Khấu hao tài sản cố định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán tài sản cố định hữu hình tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 27 - 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.3. Khấu hao tài sản cố định

a. Khái niệm về hao mòn và khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình đƣợc sử dụng, dƣới tác động của nhiều nguyên nhân nên tài sản cố định bị hao mòn dần.

Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định. [3]

Hao mòn TSCĐ có thể chia thành hai loại là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hƣ hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình có thể diễn ra hai dạng dƣới đây:

+ Hao mòn dƣới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng.

+ Hao mòn do tác động của thiên nhiên không phụ thuộc vào việc sử dụng. Do có sự hao mòn hữu hình nên tài sản mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác.

Hao mòn vô hình: là sự giảm dần về giá trị tài sản cố định do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ; nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà TSCĐ đƣợc sản xuất ra ngày càng có nhiều tính năng và năng suất cao hơn. Trong một nền kinh tế càng năng động, càng phát triển thì tốc độ hao mòn càng nhanh. Vì vậy, đòi hỏi trƣớc hết của các doanh nghiệp là nhà nƣớc phải có một chính sách hợp lý về quản lý và trích khấu hao, nhƣ thế mới đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐHH ngƣời ta tiến hành trích khấu hao.

Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. [3]

Đầu tiên, khi xét về phƣơng diện kinh tế thì khấu hao cho phép các DN phản ánh đƣợc giá trị thực của tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của các DN. Còn nếu xét về phƣơng diện tài chính, khấu hao là một phƣơng tiện tài trợ giúp cho DN thu đƣợc một phần giá trị đã mất của TSCĐHH. Khi xét về phƣơng diện thuế, khấu hao lại là một khoản chi phí đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế, tức là đƣợc tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Và cuối cùng, xét về phƣơng diện kế toán, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐHH. Số khấu hao lũy kế của một TSCĐHH đến một thời điểm xác định chính là số ƣớc tính chủ quan về giá trị hao mòn của tài sản đó. Việc trích khấu hao giúp DN tạo ra nguồn vốn để phục hồi hay tái đầu tƣ TSCĐHH trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, trích khấu hao TSCĐHH là nguồn gốc tái sản xuất tƣ liệu sản xuất.

Việc trích khấu hao có thể đƣợc thực hiện theo nhiều phƣơng pháp khác nhau. Tuy nhiên, DN cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau khi lựa chọn và áp dụng phƣơng pháp khấu hao:

+ Nguyên tắc phù hợp: TSCĐHH trong DN có nhiều loại với đặc tính hao

mòn khác nhau vì vậy DN cần phải xác định phƣơng pháp khấu hao phù hợp cho từng loại TSCĐHH, phù hợp với lợi ích mà TSCĐHH đó mang lại cho DN.

+ Nguyên tắc nhất quán: Các phƣơng pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết

quả khác nhau về chi phí khấu hao TSCĐHH và qua đó ảnh hƣởng đến thu nhập chịu thuế của DN. Vì thế, khi DN đã lựa chọn đƣợc phƣơng pháp khấu hao áp dụng cho từng loại TSCĐHH thì phải thực hiện một cách nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách sử dụng tài sản đó. Mọi sự thay đổi (nếu có) phải đƣợc

trình bày trên thuyết minh BCTC và nêu rõ những tác động của sự thay đổi đó đến tình hình tài chính của DN.

b. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình

Cả Chuẩn mực TSCĐHH của kế toán Việt Nam hay chuẩn mực kế toán quốc tế đều đƣa ra ba phƣơng pháp khấu hao TSCĐHH, gồm:

+ Phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng;

+ Phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh; và + Phƣơng pháp khấu hao theo số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm.

Theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phƣơng pháp khấu hao theo số lƣợng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ƣớc tính tài sản có thể tạo ra. Phƣơng pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải đƣợc thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.

Doanh nghiệp không đƣợc tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhƣng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phương pháp trích khấu hao đường thẳng

Theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng, mức khấu hao hàng năm của một TSCĐ đƣợc tính theo công thức sau

Mức khấu hao năm = Nguyên giá của TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao năm Trong đó:

Mức trích khấu hao trung bình tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng

Trƣờng hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (đƣợc xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ.

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ đƣợc xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trƣớc năm cuối cùng của TSCĐ đó. [3]

Đối với những tài sản cố định đƣợc mua sắm đầu tƣ mới thì số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà nƣớc quy định. Tuy nhiên, để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng TSCĐ cụ thể, doanh nghiệp phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:

+ Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế.

+ Hiện trạng tài sản cố định (Thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản,…)

+ Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định: Đƣợc quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ kỹ thuật.

Ƣu điểm của phƣơng pháp này là đơn giản, dễ tính toán. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn chậm làm cho TSCĐHH chịu bất lợi của hao mòn vô hình.

Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phƣơng pháp trích khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh đƣợc sử dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Là TSCĐ đầu tƣ mới (chƣa qua sử dụng).

+ Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lƣờng, thí nghiệm. Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo thông tƣ số 45/2013/TT - BTC của Bộ tài chính.

Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dƣới đây:

Mức khấu hao năm = Giá trị còn lại của TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu hao

nhanh (%) =

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng X

Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng xác định nhƣ sau:

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp

đƣờng thẳng (%)

=

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dƣới đây:

Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm ( t =< 4 năm) 1,5

Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t =< 6 năm) 2,0

Trên 6 năm ( t > 6năm) 2,5

Thời gian sử dụng của TSCĐ

X 100 1

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao đƣợc tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Ƣu điểm đầu tiên của phƣơng pháp này là đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Ƣu điểm thứ hai là phƣơng pháp này góp phần tạo sự ổn định trong mức chi phí phát sinh hàng năm vì thời gian sau này khi mức khấu hao thấp thì lúc đó chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ cao hơn những năm đầu. Ƣu điểm thứ ba là phƣơng pháp này giúp thu hồi vốn nhanh hạn chế ảnh hƣởng của hao mòn vô hình. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là tính toán phức tạp hơn phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng.

Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Phƣơng pháp khấu hao theo sản lƣợng đƣợc áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.

+ Xác định đƣợc tổng số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.

+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

+ Trình tự thực hiện phƣơng pháp khấu hao TSCĐ theo số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm nhƣ sau:

- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lƣợng theo công suất thiết kế.

- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dƣới đây: Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lƣợng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị

sản phẩm Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị

sản phẩm

=

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của

TSCĐ

= Số lƣợng sản phẩm sản xuất trong năm X

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản

phẩm

Trƣờng hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ đó.

Ƣu điểm của phƣơng pháp này là sự phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Khi máy móc hoạt động nhiều thì phải khấu hao nhiều nên chi phí khấu hao tăng

Nguyên giá của TSCĐ

và khi máy móc hoạt động nhiều để tạo ra nhiều sản phẩm thì sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho DN. Trong một số trƣờng hợp khi nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất giảm sút thì máy móc sẽ ít sử dụng, khi đó ngoài lợi ích không làm đội giá thành sản phẩm do chi phí khấu hao quá lớn nhƣ phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh hay quá cứng nhắc nhƣ phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng, phƣơng pháp này cho phép DN kéo dài thời gian sử dụng của tài sản trong trƣờng hợp sản xuất gặp khó khăn. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là không thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các loại TSCĐHH mà chỉ có thể áp dụng cho một số tài sản nhƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải tức là những tài sản có thể ƣớc tính công suất hoạt động. Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian sử dụng tài sản đôi khi cũng là con dao hai lƣỡi khiến DN chậm thu hồi vốn đầu tƣ và không hạn chế đƣợc hao mòn vô hình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán tài sản cố định hữu hình tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)