1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU TIẾNG VIỆT THEO KẾT CẤU VỊ TỪ THAM THỂ QUA ĐOẠN TRÍCH “SÂN CHIM” CỦA ĐOÀN GIỎI

43 981 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 81,24 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU TIẾNG VIỆT THEO KẾT CẤU VỊ TỪ THAM THỂ QUA ĐOẠN TRÍCH “SÂN CHIM” CỦA ĐOÀN GIỎIMỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiTiếng Việt rất khác với các ngôn ngữ khác trên thế giới, vậy nên khi người nước ngoài học tiếng Việt thì mới có câu: “Tiếng Việt không khó cũng không dễ ”. Vì không giống các ngôn ngữ mà hiện nay được sử dụng nhiều như Anh, Pháp, Trung Quốc,… nên các phương pháp được vận dụng để phân tích câu trong tiếng Việt cũng rất khác biệt. Theo khảo sát của chúng tôi thì một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo bốn phương pháp: (1) theo cấu trúc chủ – vị (Ngữ pháp truyền thống), (2) theo cấu trúc vị từ – tham thể (Ngữ pháp ngữ nghĩa), (3) theo cấu trúc đề – thuyết (Ngữ pháp chức năng), và (4) theo cấu trúc nêu – báo (Lý thuyết thông tin). Trong các phương pháp này thì phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu vị từ – tham thể là phương pháp ra đời tương đối muộn với bề dày lý thuyết chưa nhiều. Ngoài việc có thể tạo được sự tò mò và thích thú khi nghiên cứu vì là lý thuyết mới nên sự phiêu lưu là luôn có thì chúng tôi muốn giúp những người quan tâm hiểu sâu sắc hơn về phương pháp phân tích câu theo kết cấu vị từ – tham thể. Đặc biệt, chúng tôi giới thiệu một cách chi tiết các bước tiến hành phân tích câu theo phương pháp này, chỉ ra mối quan hệ giữa phương pháp phân tích câu truyền thống – phân tích câu theo cấu trúc chủ – vị với vị từ – tham thể. Với những mong muốn được trình bày rõ ràng như trên thì đó chính là một trong những lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài này.Với đề tài “Phương pháp phân tích câu Tiếng Việt theo kết cấu vị từ –tham thể” chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu rõ hơn là phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể, so sánh nó với các phương pháp phân tích câu khác, trong đó đặc biệt là với phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ – vị vốn đã quen thuộc đối với người Việt. Từ đây làm rõ sự phức tạp cũng như đa dạng của Tiếng Việt, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện về câu Tiếng Việt. Trong học tập thì đòi hỏi người học phải luôn có sự tiếp nhận với kiến thức mới, không ngừng nâng cao tri thức mới, đó là một lẽ tất yếu. Và trong học tập thì lí thuyết luôn đi liền với áp dụng thực tiễn, mà thực tiễn thì luôn không ngừng vận động, bởi vậy mà việc không ngừng trao dồi kiến thức mới là cần thiết đối với người học. Vì thế, nếu thành công, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên khi phân tích câu TV theo ngữ nghĩa. Trong ngữ pháp chức năng, các hiện tượng ngôn ngữ đã được các nhà ngôn ngữ học xem xét trên cả ba bình diện: ngữ pháp – ngữ nghĩa – ngữ dụng, đặc biệt là mặt ngữ nghĩa. Ngữ pháp chức năng đã cho thấy rõ mối quan hệ giữa cấu trúc cú pháp với cấu trúc nghĩa (nghĩa miêu tả) của câu. Đó là một bên là nội dung (cấu trúc nghĩa) và một bên là hình thức (cấu trúc cú pháp của câu). Các chức năng cú pháp của câu thực chất là do các vai nghĩa chi phối khi chúng được thực hiện hóa trong câu. Do đó, trong nghiên cứu ngữ pháp cần phải nói đến nghĩa, phải bàn đến ngữ pháp mang tính ngữ nghĩa.Từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc vị từ – tham thể” làm đề tài nghiên cứu.2.Lịch sử vấn đềVới hướng tiếp cận câu bằng phương pháp phân tích dựa trên kết cấu vị từ – tham thể là một hướng đi không còn là xa lạ đối với học giả, đó như là tri thức luận cần thiết cho hoạt động khám phá kết cấu nội hàm của câu. Tuy nhiên, hướng triển khai nghiên cứu đề tài này trong phân tích tác phẩm cụ thể lại ít được quan tâm trong giới học thuật ở Việt Nam. Người khơi nguồn cho phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể là L.Tesnière với lý thuyết diễn trị (vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước). “Cú pháp dựa trên nghĩa học” (semantically based syntax) của L.Tesnière đã khiến ông trở thành một trong những người sáng lập ra lý thuyết diễn trị (valency theory) – cách phân tích câu dựa trên cấu trúc nghĩa của các vai (role). Theo ông: “Cấu trúc cú pháp của câu xoay quanh vị từ và các diễn tố (actants) làm bổ ngữ cho nó. Chủ ngữ chẳng qua là một trong các bổ ngữ đó. Mỗi vị từ biểu hiện “một màn kịch nhỏ”, nó có một diễn trị (valence) riêng được thể hiện trong số lượng các diễn tố của nó”. Tesnière nhấn mạnh vai trò của vị từ vị ngữ là trung tâm tổ chức ngữ nghĩa và cú pháp của câu. Sau ông, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề này như C.J. Fillmore, M.A.K. Halliday, W.Chafe, C. Hagege, S.C.Dik,… Bắt đầu từ C.J.Fillmore. Trước và sau năm 1970, ông có cho đăng hàng loạt bài viết của mình, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài mang tên “The case for case” (tạm dịch là “Tác dụng của cách”) được công bố năm 1968. Trong bài viết ấy, Fillmore chủ trương rằng có thể xác định một tập hợp các mối quan hệ giữa một vị từ và các tham tố của nó. Mối quan hệ kiểu này được ông gọi là “quan hệ cách”. “Đó là những quan hệ ngữ nghĩa – cú pháp ngầm, được giả định tạo nên một tập hợp hoàn chỉnh, tồn tại ngầm đối với những ngôn ngữ có vĩ tố và dạng thức cách của các mối quan hệ cách vẫn là sự biểu đạt trong ngôn ngữ có thể thực hiện được nhờ những phụ tố, hoặc nhờ các giới từ, hoặc với các cách khác”. Với cách nghĩ này thì có thể nói Fillmore là người cầm ngọn đuốc đi tiên phong, mở đường cho việc nghiên cứu ngữ pháp cách. Theo sau ông sau đó là rất nhiều những nhà ngôn ngữ khác cũng nghiên cứu về mảng ngữ pháp cách (case grammar) nhưng ở một chừng mực nào đó thì chúng độc lập với những kết quả nghiên cứu của Fillmore trước đó. Có thể kế đến như W. Chafe (1970), J.M. Anderson (1971), R.E. Longacre (1976), S.C. Dik (1978),… trong đó S.C. Dik đã có đóng góp quan trọng trong việc bổ sung hoàn chỉnh hai khái niệm lớn trong lĩnh vực vai nghĩa: Tham thể bắt buộc (diễn tố) và Tham thể mở rộng (chu tố).Đó là sơ lược về tình hình nghiên cứu phương pháp phân tích câu theo kết cấu vị từ – tham thể trên thế giới. Còn ở Việt Nam, vấn đề này là rất mới nên nó chỉ được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu về ngữ pháp chức năng. Có thể điểm mặt một số nhà nghiên cứu như Trương Vĩnh Ký với cuốn “Grammaire de la langue annamite” xuất bản năm 1983 đề cập ngữ pháp cách, Cao Xuân Hạo với công trình “Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng” (1991), tác giả Nguyễn Thị Lương với cuốn “Câu tiếng Việt” (2006), Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” (2008),… Từ trước đến nay, ngữ pháp nhà trường sử dụng phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ vị, các sách viết về vấn đề này rất phổ biến như những cuốn sách ngữ pháp của Diệp Quang Ban. Cách phân tích câu theo cấu trúc chủ vị được áp dụng trong nhà trường phổ thông nên đã trở nên vô cùng quen thuộc. Trái lại hướng phân câu theo cấu trúc vị từ – tham thể vẫn cón ít người biết đến, do vậy nó là một vấn đề tương đối mới mẻ. Khi đi nguyên cứu và tìm hiểu về cấu trúc vị từ tham thể đã có nhiều công trình nguyên cứu, hội thảo khoa học tìm hiểu về vấn đề này. Sự quan tâm cũng như những góc nhìn của những nhà nguyên cứu ngôn ngữ học nói riêng, nhà phê bình lí luận và cả nhà giáo dục nói chung đã có nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau và khá sâu sắc về vấn đề này.TS. Trần Kim Phượng , tại khoa Ngữ văn – ĐHSP Hà Nội đã lý giải về phương pháp phân tích cấu trúc vị từ tham thể như sau: Đây là phương pháp phân tích câu nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, do vậy, mỗi đối tượng trong câu đều ứng với một đối tượng của thực tế khách quan, nội dung của câu là một sự tình của thế giới khách quan ấy. Nói cách khác, mỗi câu phản ánh một sự tình. Trong cấu trúc của một sự tình thì động từ vị ngữ (predicator) là trung tâm. Xoay xung quanh động từ vị ngữ là các tham tố (tham thể – argument). Mỗi tham thể đảm nhiệm một vai nghĩa (semantic role) nhất định. Trong cấu trúc này, chủ ngữ cũng chỉ là một trong những tham thể của vị từ mà thôi, nó không quan trọng như vị từ; tuy nhiên, trong số các tham thể thì nó được xem là tham thể quan trọng nhất. ,30Khi đánh giá về chức năng của vị từ Cao Xuân Hạo cho rằng: “Chức năng của vị từ chính là là thành vị ngữ (ngữ đoạn vị từ) hay làm trung tâm của ngữ đoạn này, cho nên chỉnh nó đảm đương việc mang những đặc trưng ngữ pháp ngữ nghĩa đánh dấu dự phân biệt giữa các loại sự tình”. , 258Tác giả Trần Kim Phượng trong Các cách phân tích câu tiếng Việt có nhận định về cách phân tích câu theo cấu trúc vị từ tham thể như sau: “Phân tích câu theo cấu trúc vị từ tham thể là một hướng phân tích câu theo lối mới. Ưu điểm chính của nó là phản ánh được mặt nghĩa học của câu, làm rõ mối liên quan giữa nội dung câu với thực tế khách quan. Nhược điểm chính của nó là không làm rõ được đâu là thông tin mới trong câu.” Như vậy, cấu trúc vị từ – tham thể đã được các nhà nghiên cứu trong nước đề cập tới. Tuy vậy các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu phần vị từ và phần tham thể trong các phát ngôn mà chưa đi sâu vào việc phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc vị từ – tham thể và so sánh những ưu, nhược điểm của cấu trúc vị từ – tham thể với các phương pháp phân tích. Mỗi tác giả chỉ đưa ra một, hai ví dụ về cách phân tích này chứ chưa áp dụng một cách có hệ thống triệt để vào việc phân tích câu tiếng Việt. Số trang dành cho cấu trúc vị từ –tham thể dường như quá ít ỏi so với tầm quan trọng của nó. Bởi vậy, theo chúng tôi việc nghiên cứu, tìm hiểu Phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc vị từ tham thể vẫn còn là một vấn đề mới mẻ.3.Mục đích nghiên cứuNghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn làm rõ vấn đề phần vị từ, phần tham thể và hướng phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể để từ đó giúp người học có khả năng vận dụng lý thuyết này vào việc phân tích một câu cụ thể. Đồng thời, bằng việc đưa ra cụ thể các vai nghĩa từ các hướng nghiên cứu của các tác giả Tesnière, Nguyễn Thiện Giáp và một số tác giả khác nhằm góp phần làm rõ được ý nghĩa cụ thể của các yếu tố ngôn ngữ khi tham gia vào diễn đạt câu. Hướng đi mới, cách tiếp cận mới giúp người dạy và người học và cả những người nghiên cứu có các nhận định đúng về vai trò của các yếu tố ngôn ngữ ấy, tất cả đều định sẵn vai trò của mình chứ không chỉ riêng gì vai trò cốt lõi của thành phần chủ ngữ, vị ngữ theo như cấu trúc C – V. Trong các phương pháp phân tích câu tiếng Việt thì cấu trúc vị từ tham thể còn khá mới và bề dày lí thuyết tương đối ít nên việc nguyên cứu cũng như triển khai dạy học còn khá mập mờ khó khăn và lúng túng khi thực hiện việc nghiên cứu và học tập của học sinh, sinh viên. Khi thực hiện đề tài này với mục đích phân tích sâu hơn và kỹ hơn cấu trúc trong từng câu để từ đó giúp những người quan tâm và muốn tìm hiểu về vấn đề trên sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể.Hơn nữa, hướng nghiên cứu phân tích câu bằng phương pháp vị từ tham thể (vai nghĩa), cũng sẽ tiếp thu các bước phân tích phương pháp này để phát huy được những ưu điểm của nó trong phân tích câu tiếng Việt, cụ thể qua một số đoạn trích tác phẩm văn học.Và củng cố và làm phong phú thêm các hướng tiếp cận câu tiếng Việt. Từ đó giúp người học hiểu sâu hơn về câu trong lĩnh vực giao tiếp. Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu vị từ – tham thể qua đoạn trích Sân chim của Đoàn Giỏi”, chúng tôi mong muốn tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về ngữ pháp ngữ nghĩa, đặc biệt là cấu trúc nghĩa của câu và từ đó áp dụng phương pháp này để phân tích những câu tiếng Việt đơn giản trong tác phẩm. Ngoài ra, chúng tôi cũng hi vọng rằng bài nghiên cứu về đề tài có thể trở thành kênh thông tin có giá trị tham khảo về cấu trúc nghĩa, cấu trúc ngữ pháp của câu tiếng Việt cho quý học giả.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1.Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài này này là phương pháp phân tích câu Tiếng Việt theo kết cấu vị từ – tham thể.4.2. Phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu trong đề tài này của chúng tôi là phương pháp phân tích câu Tiếng Việt theo kết cấu vị từ – tham thể trong đoạn trích “Sân chim” thuộc tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. 5.Phương pháp nghiên cứuTừ mục đích, đối tượng nghiên cứu như trên, trong luận văn này chúng tôi có sử dụng các phương pháp sau:Phương pháp miêu tả.Phương pháp thống kê.Phương pháp đối chiếu so sánh.6.Giả thuyết khoa họcĐề tài này nếu thành công sẽ đóng góp vào cơ sở lý thuyết cho khái niệm vị từ – tham thể trong tiếng Việt và là nguồn tài liệu cho các nghiên cứu về việc phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc vị từ – tham thể về sau. Ngoài ra, còn là tài liệu bổ ích giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong việc thực hành phương pháp phân tích tương đối mới này.7.Bố cụcNgoài phần mở đầu và kết luận, đề tài này của chúng tôi gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài1.1.Quan niệm về vị từ trong câu1.2. Quan niệm về tham thể (vai nghĩa) trong câu1.3. Phân loại tham thể1.3.1.Tham thể cơ sở (Diễn tố)1.3.2.Tham thể mở rộng (Chu tố)1.4. Những vai nghĩa thường gặpChương 2: Phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu vị từ – tham thể (vai nghĩa)2.1.Các bước phân tích câu theo kết cấu vị từ – tham thể2.2.Mối quan hệ giữa phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể và cấu trúc C–V2.3.Ý nghĩa của phương pháp phân tích câu theo kết cấu vị từ – tham thểChương 3: Thực hành phân tích câu theo kết cấu vị từ ¬– tham thể qua đoạn trích “Sân chim” trong “Đất rừng phương Nam” của Đoàn GiỏiCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.1. Quan niệm về vị từ trong câuKhái niệm vị từ xuất hiện từ những năm 60 để phân biệt với thể từ, trong nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Nếu thể từ là chỉ những từ khi làm vị ngữ trong câu cần phải có từ là, thì vị từ là những từ không cần đến từ là và trực tiếp làm vị ngữ. Vì thế, ở bình diện ngữ pháp “vị từ là khái niệm thường chỉ tập hợp hai từ loại: động từ và tính từ”, còn thể từ tiếng Việt là danh từ, số từ đại từ.Vị từ (predicate) hay còn gọi là hàm (function), vị từ được hiểu là “biến mà giá trị của nó được xác định khi đã biết giá trị của một hay nhiều biến khác”. Vị từ được xác định thông qua khái niệm vị tố, và tiếp tục khái niệm vị tố được xác định qua khái niệm biểu thức quy chiếu. Đó là một trong những cách hiểu về vị từ, theo lí thuyết kết trị của Tesnière – nhà ngữ học người Pháp, người được xem như là cha đẻ của lí thuyết ngữ trị trong nghiên cứu ngữ pháp, những khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp dựa trên ngữ nghĩa. Trong khung vị ngữ, cấu trúc vị từ – tham thể, dựa trên lý thuyết của Tesnière đã được tách ra khỏi ảnh hưởng của logic học.Vì theo tác giả, “ngữ pháp là vấn đề thuộc ngôn ngữ học chứ không phải của logic, câu (câu đơn) chỉ có một đỉnh duy nhất là vị từ vị ngữ.”. Vai trò của vị từ vị ngữ được đánh giá cao theo cách hiểu này, theo Tesnière vị từ là đỉnh, là tâm điểm tổ chức của câu quyết định trực tiếp đến các diễn tố có thể xuất hiện trong câu.Vị từ là trung tâm tổ chức ngữ nghĩa và ngữ pháp của câu.Cùng cách nghiên cứu ngữ pháp dựa trên ngữ nghĩa, Igor A Mel’cuk, André Clas, Allain Polguere quan niệm “vị từ trong logic ngữ nghĩa là một nghĩa trong đó có những “lỗ hổng” để nhận những ý nghĩa khác, vị từ ngữ nghĩa là một nghĩa có tính gắn kết”. Vị từ ngữ nghĩa tập hợp các nghĩa khác để tạo thành những cấu trúc ngữ nghĩa như “một cái ống nối kết các đỉnh của một cái trại để tạo thành khung đỡ cái trại”. Qua đó, thấy rằng nếu xét trên logic ngữ nghĩa, vị từ là yếu tố ngôn ngữ mang nghĩa có tính gắn kết, là thành tố nêu đặc trưng hay quan hệ và vị từ chỉ xuất hiện khi có sự tham gia của các tham tố. Theo hướng nghiên cứu ngữ pháp chức năng, qua công trình nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học người Ba Lan – Anna Siewierska, tác giả Diệp Quang Ban có đưa ra nhận xét: “Trong ngữ pháp chức năng, toàn bộ các vị từ chia thành ba loại: thuộc động từ, thuộc tính từ và thuộc danh từ”. Vị từ thuộc động từ, tính từ là phổ biến hơn so với danh từ. Nhưng cũng có thể thấy được, khác với ngữ pháp truyền thống, vị từ không chỉ riêng động từ, tính từ mà còn có danh từ. Chẳng hạn, qua các ví dụ sau: Tôi đọc truyện “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Em gái dễ thương quá.Mưa Cùng với nhận xét này, để thấy rằng phạm trù vị từ trong cấu trúc vị từ – tham thể đã được hiểu rộng hơn. Ngày nay, hiểu vị từ theo hướng nghiên cứu về mặt ngữ pháp chức năng – ngữ pháp dựa trên cơ sở ngữ nghĩa sẽ có tính mở hơn so với hướng nghiên cứu về mặt ngữ pháp truyền thống.Các vị từ được phân loại chủ yếu dựa vào ngữ trị của chúng, nghĩa là dựa vào số lượng ngữ đoạn bắt buộc đi cùng với chúng để tạo nên một câu trọn vẹn tối thiểu. Chẳng hạn, vị từ “biếu” trong ví dụ: Cháu Nam biếu ông lọ thuốc bóp chân. Vị từ này có ngữ trị 3, với ba ngữ đoạn lần lượt chỉ ra người tặng “cháu Nam”, người được tặng “ông” , vật được tặng “lọ thuốc bóp chân”.Có vị từ vô trị (avalent), vị từ đơn trị (monovalent), vị từ song trị (bivalent), vị từ tam trị (trivalent),... Vị từ vô trị là vị từ có diễn trị zero. Ví dụ: Hôm qua bão. Khuya lắm rồi Trong ví dụ trên từ “bão”, “khuya” là những vị từ vô trị. Vị từ đơn trị là vị từ có một diễn tố. Ví dụ: Tôi chạy đi. Em đứng. Vị từ song trị là vị từ có hai ngữ trị. Ví dụ: Tôi thổi cơm. Mẹ hái rau.1.2. Quan niệm về tham thể (vai nghĩa) trong câuPhương pháp phân tích câu Tiếng Việt theo kết cấu vị từ – tham thể là phương pháp phân tích câu nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, do vậy, mỗi đối tượng trong câu đều ứng với một đối tượng của thực tế khách quan, nội dung của câu là một sự tình của thế giới khách quan ấy. Theo cách nói của Cao Xuân Hạo thì câu biểu hiện một sự tình mà trong đó, nội dung (nghĩa biểu hiện) của nó được hình dung như một “cảnh” (một màn kịch ngắn) diễn trên sân khấu và các nhân vật có mặt trên sân khấu được gọi là tham tố của sự tình. 6, tr.27 Tức là các tham tố là các vai nghĩa trong một màn kịch nhỏ của một sự thể. Nói cách khác, mỗi câu phản ánh một sự tình, trong cấu trúc của một sự tình thì động từ vị ngữ (predicator) là trung tâm, xoay xung quanh động từ vị ngữ là các tham thể. Mỗi tham thể đảm nhiệm một vai nghĩa (semantic role) nhất định.Khái niệm tham thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo tác giả Bùi Minh Toán “Tham thể là các thực thể tham gia vào cấu trúc và đặc trưngquan hệ tham thể của sự tình, và thường được biểu thị bằng danh từ, cụm danh từ hoặc các từ ngữ tương đương”. 1, tr.180Cùng với quan điểm của Bùi Minh Toán, các nhà nghiên cứu khác cũng khá thống nhất khi cho rằng tham thể là tất cả các thực thể được biểu hiện bằng các danh từ và tương đương danh từ tham gia vào sự tình, chịu sự chi phối trực tiếp của ý nghĩa của vị từ hoặc phải được vị từ chấp nhận.Với cái nhìn không thể tách tham thể ra khỏi sự tình thì Van Valin và Lapolla (1997) cũng có cái nhìn tương tự, cho rằng: “Vai nghĩa (tham thể) mà một thực thể đảm nhận trong sự tình luôn luôn phụ thuộc vào bản chất của sự tình đó, và thực là vô nghĩa nếu ta tách biệt các vai nghĩa ra khỏi các sự tình mà trong đó chúng xuất hiện” 5, tr.1321Với tác giả S. C. Dick thì: “Một kết cấu vị ngữ hạt nhân bao gồm một vị từ gắn kết với một số thích hợp các ngữ định danh để lắp đầy vị trí các tham tố của vị từ đó. Kết cấu vị ngữ hạt nhân xác định một tập hợp các sự tình, trong đó thuộc tính hay quan hệ của nó được vị từ chỉ định, có hiệu lực đối với những ngữ định danh cụ thể mà vị từ được ứng dụng”. 4, tr.14Tác giả Diệp Quang Ban đưa ra quan niệm tham thể là những thực thể tham gia vào sự thể (sự việc) như là một bộ phận cần thiết của sự thể, bộ phận nằm trong sự thể. Tham thể có quan hệ với sự thể theo kiểu cho sự thể ấn định, tức là một sự thể cụ thể chỉ có thể diễn ra nhờ sự có mặt của một hoặc những tham thể nào đó, một sự thể khác có thể diễn ra không cần đến sự có mặt của tham thể nào cả. Chẳng hạn sự đánh nhau nhất thiết phải có hai bên tham gia. 8, tr.21 Ở phương pháp phân tích câu Tiếng Việt theo kết cấu vị từ – tham thể, thì mỗi câu nói có một vị từ làm cốt lõi và xung quanh là những tham thể, biểu thị những vai nghĩa khác nhau. Có những vai nghĩa mang tính bắt buộc, bị quy định bởi bản chất từ vựng – ngữ pháp của vị từ trung tâm, theo cái nghĩa là những vị từ có bản chất từ vựng – ngữ pháp khác nhau sẽ quy định các vai nghĩa khác nhau. Nhưng cũng có những vai nghĩa mang tính tùy nghi, tức là không chịu sự quy định bắt buộc như vậy. Trong ngữ pháp của Tesniere, những vai nghĩa bắt buộc sẽ được hiện thực hóa thông qua những ngữ đoạn được gọi là diễn tố (actant), còn những vai nghĩa tùy nghi thì được hiện thực hóa thông qua những ngữ đoạn được gọi là chu tố (circonstant). Việc đánh giá một vai nghĩa là bắt buộc hay tùy nghi phải đặt trong quan hệ với vị từ trung tâm: một vai nghĩa có thể tùy nghi với vị từ này, nhưng lại bắt buộc đối với vị từ khác. Ví dụ, vai nghĩa “nơi chốn” (location) có thể mang tính tùy nghi khi trung tâm là một vị từ “hành động” “Tôi đi đến Sài Gòn” nhưng lại mang tính bắt buộc nếu trung tâm là một vị từ “tồn tại” “Tối sống ở Hà Nội”. Với lý thuyết này, Cao Xuân Hạo cũng khẳng định Tesniere là người đã đặt nền móng cho nghĩa học của cú pháp. Trên cơ sở đó, các tham thể được các nhà nghiên cứu khái quát thành hai loại: tham thể cơ sở và tham thể bắt buộc (thuật ngữ của tác giả Diệp Quang Ban) hoặc chu tố và diễn tố (thuật ngữ của tác giả Cao Xuân Hạo).1.3. Phân loại tham thể 1.3.1.Tham thể cơ sở (Diễn tố)Tham thể cơ sở là loại tham thể mà sự hiện diện của nó là nội dung ý nghĩa của vị từ trong cùng cấu trúc ý nghĩa nó đòi hỏi.Ví dụ: Nga vừa mua cho Linh một hộp bánh đó.Trong đó Nga, Linh và hộp bánh là những tham thể bắt buộc.Tác giả Cao Xuân Hạo gọi tham thể bắt buộc là diễn tố (actant). Theo ông, “diễn tố là tham tố của vị từ tham gia vào nội dung biểu hiện của khung ngữ vị từ (thuật ngữ của Cao Xuân Hạo). Theo ông, khung ngữ vị từ không phải là ngữ, cũng không phải là câu, ở đây là cái khung nghĩa. Như một nhân vật được giả định một cách tất yếu trong nội dung nghĩa của vị từ, mà nếu thiếu đi thì cái sự tình hữu quan không thể được thực hiện, không còn là nó nữa”. 3, tr.113Diễn tố (tham thể cơ sở) những vai nghĩa tất yếu được giả định sẵn trong nghĩa từ vựng của vị từ. Nói cách khác đây là những tham tố bắt buộc, xuất hiện do nghĩa của vị từ quy định. “Diễn tố là tham tố cần và đủ, có số lượng nhất định (cho từng vị từ), cùng với nội dung của sự tình (do vị từ biểu thị) tạo thành một sự tình, tức là tạo thành cấu trúc nghĩa của câu”. 2, tr.49Ví dụ: Người đàn bà càu nhàu câu gì trong miệng. (Vợ nhặt)Trong ví dụ này, “càu nhàu” là vị từ và “người đàn bà”, “câu gì”, “trong miệng” là những diễn tố. Trong đó, “người đàn bà”: chủ thể của hành động; “câu gì”; “trong miệng”: tham thể chỉ nơi chốn của hành động. Ba tham thể này có mặt là do nghĩa của vị từ “càu nhàu” đòi hỏi nhằm làm cho câu văn rõ ràng, đủ ý.Do chịu sự ấn định của vị tố nên các diễn tố thường đi với một loại vị từ nhất định. Trong đó: Tham thể chỉ đích thường đi với vị từ tự dời chuyển – đòi hỏi một tham thể bắt buộc (chủ thể) hoặc hai tham thể bắt buộc (chủ thể và đích); vị từ tác động làm vật dời chuyển – đòi hỏi hai tham thể bắt buộc. Cô ấy chạy, “cô ấy” là chủ thể của hành động chạy.Cô ấy chạy đến vạch đích, “cô ấy” là chủ thể của hành động chạy; vạch đích: đích đến. Tôi đem cái cây về nhà, “tôi” là chủ thể của hành động đem; “cái cây” là tham thể chỉ vật được dời chuyển – đối thể. Tham thể chỉ đối thể chịu tác động của hành động thường đi với các vị từ chỉ hành động tác động – đòi hỏi hai tham thể bắt buộc. Tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Từ “Tôi” là chủ thể của hành động đạp và “các ngọn cỏ”: vật chịu tác động của đạp – đối thể.Tham thể chỉ chủ thể cầu khiến, đối thể được cầu khiến và nội dung cầu khiến: đi với vị từ cầu khiến – đòi hỏi ba tham thể bắt buộc. Tôi bảo em gái lấy áo quần vào nhà. Từ “Tôi” là chủ thể của hành động bảo; “em gái” là tiếp thể của hành động; “quần áo”: đối thể chỉ vật.Các tham thể chủ thể trao nhận, tiếp thể, vật được trao nhận: đi với loại vị từ trao nhận – đòi hỏi ba tham thể bắt buộc. Tôi tặng cô ấy một chiếc khăn quàng cổ. Từ “Tôi” là chủ thể của hành động tặng; “cô ấy” tiếp thể chỉ người nhận; “chiếc khăn quàng cổ”: đối thể chỉ vật được trao nhận.Các tham thể chủ thể hủy diệt thường đi với loại vị từ hủy diệt – đòi hỏi hai tham thể bắt buộc. Thạch Sanh chém chằn tinh. “Thạch Sanh” là chủ thể hủy diệt; “chằn tinh”: đối thể bị hủy diệt.Các tham thể chính là các thực thể tham dự và tạo nên sự tình (sự việc). Song tham thể phụ thuộc vào vị tố và tùy theo mối quan hệ về nghĩa với loại vị tố mà được xác định thành các vai nghĩa. Số lượng tham thể và tên gọi tham thể chưa có sự thống nhất ý kiến. Trong đó, tham thể được biểu hiện chủ yếu bằng danh từ, đại từ, đôi khi bằng các loại khác.1.3.2.Tham thể mở rộng (Chu tố)“Tham thể mở rộng, theo cách gọi của Cao Xuân Hạo là chu tố (circumstants – những kẻ đứng xung quanh) là loại tham thể mà sự xuất hiện của nó là nhằm bổ sung thêm một phương diện nghĩa nào đó cho cấu trúc nghĩa vị từ tham thể”. 7, tr.145Ví dụ: Ngày mai, tôi sẽ sáng tác cho cậu một bài hát. Thì “ngày mai” chính là tham thể mở rộng.Chu tố (circumstants) là những vai nghĩa không tất yếu, không được giả định sẵn trong nghĩa từ vựng của vị từ. Chúng là những tham tố không bắt buộc, chỉ xuất hiện để thêm một ý nghĩa nào đó cho khung vị ngữ (thời gian, không gian, cách thức, phương tiện, mục đích, ý so sánh…). Chúng không do bản chất của vị từ quy định, chúng có thể có mặt ở nhiều (hay tất cả) các loại vị từ (sự tình).Theo S. C. Dik “chu tố là sự mở rộng tùy chọn của kết cấu vị ngữ hạt nhân, chỉ ra các bình diện bổ sung của sự tình. Chu tố ‘nhạy cảm’ với bản chất của sự tình được kết cấu vị ngữ hạt nhân xác định hơn là với bản chất của vị từ được nói đến” 9, tr.7071.Chu tố dẫu không trực tiếp chịu sự chi phối của vị tố, không nhất thiết phải có mặt trong cấu trúc vị từ – tham thể, sự xuất hiện của nó là nhằm bổ sung thêm một phương diện nghĩa, nhưng vì nằm trong cùng một câu trúc nghĩa nên ý nghĩa của nó phải phù hợp với ý nghĩa của vị từ, phải được vị từ thừa nhận. Tuy nhiên, sự phân chia tham thể bắt buộc – tham thể mở rộng hay diễn tố – chu tố chỉ có tính tương đối. Một tham thể bắt buộc trong một khung ngữ vị từ này có thể là một tham thể mở rộng trong một khung ngữ vị từ khác. Chẳng hạn: (1) Tôi đi vào ngày mai. (2) Ngày mai, tôi sẽ đi Đà Lạt.Cùng là tham tố chỉ thời gian là “ngày mai” nhưng ở ví dụ (1) thì “ngày mai” là vai đích cho vị từ “đi” nên đây là tham tố cơ sở. Còn ở ví dụ (2), “ngày mai” không bị chi phối bởi vị từ “đi”, nó chỉ bổ sung ý nghĩa và thời gian cho việc sẽ đi Đà Lạt, không nhất thiết phải có tham thể này mà vẫn hiểu được ý nghĩa của câu, vậy nên trong ví dụ (2) “ngày mai” giữ vai trò là tham thể mở rộng”.1.4. Các vai nghĩa thường gặp Như trên đã nói, trong khung vị ngữ, vị từ là hạt nhân ngữ nghĩa của vị ngữ (ngữ vị từ). Nói như vậy nghĩa là vị từ với tư cách là từ biểu hiện nội dung của sự thể đối với cấu trúc tham tố của vị ngữ. Vai nghĩa thường được biểu hiện dưới hai hình thức: ngữ đoạn và một cú C – V. Người ta thường đánh dấu vai nghĩa bằng 3 phương thức:Dùng trật tự từ. Trong ngôn ngữ dùng trật tự từ như một phương tiện để phân biệt các vai nghĩa, đặc biệt đối với các ngôn ngữ không biến hình. Ví dụ: Bốn giờ tôi đi học. (vai thời điểm) Tôi đi học bốn giờ. (vai thời lượng)Dùng biến tố. Đây là phương thức chỉ dùng trong ngôn ngữ biến hình (tiếng Nga)Dùng giới từ. Phương thức này được xem là phương thức phổ biến nhất trong cách đánh dấu vai nghĩa. Ví dụ: Em đi Hà Nội bằng tàu hỏa. ( vai công cụ.Có thể kết luận về cách đánh dấu vai nghĩa trong tiếng Việt rằng, vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên vai nghĩa thường đánh dấu bằng phương thức trật tự từ và phương thức dùng giới từ.Cách tiếp cận như trên đã được nhiều nhà ngôn ngữ học tiếp thu và đưa ra danh sách những vai nghĩa trong khung vị ngữ. Cao Xuân Hạo gọi các diễn tố (vai nghĩa bắt buộc) bằng các tên gọi như: vai tác thể, vai hành thể, vai động thể, vai lực thể, vai đương thể, vai đối thể, vai tiếp thể, vai đích,…còn với tác giả Diệp Quang Ban gọi là thể động, thể tĩnh, thể cảm nghĩ, thể nói năng, thể mục tiêu, thể tiếp nhận… Còn các chu tố (vai nghĩa mở rộng) Cao Xuân Hạo gọi là: vai phương thức, vai phương tiện, vai kết quả, vai lối đi…, còn Diệp Quang Ban gọi là cảnh huống: thời gian, không gian, nguyên nhân, điều kiện, mục đích, kết quả, đường đi, nghịch đối,... 7, tr.49Ngoài ra, tác giả Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” đã liệt kê ra danh sách các vai nghĩa như sau: 8Vai tác thể (Agent): Biểu thị người gây ra hành động.Vai nghiệm thể (Expriencer): Biểu thị chủ thể trải nghiệm một trạng thái nào đó.Vai tiếp thể (Recipient): Biểu thị kẻ tiếp nhận trong hành động trao tặng.Vai kẻ hưởng lợi (Benefactive): Biểu thị kẻ được hưởng thành quả từ một hành động do một ai đó thực hiện.Vai lực tự nhiên (Force): Chỉ tác nhân tự nhiên gây ra một biến cố, thay đổi nào đó.Vai bị thể (Patient): chỉ vật, người chịu sự tác động, dẫn đến một thay đổi nào đó. Sự thay đổi này có thể là về vật lí, tâm lí…Vai công cụ (Instrucment): Chỉ công cụ được dùng để thực hiện hành động.Vai vật thực hiện tác động (Effector): Chỉ vật trực tiếp tác động đến đối tượng nào đó, vai này rất gần gũi với vai công cụ.Vai địa điểm, vị trí (Location hay Locative): Chỉ nơi chốn của sự tình, vị trí tồn tại của sự vật.Vai điểm xuất phát, hay nguồn của trạng thái (Source): Chỉ điểm xuất phát của chuyển động, hay nguồn của trạng thái.Vai điểm đến (Goal): Chỉ đích đến của một chuyển động.Vai kẻ tham chiếu (Reference): Chỉ người hay vật được dùng để tham chiếu trong một trạng thái, quan hệ.Vai kẻ cùng hành động (Comcomitant): Chỉ người cùng hành động trong một hành động.Vai thời điểm ( Temporal): Chỉ thời điểm của sự tình.Vai chủ sỡ hữu (Possessor): Chỉ chủ sỡ hữu của sự vật.Vai thời lượng (Duration): Chỉ thời gian kéo dài của hành động.Vai nội dung (Content): Chỉ nội dung của sự hiểu biết.Vai thể chuyển động (Theme): Chỉ một thực thể tồn tại ở một vị trí nào đó, hoặc thực thể chuyển động, chịu một sự thay đổi về một vị trí do một tác nhân nào đó.Một số vai khác có tính chất ngoại vi cũng được tác giả thừa nhận, như vai cách thức (Manner), vai nguyên nhân (Cause), vai mục đích (Purpose).Như vậy, có thể thấy rằng việc phân loại các vai nghĩa trong khung vị ngữ chưa có sự thống nhất giữa các tác giả về tên gọi. Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin giới thiệu hệ thống các vai nghĩa mà Nguyễn Thiện Giáp đã tổng kết dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Theo tác giả, vai nghĩa được phân chia thành 22 vai nghĩa khác nhau, ta có bảng sau:STTTÊN GỌINỘI DUNGVÍ DỤ1Người hành động (hành thể – actor)Chủ thể trong một sự tình động mà nó vừa là người tác động, vừa là người bị tác động.Tôi đi học.2Người tác động (động thể – agent)Chủ thể của hành động do động từ biểu thị, khác với người hành động ở chỗ nó tác động vào một đối tượng, trong khi người hành động chỉ tác động đến bản thân mình mà thôi.Mẹ mở tivi.3Lực tác động (force)Chỉ sức mạnh tự nhiên tác động đến một vật gây nên một quá trình.Gió thổi làm cây ngã cả ra đường.4Người thể nghiệm (nghiệm thể – experiencer)Chỉ vai trải qua hoặc gánh chịu trạng thái nội tại.Cháu đau chân. Mẹ buồn.5Người vật bị tác động (đối thể – patient)Đối tượng của sự tác động.Cây được tỉa rồi.6Vật tạo tác (tạo thể – factive)Vật sinh ra do kết quả của hành động do động từ biểu thị.Nước bay hơi tạo thành hơi nước.7Người vật mang trạng thái (patient state)Chỉ bất kỳ vật gì được biểu thị bằng một danh từ mà vai trò của nó trong hành động hay trạng thái được động từ biểu thị, được chính cách thuyết minh nghĩa của động từ quy định.Áo quần khô rồi, mang vào nhà đi.8Người nhận (tiếp thể – recipient)Động vật chịu ảnh hưởng của trạng thái hay hành động do động từ biểu thị.Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.9Người hưởng lợi (beneficiary)Vai hưởng lợi trong hành động do động từ biểu thị.Cô giáo chở bạn Hoa về nhà.10Nơi chốn (locative)Chỉ vị trí hay hướng không gian của trạng thái hay hành động do động từ biểu thị.Con chó chạy ngoài đồng.11Đích (goal)Chỉ điểm tột cùng của sự di chuyển, thường được biểu thị bằng một giới ngữ có đến, tới, ra, vào… làm trung tâm.Tôi đến nhà ngoại chơi.12Hướng (direction)Chỉ phương hướng của sự chuyển động do động từ biểu thị. Vai này được biểu hiện bằng trạng ngữ đặt sau vị từ như lên, xuống, ra, vào…Hoa bay lên trời.13Nguồn (source)Chỉ chỗ xuất phát của chuyển động do động từ biểu thịĐá lăn từ trên đỉnh núi xuống.14Lối đi (path)Chỉ con đường được chọn cho sự di chuyển, có thể được biểu hiện bằng một vật nằm trên con đường ấy; thường được biểu thị bằng một giới ngữ có dọc, theo, qua… làm trung tâm, đặt sau vị từ.Nước men theo khe suối chảy róc rách.15Phương thức (manner)Chỉ phương thức hành động; thường biểu thị bằng trạng ngữ, vị ngữ phụ.Tay bưng chồng sách, nó bước vào phòng.16Công cụ (instrument)Chỉ công cụ của hành động do động từ biểu thị; thường được thể hiện bằng giới ngữ có trung tâm là bằng hay với hoặc bằng kết cấu dùng lấy.Nam đến trường bằng xe đạp.17Thời gian (time)Chỉ thời điểm, thời lượng, khoảng cách thời gian của trạng thái hay hành động do động từ biểu thị.Vận tốc rơi của một cánh hoa anh đào là 5cms.18Khoảng cách không gian (extent)Chỉ tầm xa của sự chuyển động; thường biểu hiện bằng một cặp giới từ sóng đôi: từ… đến.Bóng lăn được 5m.19Nguyên nhân (cause)Chỉ nguyên nhân của hành động. Sau ngữ đoạn chỉ nguyên nhân chỉ có thể có nên, mà chứ không có thì.Lâu nay, chúng tôi đã vất vả, cực khổ vì ông nhiều rồi.20Người vật tồn tại (existent)Trong câu tồn tại, ta có vai người vật tồn tạiQuyển sách trên kệ.21Điều kiện (condition)Vai điều kiện là một kiểu cú làm thành một khung đề của câu; hoặc là một trạng ngữ đặt sau vị ngữ.Cây sẽ chẳng sống được nếu thiếu ánh mặt trời.22Trở ngại (adversative – trạng ngữ nhân nhượng hay nhượng tiến)Thường được biểu thị bằng một đại từ, một danh ngữ hay một tiểu cú mở đầu bằng tuy, mặc dù, mặc cho…, diễn đạt ý của người nói chịu thừa nhận một sự tình có thật.Mặc dù buồn nhưng tôi nghĩ anh hợp với vị trí này hơn tôi.CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU TIẾNG VIỆT THEO KẾT CẤU VỊ TỪ – THAM THỂ (VAI NGHĨA)2.1. Các bước phân tích câu theo kết cấu vị từ – tham thểKhác với ba phương pháp phân tích câu trong tiếng Việt theo cấu trúc chủ – vị (ngữ pháp truyền thống), theo cấu trúc đề – thuyết (ngữ pháp chức năng) và theo cấu trúc nêu – báo (lý thuyết thông tin), phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa) ra đời muộn hơn nên nền tảng lý thuyết chưa nhiều. Thực tế cho thấy rằng, phương pháp phân tích câu theo kết cấu này là một lối đi mới để tiếp cận câu tiếng Việt, có lẽ vì nghiên cứu ngữ pháp dựa trên cơ sở của ngữ nghĩa nên nghĩa của câu được hiểu trọn vẹn qua cách tiếp cận này. Tuy nhiên, cũng tồn tại hạn chế của nó là không làm rõ được đâu là thông tin mới trong câu.Với phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ tham thể, có 4 bước tiến hành: 10Bước 1: Tìm vị từ trung tâm (VTTT).Trước hết ta phải tìm được cái từ được xem là “đỉnh của câu”, là đầu mối của mọi quan hệ trong câu, nghĩa là phải đi tìm vị từ trung tâm. Cách đầu tiên để xác định vị từ trung tâm, ta đặt được câu hỏi với từ nào nhiều nhất thì từ đó sẽ là trung tâm. Vì từ trung tâm phải có mối quan hệ với toàn bộ các thành tố trong câu về mặt nghĩa. Ví dụ: Mẹ thổi cơm. Ta đặt được một câu hỏi với từ Mẹ (Mẹ làm gì?), hai câu hỏi với từ thổi (Ai thổi? và Thổi gì?), không đặt được câu hỏi nào với từ cơm. Vậy từ thổi là trung tâm.Cách thứ hai để tìm cái “đỉnh của câu” là ta đi tìm động từ trong câu. Vì theo tác giả Nguyễn Kim Thản, trong vị ngữ động từ, cụm động từ chiếm 90%. Những động từ trung tâm thường đứng sau chủ thể, phó từ thời gian, mệnh lệnh,... Và vì thế, 10% còn lại, sẽ phải thực hiện khác, đặt ra những câu hỏi, mà từ đó thể hiện được nghĩa miêu tả thì chính là vị từ trung tâm. Ví dụ: Anh ấy người Hà Tĩnh. Tôi chưa 18. Em vẫn thế. Danh từ “người Hà Tĩnh” , số từ “18” và đại từ “thế” là các vị từ trung tâm...Bước 2: Tìm các tham thể.Ở đây, câu trả lời cho các câu hỏi có liên quan đến vị từ sẽ chính là các tham thể cần tìm. Tên gọi của các tham thể chính là các vai nghĩa mà tham thể đảm nhiệm. Chẳng hạn: Ngày 2011, tôi tặng cho cô giáo một bó hoa hồng.Các câu hỏi được đặt ra: Ai tặng? Tặng cho ai? Tặng cái gì? Tặng lúc nào? Và ta sẽ được kết quả: tham thể 1: tôi; tham thể 2: người yêu, tham thể 3: một bó hoa hồng, tham thể 4: ngày 2011.Bước 3: Xác định tham thể bắt buộc và tham thể mở rộng.Việc xác định TTBB (diễn tố) và TTMR (chu tố) vẫn phải dựa vào vị từ trung tâm. Vì thế để phân tích câu bằng kết cấu vị từ tham thể, thì ta phải thực hiện chính xác bước 1.Cách tốt nhất là lược bớt các thành tố để xem vị từ trung tâm có còn trọn vẹn về nghĩa không. Chẳng hạn với vị từ trao nhận, chắc chắn cần có chủ thể trao nhận, vật trao nhận, người tiếp nhận. Vậy cả ba tham thể này đều là bắt buộc. Còn trao nhận ở đâu, vì mục đích gì… không quan trọng; các tham thể thể hiện những ý nghĩa này sẽ là tham thể mở rộng. Trong ví dụ trên, các tham thể 1, 2, và 3 là TTBB; còn tham thể thứ 4 là TTMR.Bước 4: Ghi tên các tham thểTrước hết, ta nên chú ý tới mối quan hệ của tham thể với vị từ trung tâm.Thứ hai, bắt buộc phải học thuộc lòng hệ thống tên gọi các tham thể theo các vị từ nhất định.Chẳng hạn, với vị từ trao nhận, ta luôn có ba tham thể: chủ thể của hành động (hành thể), đối thể của hành động (người hưởng lợi đắc lợi thể tiếp thể), vật trao nhận (đối thể).Trên đây là những bước tiến hành phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu vị từ – tham thể theo nghiên cứu của TS.Trần Kim Phượng. Nhưng có những sự tương ứng nhất định giữa cấu trúc vị từ – tham thể và cấu trúc chủ – vị. Do vậy, người học có thể sử dụng những hiểu biết của mình về cấu trúc chủ – vị để suy ra cấu trúc vị từ – tham thể.2.2.Mối quan hệ giữa phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ tham thể và cấu trúc CVĐối chiếu phương pháp phân tích câu theo kết cấu vị từ – tham thể với cách phân tích câu theo truyền thống – theo kết cấu C – V dựa trên bảng so sánh của TS. Trần Kim Phượng:CẤU TRÚC CHỦ – VỊCẤU TRÚC VỊ TỪ THAM THỂLý thuyếtVí dụChủ ngữTương ứng với tham thể bắt buộc (là tham thể quan trọng nhất). Và chúng tôi xin đề cập đến vài trường hợp vai nghĩa chủ ngữ thường gặp: Chủ ngữ chủ thể hành động. Chủ ngữ chủ thể cảm nghĩ. Chủ ngữ chủ thể nói năng. Chủ ngữ thể mang trạng thái. Chủ ngữ đối thể. Chủ ngữ tiếp thể. Chủ ngữ thể không gian hoặc thời gian. Chủ ngữ phương tiện. Chủ ngữ nguyên nhân. Chủ ngữ thể trong quan hệ. Nam kêu Lan ra, rồi tặng cho cô một bó hoa hồng. Sáng hôm đó, anh tôi ôm tôi thật chặt rồi quay lưng đi vội vàng không nói một lời. Trâm nói: “ Ta vừa xinh, vừa giỏi, vừa hiền thế mà vẫn ế.” Trước ngày anh đi bộ đội, tôi buồn rồi lòng lại thổn thức không nguôi. Cây kim của Núp chuyền tay tất cả phụ nữ trong làng.(Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc) Bản thiết kế của cô đã được giải ấn tượng của chương trình. Quán trà sữa Gongcha cứ tới giờ này là tấp nập. Ngày mai mọi đau khổ sẽ tan biến. Cây bút chì này chỉ dùng để vẽ đồ họa thôi. Cơn mưa giông bất chợt làm ai cũng ướt như chuột lột. Dòng tộc Nguyễn Ngọc là dòng tộc có truyền thống học tập đạt kết quả rất cao.Trung tâm của vị ngữTương ứng với vị từ trung tâm (toàn bộ vị ngữ có thể tương đương với cả vị từ trung tâm + tham thể bắt buộc không bắt buộc).Bổ ngữ: 2 loại:+ Bổ ngữ bắt buộc (của động từ trao nhận, sai khiến…)+ Bổ ngữ không bắt buộc (Bổ ngữ thời gian, địa điểm, mục đích….) Tương ứng với tham thể bắt buộc. Tương ứng với tham thể không bắt buộc. Thầy dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy cả tri thức. ( Vế 1 là đối thể, vế 2 là tham thể nội dung)Từ khi gặp anh, tôi đã lỡ trao con tim mình cho anh.( con tim mình: đối thể; cho anh: tiếp thể) Tôi và anh trèo lên mái nhà, ngắm nhìn được cả một bầu trời pháo hoa rực rỡ. ( Vế 1 là tham thể chỉ đích đến, vế 2 là tham thể chỉ đích nhìn)Trâm đã ngồi suốt ba tiếng đồng hồ.(tham thể thời gian) Tôi đi tới trường bằng xe buýt. (tham thể phương tiện. Thiên không đi học vì trời mưa to.(tham thể nguyên nhân)Định ngữKhông tương ứng với một tham thể. Nó cùng với danh từ trung tâm làm thành một tham thể.Khởi ngữ (đề ngữ)Loại khởi nghĩa không tương quan với một vai nghĩa nào.Loại khởi nghĩa tương ứng về biểu hiện với 1 thành phần ngữ pháp khác trong câu. Vai nghĩa của khởi ngữ trùng với vai nghĩa của bổ ngữ. Trường hợp khởi ngữ lặp lại vị từ thì nghĩa của khởi ngữ trùng với nghĩa của vị từ giữ chức năng vị ngữ. Về các thể trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin tưởng ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.(Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt – Phạm Văn Đồng) Sống, anh ấy đã được là một anh hùng; chết, anh ấy sẽ được là 1 vĩ nhân.(Vũ Trọng Phụng)Giỏi thì nó ghét;dốt thì nó khinh.Hắn thì hắn có biết chuyện gì xảy ra đâu.( chủ thể cảm nghĩ) Còn bé Trâm, bé ấy là người hát hay nhất ở đây. (thể bị đồng nhất) Mấy con mèo của chị tôi, con nào cũng tinh nghịch. (Quan hệ bao hàm) Nhìn mấy đứa bạn cùng lứa kìa, ai cũng có gia đình rồi. (Thể trong quan hệ so sánh) Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời.(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) Tiền tiết kiệm để dành thì mẹ nói dùng để mua nhà. Trâm nó xinh thì có xinh nhưng dữ dằn lắm. (khởi ngữ chỉ đặc điểm) Làm thì ai không làm không được, nhưng kết quả có tốt không mới quan trọng.( Khởi ngữ chỉ hành động).Trạng ngữTương ứng với tham thể mở rộng, có thể lược bỏ (chu tố). Và có các vai nghĩa trạng thức sau đây:Vai thời gian: Chỉ thời gian xảy ra sự việc nêu trong câu. Vai không gian: Chỉ nơi xảy ra sự việc. Vai tình huống: Chỉ tình huống diễn ra sự việc. Vai cách thức – phương tiện: Chỉ cách thức hay phương tiện để chủ thể thực hiện hành động. Vai nguyên nhân: Chỉ ra nguyên nhân, lý do dẫn đến sự việc trong câu. Vai mục đích: Nêu lên cái đích mà chủ thể cần đạt được. Vai điều kiện: Chỉ các điều kiện để chủ thể thực hiện hành động hay có trạng thái biểu thị ở vị ngữ. Vai nhượng bộ: Chỉ các điều kiện mà sự tồn tại của nó không ngăn cản được việc chủ thể vẫn cứ thực hiện hành động được biểu thị ở vị ngữ. Từ bây giờ, chúng ta đường ai nấy đi. Mỗi một ngày trôi qua thì tiền lãi lại tăng lên. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. (Thép Mới) Trên mái hiên ấy, là nơi chúng ta đã có nhiều kỉ niệm. Giữa sống chết, không có gì ngoài tình yêu thương đùm bọc của người xung quanh.(Lê Lựu – Sóng ở đáy sông) Tan buổi họp, ai nấy cũng vội vã xách cặp về nhà. Lại hai nách hai con, chị bế chúng vào ngồi trong chõng.(Tắt đèn – Ngô Tất Tố) Bằng ánh mắt dịu dàng, anh ôm tôi thật chặt trước khi anh đi xa. Vì chú chó bị bỏ rơi, nên tôi đành đem chú chó về nuôi. Vườn cây xung quanh tốt tươi, nhờ nguồn nước này.(Theo quà tặng cuộc sống) Để bảo vệ thứ hạng của mình, tôi không ngừng tập luyện hết sức. Để giảm cân, tôi không ngừng ăn kiêng và tập thể thao. Giá như đừng gặp anh, tôi đã có những năm tháng vui vẻ rồi. Đời sống tinh thần của nhân loại, nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.(Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh) Dù rất quý Lan, nhưng khi Lan mắc lỗi lầm chúng tôi cũng không thể bỏ qua được. Tuy trời đã tối, nhưng chúng tôi vẫn chưa được tan làm. Vị ngữ phụTương ứng với tham thể mở rộng, có thể lược bỏ (chu tố).Còn điều đáng chú ý nữa về mối quan hệ giữa hai kết cấu này mà nếu ta là một phép so sánh nho nhỏ giữa những ưu và nhược điểm của chúng thì ta sẽ nhận ra. Cấu trúc C –

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU TIẾNG VIỆT THEO KẾT CẤU VỊ TỪ - THAM THỂ QUA ĐOẠN TRÍCH “SÂN CHIM” CỦA ĐOÀN GIỎI MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Tiếng Việt khác với ngôn ngữ khác giới, nên người nước ngồi học tiếng Việt có câu: “Tiếng Việt khơng khó khơng dễ !” khơng giống ngôn ngữ mà sử dụng nhiều Anh, Pháp, Trung Quốc,… nên phương pháp vận dụng để phân tích câu tiếng Việt khác biệt Theo khảo sát chúng tơi câu tiếng Việt phân tích theo bốn phương pháp: (1) theo cấu trúc chủ – vị (Ngữ pháp truyền thống), (2) theo cấu trúc vị từtham thể (Ngữ pháp ngữ nghĩa), (3) theo cấu trúc đề – thuyết (Ngữ pháp chức năng), (4) theo cấu trúc nêu – báo (Lý thuyết thông tin) Trong phương pháp phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu vị từtham thể phương pháp đời tương đối muộn với bề dày lý thuyết chưa nhiều Ngồi việc tạo tò mò thích thú nghiên cứu lý thuyết nên phiêu lưu ln có chúng tơi muốn giúp người quan tâm hiểu sâu sắc phương pháp phân tích câu theo kết cấu vị từtham thể Đặc biệt, giới thiệu cách chi tiết bước tiến hành phân tích câu theo phương pháp này, mối quan hệ phương pháp phân tích câu truyền thống – phân tích câu theo cấu trúc chủ – vị với vị từtham thể Với mong muốn trình bày rõ ràng lý để lựa chọn đề tài Với đề tài “Phương pháp phân tích câu Tiếng Việt theo kết cấu vị từtham thể” muốn sâu nghiên cứu rõ phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từtham thể, so sánh với phương pháp phân tích câu khác, đặc biệt với phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ – vị vốn quen thuộc người Việt Từ làm rõ phức tạp đa dạng Tiếng Việt, có nhìn tồn diện câu Tiếng Việt Trong học tập đòi hỏi người học phải ln có tiếp nhận với kiến thức mới, khơng ngừng nâng cao tri thức mới, lẽ tất yếu Và học tập lí thuyết liền với áp dụng thực tiễn, mà thực tiễn ln khơng ngừng vận động, mà việc không ngừng trao dồi kiến thức cần thiết người học thế, thành công, nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên phân tích câu TV theo ngữ nghĩa Trong ngữ pháp chức năng, tượng ngôn ngữ nhà ngôn ngữ học xem xét ba bình diện: ngữ pháp – ngữ nghĩa – ngữ dụng, đặc biệt mặt ngữ nghĩa Ngữ pháp chức cho thấy rõ mối quan hệ cấu trúc cú pháp với cấu trúc nghĩa (nghĩa miêu tả) câu Đó bên nội dung (cấu trúc nghĩa) bên hình thức (cấu trúc cú pháp câu) Các chức cú pháp câu thực chất vai nghĩa chi phối chúng thực hóa câu Do đó, nghiên cứu ngữ pháp cần phải nói đến nghĩa, phải bàn đến ngữ pháp mang tính ngữ nghĩa Từ lí trên, chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc vị từtham thể” làm đề tài nghiên cứu Lịch sử vấn đề Với hướng tiếp cận câu phương pháp phân tích dựa kết cấu vị từtham thể hướng khơng xa lạ học giả, tri thức luận cần thiết cho hoạt động khám phá kết cấu nội hàm câu Tuy nhiên, hướng triển khai nghiên cứu đề tài phân tích tác phẩm cụ thể lại quan tâm giới học thuật Việt Nam Người khơi nguồn cho phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từtham thể L.Tesnière với lý thuyết diễn trị (vào khoảng năm 30 kỷ trước) “Cú pháp dựa nghĩa học” (semantically based syntax) L.Tesnière khiến ông trở thành người sáng lập lý thuyết diễn trị (valency theory) – cách phân tích câu dựa cấu trúc nghĩa vai (role) Theo ông: “Cấu trúc cú pháp câu xoay quanh vị từ diễn tố (actants) làm bổ ngữ cho Chủ ngữ chẳng qua bổ ngữ Mỗi vị từ biểu “một kịch nhỏ”, có diễn trị (valence) riêng thể số lượng diễn tố nó” Tesnière nhấn mạnh vai trò vị từ vị ngữ trung tâm tổ chức ngữ nghĩa cú pháp câu Sau ông, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề C.J Fillmore, M.A.K Halliday, W.Chafe, C Hagege, S.C.Dik,… Bắt đầu từ C.J.Fillmore Trước sau năm 1970, ơng có cho đăng hàng loạt viết mình, tiếng có lẽ mang tên “The case for case” (tạm dịch “Tác dụng cách”) công bố năm 1968 Trong viết ấy, Fillmore chủ trương xác định tập hợp mối quan hệ vị từ tham tố Mối quan hệ kiểu ơng gọi “quan hệ cách” “Đó quan hệ ngữ nghĩa – cú pháp ngầm, giả định tạo nên tập hợp hoàn chỉnh, tồn ngầm ngơn ngữ có tố dạng thức cách mối quan hệ cách biểu đạt ngơn ngữ thực nhờ phụ tố, nhờ giới từ, với cách khác” Với cách nghĩ nói Fillmore người cầm đuốc tiên phong, mở đường cho việc nghiên cứu ngữ pháp cách Theo sau ơng sau nhiều nhà ngôn ngữ khác nghiên cứu mảng ngữ pháp cách (case grammar) chừng mực chúng độc lập với kết nghiên cứu Fillmore trước Có thể W Chafe (1970), J.M Anderson (1971), R.E Longacre (1976), S.C Dik (1978),… S.C Dik có đóng góp quan trọng việc bổ sung hoàn chỉnh hai khái niệm lớn lĩnh vực vai nghĩa: Tham thể bắt buộc (diễn tố) Tham thể mở rộng (chu tố) Đó sơ lược tình hình nghiên cứu phương pháp phân tích câu theo kết cấu vị từtham thể giới Còn Việt Nam, vấn đề nên đề cập đến số cơng trình nghiên cứu ngữ pháp chức Có thể điểm mặt số nhà nghiên cứu Trương Vĩnh Ký với “Grammaire de la langue annamite” xuất năm 1983 đề cập ngữ pháp cách, Cao Xn Hạo với cơng trình “Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng” (1991), tác giả Nguyễn Thị Lương với “Câu tiếng Việt” (2006), Nguyễn Văn Hiệp “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” (2008),… Từ trước đến nay, ngữ pháp nhà trường sử dụng phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ vị, sách viết vấn đề phổ biến sách ngữ pháp Diệp Quang Ban Cách phân tích câu theo cấu trúc chủ vị áp dụng nhà trường phổ thông nên trở nên vô quen thuộc Trái lại hướng phân câu theo cấu trúc vị từtham thể cón người biết đến, vấn đề tương đối mẻ Khi nguyên cứu tìm hiểu cấu trúc vị từ tham thể có nhiều cơng trình ngun cứu, hội thảo khoa học tìm hiểu vấn đề Sự quan tâm góc nhìn nhà ngun cứu ngơn ngữ học nói riêng, nhà phê bình lí luận nhà giáo dục nói chung có nhiều góc độ nhìn nhận khác sâu sắc vấn đề TS Trần Kim Phượng , khoa Ngữ văn – ĐHSP Hà Nội lý giải phương pháp phân tích cấu trúc vị từ tham thể sau: Đây phương pháp phân tích câu nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, vậy, đối tượng câu ứng với đối tượng thực tế khách quan, nội dung câu tình giới khách quan Nói cách khác, câu phản ánh tình Trong cấu trúc tình động từ vị ngữ (predicator) trung tâm Xoay xung quanh động từ vị ngữ tham tố (tham thể – argument) Mỗi tham thể đảm nhiệm vai nghĩa (semantic role) định Trong cấu trúc này, chủ ngữ tham thể vị từ mà thơi, khơng quan trọng vị từ; nhiên, số tham thể xem tham thể quan trọng [,30] Khi đánh giá chức vị từ Cao Xuân Hạo cho rằng: “Chức vị từ là thành vị ngữ (ngữ đoạn vị từ) hay làm trung tâm ngữ đoạn này, chỉnh đảm đương việc mang đặc trưng ngữ pháp- ngữ nghĩa đánh dấu dự phân biệt loại tình” [ , 258] Tác giả Trần Kim Phượng Các cách phân tích câu tiếng Việt có nhận định cách phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể sau: “Phân tích câu theo cấu trúc vị từ tham thể hướng phân tích câu theo lối Ưu điểm phản ánh mặt nghĩa học câu, làm rõ mối liên quan nội dung câu với thực tế khách quan Nhược điểm khơng làm rõ đâu thông tin câu.” Như vậy, cấu trúc vị từtham thể nhà nghiên cứu nước đề cập tới Tuy tác giả dừng lại việc tìm hiểu phần vị từ phần tham thể phát ngơn mà chưa sâu vào việc phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc vị từtham thể so sánh ưu, nhược điểm cấu trúc vị từtham thể với phương pháp phân tích Mỗi tác giả đưa một, hai dụ cách phân tích chưa áp dụng cách có hệ thống triệt để vào việc phân tích câu tiếng Việt Số trang dành cho cấu trúc vị từ –tham thể dường ỏi so với tầm quan trọng Bởi vậy, theo chúng tơi việc nghiên cứu, tìm hiểu Phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc vị từ - tham thể vấn đề mẻ Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài muốn làm rõ vấn đề phần vị từ, phần tham thể hướng phân tích câu theo cấu trúc vị từtham thể để từ giúp người học có khả vận dụng lý thuyết vào việc phân tích câu cụ thể Đồng thời, việc đưa cụ thể vai nghĩa từ hướng nghiên cứu tác giả Tesnière, Nguyễn Thiện Giáp số tác giả khác nhằm góp phần làm rõ ý nghĩa cụ thể yếu tố ngôn ngữ tham gia vào diễn đạt câu Hướng mới, cách tiếp cận giúp người dạy người học người nghiên cứu có nhận định vai trò yếu tố ngôn ngữ ấy, tất định sẵn vai trò khơng riêng vai trò cốt lõi thành phần chủ ngữ, vị ngữ theo cấu trúc C – V Trong phương pháp phân tích câu tiếng Việt cấu trúc vị từ tham thể bề dày lí thuyết tương đối nên việc nguyên cứu triển khai dạy học mập mờ khó khăn lúng túng thực việc nghiên cứu học tập học sinh, sinh viên Khi thực đề tài với mục đích phân tích sâu kỹ cấu trúc câu để từ giúp người quan tâm muốn tìm hiểu vấn đề hiểu rõ phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từtham thể Hơn nữa, hướng nghiên cứu phân tích câu phương pháp vị từ tham thể (vai nghĩa), tiếp thu bước phân tích phương pháp để phát huy ưu điểm phân tích câu tiếng Việt, cụ thể qua số đoạn trích tác phẩm văn học.Và củng cố làm phong phú thêm hướng tiếp cận câu tiếng Việt Từ giúp người học hiểu sâu câu lĩnh vực giao tiếp Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu vị từtham thể qua đoạn trích Sân chim Đồn Giỏi”, chúng tơi mong muốn tiếp thu thành tựu nghiên cứu ngữ pháp ngữ nghĩa, đặc biệt cấu trúc nghĩa câu từ áp dụng phương pháp để phân tích câu tiếng Việt đơn giản tác phẩm Ngoài ra, hi vọng nghiên cứu đề tài trở thành kênh thơng tin có giá trị tham khảo cấu trúc nghĩa, cấu trúc ngữ 4.1 pháp câu tiếng Việt cho quý học giả Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài này phương pháp phân tích câu 4.2 Tiếng Việt theo kết cấu vị từtham thể Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài chúng tơi phương pháp phân tích câu Tiếng Việt theo kết cấu vị từtham thể đoạn trích “Sân chim” thuộc tác phẩm Đất rừng phương Nam Đoàn Giỏi Phương pháp nghiên cứu Từ mục đích, đối tượng nghiên cứu trên, luận văn chúng tơi có sử dụng phương pháp sau: Phương pháp miêu tả Phương pháp thống kê Phương pháp đối chiếu so sánh Giả thuyết khoa học Đề tài thành cơng đóng góp vào sở lý thuyết cho khái niệm vị từtham thể tiếng Việt nguồn tài liệu cho nghiên cứu việc phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc vị từtham thể sau Ngồi ra, tài liệu bổ ích giúp cho sinh viên dễ dàng việc thực hành phương pháp phân tích tương đối Bố cục Ngoài phần mở đầu kết luận, đề tài gồm chương: Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 1.1 Quan niệm vị từ câu 1.2 Quan niệm tham thể (vai nghĩa) câu 1.3 Phân loại tham thể 1.3.1 Tham thể sở (Diễn tố) Tham thể mở rộng (Chu tố) 1.4 Những vai nghĩa thường gặp Chương 2: Phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu vị từtham thể 1.3.2 (vai nghĩa) 2.1 Các bước phân tích câu theo kết cấu vị từtham thể 2.2 Mối quan hệ phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – 2.3 tham thể cấu trúc C–V Ý nghĩa phương pháp phân tích câu theo kết cấu vị từtham thể Chương 3: Thực hành phân tích câu theo kết cấu vị từtham thể qua đoạn trích “Sân chim” “Đất rừng phương Nam” Đoàn Giỏi CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Quan niệm vị từ câu Khái niệm vị từ xuất từ năm 60 để phân biệt với thể từ, nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt Nếu thể từ từ làm vị ngữ câu cần phải có từ là, vị từ từ không cần đến từ trực tiếp làm vị ngữ thế, bình diện ngữ pháp “vị từ khái niệm thường tập hợp hai từ loại: động từ tính từ”, thể từ tiếng Việt danh từ, số từ đại từ Vị từ (predicate) hay gọi hàm (function), vị từ hiểu “biến mà giá trị xác định biết giá trị hay nhiều biến khác” Vị từ xác định thông qua khái niệm vị tố, tiếp tục khái niệm vị tố xác định qua khái niệm biểu thức quy chiếu Đó cách hiểu vị từ, theo lí thuyết kết trị Tesnière – nhà ngữ học người Pháp, người xem cha đẻ lí thuyết ngữ trị nghiên cứu ngữ pháp, khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp dựa ngữ nghĩa Trong khung vị ngữ, cấu trúc vị từtham thể, dựa lý thuyết Tesnière tách khỏi ảnh hưởng logic học.Vì theo tác giả, “ngữ pháp vấn đề thuộc ngôn ngữ học khơng phải logic, câu (câu đơn) có đỉnh vị từ vị ngữ.” Vai trò vị từ vị ngữ đánh giá cao theo cách hiểu này, theo Tesnière vị từ đỉnh, tâm điểm tổ chức câu định trực tiếp đến diễn tố xuất câu.Vị từ trung tâm tổ chức ngữ nghĩa ngữ pháp câu Cùng cách nghiên cứu ngữ pháp dựa ngữ nghĩa, Igor A Mel’cuk, André Clas, Allain Polguere quan niệm “vị từ logic ngữ nghĩa nghĩa có “lỗ hổng” để nhận ý nghĩa khác, vị từ ngữ nghĩa nghĩa có tính gắn kết” Vị từ ngữ nghĩa tập hợp nghĩa khác để tạo thành cấu trúc ngữ nghĩa “một ống nối kết đỉnh trại để tạo thành khung đỡ trại” Qua đó, thấy xét logic ngữ nghĩa, vị từ yếu tố ngơn ngữ mang nghĩa có tính gắn kết, thành tố nêu đặc trưng hay quan hệ vị từ xuất có tham gia tham tố Theo hướng nghiên cứu ngữ pháp chức năng, qua cơng trình nghiên cứu nhà ngôn ngữ học người Ba Lan – Anna Siewierska, tác giả Diệp Quang Ban có đưa nhận xét: “Trong ngữ pháp chức năng, toàn vị từ chia thành ba loại: thuộc động từ, thuộc tính từ thuộc danh từ” Vị từ thuộc động từ, tính từ phổ biến so với danh từ Nhưng thấy được, khác với ngữ pháp truyền thống, vị từ khơng riêng động từ, tính từ mà có danh từ Chẳng hạn, qua dụ sau: Tơi đọc truyện “Đất rừng phương Nam” Đoàn Giỏi Em gái dễ thương Mưa! Cùng với nhận xét này, để thấy phạm trù vị từ cấu trúc vị từtham thể hiểu rộng Ngày nay, hiểu vị từ theo hướng nghiên cứu mặt ngữ pháp chức – ngữ pháp dựa sở ngữ nghĩa có tính mở so với hướng nghiên cứu mặt ngữ pháp truyền thống Các vị từ phân loại chủ yếu dựa vào ngữ trị chúng, nghĩa dựa vào số lượng ngữ đoạn bắt buộc với chúng để tạo nên câu trọn vẹn tối thiểu Chẳng hạn, vị từ “biếu” dụ: Cháu Nam biếu ơng lọ thuốc bóp chân Vị từ có ngữ trị 3, với ba ngữ đoạn người tặng “cháu Nam”, người tặng “ơng” , vật tặng “lọ thuốc bóp chân” Có vị từ vô trị (avalent), vị từ đơn trị (monovalent), vị từ song trị (bivalent), vị từ tam trị (trivalent), Vị từ vơ trị vị từ có diễn trị zero dụ: Hơm qua bão./ Khuya rồi! Trong dụ từ “bão”, “khuya” vị từ vô trị Vị từ đơn trị vị từ có diễn tố dụ: Tơi chạy đi./ Em đứng Vị từ song trị vị từ có hai ngữ trị dụ: Tơi thổi cơm./ Mẹ hái rau 1.2 Quan niệm tham thể (vai nghĩa) câu Phương pháp phân tích câu Tiếng Việt theo kết cấu vị từtham thể phương pháp phân tích câu nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, vậy, đối tượng câu ứng với đối tượng thực tế khách quan, nội dung câu tình giới khách quan Theo cách nói Cao Xn Hạo câu biểu tình mà đó, nội dung (nghĩa biểu hiện) hình dung “cảnh” (một kịch ngắn) diễn sân khấu nhân/ vật có mặt sân khấu gọi tham tố tình [6, tr.27] Tức tham tố vai nghĩa kịch nhỏ thể Nói cách khác, câu phản ánh tình, cấu trúc tình động từ vị ngữ (predicator) trung tâm, xoay xung quanh động từ vị ngữ tham thể Mỗi tham thể đảm nhiệm vai nghĩa (semantic role) định NHƯỢC ĐIỂM câu phân tích tỉ mỉ Cấu trúc C – V thuộc bình diện ngữ pháp nên khơng bỏ qua thành tố câu, thực từ lẫn hư từ - Thông qua cấu trúc vị từtham thể, ta hiểu gắn bó ngôn ngữ học sống người - Trong câu, quan trọng truyền thông tin để thực chức thông báo câu Tuy nhiên, cấu trúc C – V quan tâm đến khía cạnh hình thức câu mà khơng trọng mặt bình diện nghĩa Vậy nên, thành phần câu gọi tên theo nghĩa ngữ pháp - Tồn hạn chế không quan tâm đến hư từ – điều mà cấu trúc C – V làm vậy, mối quan hệ từ câu nhiều không làm rõ - Với cấu trúc câu phân tích tỉ mỉ nhiều lúc đáp ứng thực tiễn giao tiếp sinh hoạt ngày - Cấu trúc không phân tích hết thành phần câu, chẳng hạn khơng làm rõ thành phần định ngữ có vai trò cấu trúc nghĩa vật Qua dụ sau, Anh chàng cao to bạn trai tơi Tồn cụm danh từ Anh chàng cao to tham thể; bạn trai tham thể Còn cao to tơi có vai trò khơng quan tâm đến Nhiều trường hợp khó xác định vai nghĩa mà tham thể đảm nhiệm khơng có dấu hiệu hình thức rõ ràng Có thực tế người ta dựa vào tương ứng thành tố cấu trúc vị từtham thể với thành phần câu cấu trúc chủ – vị để từ cấu trúc chủ – vị, suy cách phân tích câu theo cấu trúc vị từtham thể Như rõ ràng muốn phân tích câu (dù theo cách nào), phải học cấu trúc chủ – vị trước Tất điểm để phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu vị từtham thể kết cấu chủ – vị có mối quan hệ với 2.3 Ý nghĩa phương pháp phân tích câu theo kết cấu vị từ - tham thể (vai nghĩa) Qua phần trình bày chúng tơi rút số kết luận sau: Cấu trúc vị từtham thể cấu trúc nghĩa, dùng để biểu thị phần nghĩa câu: nghĩa miêu tả, thuộc bình diện ngữ nghĩa Nếu cấu trúc cú pháp, chủ ngữ vị ngữ coi hai thành phần câu cấu trúc nghĩa miêu tả – cấu trúc vị từtham tố có thành phần vị từ Vị từ giữ vai trò trung tâm, chi phối, ấn định số lượng chức nghĩa cho tham tố cấu trúc Về mặt ngữ pháp, vị từ thường giữ chức vị ngữ câu Tìm hiểu câu theo phương thức cấu trúc vị từtham tố tìm xem nghĩa miêu tả thể thành phần câu? Đó ý nghĩa gì? Cụ thể tìm hiểu chức nghĩa (vai nghĩa) thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, đề ngữ, bổ ngữ – thành phần ngữ pháp tham gia biểu thị nghĩa miêu tả câu Các thành tố cấu trúc vị từtham thể phản ánh tương ứng nghĩa chúng với vật thực tế khách quan Toàn nội dung câu phản ánh tình giới nên thơng qua cấu trúc này, ta hiểu gắn bó ngơn ngữ học với sống người Thêm vào đó, vai nghĩa mà tham thể đảm nhiệm cho nhìn “động” câu tiếng Việt Hiện nay, khuynh hướng nhà ngôn ngữ học đại không ý nghiên cứu câu mặt hình thức (cấu trúc chủ – vị) mà trọng nghiên cứu mặt nghĩa câu Nghĩa việc nghiên cứu câu không tách biệt bình diện ngữ pháp ngữ nghĩa Nên phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từtham thể thể phương thức tiếp cận – nghĩa miêu tả Và việc có cấu trúc (cấu trúc đặc trưng – tham thể) nên vào câu đòi hỏi tồn dạng cấu trúc (cấu trúc vị từtham tố) Do đó, tạo câu phản ánh việc, nghĩa dùng từ ngữ để diễn đạt cấu trúc việc cần diễn đạt, từ ngữ câu phải tổ chức theo quy tắc ngữ pháp ngôn ngữ định tạo nên cấu trúc cú pháp câu Nói cách khác, câu khơng phải phép cộng đơn giản từ ngữ đứng cạnh trục tuyến tính mà tổng thể yếu tố này, yếu tố có quan hệ mật thiết với góp phần tạo nên thơng báo hồn chỉnh thế, có khẳng định rằng, cấu trúc vị từ tham thể giúp câu thể trọn chức thơng báo đặc biệt bình diện nghĩa Tóm lại, khác với quan niệm phân tích cấu trúc chủ – vị, xuất phát từ quan điểm cấu trúc – chức năng, cho cần phân biệt tiếng Việt hai kiểu cấu trúc cú pháp hai đơn vị khác biệt mặt cấu trúc - chức năng: Cấu trúc chủ – vị cấu trúc cú hay mệnh đề (clause), đơn vịpháp có chức biểu tình, gắn với chức biểu ngơn ngữ Còn cấu trúc vị từtham thể cấu trúc ngữ nghĩa câu, đơn vịpháp có chức truyền đạt thông báo, gắn liền với chức giao tiếp ngôn ngữ Hai kiểu cấu trúc nên coi bổ sung cho không loại trừ hệ thống cú pháp tiếng Việt Theo hướng tiếp cận này, việc phân tíchpháp tiếng Việt đáp ứng thỏa đáng hai phương diện loại hình phổ niệm ngơn ngữ Dựa sở kết cấu vị từtham thể để phân tích câu số tác phẩm, có cách nhìn khai thác cụ thể số vấn đề giải thích nghĩa câu Từ việc thấy vai trò gắn bó vị từ tham thể, đưa chúng vào phân tích thấy vai nghĩa theo góc độ – góc độ ngữ nghĩa với vật thực tế khách quan Thông qua cấu trúc này, ta hiểu gắn bó ngơn ngữ với sống người CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH CÂU THEO KẾT CẤU VỊ TỪ - THAM THỂ QUA ĐOẠN TRÍCH “SÂN CHIM” TRONG “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” CỦA ĐOÀN GIỎI Như trình bày, tiến hành phân tích câu theo phương pháp phân tích vị từtham thể, chúng tơi phân tích theo bốn bước: (1) Xác định vị từ trung tâm (từ gọi tắt VTTT), (2) Tìm tham thể, (3) Xác định tham thể bắt buộc (TTBB) tham thể mở rộng (TTMR), (4) Gọi tên tham thể, nghĩa gọi tên vai nghĩa tham thể Trong bốn bước bước thứ (4) bước quan trọng bước khó Do hạn chế nên có tham thể chúng tơi TTBB hay TTMR mà thơi Những vai nghĩa mà khơng dám chắn chúng tơi sử dụng lý thuyết vai nghĩa, “tham thể nội dung” Với đề tài này, sử dụng câu đơn “Sân chim” để phân tích theo kết cấu vị từ - tham thể Má nuôi ngồi giữ lái - VTTT: ngồi - TTBB: + Má nuôi (người tác động) + lái (vật bị tác động) Hôm qua chợ chưa nhóm - VTTT: nhóm - TTBB: chợ (vật mang trạng thái) - TTMR: Hôm qua (thời gian) Bốn phía chân trời trống huếch trống hốc - VTTT: trống huếch trống hốc - TTBB: Bốn phía chân trời (nơi chốn) Từ sáng sớm, ghe xuồng cập bến chợ, đậu san sát tre - VTTT: cập - TTBB: + ghe xuồng (vật bị tác động) + bến chợ (đích) -TTMR: + Từ sáng sớm (thời gian) + đậu san sát tre (tham thể nội dung) Mũi xuồng buộc nối vào lái thuyền kia, đen kịt mặt nước - VTTT: buộc nối - TTBB: + Mũi xuồng (vật bị tác động) + lái thuyền (đích) -TTMR: đen kịt mặt nước (tham thể nội dung) Mấy da cá sấu hoa cà dựng ngạch cửa, bên lối vào - VTTT: dựng - TTBB: + Mấy da cá sấu hoa cà (vật bị tác động) + ngạch cửa (nơi chốn) -TTMR: bên lối vào (nơi chốn) Con Luốc muốn theo - VTTT: muốn - TTBB: + Con Luốc (vật mang trạng thái) + theo (người nhận) A, bán chim đó, ? - VTTT: bán - TTBB: chim (vật bị tác động) - TTMR: (người hành động) Nó hỏi tơi - VTTT: hỏi - TTBB: + Nó (người tác động) + (người bị tác động) 10 Xứ tao … vô khối chim - VTTT: vô khối - TTBB: + Xứ tao (nơi chốn) + Chim (tồn tại) 11 Coi khối - VTTT: khối - TTBB: (người mang trạng thái) 12 Cò khơng biết mà kể - VTTT: -TTBB: Cò (tồn tại) 13 Chê à? - VTTT: Chê 14 Bấy đành chịu hỏi thằng bé - VTTT: hỏi - TTBB: + (người tác động) + thằng bé (người bị tác động) - TTMR: Bấy (thời gian) 15 Chim bắt sân thượng đâu, - VTTT: bắt - TTBB: + Chim (vật bị tác động) + sân thượng (nơi chốn) - TTMR: đâu 16 Thằng bé cười cười, vẻ thích thú - VTTT: cười cười - TTBB: Thằng bé (người hành động) 17 Hồi lâu, nói - VTTT: nói - TTBB: (chủ thể) - TTMR: Hồi lâu (thời gian) 18 Ừ, vườn cò … có cò thơi - VTTT: có - TTBB: + vườn cò (nơi chốn) + cò (vật tồn tại) 19 Sân chim vơ phương nói - VTTT: nói - TTBB: sân chim (chủ thể khơng gian) 20 Mặt trời lên cao - VTTT: lên - TTBB: mặt trời (vật mang trạng thái) - TTMR: cao 21 Nắng bắt đầu gay gắt - VTTT: bắt đầu - TTBB: + nắng (vật mang trạng thái) + gay gắt (tham thể nội dung) 22 Bỗng nghe tiếng hu hu từ đâu vẳng tới - VTTT: nghe - TTBB: tiếng hu hu (vật tồn tại) - TTMR: từ đâu vẳng tới (nguồn) 23 Tơi nghiêng đầu ngó lên - VTTT: ngó - TTBB: + tơi (người hành động) + nghiêng đầu (phương thức) + lên (hướng) 24 Ghe xuồng vội vã chạy - VTTT: chạy - TTBB: ghe xuồng (vật bị tác động) 25 Gầm chèo va vào nhau, khua lốp cốp - VTTT: gầm chèo -TTBB: + gầm chèo (vật bị tác động) + vào nhau, khua lốp cốp (tham thể nội dung) 26 Chim kêu điếc tai - VTTT: kêu - TTBB: + chim (lực tác động) + điếc tai (tham thể nội dung) 27 Tía ni tơi vừa quay xong quai chèo lái - VTTT: quay - TTBB: + tía ni tơi (người tác động) + quai chèo lái (vật vị tác động) 28 Mấy hơm trước, rải chợ Cái Rắn - VTTT: rải - TTBB: + (người tác động) + chợ Cái Rắn (nơi chốn) - TTMR: hơm trước (thời gian) 29 Nó gọi đầu hàng! - VTTT: gọi - TTBB: + (người tác động) + (người bị tác động) + đầu hàng (tham thể nội dung) 30 Tướng Vũ Đức huy - VTTT: huy - TTBB: Tướng Vũ Đức (người hành động) 31 Mặt sông vang dậy tiếng người tranh nói - VTTT: vang dậy - TTBB: + mặt sơng (nơi chốn) + tiếng người tranh nói (vật tồn tại) 32 Ai muốn tỏ thông thạo - VTTT: muốn - TTBB: + (người hành động) + tỏ thông thạo (tham thể nội dung) 33 Thuyền chúng tơi xi theo dòng nước chèo - VTTT: xuôi - TTBB: + thuyền (vật bị tác động) + theo dòng nước chèo (lối đi) 34 Tía ni tơi định hướng Năm Căn - VTTT: định - TTBB: + tía ni tơi (người hành động) + hướng Năm Căn (đích) 35 Sông rạch hiểm trở - VTTT: hiểm trở - TTBB: sơng rạch (vật mang trạng thái) 36 Ở toàn rừng - VTTT: - TTBB: + (nơi chốn) + rừng (vật tồn tại) 37 Tơi mê quá! - VTTT: mê - TTBB: (người hành động) 38 Bộ họ ni sao? - VTTT: ni - TTBB: + họ (người tác động) + (vật hưởng lợi) KẾT LUẬN Trên trình bày nhóm chúng tơi phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu vị từtham thể Theo chúng tơi, phương pháp phân tích câu phương pháp với ưu điểm phản ánh mặt ngữ nghĩa câu, làm rõ mối liên hệ câu với tình, thực sống khách quan, nhược điểm khơng làm rõ thông tin câu Tuy nhiên, ưu nhược phương pháp phân tích câu tồn tùy thuộc vào bình diện mà quan sát ưu – nhược điểm kết cấu vị từtham thể bình thường với bình diện nghĩa học mà quan sát Nếu xét bình diện nghiên cứu độc lập phương pháp làm tốt mệnh Trong phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu vị từtham thể, khái niệm vị từ, tham thể, vai nghĩa khái niệm lý thuyết Chẳng hạn vai nghĩa, khái niệm ngơn ngữ học gắn liền với đời phát triển ngữ nghĩa học khuynh hướng ngữ pháp học ngữ pháp chức năng,… Vậy nên từ trình bày, chúng tơi hi vọng lan tỏa đam mê, thích thú khơng với người mối quan tâm đề tài mà với người trước khơng u thích cơng việc tìm hiểu ngơn ngữ Chúng tơi tin lĩnh vực có sức hút riêng ngơn ngữ ! TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Minh Toán (chủ biên), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Cao Xuân Hạo (Chủ biên) (2006), Ngữ pháp chức tiếng Việt (quyển 2) - Ngữ đoạn từ loại, Nxb Giáo dục Cao Xuân Hạo (Chủ biên) (2007), Ngữ pháp chức tiếng Việt (quyển 1)- Câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hoàng Phê (chủ biên) (tái 2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Huỳnh Mai (1971), “Về vấn đề trạng ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Ngơn ngữ, số Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục Nguyễn Thị Lương (2006) , Câu tiếng Việt, Nxb ĐH Sư phạm Nguyễn Văn Hiệp (2007), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục S.C Dik (Nhóm biên dịch: Nguyễn Vân Phổ, Trần Thủy Vịnh, Nguyễn Hồng Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong) (2005), Functional Grammar (Ngữ pháp chức năng), Nxb ĐH Quốc gia TPHCM 10 Trần Kim Phượng (2010), “Các phương pháp phân tích câu tiếng việt”, Tạp chí ngơn ngữ, số DANH SÁCH NHĨM – LỚP 15SNV STT HỌ VÀ TÊN Nguyễn Thị Kim Thúy Nguyễn Thị Thùy Trâm Nguyễn Thị Thu Ngân Nguyễn Ngọc Thái Lê Thị Thanh Thảo Lê Thị Lan Phan Nguyễn Như Phương Lê Hồng Diễm Nguyễn Thị Xn Tuyền PHÂN CƠNG CÔNG VIỆC Viết Tổng hợp chỉnh sửa HIỆU QUẢ Viết Viết Viết Viết Viết Viết Viết Viết Nhóm trưởng Nguyễn Thị Kim Thúy ... bước phân tích câu theo kết cấu vị từ – tham thể 2.2 Mối quan hệ phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – 2.3 tham thể cấu trúc C–V Ý nghĩa phương pháp phân tích câu theo kết cấu vị từ – tham. .. tài Phương pháp phân tích câu Tiếng Việt theo kết cấu vị từ – tham thể muốn sâu nghiên cứu rõ phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể, so sánh với phương pháp phân tích câu. .. biết cấu trúc chủ – vị để suy 2.2 cấu trúc vị từ – tham thể Mối quan hệ phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể cấu trúc C-V Đối chiếu phương pháp phân tích câu theo kết cấu vị từ

Ngày đăng: 13/12/2017, 21:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w