7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Về những tồn tại, trong khâu xác định nguyên giá TSCĐHH, theo điều tra thì các DN ở thành phố Đà Nẵng hầu hết không vận dụng đúng các nguyên tắc trong việc ghi nhận nguyên giá TSCĐHH, đặc biệt là các vấn đề nhƣ chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hay chi phí đi vay đƣợc vốn hóa.
Trong vấn đề khấu hao TSCĐHH. Một tồn tại nữa đƣợc đƣa ra là các DN trên địa bàn thành Đà Nẵng khá chậm trễ trong việc áp dụng các văn bản pháp quy mới trong vấn đề khấu hao với chỉ khoảng 80% các DN sử dụng văn bản mới nhất trong vấn đề quản lý, sử dụng và trích khấu hao sử dụng TSCĐHH.
Xử lý thanh lý TSCĐHH cũng là một nội dung nghiên cứu của đề tài. Chúng ta có thể thấy đƣợc các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chƣa vận dụng một cách hoàn toàn chính xác các nguyên tắc hạch toán trong việc xử lý thanh lý TSCĐHH. Chỉ có 88% số DN phản ánh bút toán xóa sổ TSCĐHH khi thanh lý nhƣợng bán, con số này về việc phản ánh doanh thu, chi phí từ thanh lý, nhƣợng bán lần lƣợt là 91% và 97%. Đây là một tỷ lệ thấp khi biết
nhiều nguyên nhân để các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vận dụng một cách chƣa hoàn toàn chính xác cách thức xử lý thanh lý TSCĐHH và một nguyên nhân chính đã đƣợc phát hiện đó là các yếu tố thuộc về đối tƣợng thu thập thông tin nhƣ trình độ, chuyên ngành đào tạo và thâm niên công tác. Cả ba yếu tố trên đều có ảnh hƣởng đến việc xử lý thanh lý TSCĐHH. Cụ thể là, theo trình độ đào tạo thì những ngƣời có trình độ càng cao thì họ đánh giá càng chính xác trong cách xử lý thanh lý TSCĐHH. Nếu đánh giá theo chuyên ngành đào tạo thì nếu đối tƣợng thu thập thông tin là những ngƣời tốt nghiệp chuyên ngành kế toán sẽ có cách thức đánh giá chính xác hơn những ngƣời đƣợc đào tạo từ những chuyên ngành khác. Và cuối cùng là theo thâm niên công tác, theo cách đánh giá này thì những kế toán có kinh nghiệm càng cao thì họ càng xử lý đúng các nghiệp vụ thanh lý TSCĐHH.
Thông tin kế toán nói chung và thông tin về TSCĐHH nói riêng có tầm quan trọng lớn và ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử dụng nó. Do đó, vấn đề đƣợc đặt ra trong việc công bố thông tin về TSCĐHH là làm sao cho thông tin đó hữu ích đối với ngƣời sử dụng. Để đáp ứng đƣợc vấn đề này thì các DN phải trình bày bốn nội dung bắt buộc nhƣ trong bảng câu hỏi điều tra. Tuy nhiên, theo kết quả thực tế thu đƣợc thì các DN đều không đáp ứng đƣợc yêu cầu công bố thông tin trong BCTC của mình. Có 94% số DN công bố thông tin về phƣơng pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao. Các chỉ tiêu khác tính theo tỷ lệ từ cao xuống thấp lần lƣợt là trình bày theo từng loại TSCĐHH là 86%; phƣơng pháp xác định nguyên giá TSCĐHH và nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại đầu năm và cuối năm có tỷ lệ bằng nhau là 79%.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, tác giả đã trình bày những kết quả nghiên cứu về tình hình vận dụng CMKT TSCĐHH của các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Qua các số liệu phân tích đã trả lời đƣợc câu hỏi nghiên cứu ban đầu là “Đánh giá việc vận dụng chuẩn mực TSCĐHH ở các DN tại thành phố Đà Nẵng” và qua đó có thể tìm thấy một số nguyên nhân mà các DN chƣa vận dụng tốt chuẩn mực TSCĐHH. Từ đó có thể, đƣa ra các giải pháp nhằm vận dụng tốt chuẩn mực TSCĐHH ở các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở chƣơng sau.
CHƢƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH