CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán tài sản cố định hữu hình tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 35)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5. CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH LIÊN QUAN

ĐẾN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

Theo Chuẩn mực số 03 TSCĐHH thì trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại TSCĐHH về những thông tin sau:

+ Phƣơng pháp xác định nguyên giá TSCĐHH;

+ Phƣơng pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao; + Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ; chuẩn mực kế toán quốc tế còn yêu cầu trình bày cả khoản lỗ lũy kế từ hƣ hỏng giảm giá trị tài sản.

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐHH) phải trình bày các thông tin:

- Nguyên giá TSCĐHH tăng, giảm trong kỳ;

- Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳ;

- Giá trị còn lại của TSCĐHH đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay;

- Chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản dở dang;

- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐHH có giá trị lớn trong tƣơng lai. - Giá trị còn lại của TSCĐHH tạm thời không đƣợc sử dụng; chuẩn mực kế toán quốc tế chỉ khuyến khích công bố chỉ tiêu này.

- Nguyên giá của TSCĐHH đã khấu hao hết nhƣng vẫn còn sử dụng; chuẩn mực kế toán quốc tế chỉ khuyến khích công bố chỉ tiêu này.

- Giá trị còn lại của TSCĐHH đang chờ thanh lý; - Các thay đổi khác về TSCĐHH.

Việc xác định phƣơng pháp khấu hao và ƣớc tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình là vấn đề hoàn toàn mang tính chất xét đoán. Vì vậy, việc trình bày các phƣơng pháp khấu hao áp dụng và thời gian sử dụng hữu ích ƣớc tính của TSCĐ hữu hình cho phép ngƣời sử dụng báo cáo tài chính xem xét mức độ đúng đắn của các chính sách do ban lãnh đạo doanh nghiệp đề ra và có cơ sở để so sánh với các doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp phải trình bày bản chất và ảnh hƣởng của sự thay đổi ƣớc tính kế toán có ảnh hƣởng trọng yếu tới kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ tiếp theo. Các thông tin phải đƣợc trình bày khi có sự thay đổi trong các ƣớc tính kế toán liên quan tới giá trị TSCĐ hữu hình đã thanh lý hoặc đang chờ thanh lý, thời gian sử dụng hữu ích và phƣơng pháp khấu hao.

Ngoài những vấn đề trên của chuẩn mực TSCĐHH của kế toán Việt Nam, chuẩn mực Bất động sản, nhà xƣởng, máy móc thiết bị của kế toán quốc tế còn nêu thêm những nội dung công bố thông tin nhƣ sau:

+ Các khoản hƣ hỏng, giảm giá trị tài sản đƣợc ghi nhận vào lãi lỗ theo IAS số 36 “ Tổn thất tài sản”.

+ Chênh lệch tỷ giá từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền khác. + Những giới hạn về quyền đối với những tài sản do cầm cố,thế chấp.

+ Nếu các khoản bồi thƣờng từ bên thứ ba cho những tài sản bị hƣ hỏng, mất mát không đƣợc trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì có nghĩa là đã bao gồm trong lãi lỗ.

+ Nếu tài sản đƣợc trình bày theo giá trị đánh giá lại thì cần công bố thời điểm đánh giá, chuyên gia đánh giá, phƣơng pháp và giả định quan trọng làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp lý, phạm vi mà giá trị hợp lý đƣợc xác định bằng cách tham chiếu đến giá thị trƣờng hoặc các kỹ thuật định giá khác, giá trị còn lại nếu tài sản đƣợc ghi nhận theo mô hình giá gốc, thặng dƣ từ việc đánh giá (bao gồm những thay đổi trong kỳ và giới hạn trong việc phân bổ số dƣ).

1.6. SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03

Nội dung IAS 16 VAS 03

Tiêu chuẩn giá trị Không qui định mức giá trị tối thiểu để ghi nhận TSCĐ hữu hình

Theo thông tƣ 45/2013/TT-BTC hiện nay qui định là 30 triệu đồng

Nguyên giá Bao gồm khoản ƣớc tính ban đầu của chi phí cần thiết để tháo dỡ, di chuyển các tài sản đó và khôi phục lại mặt bằng nơi đặt tài sản

Nội dung IAS 16 VAS 03

PP để xác định giá trị của tài sản sau ghi nhận ban đầu

Ƣu tiên sử dụng phƣơng pháp giá hợp lý

Sử dụng phƣơng pháp giá gốc

Phƣơng pháp giá gốc

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị

Giá trị còn lại = Nguyên giá– Khấu hao lũy kế

Khấu hao đất đai Đất đai và nhà cửa là hai tài sản tách biệt và đƣợc hạch toán riêng biệt kể cả khi chúng đƣợc doanh nghiệp mua cùng một lúc. Trừ một vài ngoại lệ (nhƣ các mỏ đá hay bãi rác thải), đất đai có thời gian sử dụng vô hạn và do đó, không đƣợc khấu hao. Nhà cửa có thời gian sử dụng hữu hạn nên đƣợc khấu hao. Việc tăng giá trị của đất đai không làm ảnh hƣởng tới việc xác định giá trị phải khấu hao của nhà cửa đi kèm

Không đề cập đến vấn đề khấu hao đất đai

Giá trị thanh lý Qui định rõ ràng, giá trị có thể thu hồi tại thời điểm hiện tại để làm căn cứ ƣớc tính giá trị thanh lý, yêu cầu doanh nghiệp phải xem xét, đánh giá lại giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình

Chỉ nêu ra định nghĩa mà không đánh giá lại giá trị thanh lý

Nội dung IAS 16 VAS 03

Ƣớc tính sự giảm giá trị TSCĐ hữu hình

Yêu cầu Không yêu cầu doanh

nghiệp phải ƣớc tính sự giảm giá trị của TSCĐ hữu hình

Trình bày Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình

Khuyến khích Yêu cầu

Những thay đổi trong ƣớc tính kế toán

Phƣơng pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích ,trình bày những thay đổi trong ƣớc tính về giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình và chi phí ƣớc tính cho việc tháo dỡ, di dời TSCĐ và khôi phục lại mặt bằng.

Phƣơng pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích

Trình bày các thông tin liên quan tới đánh giá lại tài sản

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này tác giả đã trình bày những vấn đề về tiêu chuẩn ghi nhận, đặc điểm TSCĐHH và những đặc điểm của TSCĐHH đã ảnh hƣởng đến công tác kế toán tại các DN nhƣ thế nào. Ngoài ra, trong chƣơng này tác giả còn trình bày cách thức đo lƣờng giá trị TSCĐHH tại thời điểm ghi nhận ban đầu theo mô hình giá gốc, đo lƣờng các chi phí sau ghi nhận ban đầu, cách tính khấu hao TSCĐHH và những yêu cầu khi công bố thông tin về TSCĐHH trong BCTC. Bên cạnh đó, trong chƣơng này tác giả cũng đã trình bày bảng phân tích so sánh giữa VAS 03 và IAS 16 để thấy rõ sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán TSCĐHH ở Việt Nam VAS 03 với chuẩn mực kế toán TSCĐHH quốc tế IAS 16.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Theo số liệu của Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, tính đến cuối tháng 12/2014, tại Đà Nẵng có 10.027 DN đang hoạt động. Trong đó:

2.1.1. Về quy mô

Trong tổng số 10.027 DN đang hoạt động tại thành phố Đà Nẵng thì có đến 95,5% là các DN có quy mô vừa và nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh là khá thấp, chỉ có 2 DN với quy mô lớn có thƣơng hiệu quốc gia.

2.1.2. Về lĩnh vực hoạt động

Có khoảng 45% các DN tại thành phố Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ; 40% các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất; còn lại 15% hoạt động trong các lĩnh vực khác.

2.1.3. Về năng lực tài chính

Hầu hết các DN tại thành phố Đà Nẵng có năng lực tài chính khá thấp, theo thống kê có khoản 81,5% các DN có vốn điều lệ đăng ký dƣới 10 tỷ đồng. Với năng lực tài chính yếu nhƣ vậy, hầu hết việc mở rộng sản xuất kinh doanh là khá khó khăn, việc mở rộng thu hút vốn góp rất hạn chế, tỷ lệ vốn vay Ngân hàng trong các phƣơng án kinh doanh thƣờng rất cao chiếm từ 70%-80% dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, khả năng đề kháng thấp với những biến động kinh tế.

2.1.4. Về trình độ công nghệ và phát triển thị trƣờng sản phẩm

Đa số các DN sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm bán hàng, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm…Vì vậy, mặc dù sản phẩm có chất lƣợng tốt nhƣng việc tiếp cận khách hàng và phát triển thị trƣờng thƣờng gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu, nguồn nhân lực trình độ chƣa cao, thiếu kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm và ứng phó trong công việc còn chƣa linh động là những hạn chế mà các DN tại TP Đà Nẵng đang gặp phải.

2.2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI

Bảng câu hỏi đƣợc xây dựng phải trả lời đƣợc câu hỏi nghiên cứu đã xác định từ đầu: CMKT TSCĐHH đƣợc vận dụng nhƣ thế nào và ở mức độ ra sao tại các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bảng câu hỏi bao gồm các nội dung sau:

Nội dung thứ nhất: thu thập thông tin về đặc điểm của các DN nhƣ: lĩnh vực hoạt động, loại hình DN và quy mô của DN. Mục tiêu của các câu hỏi này là để đánh giá sự khác nhau trong việc vận dụng CMKT TSCĐHH giữa các DN hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, hay loại hình kinh doanh khác nhau hoặc quy mô khác nhau.

Nội dung thứ hai: thu thập thông tin về ngƣời trả lời bảng câu hỏi nhƣ: trình độ học vấn, chuyên ngành đào tạo và thâm niên công tác của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Mục tiêu của các câu hỏi này nhằm đánh giá cách nhìn nhận, nhận thức của ngƣời đƣợc phỏng vấn dựa trên trình độ, chuyên ngành đào tạo và thâm niên công tác đối với việc đo lƣờng giá trị TSCĐHH khi hình thành, lựa chọn phƣơng pháp khấu hao phù hợp và công bố thông tin trên BCTC về TSCĐHH theo CMKT TSCĐHH đã ban hành.

Nội dung thứ ba: nhằm đánh giá cách thức các DN đo lƣờng nguyên giá của TSCĐHH khi TSCĐHH hình thành. Đánh giá trong 2 trƣờng hợp là đối với TSCĐHH mua sắm và TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự sản xuất.

Nội dung thứ tƣ: tìm hiểu cách thức xử lý của DN khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐHH.

Nội dung thứ năm: đánh giá các DN hiện nay thƣờng sử dụng phƣơng pháp tính khấu hao gì? Khi trích khấu hao có thực hiện đúng theo quy định của chuẩn mực không?

Nội dung thứ sáu: đánh giá việc công bố thông tin trên BCTC của DN có đầy đủ và đúng theo quy định của CMKT TSCĐHH không?

Nội dung thứ bảy: ý kiến của các DN về việc đánh giá lại TSCĐHH cuối kỳ.

Nội dung thứ tám: đánh giá mức độ hài lòng của các kế toán viên đối với nội dung của CMKT TSCĐHH hiện nay.

2.3. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU

- Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay tính đến 31/12/2014 có 10.027 DN đang hoạt động. Để việc điều tra đảm bảo đƣợc độ tin cậy và tính chính xác cao nên tác giả chỉ chọn các DN có thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên, tổng thể thoả mãn điều kiện này là 7.235 DN.

- Kích thƣớc mẫu: n = 100 doanh nghiệp.

- Phƣơng pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong đó, tác giả gởi bảng câu hỏi điều tra cho kế toán viên của các DN theo tỷ lệ các DN thực tế đang hoạt động theo lĩnh vực hoạt động, loại hình DN và quy mô vốn của DN.

2.4. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Về phương pháp thu thập dữ liệu: luận văn thu thập số liệu theo hai hƣớng:

+ Đối với dữ liệu sơ cấp:

- Là nguồn thông tin từ phỏng vấn sâu dùng cho nghiên cứu định tính với những nhân viên kế toán tại các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đối với những đối tƣợng khảo sát định tính sẽ đƣợc thực hiện tại nơi làm việc hay nhà riêng nhằm tạo sự thuận tiện cho đối tƣợng khảo sát.

- Nguồn thông tin thu thập qua bảng câu hỏi (Xem phụ lục) khảo sát dùng cho nghiên cứu định lƣợng mà đối tƣợng điều tra là kế toán viên tại các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đối với khảo sát định lƣợng để đảm bảo độ tin cậy, khách quan và tính chính xác của mẫu, đối tƣợng khảo sát sẽ đƣợc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi tại nơi làm việc, nhà riêng, gọi điện thoại hoặc gửi qua Facebook, Google mail, Yahoo Messenger và mời khảo sát trực tuyến trên Googledocs.

+ Đối với dữ liệu thứ cấp: là nguồn thông tin thu đƣợc từ các bảng báo cáo tổng hợp về các DN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hằng năm của Cục Thống Kê.

Về phương pháp xử lý số liệu:

+ Phƣơng pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá việc vận dụng chuẩn mực kế toán TSCĐHH theo loại hình doanh nghiệp, theo quy mô DN, theo lĩnh vực hoạt động…

+ Phƣơng pháp kiểm định dữ liệu, tính toán các tham số cơ bản (Trung bình, tỷ trọng) và phƣơng pháp phân tích phƣơng sai một yếu tố (ANOVA) để trình bày kết quả thu thập đƣợc. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở hàm ý chính sách trong các kiến nghị đối với các DN.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 trình bày đặc điểm của các DN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về quy mô, lĩnh vực hoạt động, năng lực tài chính, trình độ công nghệ và phát triển thị trƣờng sản phẩm. Bên cạnh đó, trong chƣơng này tác giả đã trình bày cách thiết kế bảng câu hỏi, nguyên tắc chọn mẫu và phƣơng pháp thu thập, xử lý số liệu để có thể cho ra kết quả phân tích.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƢỢC ĐIỀU TRA

Với 100 DN đƣợc điều tra, có đƣợc các bảng số liệu nhƣ sau:

Bảng 3.1. Đặc điểm lĩnh vực hoạt động của DN trong mẫu điều tra

Chỉ tiêu Tần suất Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm tích lũy (%) Sản xuất 26 26.0 26.0 26.0 Thƣơng mại 32 32.0 32.0 58.0 Dịch vụ 31 31.0 31.0 89.0 Khác 11 11.0 11.0 100.0 Tổng 100 100.0 100.0 (Nguồn: theo phần mềm SPSS)

Trƣớc tiên về lĩnh vực hoạt động của DN. Trong 100 DN thì có 26% DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 32% DN hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, 31% DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và còn lại 11 DN hoạt động trong lĩnh vực khác (kết hợp các loại hình trên) chiếm tỷ lệ 11%.

Bảng 3.2. Đặc điểm loại hình của DN trong mẫu điều tra

Chỉ tiêu Tần suất Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm tích lũy (%) Công ty cổ phần 41 41.0 41.0 41.0 Công ty TNHH 39 39.0 39.0 80.0 Công ty tƣ nhân 13 13.0 13.0 93.0 Khác 7 7.0 7.0 100.0 Tổng 100 100.0 100.0 (Nguồn: theo phần mềm SPSS)

Đối với loại hình DN thì trong 100 DN có 41% là Công ty cổ phần, 39% là Công ty TNHH, 13% là Công ty tƣ nhân và còn lại 7% số DN thuộc loại hình DN khác.

Bảng 3.3. Đặc điểm quy mô của DN trong mẫu điều tra

Chỉ tiêu Tần suất Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm tích lũy (%) Vốn < 10 tỷ & LĐ < 10 ngƣời (DN siêu nhỏ) 41 41.0 41.0 41.0 Vốn từ 10-20 tỷ & LĐ 10-200 ngƣời (DN nhỏ) 30 30.0 30.0 71.0 Vốn từ 20-100 tỷ & LĐ 200- 300 ngƣời (DN vừa và nhỏ) 9 9.0 9.0 80.0 Vốn > 100 tỷ & LĐ > 300 ngƣời (DN lớn) 20 20.0 20.0 100.0 Tổng 100 100.0 100.0 (Nguồn: theo phần mềm SPSS)

Trong 100 DN thì có 41 DN có quy mô siêu nhỏ chiếm tỷ lệ 41%, 30% DN có quy mô nhỏ, 9% DN có quy mô vừa và nhỏ và có 20% DN có quy mô lớn.

3.2. THỰC TẾ VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TSCĐHH Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Đặc điểm TSCĐHH của các DN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Để đánh giá vấn đề này, đề tài sử dụng các công cụ thống kê mô tả để làm rõ đặc trƣng về TSCĐHH của các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán tài sản cố định hữu hình tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)