7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.4. Đo lƣờng tài sản cố định hữu hình tại thời điểm lập báo cáo tài chính
a. Mô hình giá gốc
Đến thời điểm lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần phải tiến hành đo lƣờng TSCĐHH của mình. Theo mô hình giá gốc, thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì TSCĐHH đƣợc phản ánh bởi chỉ tiêu giá trị còn lại theo công thức sau:
Giá trị còn lại của TSCĐHH = Nguyên giá TSCĐHH - Hao mòn lũy kế của TSCĐHH
Thực tế theo mô hình giá gốc cũng tồn tại khoản tổn thất tài sản của TSCĐHH. Theo mô hình này, khoản lỗ từ giảm giá trị TSCĐHH đƣợc ghi nhận vào kết quả kinh doanh. Và nếu tài sản bị giảm giá trị, không cần phải xóa sổ số hao mòn lũy kế hoặc tạo thêm khoản giảm giá trị lũy kế mà có thể gộp chung khoản giảm giá trị vào hao mòn lũy kế của tài sản đó. Tuy nhiên, nếu tài sản bị giảm giá trị thì khấu hao sẽ đƣợc tính toán dựa trên giá trị có thể thu hồi mới.
Mà giá trị có thể thu hồi là giá cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán và giá trị sử dụng của tài sản. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế Việt Nam không áp dụng loại giá này nên khoản tổn thất tài sản không đƣợc đề cập đến.
b. Mô hình giá hợp lý
Theo mô hình giá hợp lý thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính, TSCĐHH của doanh nghiệp cũng đƣợc phản ánh bởi chỉ tiêu giá trị còn lại nhƣng đƣợc tính bằng công thức sau:
Giá trị còn lại của TSCĐHH = Giá hợp lý TSCĐHH - Hao mòn lũy kế của TSCĐHH - Tổn thất tài sản.
Trong đó:
Giá trị hợp lý của tài sản cố định: là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết và tự nguyện. Về cơ bản, giá trị hợp lý là giá thị trƣờng, nó thể hiện chi phí cơ hội khi bán tài sản hoặc khi gánh chịu một khoản nợ. Việc xác định giá trị hợp lý thƣờng sử dụng những ƣớc tính và đánh giá chuyên môn. Doanh nghiệp ƣớc tính giá trị sẽ nhận đƣợc nếu giả định họ bán tài sản này trên thị trƣờng. Nếu tài sản đem bán nhƣng không có sẵn thị trƣờng, lúc này có thể căn cứ vào thị trƣờng của những tài sản tƣơng tự.