sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe cho con người và môi sinh Ngoài ra, bàcon nông dân hiểu được thiên địch của bọ cánh cứng hại dừa là một lực lượngkhông thể thiếu trong việc góp phần làm giảm mật số gây hại Đa số nông dân(94%) cho rằng khi sử dụng thuốc hoá học sẽ làm ảnh hưởng đến mật số củathiên địch

Người dân trồng dừa của tỉnh vẫn chưa phân biệt rõ khi cây dừa bị bọcánh cứng hại dừa tấn công có thể sẽ phục hồi (45%) hoặc không phục hồi trởlại (55%) Từ đó, cho ta thấy cần phải tập huấn cho người dân hiểu rõ về mức độthiệt hại của bọ cánh cứng hại dừa gây ảnh hưởng về năng suất và chất lượngcủa dừa cây dừa Đồng thời khi bị bọ cánh cứng hại dừa gây hại sẽ khó phục hồitrở lại nếu chúng ta không sử dụng nhiều biện pháp an toàn bền vững để đối phóvới dịch hại này Mặc khác, khi điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân vẫn chorằng bọ cánh cứng hại dừa sẽ làm cho cây bị chết (62%), đó là điều mà ngườidân trồng dừa thấy hàng ngày khi bọ dừa gây hại đối với những vườn dừa mớitrồng

Khoảng 64% người dân cho rằng khi bọ cánh cứng hại dừa gây hại thì chỉ

có thể dung thuốc hoá học để phòng trị Mặc dù, sử dụng các loại thuốc trừ sâuđộc hại để phòng trừ Bọ cánh cứng hại dừa thì có thể sẽ gây hại cho sức khoẻcủa người nông dân (76%)

Từ đó, người dân trồng dừa cho rằng thiên địch có thể không phòng trừmột cách hữu hiệu đối với Bọ cánh cứng hại Dừa là 86% so với thiên địch có thểphòng trừ một cách hữu hiệu đối với Bọ cánh cứng hại Dừa là 14% Khi điều trakhảo sát trước khi thực hiện đề tài (trước khi thả ong ký sinh), người dân trồngdừa ít biết đến vai trò rất quan trọng của các loài thiên địch đối với Bọ cánhcứng hại dừa, đa số khi thấy dịch hại là biện pháp để đối phó là dùng thuốc hoáhọc để phòng trừ

3.1.1 Sau khi thực hiện đề tài (sau khi phóng thích ong ký sinh)

Trang 29

Dừa” sau khi phóng thích ong ký sinh tai 07 huyện thị xã của tỉnh Hậu Giang,nhằm đánh giá lại trình độ nhận biết về bọ cánh cứng hại Dừa của người dântrồng dừa.

Qua thống kê, cho thấy 82% người dân trồng dừa biết được dịch hại trongvườn dừa là Bọ cánh cứng và đồng thời nhận biết được triệu chứng gây hại trên

lá dừa, phân biệt được các loài dịch hại gây hại trên dừa như đuông, bọ cánhcứng hại dừa, chuột cắn, thối đọt, … gây ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chấtcủa trái dừa Khoảng 83% người dân cho rằng dừa sẽ chết sau khi bị bọ cánhcứng hại Dừa tấn công Và 76% người dân đã biết sử dụng ong ký sinh để phòngtrừ Bọ cánh cứng hại Dừa so với biện pháp hoá học là 22% Người dân trồngdừa không đồng ý (88%) sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại để phòng trừ bọdừa.Từ đó, cho ta thấy được ý thức của người dân được nâng cao trong việcnhận biết đúng đối tượng dịch hại và biện pháp đối phó không an toàn và hiệuquả so với trước khi thực hiện đề tài

Sau khi phóng thích ong ký sinh, người dân (61%) đã biết được thiên địchcủa Bọ cánh cứng hại Dừa Đây là sự thay đổi trong ý thức người dân khi 84%nông dân trồng dừa biết được sử dụng các loại thuốc trừ sâu độc hại để phòngtrừ Bọ cánh cứng hại Dừa thì có thể sẽ gây hại cho sức khoẻ của người nôngdân Vì thế, 74% người dân đồng ý dung ong ký sinh để phòng trị Bọ cánh cứnghại dừa Đây là biện pháp sinh học an toàn, hữu hiệu và bền vững với môitrường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, nên 88% nông dân khôngđồng ý dùng thuốc hóa học để phòng trị bọ cánh cứng hại dừa

Sau khi phóng thích ong ký sinh, 92% người dân thấy hiệu quả bằng quansát mỗi ngày trên cây dừa dần dần được phục hồi Theo người dân trồng dừađược thả ong ký sinh thì khoảng 36% số lượng dừa sau khi được phóng thíchong ký sinh bị tái nhiễm trở lại Do tại một số điểm thả ong ký sinh có nằm xencanh với ruộng lúa, nên khi người dân trồng lúa sử dụng thuốc phòng trị trên lúa

đã ít nhiều ảnh hưởng đến ong ký sinh

Qua điều tra khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài, với 280 phiếuKAP đã cho thấy được sự thay đổi trong ý thức người dân trồng dừa của tỉnh,bước đầu có cái nhìn về nhận diện được dịch hại, thiên địch cũng như biện phápđối phó hữu hiệu an toàn và bền vững trong việc phóng thích ong ký sinh

Asecodes Hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại Dừa cho vườn dừa của

Trang 30

dân trồng dừa vừa thực hành thực tế cho người dân và vừa tập huấn kiến thức về

kỹ thuật trực tiếp cho người dân

3.2 Điều tra thành phần thiên địch của bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longgissima Gestro trước khi phóng thích ong ký sinh của tỉnh

Sau khi đã điều tra khảo sát các vườn dừa của 07 huyện thị xã của tỉnh cónhiễm bọ cánh cứng trong tỉnh, thu mẫu để xác định thành phần và số lượngthiên địch Thành phần thiên địch ký sinh trên Bọ dừa trong điều kiện ngoàiđồng giai đoạn từ tháng 01/2008 đến tháng 02/2009 như sau:

- Beauveria bassiana và Beauveria tenella (nấm trắng) (Hình 3.1)

- Metarhizium anisopliae (nấm xanh) (Hình 3.2).

 Vi khuẩn ký sinh:

Từ Bảng 3.1 và Bảng 3.2 cho ta thấy qua các lần thu mẫu ngoài đồng vàđem mẫu về quan sát cũng ghi nhận tỷ lệ ấu trùng bọ dừa bị ký sinh vào mùakhô rất thấp chỉ chiếm tỷ lệ đến 0,92% và mùa mưa chiếm tỷ lệ 3,9% Nhận xétqua triệu chứng cho thấy cơ thể ấu trùng mềm nhũn, chảy nước, có mùi tanh, lúcđầu màu nâu đỏ sau đó chuyển sang màu đen xậm, cơ thể teo tốp lại và nhũngthối (Hình 3.3)

Trang 31

Hình 3.1: Nấm trắng Beauveria bassiana ký sinh lên ấu trùng và thành trùng

bọ dừa

Ngày đăng: 15/12/2017, 10:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w