PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU TIẾNG VIỆT THEO CÂU TRÚC THÔNG TIN

40 440 3
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU TIẾNG VIỆT THEO CÂU TRÚC THÔNG TIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Mục đích nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Phương pháp miêu tả, phân tích. 3 5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 3 6. Giả thuyết khoa học 3 7. Bố cục 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 5 1.1. Cấu trúc thông tin 5 1.1.1.Một số quan niệm về cấu trúc thông tin 5 1.1.1.1. Mô hình tâm lý 5 1.1.1.2. Mô hình giao tiếp 6 1.1.1.3.Hai lý thuyết tiêu biểu về cấu trúc thông tin 6 1.2. Khái niệm cấu trúc thông tin 9 1.3. Khái niệm, đặc điểm thông tin cũ, thông tin mới 9 1.3.1.Thông tin cũ 9 1.3.2.Thông tin mới 9 1.4. Tiêu điểm thông tin 10 1.4.1. Khái niệm 10 1.4.2. Các loại tiêu điểm thông tin 10 1.4.2.1. Tiêu điểm thông tin mới (TĐTTM) 10 1.4.2.2. Tiêu điểm tương phản (TĐTP) 11 1.4.3. Dấu hiệu nhận biết tiêu điểm tin 14 1.4.3.1. Dựa vào hình thức trình bày của ngôn ngữ 14 1.4.3.2. Dựa vào ngôn điệu 14 1.4.3.3. Dựa vào từ vựng 15 1.4.3.4. Dựa vào hình thức câu 17 2.1. Mối quan hệ giữa phương pháp phân tích câu theo cấu trúc thông tin với 1 số phương pháp khác 17 2.1.1. Mối quan hệ giữa cấu trúc thông tin với cấu trúc chủvị 19 2.2.2. Mối quan hệ CTTT với cấu trúc đề thuyết (đề ngữ đề thuyết) 20 2.2.2.1. Phần đề trùng với phần “cho sẵn”, phần thuyết trùng với phần “mới”20 2.2.2.2. Phần đề trùng với phần “mới”, phần thuyết trùng với phần “cho sẵn” 20 CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ, PHÂN TÍCH CÂU THEO CẤU TRÚC THÔNG TIN 22 (KHẢO SÁT TRÊN CÂU ĐƠN) 24 1.1..Cấu trúc thông tin theo vị trí của tiêu điểm 22 1.1.1.Cấu trúc thông tin lời thoại lưỡng phân cơ sở tiêu điểm 25 1.1.2.Cấu trúc thông tin lời thoại xen kẽ cơ sở tiêu điểm 27 1.1.3. Cấu trúc thông tin lời thoại chỉ có tiêu điểm 28 2.1. Cấu trúc thông tin theo chức năng của tiêu điểm 29 2.1.1. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm hỏi 29 2.1.2. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm khẳng định 28 2.1.3. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm tương phản 29 3.1. Cấu trúc thông tin theo hình thức của tiêu điểm 30 3.1.1. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm vị từ 30 3.1.2. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm tham tố 31 3.1.3. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm câu 31 KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTTT : Cấu trúc thông tin CTTP : Cấu trúc tương phản CTTTM : Cấu trúc thông tin mới TĐM : Tiêu điểm mới CT Đ T : Cấu trúc đề thuyết PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÂU THEO CÂU TRÚC THÔNG TIN PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “Cấu trúc thông tin là chỉ sự phân đoạn cấu trúc của câu theo thông tin. Đó là sự khác biệt về vị thế thông tin trong cấu trúc câu thể hiện ở hai phương diện là thông tin cơ sở (thông tin tiền giả định) và tiêu điểm thông tin (TĐTT)”. 1,tr.3 Điều tạo nên sự khác biệt giữa cấu trúc thông tin này với cấu trúc thông tin khác là tiêu điểm thông tin. Hay nói cách khác, khi phân tích một cấu trúc thông tin nghĩa là chỉ ra bộ phận nào đóng vai trò là tiêu điểm trong cấu trúc câu đó. Trong thời gian qua, vấn đề cấu trúc thông tin được nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới và cả Việt Nam chú ý nghiên cứu, tiếp cận trên nhiều lĩnh vực như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng… Ở Việt Nam, lí thuyết cấu trúc thông tin là một vấn đề còn khá mới mẻ. Bởi cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên biệt, ngoại trừ một vài khảo cứu đề cập ở mức độ sơ lược. Hơn nữa, các quan điểm lại không thống nhất nên chưa đem đến một tiếng nói chung. Vì thế, việc nghiên cứu cấu trúc thông tin một cách hoàn chỉnh sẽ góp phần bổ khuyết vào bức tranh CTTT và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều lí thú, mới mẻ cho những ai yêu thích lĩnh vực này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề cấu trúc thông tin thực chất đã được nghiên cứu từ rất sớm, vào những năm 20. Đầu tiên phải kể đến trường phái ngôn ngữ Prague (1926 1953) mà đại diện là Vilem Mathesius, R.Jacobson, N.Trubetskoy và các nhà ngôn ngữ nổi tiếng khác, là một nhánh của dòng nghiên cứu về ngữ pháp chức năng. Với trường phái Prague công trình của họ thường gặp với tên gọi là lý thuyết phân đoạn thực tại câu. Theo họ, cấu trúc câu chia làm hai phần là đề (theme, topic) và thuyết (rheme, comment), trong đó đề là bộ phận biểu thị “cái đã biết” hay “thông tin cũ” còn thuyết biểu thị “cái chưa biết” hay “thông tin mới”. Từ cơ sở này, mà lý thuyết đoạn thực tại câu đã được các nhà nghiên cứu triển khai theo nhiều hướng khác nhau. Tiếp theo, phải kể đến Halliday người có công lớn trong việc đưa ra thuật ngữ đơn vị thông tin (information unit) và chỉ ra mức độ độc lập riêng cho cấu trúc thông tin. Halliday cho rằng, cấu trúc thông tin có hai mặt: một là sự phân chia đơn vị thông tin trong một diễn ngôn và hai là cấu trúc bên trong của mỗi đơn vị thông tin. Ông gọi mặt đầu tiên là cấu trúc đề (Thematic structure) và mặt thứ hai là cái được đưa ra (Giveness). Theo Halliday, đề luôn đứng trước thuyết, vì thế chúng có liên quan mật thiết đến trật tự từ. Wallace L.Chafe (1976) đã mở rộng quan niệm của Halliday về thông tin “mới” và thông tin “có sẵn” sang mô hình tâm lí về ý thức người nói và người nghe. Việc vận dụng lý thuyết cấu trúc thông tin trong nghiên cứu ngôn ngữ cũng được giới Việt ngữ xem xét ở nhiều bình diện: Trần Ngọc Thêm cho rằng, xét theo sự phân đoạn thông báo, câu tiếng Việt chia làm 2 phần rõ rệt: phần nêu (cái mà người đọc đã biết hoặc nêu giả định đã biết), phần báo (cái mới, thông báo về phần nêu). Theo Diệp Quang Ban, “Trong cấu trúc phân đoạn thực tại của câu, phần đề luôn đứng trước phần thuyết và trong câu đơn hai thành phần với trật tự chủ ngữ vị ngữ, chủ ngữ sẽ là phần đề, vị ngữ là phần thuyết”. 3,tr.6 Hướng nghiên cứu của Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng lại có sự phân biệt rõ ràng giữa cấu trúc thông báo và cấu trúc đề thuyết, Cao Xuân Hạo quan niệm cấu trúc đề thuyết với tư cách là cấu trúc cú pháp của câu “luôn chia hết cả câu”, một phần bất kỳ hoặc hai phần cách nhau trong câu. Vận dụng lý thuyết cấu trúc thông tin vào việc phân loại câu đơn tiếng Việt, Nguyễn Hồng Côn đã có nhiều bài nghiên cứu như: “Các kiểu cấu trúc thông tin của câu đơn tiếng Việt”, “Cấu trúc thông tin và biến thể cú pháp trong câu tiếng Việt”. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã cho ta cái nhìn cận cảnh về việc vận dụng lý thuyết thông tin trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại nghiên cứu trên một bình diện khác nhau, vì thế chưa đi đến một khái niệm, quan điểm, tiếng nói chung. Khiến người đọc khó định hướng khi tiếp cận cấu trúc thông tin. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chúng tôi là phương pháp phân tích cấu trúc thông tin trong câu đơn tiếng Việt. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi là câu đơn tiếng Việt. 4. Mục đích nghiên cứu Bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi nhằm mục đích xác định các phương pháp phân tích cấu trúc thông tin. So sánh, đối chiếu cấu trúc thông tin trong câu tiếng Anh và tiếng Việt. 5.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp miêu tả, phân tích. Đây được xem là phương pháp chính của nhóm chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. 6. Giả thuyết khoa học Trong một chừng mực nhất định, chúng tôi đưa ra một vài phát hiện về mặt lý thuyết để bổ khuyết vào bức tranh cấu trúc ngôn ngữ được hoàn chỉnh. Nếu thành công, đề tài sẽ là một tài liệu hữu ích trong thực tế giảng dạy và học tiếng Việt, cho những người làm công tác báo chí, dịch thuật. 7. Bố cục Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và một số vấn đề liên quan Chương 2: Miêu tả, phân tích câu theo câu trúc thông tin (khảo sát trên câu đơn) PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1 Cấu trúc thông tin 1.1.1 Một số quan niệm về cấu trúc thông tin CTTT (information structure) xuất hiện là một lý thuyết miêu tả câu theo bình diện ngữ dụng học bên cạnh những lý thuyết theo bình diện kết học, ngữ nghĩa học như kết cấu chủ ngữ vị ngữ, cấu trúc đề thuyết, cấu trúc vị từ tham thể, cấu trúc nghĩa của câu (nghĩa biểu niệm, nghĩa liên tưởng,…). Trong chiều dài lịch sử nghiên cứu, CTTT được biết đến với nhiều tên gọi, phân đoạn thực tại câu (actual divison of the sentence), phối cảnh chức năng câu (functional sentence perspective), đóng gói thông tin (information packaging), tổ chức theo ngữ cảnh (contextual organization) …) và được mô tả qua nhiều thuật ngữ khác nhau như: đề (theme) – thuyết (rheme), chủ đề (toppic) – chú giải (comment), tiêu điểm (focus) – nền (background), cho sẵn (given) – mới (new)…Dưới đây là một số mô hình nghiên cứu cấu trúc thông tin. 1.1.1.1 Mô hình tâm lý Mô hình tâm lý của Von der Gabelentz và Paul Herman nghiên cứu vấn đề CTTT theo mối quan hệ giữa trình tự ý nghĩ, một hoặc một nhóm khái niệm kết nối trong trí óc con người với trình tự các biểu ngữ trong câu. Gabelentz xác lập quan niệm phải phân biệt câu theo hai mức độ kết cấu khác nhau là mức độ ngữ pháp (grammar) và mức độ tâm lý (psychology), từ đó đưa ra 2 thuật ngữ mới là chủ ngữ tâm lý và vị ngữ tâm lý. Chủ ngữ tâm lý được hiểu là cái mà người nghe nên nghĩ, vị ngữ tâm lý là cái điều mà người nghe nên nghĩ về. Đến Herman, ông chú trọng phân biệt chủ ngữ tâm lý, vị ngữ tâm lý với chủ ngữ, vị ngữ theo kết cấu ngữ pháp vì ông cho rằng chúng không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau. Mô hình tâm lý này là lý thuyết nền tảng để phát triển nghiên cứu cấu trúc động vốn có của câu. 1.1.1.2 Mô hình giao tiếp Mô hình giao tiếp dựa trên chức năng giao tiếp của ngôn ngữ để xác lập câu không chỉ được hình thành dựa trên cấu trúc cú pháp mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác nữa. Amman cho rằng, câu mang thông điệp, thông điệp có tính hai mặt, được chuyển tải thông qua “đề” và “thuyết”. Tuy sớm nhận thức được việc có nhiều yếu tố khác nhưng chưa thể gọi tên được theo chuyên ngành ngôn ngữ học, mà đẩy nó về phạm trù của ngành tâm lý và thông tin. Đây cũng là một trong những nỗ lực nghiên cứu và tiền đề để nghiên cứu câu theo nhiều bình diện ngoài bình diện cú pháp có phần đông cứng. 1.1.1.3. Hai lý thuyết tiêu biểu về cấu trúc thông tin 1.1.1.3.1 Trường phái Prague: Trường phái ngôn ngữ Prague (1926 – 1953) mà đại diện là Vilém Mathesius, R.Jacobson, N.Trubetskoy và các nhà ngôn ngữ nổi tiếng khác, là một nhánh của dòng nghiên cứu về Ngữ pháp chức năng (functional structuralism). Họ chủ trương nghiên cứu câu ở cả trong hệ thống ngữ pháp và trong quá trình giao tiếp, quan trọng là đặt được câu trong chính ngữ cảnh mà nó xuất hiện. Mathesius là người đầu tiên gọi tên vấn đề CTTT thành phân đoạn thực tại của câu. Ông quay trở lại với việc nghiên cứu cách tổ chức thông tin trong câu, phân biệt chủ ngữ ngữ pháp, vị ngữ ngữ pháp. Ông cho rằng “các yếu tố cơ bản của phân đoạn thực tại là: điểm xuất pháthay là cơ sở của câu nói và hạt nhân của câu nói. Điểm xuất phát được hiểu là cái đã được biết trong tình huống đó hoặc chí ít cũng có thể dễ dàng hiểu ra và người nói lấy nó làm điểm xuất phát. Hạt nhân của câu là cái mà người nói thông báo về điểm xuất phát của câu nói” 2, tr.26 Trong những công trình nghiên cứu tiếp theo, ông đưa ra ý tưởng về việc phân tích câu theo bình diện chức năng, câu cần được quan tâm “cái gì đang được đề cập đến” (Đề) và “những điều gì được nói về nó” (Thuyết). Trật tự tự nhiên của câu là đề thuyết, trật tự tuyến tính thể hiện sự khách quan trong câu nói. Đề là phần xuất phát với những thông tin đã được biết hoặc có thể dễ dàng suy ra từ ngữ cảnh câu nói, thuyết là phần cốt lõi thông tin trong câu với những thông tin mới chưa được đề cập trước đó hoặc chỉ dựa vào ngữ cảnh thì chưa thể hiểu hết được. Với lý thuyết của trường phái Prague về CTTT, chúng ta bước đầu hiểu rõ thế nào là CTTT của câu, phân biệt cấu trúc ngữ pháp với cấu trúc thông tin khi phân tích câu. Điểm duy nhất mà lý thuyết này còn cần phải tiếp tục nghiên cứu là họ đang chủ quan đồng nhất cấu trúc thông tin với cấu trúc đề thuyết. Điều nay đã được Halliday khắc phục ở những nghiên cứu tiếp theo của mình. 1.1.1.3.2 M. A. K. Halliday: Halliday nghiên cứu CTTT câu theo hai mặt, mặt đề thuyết (giống với trường phái Prague), mặt thứ hai là cấu trúc bên trong của một đơn vị thông tin, nơi mà các thành tố được đánh dấu dựa vào điểm neo diễn ngôn (discourse anchoring) của chúng. Mặt đề thuyết với việc phân định cái đã biết và cái chưa biết (knowunknow), đề là thông tin mà sp1 mặc định sp2 đã biết, thuyết là thông tin mà sp1 giả định sp2 chưa biết và cần biết. Ở mặt thứ 2, Halliday mô tả câu dưới cấu trúc thông tin cho sẵn thông tin mới. Ông cho rằng phần thông tin cho sẵn là “thông tin được người nói thể hiện như là có thể phục hồi được (…) nó đã được nói đến trước đó”; “nó có thể là một cái gì đó không hoàn toàn ở quanh đó mà là một cái gì đó người nói muốn thể hiện như là thông tin cũ để phục vụ cho mục đích tu từ; ý nghĩa ở đây là: nó không phải là thông tin mới”. Và “thông tin được người nói thể hiện như là không thể phục hồi được là thông tin mới (…) có thể là một cái gì đó chưa được nói đến trước đó nhưng cũng có thể là một cái gì đó ngoài dự kiến, cho dù trước đó có được nói đến hay không; ý nghĩa của nó là : quan tâm đến thông tin này, nó là thông tin mới” 3, tr.537. Halliday gọi trung tâm mang tính thông tin của đơn vị thông tin là tiêu điểm thông tin (information focus). Tiêu điểm thông tin chứa thông tin mới chưa có trong diễn ngôn. Phần còn lại của của đơn vị thông tin là thông tin đã được đưa ra (given), chính là thông tin đã có trong diễn ngôn, hoặc trong kiến thức chung của những đối ngôn. Ông phân định rõ ràng giữa cấu trúc đề thuyết với cấu trúc cái cho sẵn cái mới. Câu trong CTTT luôn tồn tại song hành cả 2 cấu trúc nhưng chúng chưa bao giờ là một. Hệ thống đề thuyết, cấu tạo cú dưới dạng một thông điệp, bao gồm : đề và thuyết. Hệ thống thông tin không thuộc cú mà thuộc một đơn vị ngữ pháp khác biệt – đơn vị thông tin. Đơn vị thông tin là đơn vị song song với cú và các đơn vị khác cùng cấp độ với cú (cụm, từ,hình vị) nên nó đa dạng về mức độ như cú (có thể là lớn hơn một cú hoặc nhỏ hơn một cú). Như vậy Halliday đã có công trong việc đưa ra thuật ngữ đơn vị thông tin, người đầu tiên gọi tên các vấn đề CTTT là CTTT và luận giải một cách thuyết phục về sự tồn tại độc lập của một đơn vị (đơn vị thông tin) và tương ứng với nó là cấu trúc cho sẵn – mới. Đây là điều mà trước đó, các đại diện của trường phái Prague chưa làm được. Qua các mô hình, các lý thuyết tiêu biểu, chúng tôi đã có cái nhìn ban đầu về CTTT, từ đó xác lập hướng đi cho bài tiểu luận của mình. 1.2 Khái niệm cấu trúc thông tin Chúng tôi xin được theo quan niệm của Halliday, quan niệm CTTT (ở cấp độ câu) là lý thuyết miêu tả thông tin câu theo cấu trúc cái cho sẵn – cái mới trong một đơn vị thông tin. Cái cho sẵn và cái mới là hai thành phần thông tin khi đặt câu trong diễn ngôn, quá trình giao tiếp của chính nó, với cái cho sẵn là phần thông tin cũ, đã được đề cập đến trước đó trong ngữ cảnh văn bản, người nghe có thể hình dung và phục hồi được thông tin đó, cái mới là phần thông tin mới, với người nghe đây là phần thông tin quan trọng trong câu mà không thể tự hình dung hay phục hồi nếu không được đề cập đến trong câu nói. Phân tích câu theo CTTT là phân tích hai mặt thông tin như trên để thấy mức độ linh động của câu nói và khám phá lớp thông tin mang ý nghĩa thông điệp mà câu mang chứa trong quá trình giao tiếp. 1.3 Khái niệm, đặc điểm thông tin cũ, thông tin mới 1.3.1 Thông tin cũ Khái niệm: Thông tin cũ, là cái cho sẵn, là tiền giả định, bao gồm cả cái có mặt và vắng mặt trong ngôn bảnvăn bản, là sự hiểu biết chung, là niềm tin, sự qui ước hay ngầm hiểu giữa đôi bên, bên người phát tin và bên người nhận tin. Trong diễn ngôn, thông tin cũ thường hay bị tỉnh lược. Đặc điểm: Là thông tin xuất hiện ở thời điểm trước khi nói ra câu đó. “Có khả năng quy chỉ (phoric) nhằm ám chỉ một cái gì đó đã hiện diện trong ngôn cảnh hữu ngôn và phi ngôn. Nhờ vậy người nói và người nghe đã biết hoặc dễ dàng liên tưởng, suy nghĩ từ những thông tin đã biết”. 4, tr.534. Không phải là phần trung tâm của thông tin. Ngoài ra nó không mang thông tin, do đó không có giá trị thông tin. Thông tin cũ có thể là chung do môi trường chung xung quanh mà trong đó người nói và người nghe có hoạt động trao đổi qua lại. Nó thường được bố trí ở đầu câu, làm điểm xuất phát cho sự trình bày và dễ dàng tạo liên kết với những câu trước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai ý từ tin cũ đến tin mới. Bất kì thành phần nào có trọng âm đứng sau bộ có thanh điệu cũng đều được báo hiệu là thông tin cũ. 1.3.2 Thông tin mới Khái niệm: Thông tin mới bao gồm cái mới trong hiển ngôn và thông tin hàm ẩn (cái biết được hay đoán định được đằng sau hiển ngôn). Trên hiển ngôn, thông tin mới thường có trật tự tự nhiên là đứng sau thông tin cũ nhưng cũng có khi đứng trước thông tin cũ khi: (i) trả lời cho các câu hỏi Ai? Cái gì? vốn có chức năng là chủ ngữ trong câu; (ii) khi là yếu tố được nhấn mạnh hay tương phản. Đặc điểm: “Thông tin mới hoặc cái phần quan trọng nhất của thông tin mới gọi là tiêu điểm của thông báo, có thể làm nổi bật lên bằng trọng âm, cường điệu (sự nhấn mạnh của giọng nói hay sự trình bày các thông tin khác thường: in nghiêng, in đậm, gạch dưới trong chữ viết...)”. 5, tr.107 “Bộ có thanh điệu là điểm đinh của thông tin mới (bộ có thanh điệu: một đường nét âm thanh (pitch contour) hay thanh điệu (tone), có thể là giáng xuống, thăng lên hay giáng thăng pha trộn. Toàn bộ nét âm thanh được mở ra ở toàn bộ thanh điệu, trong đó là sự chuyển động của các cấp độ âm thanh)”. Trong văn bản, xét xử về ngữ pháp thì từ ở cuối câu thường thể hiện tin mới. 1.4 Tiêu điểm thông tin 1.4.1 Khái niệm Bất kể một thông tin nào mới hay cũ đều mang tính tiêu điểm. Vậy tiêu điểm thông tin là yếu tố được nêu bật lên bằng một hoặc một vài phương thức ngôn từ ngữ nhất định, đối lập nó với những yếu tố có thể thay thế nó trên trục đối vị trong biểu thức ngôn ngữ đang dùng, trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Có thể xác định tiêu điểm của câu thông qua con đường hỏi đáp hoặc phân đoạn thực tại của câu dựa vào ngữ cảnh giao tiếp hay văn cảnh trong diễn ngôn. 1.4.2 Các loại tiêu điểm thông tin Các tác giả D. Brun (1972, 2000), P. Sgall (1986), E.Vallduvi (1992), T.H.King (1995), M. Krifka (2007) v.v. đã phân biệt hai loại tiêu điểm: Tiêu Điểm Thông tin Mới (TĐTTM) – New Information Focus (NIF) và Tiêu Điểm Tương phản (TĐTP) – Contrastive Focus (CF). Các tác giả này đã chỉ rõ rằng TĐTTM đặc trưng bởi trật tự phổ biến là cái mới đi theo sau cái cũ, trong khi đó TĐTP chủ yếu được đánh dấu bằng ngữ điệu hoặc trọng âm câu, và được phân bố trên bất kỳ thành tố nào của câu. 1.4.2.1 Tiêu điểm thông tin mới (TĐTTM) TĐTTM có đặc điểm phân bố trên bề mặt của cấu trúc câu qua thành hai phần cũ mới rõ rệt. Ví dụ: (1) “Chị An là thủ khoa của hai ngành học.” Một cách tự nhiên, thông tin cũ ở phát ngôn này là “Chị An”, trùng với phần đề và là chủ ngữ của câu, còn thông tin mới là toàn bộ phần còn lại của câu, trùng với phần thuyết và là vị ngữ của câu. TĐTTM thường có vị trí cuối câu. Ví dụ: (2) Hôm nay Lan đi đâu vậy? Hôm nay Lan đi công viên . Làm gì vậy? Đi dạo quanh quanh ấy mà. TĐTTM thường được xác định qua hình thức hỏi đáp. Trong câu trả lời có thể hiện diện cả phần thông tin mới lẫn thông tin cũ, tuy nhiên, thường thì thông tin cũ hay bị tỉnh lược và do vậy trong câu trả lời chỉ còn lại toàn thông tin mới. Tuy nhiên, cũng có khi trật tự thông tin là mới cũ khi TĐTTM là chủ ngữ của câu, chẳng hạn nếu câu hỏi là : “Ai là thủ khoa của 2 ngành học?” . TĐTTM sẽ là “Chị An”. Cũng đôi khi cái mới lại xen giữa hai bộ phận thông tin cũ, ví như khi trả lời câu hỏi: “Chị An là thủ khoa của MẤY ngành học?” thì TĐTTM sẽ là “Hai ngành học”. Song cũng có khi cả câu đều nằm trong vùng TĐTTM nếu trả lời câu hỏi: “Có chuyện gì vậy? Chuyện như thế nào? Làm sao thế”. Có một điểm cần lưu ý là nhiều khi TĐTTM có thể đồng thời là TĐTP. Chẳng hạn trong câu “Đó là siêu thị Big C”, thì “Big C” vừa là TĐTTM, trả lời cho câu hỏi “siêu thị nào đây?”, cũng vừa là TĐTP, khi người nói có ý đối lập nó với “siêu thị nhỏ”. 1.4.2.2 Tiêu điểm tương phản (TĐTP) Những yếu tố được nhấn mạnh hay làm tương phản được gọi là tiêu điểm tương phản (TĐTP). TĐTP có thể hiện diện cả trên phần thông tin mới cũng như thông tin cũ. Các thông tin có tính chất nhấn mạnh, tương phản, xác định thông tin đúng, sai, sửa thông tin, thông tin lựa chọn, cảm thán đều thuộc loại TÐTP. TĐTP mang tính chất cục bộ khi thực hiện trên một thành tố riêng lẻ bất kỳ trong một câu nhằm nhấn mạnh hoặc tương phản với một yếu tố khác hiện diện trong văn cảnh hay trong tình huống phát ngôn. Cũng có khi TĐTP được thực hiện đồng thời trên những thành tố đối xứng của phần thông tin cũ và thông tin mới trong cùng một câu, hoặc trên những vế câu khác nhau được đặt ở thế tương phản. 1.4.2.2.1 TĐTP đơn lẻ TĐTP đơn lẻ thực hiện trên một yếu tố bất kỳ của câu, tùy vào ý định người nói, hoặc để nhấn mạnh một khía cạnh nào của sự tình như “váy”, “dễ thương”, “chị”, “tặng”, “Hoa” ở ví dụ (1) dưới đây: (1) a. Cái VÁY dễ thương đấy. Cái váy DỄ THƯƠNG đấy. b. CHỊ tặng váy cho Hoa. Chị TẶNG váy cho Hoa. Chị tặng váy cho Hoa. Hoặc tương phản yếu tố trong hiển ngôn với những yếu tố khác không hiện diện trong hiển ngôn: (2) Đó là siêu thị Big C. (3) Ô Bạn bữa nay trông XINH thế? Hay các yếu tố đồng loại cùng hiện diện trong câu, có thể thay thế nhau được: (4) Hôm nay ai trực nhật? HƯNG hay MY? – bạn HƯNG. (5) Hôm nay HƯNG trực nhật à? Không, bạn MY. Trong câu (2), “Big C” là yếu tố được đối lập với các yếu tố có thể xuất hiện thay thế vị trí của nó như nhỏ, Coopmart, … trong siêu thị nhỏ, siêu thị Lotte, …; trong câu (3) “bữa nay trông” lạ đối lập với bình thường “như mọi ngày”; trong câu (4,5) Hưng đối lập với My là yếu tố có trong hiển ngôn thay thế nhau được. 1.4.2.2.2 TĐTP theo cặp nhóm (tương phản theo vế) TĐTP thực hiện theo cặp nhóm được hiểu là thế đối lập giữa các yếu tố trong cùng ngữ đoạn hay cú đoạn, hoặc giữa các ngữ đoạn hay cú đoạn với nhau. Sự tương phản này có khi xuất hiện ngay trong ngữ cảnh giao tiếp, có khi phải thông qua con đường suy luận. Có hai kiểu vế tương phản: Kiểu 1: Thực hiện nhấn mạnh các yếu tố trên cả hai vế trong nội bộ câu nhằm tương phản chúng với nhau. Ví dụ ngói đối lập với tranh trong câu (1): (1) Tắt đèn, nhà NGÓI cũng như nhà TRANH. Hoặc nhấn mạnh các yếu tố trên cả hai vế trong nội bộ câu nhằm tương phản chúng với các yếu tố khác bên ngoài phát ngôn, chẳng hạn câu (2): (2) Chỉ có GIA ĐÌNH mới THƯƠNG em thôi. Có thể là đối lập với câu “còn HỌ thì KHÔNG”, tuy câu này không được nói ra. Hoặc câu (3): (3) BÀI TẬP tôi ĐÃ LÀM. Có thể là đối lập với một ý khác không nói ra: “nhưng CHƯA NỘP”. Kiểu 2: Đối lập những sự tình khác nhau trong các vế câu hiển ngôn, thường được biểu hiện trong câu ghép hay câu phức hợp, biểu thị ý nghĩa nhấn mạnh đối lập, nhấn mạnh tương phản, điều kiện, so sánh đối chiếu, nhượng bộ…. Các yếu tố tiêu điểm được thể hiện tương phản đối xứng theo từng cặp đồng loại theo chức năng ngữ pháp trong câu (V=vị tố; C=chủ tố, O=bổ tố; Ngđ=ngữ đoạn; Cú=cú đoạn, Đn=đề ngữ, Tvn= tính vị ngữ, v.v.): (1) Tôi mà NÓI thì tôi CHẾT, tôi thề đấy. (VV) (2) ANH về, TÔI cũng về ANH mà về thì TÔI cũng về. (CCVV) (3) ANH cứ đi đi còn TÔI tự lo liệu được. (CCVV) (4) ANH BA không ăn ớt nhưng ANH NĂM ăn được (ớt). (CC(Ngđ{VO}Ngđ {VO}) (5) Cô ấy không ăn ớt nhưng ăn được TIÊU. (Ngđ{VO}Ngđ {VO}) (6) CHƠI thì nó giỏi lắm, còn HỌC thì (nó) dở tệ. (ĐnĐnTvnTvn) (7) Nếu (mình) về sớm mình sẽ đến đón cậu. (CđCđ) (8) Mưa mặc mưa ta cứ đi (CđCđ) Có thể nhận thấy, ở loại TĐTP theo vế, các yếu tố tiêu điểm thông thường đối xứng đồng nhất, nghĩa là việc tương phản nhất thiết phải được thực hiện theo các cặp có tính chất đồng loại không những về chức năng ngữ pháp mà còn phải đối lập tương ứng về nội dung, cân xứng trong hình thức biểu hiện, như đã thấy trong các câu trên: “nói chết”, “không ăn ăn được”, “anh – tôi”, “anh Ba – anh Năm”, “ớt – tiêu”, “giỏi lắm – dở tệ”, v.v. 1.4.3. Dấu hiệu nhận biết tiêu điểm tin 1.4.3.1. Dựa vào hình thức trình bày của ngôn ngữ Trong ngôn ngữ nói, TĐTT được đánh dấu bằng sự nhấn mạnh của trọng âm cường điệu thì trong ngôn ngữ viết, sự nhấn mạnh được mã hóa bằng hình thức trình bày của ngôn ngữ. Ví dụ: TÔI yêu EM EM yêu TÔI. BIN qua nhà HÀNG XÓM HÀNG XÓM qua nhà BIN. Thứ tự của các từ thay đổi thì nghĩa cũng thay đổi trong câu. Và tiêu điểm thông tin sẽ thay đổi. 1.4.3.2 Dựa vào ngôn điệu Ngữ điệu là đặc trưng của câu, trọng âm là đặc trưng của từ, hai yếu tố này có đống vai trò quan trọng trong việc chi xuất TĐTT. Ví dụ: (1) Anh... TÁT tôi ư? (2) Trời ạ... Sao tôi KHỔ thế này Ngữ điệu của câu (1) trọng âm là “tát”, ngữ điệu của câu (2) trọng âm là “khổ”. 1.4.3.3 Dựa vào từ vựng Theo kiến giải chúng tôi, về hình thức từ vựng, để nhận biết TĐTT, có thể dựa vào từ hồi chỉ khứ chỉ, trợ từ, phó từ. 1.4.3.3.1 Từ hồi chỉ khứ chỉ Từ hồi chỉ khứ chỉ nếu xét về mặt ngữ nghĩa thì những từ này được xem là thông tin cũ và trong phát ngôn khi có những từ này xuất hiện thì phát ngôn đó không còn mang TTM nữa vì những sự việc được nói ra đã có ý thức của người nghe (đã nói ra rồi). Ví dụ: (1) Cô LẠI làm bài tập sai. TĐTT (2) Chú CÒN đi xe đạp. TĐTT Chúng ta có thể hình thành quy tắc thứ nhất về nhận diện TĐTT theo hình thức từ vựng: Nếu trong một phát ngôn có xuất hiện hồi chỉ hoặc khứ chí thì thành phàn theo sau từ hồi chí khứ chí chính là TĐTT. 1.4.3.3.2 Trợ từ Trợ từ nhấn mạnh có tác dụng nhấn mạnh thông tin. Ví dụ: (1) CHÍNH bà người cho tôi niềm tin TĐTT (2) CHÍNH họ đã ăn thịt đàn gà. TĐTT Trợ từ nhấn mạnh quy định kiểu hoàn cảnh sử dụng, quy định luôn các thao tác tương ứng, các bình diện xuất phát và hướng. Luôn cả các thao tác tương ứng, các bình diện xuất phát và hướng người ta trong việc xử lý TĐTT. Từ đó, chúng ta có thể hình thành quy tắc thứ hai về nhận diện TĐTT theo hình thức từ vựng: Nếu trong một phát ngôn có xuất hiện trợ từ thì tổ hợp từ ngữ đứng sau trợ từ mà trợ từ nhấn mạnh chính là TĐTT. 1.4.3.3.3 Phó từ Các phó từ chỉ thời gian (đã, sẽ, đang, vừa, mới ...) chỉ sự tiếp diễn đồng nhất (cũng, còn, cứ, lại, vẫn, đều, ...) v.v có tác dụng chỉ xuất TĐTT. Ví dụ: (1) Nó SẼ đi học. TĐTT (2) Lan ĐÃ ăn sáng. TĐTT Chúng ta có thể hình thành quy tắc thứ ba về nhận diện TĐTT: Nếu trong một phát ngôn có xuất hiện phó từ thì thành phần theo sau phó từ chính là TĐTT. 1.4.3.4 Dựa vào hình thức câu Hình thức ngữ pháp của câu được coi là phương tiện để định vị thông tin cũng như là cũng như cơ sở để minh hóa TĐTT. Tùy từng hoàn cảnh và tâm thế người giao tiếp sẽ có những cơn cấu cú pháp thích hợp lựa chọn. Với trường hợp không được đánh dấu thường thì trạt tự cơ sở tiêu điểm này trùng với trật tự đề thuyêt nên có thể dựa vào cấu trúc đề thuyết để xác định đâu là phần cơ sở và phần TĐTT. Trường hợp được đánh giấu về hình thức câu là tỉnh lược và đảo trật tự cũng có tác dụng chỉ xuất TĐTT. Ví dụ: Đi làm rồi. (Tỉnh lược chủ ngữ) 1.5 Mối quan hệ giữa phương pháp phân tích câu theo cấu trúc thông tin với 1 số phương pháp khác Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo nhiều phương pháp. Phổ biến nhất là bốn phương pháp sau: (1) Theo cấu trúc chủ vị (ngữ pháp truyền thống) (2) Theo cấu trúc vị từ tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa) (3) Theo cấu trúc đề thuyết (ngữ pháp chức năng) (4) Theo cấu trúc thông tin (cái cho sẵn cái mới; lý thuyết phân đoạn thực tại nêu báo). Các phương pháp này được xây dựng dựa trên ba bình diện nghiên cứu câu: kết học, nghĩa học và dụng học. Trong đó, phân tích câu theo cấu trúc chủ vị thuộc bình diện kết học của câu, cấu trúc vị từ tham thể thuộc bình diện nghĩa học, cấu trúc cái cho sẵn cái mới thuộc bình diện dụng học. Riêng phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết thì lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau.Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng tồn tại trong mối quan hệ qua lại giữa các phương pháp. Lần lượt sẽ tìm hiểu về mối quan hệ giữa CTTT với cấu trúc chủ vị và đề thuyết. 1.5.1 Mối quan hệ giữa cấu trúc thông tin với cấu trúc chủvị Cấu trúc chủvị: “Đây là phương pháp lâu đời nhất của ngữ pháp truyền thống.” 6 Theo bình diện kết học một câu tiếng Việt được chia làm: thành phần chính của câu, thành phần phụ của câu, thành phần chính của từ, thành phần biệt lập. Trong đó để câu mang nội dung thông báo trọn vẹn thì cần hai thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ, đây là hai thành phần cốt lõi trong câu. Chủ ngữ có mối quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau với thành phần vị ngữ. Chủ ngữ nêu lên đối tượng của thông báo mà nội dung nói về đối tượng lại nằm ở vị ngữ. Vị trí thuận của chủ ngữ là đứng trước vị ngữ, tuy nhiên cũng có lúc chủ ngữ đúng sau vị ngữ. Ví dụ: Hôm nay, Lan đi học muộn TN C V Cấu trúc tin có thể trùng với cấu trúc chủ vị, có thể không? Trường hợp cấu trúc tin trùng với cấu trúc chủ vị là trường hợp chủ ngữ mang tin cũ và vị ngữ mang tin mới. Chẳng hạn: (Lan mệt mỏi). Cô ấy đã thức suốt đêm qua. Theo cấu trúc chủ vị: C V Theo cấu trúc nêu báo: CC CM Đặc biệt với cấu trúc có chứa từ “là”, thông thường cái cho sẵn trùng với chủ ngữ, cái mới trùng với vị ngữ. Song, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp ranh giới Cái cũ – Cái mới không trùng với chủ vị. Bởi lẽ, về nguyên tắc, thông tin mới của câu có thể nằm ở bất kỳ thành phần nào trong câu (chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ…). Thậm chí, có những trường hợp, phần tin mới nằm ở các hư từ vốn không đảm nhiệm chức năng cú pháp gì trong câu. Ví dụ: Tin mới trùng với chủ ngữ: (1) Chính NÓ đã từ bỏ tình yêu của mình. (2) ANH BÌNH mới là người đến trước. (3) CẢ ANH ẤYcũng vắng mặt. Tin mới trùng với bổ ngữ: (1) Cô ấy nghi ngờ CẢ TÔI. (2) Nó đọc cả BÁO. Tin mới trùng với trạng ngữ: Mai anh đi à? NGÀY KIA tôi mới đi. Tin mới trùng với các hư từ trong câu: Cậu ăn cơm chưa? RỒI. Tin mới cũng có thể nằm ở các tình thái từ hoặc các quán ngữ tình thái bởi lẽ các từ ngữ này luôn là điểm nhấn quan trọng về mặt thông tin. Do vậy, xét về tính đúng sai, tính chân thực của phát ngôn, ta thấy có một điều khá thú vị. So sánh: (1) Anh ấy không đến. (2) Có lẽ anh ấy không đến. Trong câu (2), có lẽ là thành phần tình thái ngữ. Nó không phải là thành phần quan trọng trong cấu trúc chủ vị của câu, bỏ nó đi, câu vẫn không sai về ngữ pháp. Nhưng nếu thực tế là anh ấy đến, thì nhận định (1) sẽ là sai, còn (2) không bị coi là sai. Xét về số lượng các thành phần trong câu thì cấu trúc tin luôn luôn chỉ có hai phần (cái cho sẵn cái mới). Còn cấu trúc chủ vị, ngoài hai thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ), trong câu còn rất nhiều các thành phần khác (trạng ngữ, đề ngữ, tình thái ngữ…) 1.5.2 Mối quan hệ CTTT với cấu trúc đề thuyết (đề ngữ đề thuyết) 1.5.2.1 Phần đề trùng với phần “cho sẵn”, phần thuyết trùng với phần “mới” Xét về cấu trúc tin, đây là kiểu tổ chức gồm đủ hai phần được tổ chức theo trật tự: phần “cho sẵn” đứng trước phần “mới”. Ở trường hợp này, mối quan hệ giữa cấu trúc đềthuyết và cấu trúc tin thể hiện ở sự tương ứng giữa các thành tố. Cụ thể, phần đề của cấu trúc đềthuyết biểu hiện nội dung đã cho sẵn (thông tin cũ) còn phần thuyết biểu thị thông tin mới, chưa được nói đến và trở thành phần “mới” trong cấu trúc tin. Ví dụ: (1) Mụ Lợi tưởng thầy lang bỡn mụ, nhìn trộm thầy một cái rồi ngoảnh mặt đi. Mụ thẹn. (2) Cái nhà lá hiện không có người thuê. Cái nhà lá, một hôm có người đến hỏi thuê. 7, tr.219 (3) Trong buồng im phăng phắc… Người đi đường vãn dần. Sự tĩnh mịch của đêm khuya ru người ta vào cõi mộng. 8, tr.127 Ở các ví dụ trên, các từ ngữ “mụ”, “cái nhà lá”, “sự tĩnh mịch của đêm khuya” giữ chức năng phần đề của CT ĐT. Xét trong tình huống giao tiếp, trong ngữ cảnh, với dấu hiệu chỉ dẫn (lặp từ), hay sự liên tưởng từ các câu đi trước, cho thấy chính những từ ngữ ấy giữ chức năng làm phần “cho sẵn” trong CTT. Những từ ngữ còn lại là phần thuyết của CT ĐT, cũng chính là phần “mới” của CTT. 1.5.2.2 Phần đề trùng với phần “mới”, phần thuyết trùng với phần “cho sẵn” Trái với trường hợp trên, đây là kiểu cấu trúc tin có phần “mới” đứng ở đầu phát ngôn, trước phần “cho sẵn” trong một dạng cấu trúc cũng gồm hai phần nội dung thông tin. Các phát ngôn này có cấu trúc đề thuyết nghịch hướng với cấu trúc tin: đề đóng vai trò làm phần “mới” và thuyết đóng vai trò phần “cho sẵn” của cấu trúc tin. Hay nói cách khác, đề biểu thị thông tin “mới” còn thuyết biểu thị thông tin đã được nói đến ở những câu trước. Ví dụ: (6) Đang sốt ruột mãi chưa được báo thì Tư và Tâm lên. Hai cậu mang theo một con vịt, măng khô, một nắm thư, sách báo mới và tin tức. Quý nhất là tin tức. Ở ví dụ (6), dấu hiệu nhận diện phần “mới”, phần “cho sẵn” là nội dung câu trước. “Tin tức” là nội dung đã được đề cập đến trong tiền văn. “Quý nhất” là phần “mới”, là nội dung thông tin cung cấp tới người đọc. Phần “mới” đứng trước phần “cho sẵn” nhằm mục đích nhấn mạnh thông tin cần truyền đạt. (7) Ông Học chẳng ngày nào không cọ rửa sân nhà… nhưng chẳng bao giờ nghĩ đến sự cọ rửa và giội nước cho hai đứa con lớn của ông. Chính cái thân ông, ông cũng chẳng săn sóc gì nhiều. Ở ví dụ (7), dấu hiệu nhận diện phần “mới” là tiểu từ “chính”. Trật tự sắp xếp cùng sự trợ giúp của từ “chính” đã làm nổi bật thông tin người viết muốn truyền đạt đến người đọc. Thông tin “ông cũng chẳng chăm sóc gì nhiều” được cho là đã biết bởi sự liên tưởng do nội dung câu trước khơi gợi. Như vậy, nếu trật tự thuận (Đề Thuyết, Cho sẵn Mới) với đề diễn đạt phần “cho sẵn”, thuyết diễn đạt phần “mới” là kiểu tổ chức thường gặp trong sự diễn đạt giản dị, thuận tiện, dễ tiếp nhận thì kiểu diễn đạt nghịch này lại mang đến một giá trị mới: nội dung thông tin cần truyền đạt được nhấn mạnh. Đặc biệt, khi bên cạnh trật tự Mới Cho sẵn có sự xuất hiện của các yếu tố tình thái nhấn mạnh hay các phép cải biến câu (tỉnh lược, thế) thì giá trị thông tin càng nổi bật. Mối quan hệ giữa cấu trúc đề thuyết và cấu trúc tin được thể hiện qua mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc. Cấu trúc đề thuyết có thể được tổ chức tương ứng với cấu trúc tin theo kiểu: phần đề trùng với phần “cho sẵn”, phần thuyết với phần “mới” hoặc ngược lại phần đề với phần “mới”, phần thuyết với phần “cho sẵn”; cấu trúc đề thuyết và cấu trúc tin được tổ chức không tương ứng giữa các thành phần; cấu trúc đề thuyết là phần “mới” hoặc phần “cho sẵn” của cấu trúc tin. Mối quan hệ đa dạng giữa cấu trúc đề thuyết và cấu trúc tin do chính sự tổ chức thông tin quy định. Nói cách khác, chính sự phong phú, linh hoạt của cấu trúc tin quyết định mối quan hệ đa dạng giữa hai loại cấu trúc này. CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ, PHÂN TÍCH CÂU THEO CẤU TRÚC THÔNG TIN (KHẢO SÁT TRÊN CÂU ĐƠN) Mỗi ngôn ngữ có những phương thức riêng thể hiện thông tin cũ và thông tin mới trên cấu trúc nổi. “Như các ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, cái mới thường được đánh dấu bằng cách làm nổi bật. Yếu tố được đánh dấu làm nổi bật thường là tiêu điểm thông tin của phát ngôn. Tiêu điểm thông tin là một từ hoặc một ngữ được nêu bật lên trong phần thông tin mới của phát ngôn bằng các trọng âm cường điệu.” 9,tr.428 Tiêu điểm thông tin là nơi tập trung chú ý của người nói nhằm làm cho người nghe hiểu đúng điều mà người nói muốn khẳng định, nhấn mạnh. Nó có thể rơi vào bất cứ thành phần ngữ pháp nào. Trần Kim Phượng cũng tán đồng quan điểm “trong cái mới, chỗ được nhấn mạnh là tiêu điểm thông báo. Nói cách khác, phần quan trọng nhất trong thông tin mới sẽ được gọi là tiêu điểm thông báo”.8, tr.21. Theo Nguyễn Hồng Cổn, khái niệm tiêu điểm thông tin không trùng với khái niệm thông tin mới. Và cũng không phải khi nào tiêu điểm thông tin cũng mang thông tin mới và là thông tin quan trọng nhất. nếu mở rộng bình diện xem xét, có những câu phần mang thông tin quan trọng nhất và là trọng tâm thông báo của câu nhưng không phải là mới đối với người nghe hay người nói. Ví dụ: Cậu thích đi xem phim hay đi mua sắm? Mình thích đi mua sắm. Từ “đi mua sắm” là phần thông tin quan trọng nhất của câu trả lời nhưng nó không mới vì nó đã xuất hiện ở câu hỏi trước đó, nó đã có sẵn trong ý thức của người nghe. Như vậy, “tiêu điểm thông tin là phần duy nhất trong cấu trúc thông tin của câu cho thấy sự chênh lệch về thông tin giữa người nói và người nghe, xét theo sự đánh giá của người nói.” 10,tr.23 Có nhiều cách để phân loại cấu trúc thông tin, phụ thuộc vào tiêu chí mà các nhà nghiên cứu lựa chọn. Tiêu điểm là thành phần quan trọng bậc nhất của cấu trúc thông tin. Vì vậy sự khác nhau giữa vị trí, chức năng cũng như hình thức của tiêu điểm làm nên những loại cấu trúc thông tin khác nhau. Có các loại cấu trúc thông tin chủ yếu dựa trên các tiêu chí của tiêu điểm như sau: Cấu trúc thông tin theo vị trí của tiêu điểm Cấu trúc thông tin theo chức năng của tiêu điểm Cấu trúc thông tin theo hình thức của tiêu điểm Với mỗi loại cấu trúc thông tin biểu thị ý nghĩa và chức năng khác nhau. 2.1 Cấu trúc thông tin theo vị trí của tiêu điểm Với loại cấu trúc trúc thông tin này thì theo tác giả nguyễn Hồng Cổn thì có thể chia làm 3 loại nhỏ: cấu trúc thông tin lưỡng phân cơ sở tiêu điểm, cấu trúc thông tin xen kẽ cơ sở tiêu điểm và cấu trúc thông tin chỉ có tiêu điểm, mỗi nhóm lại có sự phân loại nhỏ hơn. 2.1.1 Cấu trúc thông tin lời thoại lưỡng phân cơ sở tiêu điểm Các cấu trúc thông tin lời thoại lưỡng phân sơ sở tiêu điểm là các lời thoại có cơ sở và tiêu điểm được sắp xếp theo trình tự thuận hoặc nghịch tùy thuộc vào vị trí của tiêu điểm. 2.1.1.1 Tiêu điểm đứng sau cơ sở: Thông thường, mô hình cấu trúc thông tin cơ bản và thường gặp nhất là sơ sở đứng trước tiêu điểm, cơ sở làm nền cho tiêu điểm. Các lời thoại nhân vật có cấu trúc theo trình tự đã được đề cập đến trước đó, người nói cho rằng thông tin đó đã xuất hiện, có sẵn trong tâm trí của người nghe vào thời điểm nói. Còn phần tiêu điểm biểu thị thông tin mới, chưa được nói đến cũng như chưa tồn tại trong tâm trí của người nghe. Ví dụ: (1) Huyền đi đâu giờ này chưa về? Huyền ĐI SINH NHẬT LAN. CS TĐ (2) Cả nhà đi đâu hết rồi? Bố mẹ cháu LÊN BỆNH VIỆN CHĂM SÓC BÀ NỘI RỒI BÁC Ạ. Với câu hỏi trước đó, Huyền đã được nhắc đến tức là đã xuất hiện trong ý thức của cả người nói lẫn người nghe, trong câu trả lời cho câu hỏi trước đó, Huyền trở thành cái cũ tức là cái cơ sở đã được đề cập đứng trước cái mới là “đi sinh nhật Lan” cũng tức là tiêu điểm, cái cần nhấn mạnh trong câu trả lời nhằm đáp ứng thông tin mà người nghe muốn hướng đến. Cũng như ở câu thứ hai, chúng ta có thể dễ dàng thấy được “bố mẹ cháu” là phần cơ sở thông tin rút ra từ phát ngôn câu hỏi trước đó “cả nhà” vì vậy nó là thông tin cơ sở và tiêu điểm là phần đứng sau đó. Đối với kiểu cấu trúc thông tin lời thoại có cơ sở đứng trước tiêu điểm nhằm mục đích để người nghe dễ nhận biết vấn đề hoặc đôi khi do nó đã xuất hiện trong ngữ cảnh giao tiếp của người tham gia hội thoại. 2.1.1.2 Tiêu điểm đứng trước cơ sở: Với kiểu cấu trúc thông tin lời thoại này, tiêu điểm đứng ở đầu phát ngôn và đúng trước phần cơ sở. Ví dụ: Trang hỏi: KHI NÀO Lan về quê? Lan trả lời: NGÀY KIA. Với cuộc hội thoại này, thì Trang là bạn của Lan nên biết rằng cô sẽ về quê trong thời gian này nhưng không biết chính xác thời điểm mà Lan sẽ đi. Chính vì vậy trong câu hỏi này thì “Khi nào” là thông tin mà Trang cần biết về thời gian mà Lan sẽ về quê. Vì vậy, tiêu điểm của phát ngôn này tập trung vào từ có thì lực thông tin cao nhất đó là “Khi nào”. Trong trường hợp này thì tiêu điểm cũng đồng thời đứng đầu phát ngôn hay đứng trước thông tin cơ sở. Với kiểu cấu trúc thông tin này thường xuất hiện nhiều ở những câu hỏi hay đi kèm với những từ nghi vấn đóng vai trò là tiêu điểm: ai, tại sao, khi nào,… kết hợp với ngữ điệu rõ rệt. Ví dụ: (1) AI dạy mày câu nói hồi nãy? Dạ, ÔNG HỘI ĐỒNG. (trích Một kiểu anh hùng) (2) Lão Kiền vội tụt xuống ghế, nép ở mép cửa, lát sau chạy ra hỏi: SAO đánh nó? Đoài bảo: Nó VÔ GIÁO DỤC thì đánh. 2.1.2 Cấu trúc thông tin lời thoại xen kẽ cơ sở tiêu điểm Cấu trúc thông tin lời thoại xen kẽ cơ sở tiêu điểm là các lời thoại có tiêu điểm đứng xen vào bộ phận cơ sở hoặc ngược lại. 2.1.2.1 Tiêu điểm đứng giữa phần cơ sở: Khi tiêu điểm đứng xen vào giữa phần cơ sở thì sẽ tạo nên kiểu cấu trúc thông tin: cơ sở tiêu điểm sơ sở. Ví dụ: (1) Mày LÀM GÌ mà ồn ào thế? (2) Tớ đang TẬP HÁT ĐỂ CHUẨN BỊ CHO VĂN NGHỆ Ở TRƯỜNG. Tiêu điểm của phát ngôn (1) là “làm gì” là phần mang thì lực thông báo cao nhất, là điều mà người hỏi muốn biết. Đến phát ngôn (2) thì câu trả lời nhằm thỏa mãn thông tin “làm gì” được hỏi ở phát ngôn (1). Tương tự có thể nói đến một số ví dụ sau: (3) Mày tìm CÁI GÌ ở đấy? Không, TAO KHÔNG TÌM GÌ CẢ. (Trích Tâm hồn mẹ) (4) Chú thấy AI trong nhà không? Không. Với những phát ngôn phủ định tương phản, tiêu điểm được xác định dựa vào tình trạng tương phản thông tin trong phát ngôn. (5) Tớ thấy Hoa là người HỌC GIỎI NHẤT LỚP. Không, theo tớ thì MAI mới là người giỏi nhất. Lúc này, ở phát ngôn sau thì chỉ có Mai là tiêu điểm vì người giỏi nhất đã được đề cập ở phát ngôn trước nó. 2.1.2.2 Cơ sở đứng giữa phần tiêu điểm: Bộ phận cơ sở xen vào giữa hai tiêu điểm của câu tạo thành kiểu cấu trúc thông tin: tiêu điểm cơ sở tiêu điểm. Ví dụ: Lão Kiền hỏi Khảm: có mang búa về không? Khảm cáu: TÍ NỮA MẤT MẠNG với con chó becgie CÒN BÚA VỚI LẠI KÌM GÌ. (Trích không có vua) 2.1.2.3 Tiêu điểm và cơ sở xen kẽ nhau: Khác với các kiểu cấu trúc thông tin khác, kiểu cấu trúc thông tin này cơ sở và tiêu điểm xen kẽ nhau và bất cứ yếu tố nào cũng đều có thể đứng đầu phát ngôn. Ví dụ: Lan KHÔNG NGHE GIẢNG, cô ấy NGỒI BẤM ĐIỆN THOẠI SUỐT CẢ TIẾT HỌC thế mà cô giáo KHÔNG HỀ HAY BIẾT. Tao NGHĨ cô giáo BỎ QUA CHO NÓ ĐẤY THÔI. 2.1.3 Cấu trúc thông tin lời thoại chỉ có tiêu điểm 2.1.3.1 Tiêu điểm là thuyết: Đây là kiểu cấu trúc thông tin có phần đề làm cơ sở bị tỉnh lược, chỉ còn lại phần thuyết hoặc bộ phận của thuyết, trùng với tiêu điểm. Ví dụ: Ngày mai học lúc mấy giờ? (Ngày mai học lúc) 9 GIỜ. Học môn gì vậy? (Học môn) NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT. 2.2.3.2 Tiêu điểm là cấu trúc đề thuyết: Các cấu trúc thông tin có tiêu điểm là cấu trúc đề thuyết nghĩa là tiêu điểm trùng hoàn toàn với câu và không thể phân chiết ra được bất kì một bộ phận nào trong đó quan trọng hơn về mặt thông tin. Người nói tạo lập và người nghe tiếp nhận toàn bộ cấu trúc đề thuyết như là một thông điệp mang thông tin mới hoàn chỉnh. Ví dụ: Đoài dắt xe về nhà, thấy đồ đạc lung tung hỏi: chuyện gì thế? Cấn bảo: CHỊ SINH MẤT CÁI NHẪN. (Trích Không có vua) 2.2 Cấu trúc thông tin theo chức năng của tiêu điểm 2.2.1 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm hỏi Tiêu điểm hỏi là tiêu điểm biểu thị thông tin người nói chưa biết hoặc biết chưa chắc chắn và giả định rằng người nghe đã biết. Nếu như tiền giả định là điều kiện cần để tạo lập một câu hỏi thì tiêu điểm hỏi là điều kiện đủ để sử dụng nó trong giao tiếp. Không có thông tin chưa biết ở tiêu điểm hỏi thì người nói không có nhu cầu hỏi và không thực hiện hành vi hỏi. Tiêu điểm hỏi được chia làm hai loại là: tiêu điểm hỏi toàn câu và tiêu điểm một bộ phận của câu. 2.2.1.1 Tiêu điểm hỏi toàn câu: Tiêu điểm hỏi toàn câu là kiểu tiêu điểm mà người nói biết rằng có một sự tình nào đó xảy ra nhưng chưa biết chính xác là gì. Trong trường hợp này, người nói sẽ sử dụng những câu hỏi cầu khiến thông tin chung có tiêu điểm hỏi toàn câu. Ví dụ: Khi tôi vừa trả chìa khóa phòng học và đi xuống tầng. Lúc đó thấy mấy đứa bạn vui vẻ hơn hẳn. Tôi tò mò hỏi: CÓ CHUYỆN GÌ VẬY? Nó bảo: không có gì. Chỉ là chúng tớ tán chuyện cho vui thôi mà. Thông tin được người nghe cung cấp lúc này thường có tính chất mới hoàn toàn hoặc ít ra cũng mới ở thời điểm phát ngôn. 2.2.1.2 Tiêu điểm hỏi là một bộ phận của câu: Tiêu điểm hỏi một bộ phận của câu là tiêu điểm đi kèm những từ nghi vấn có tác dụng hỏi kiểm chứng thông tin: ai, gì, nào, … Tiêu điểm hỏi một bộ phận của câu thường xuất hiện trong một số trường hợp sau: Người nói đã biết một phần của sự tình, nhưng còn phần chưa rõ và người nói sẽ sử dụng các câu hỏi cầu khiến thông tin chuyên biệt có tiêu điểm hỏi trùng với các đại từ nghi vấn như: ai, sao, cái gì,… Ví dụ: (1) AI đã dọn dẹp căn phòng này? Chị cháu. (2) SAO cháu không cùng về quê với anh chị? Cháu có chút việc gấp cần làm. Nếu người nói đã biết thông tin về một sự tình nào đó nhưng muốn kiểm chứng lại tính chính xác của nó thì sử dụng các câu hỏi kiểm chứng thông tin với các từ nghi vấn: có…không, có phải…không, đã…chưa,… Trong loại câu hỏi này, các từ nghi vấn có chức năng khu biệt tiêu điểm hỏi. Ví dụ: (3) Hoa ơi, em ĐÃ LÀM XONG BÀI TẬP VỀ NHÀ CHƯA? Em làm xong từ nãy rồi chị ạ. (4) Chị ơi, CÓ PHẢI ĐÂY LÀ NHÀ PHỤ HUYNH EM NHẬT ANH LỚP 9B TRƯỜNG THÁI PHIÊN HAY KHÔNG? Đúng vậy. có chuyện gì không. 2.2.2 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm khẳng định Tiêu điểm khẳng định là loại tiêu điểm biểu thị thông tin mà người nói giả định rằng người nghe chưa biết ở thời điểm sắp nói. Sự chênh lệch về thông tin giữa người nói và người nghe thể hiện ở chỗ người nói là người nắm được thông tin, còn người nghe thì chưa biết. Sự chênh lệch thông tin này là cơ sở của sự hình thành và thống nhất về ý đồ giao tiếp của người nói và người nghe. 2.2.3 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm tương phản Những yếu tố được nhấn mạnh, làm tương phản, xác định tình trạng thông tin đúng sai, sửa thông tin hay lựa chọn,… đều thuộc loại tiêu điểm tương phản. tiêu điểm tương phản gồm có 3 loại bao gồm: 2.2.3.1 Tiêu điểm tương phản xác nhận thông tin: Tiêu điểm tương phản xác nhận thông tin là loại tiêu điểm có chức năng biểu hiện thông tin được người nói truyền đạt trái với sự hiểu biết, chờ đợi của người nghe. Ví dụ: (1) Cô ấy tốt thật đấy. cô ấy luôn quan tâm tới người khác. ĐỪNG CHỈ NHÌN BỀ NGOÀI . Cô ấy chỉ thế vì CÓ CẬU Ở ĐÂY THÔI. (2) Cô ấy xinh thật đấy KHÔNG HỀ. SO VỚI CẬU THÌ THUA XA. Tiêu điểm tương phản điển hình này thường xuất hiện trong các câu bác bỏ hay điều chỉnh lại nội dung khẳng định hay tiền giả định của một câu khác bị người nói coi là sai lầm hoặc không chấp nhận được. Tiêu điểm tương phản xác nhận thôn gtin được nhận diện dựa vào chức năng và ngữ cảnh. 2.2.3.2 Tiêu điểm tương phản nhấn mạnh: Tiêu điểm tương phản nhấn mạnh được tạo thành nhờ sự nhấn mạnh giữa những yếu tố hoặc giữa những khía cạnh nào đó của sự tình trong cùng phát ngôn. Ví dụ: Trong lúc cái Tí đang cố chạy nhanh để giành giải nhất cuộc thi chạy của những đứa trẻ trong làng. Đột nhiên nó bị trượt chân ngã lăn quay dưới đất. Thế là cả bọn cùng cười: Cái tí hăng quá. Nó thực hiện một cú về đích thật ngoạn mục. Tí bảo: Tao đau sắp chết đây rồi MÀ tụi bây CÒN trêu cho bằng được. Thật hết nói nổi. 2.2.3.3 Tiêu điểm tương phản lựa chọn: Tiêu điểm tương phản lựa chọn được tạo thành nhờ sự tương phản đối lập giữa những yếu tố hoặc giữa những khía cạnh nào đó của sự tình trong cùng phát ngôn. Tiêu điểm tương phản lựa chọn được chia ra làm hai nhóm nhỏ: tiêu điểm tương phản đơn lẻ và tiêu điểm tương phản cặp nhóm. Tiêu điểm tương phản đơn lẻ: được thực hiện nhờ thế tương phản giữa yếu tố đồng loại cùng hiện diện trong câu, có thể thay thế nhau được. Ví dụ: Giờ cậu uống NƯỚC HOA QUẢ hay CÀ PHÊ? Tớ muốn uống cà phê hơn. Tiêu điểm tương phản theo cặp nhóm (tương phản theo vế): được hiểu là thế đối lập giữa các ngữ đoạn hay cú đoạn với nhau. Ví dụ: Con gặp nó con phải nói cho ra nhẽ mới được. Đời nào mình giúp nó tận tình thế mà nó dám đi nói xấu mình sau lưng như thế. Giờ KHÔNG CÓ NÓ ở đây thì MẠNH MỒM lắm còn đến KHI GẶP NÓ thì CÓ CẠY MIỆNG CŨNG CHẢ NÓI ĐƯỢC CÂU NÀO. Các yếu tố đóng vai trò là tiêu điểm tương phản thường đối xứng đồng nhất, đồng nhất không những về chức năng ngữ pháp mà còn phải đối lập tương xứng về nội dung, thành từng cặp đồng loại. 2.3 Cấu trúc thông tin theo hình thức của tiêu điểm 2.3.1 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm vị từ Vị từ của câu được gọi là hạt nhân ngữ nghĩa ngữ pháp cấu trúc của câu. Xét về mặt ngữ nghĩa, vị từ thường là trung tâm của khung vị ngữ, đóng vai trò chính trong việc diễn đạt một sự tình, hành động, quá trình,… xét về mặt ngữ pháp vị từ thường là trung tâm của phần thuyết hay là trung tâm của vị ngữ. Tuy nhiên, vị từ có trở thành tiêu điểm hay không là do chức năng ngữ nghĩa cú pháp của vị từ quyết định mà hòa toàn phụ thuộc vào ý định giao tiếp của chủ ngôn và bối cảnh sử dụng. Với các câu hỏi, tiêu điểm sẽ rơi vào vị từ khi thông tin mà người nói cần cầu khiến hay kiểm chứng được biểu hiện bằng vị từ: …làm gì?; …ra sao?; …làm sao?;…thế nào?,… với các câu không phải là câu hỏi, vị từ sẽ là tiêu điểm khi câu hàm chứa nó biểu hiện các thông tin trả lời trực tiếp cho các câu hỏi có tiêu điểm là vị từ. Ví dụ: (1) Bố cậu LÀM GÌ? Bố tớ làm CÔNG NHÂN. (2) Bác ấy CÓ sao KHÔNG? Lúc đầu hơi mệt những đỡ rồi. 2.3.2 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm tham tố Trong câu, tham tố phụ thuộc vào vị từ về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, giúp vị từ biểu hiện các phương diện khác nhau của sự tình. Tuy nhiên, ở bình diện ngữ dụng, khi cấu trúc thông tin của câu trùng với tham tố thì chức năng thông tin của tham tố lại trở nên quan trọng hơn vị từ, lúc đó tham tố trở thành bộ phận quan trọng được nhấn mạnh của câu. Bất kì một tham tố nào của vị từ cũng có thể trở thành tiêu điểm. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm là tham tố thường trực tiếp trả lời cho các câu hỏi khu biệt bộ phận như: cái gì?; khi nào?; ở đâu?; … Với các câu hỏi, tiêu điểm sẽ rơi vào một tham tố nào đó khi thông tin người nói cần tìm kiếm hay kiểm chứng liên quan trực tiếp đến

MỤC LỤC PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1 Lí chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối tượng phạm vi nghiên cứu .3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu .3 5.1 Phương pháp miêu tả, phân tích 5.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu Giả thuyết khoa học .3 Bố cục Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN .5 1.1 Cấu trúc thông tin .5 1.1.1.Một số quan niệm cấu trúc thông tin .5 1.1.1.1 Mô hình tâm lý .5 1.1.1.2 Mơ hình giao tiếp 1.1.1.3.Hai lý thuyết tiêu biểu cấu trúc thông tin 1.2 Khái niệm cấu trúc thông tin 1.3 Khái niệm, đặc điểm thông tin cũ, thông tin .9 1.3.1.Thông tin cũ 1.3.2.Thông tin .9 1.4 Tiêu điểm thông tin 10 1.4.1 Khái niệm 10 1.4.2 Các loại tiêu điểm thông tin .10 1.4.2.1 Tiêu điểm thông tin (TĐTTM) 10 1.4.2.2 Tiêu điểm tương phản (TĐTP) 11 1.4.3 Dấu hiệu nhận biết tiêu điểm tin 14 1.4.3.1 Dựa vào hình thức trình bày ngơn ngữ .14 1.4.3.2 Dựa vào ngôn điệu 14 1.4.3.3 Dựa vào từ vựng .15 1.4.3.4 Dựa vào hình thức câu 17 2.1 Mối quan hệ phương pháp phân tích câu theo cấu trúc thông tin với số phương pháp khác 17 2.1.1 Mối quan hệ cấu trúc thông tin với cấu trúc chủ-vị 19 2.2.2 Mối quan hệ CTTT với cấu trúc đề- thuyết (đề ngữ- đề thuyết) .20 2.2.2.1 Phần đề trùng với phần “cho sẵn”, phần thuyết trùng với phần “mới”20 2.2.2.2 Phần đề trùng với phần “mới”, phần thuyết trùng với phần “cho sẵn” 20 CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ, PHÂN TÍCH CÂU THEO CẤU TRÚC THÔNG TIN 22 (KHẢO SÁT TRÊN CÂU ĐƠN) 24 1.1 Cấu trúc thông tin theo vị trí tiêu điểm 22 1.1.1.Cấu trúc thông tin lời thoại lưỡng phân sở - tiêu điểm 25 1.1.2.Cấu trúc thông tin lời thoại xen kẽ sở - tiêu điểm .27 1.1.3 Cấu trúc thông tin lời thoại có tiêu điểm 28 2.1 Cấu trúc thông tin theo chức tiêu điểm 29 2.1.1 Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm hỏi 29 2.1.2 Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm khẳng định .28 2.1.3 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm tương phản 29 3.1 Cấu trúc thơng tin theo hình thức tiêu điểm 30 3.1.1 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm vị từ .30 3.1.2 Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm tham tố 31 3.1.3 Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm câu 31 KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTTT : Cấu trúc thông tin CTTP : Cấu trúc tương phản CTTTM : Cấu trúc thông tin TĐM : Tiêu điểm CT Đ -T : Cấu trúc đề - thuyết PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÂU THEO CÂU TRÚC THƠNG TIN PHẦN 1: MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài “Cấu trúc thông tin phân đoạn cấu trúc câu theo thơng tin Đó khác biệt vị thông tin cấu trúc câu thể hai phương diện thông tin sở (thông tin tiền giả định) tiêu điểm thông tin (TĐTT)” [1,tr.3] Điều tạo nên khác biệt cấu trúc thông tin với cấu trúc thông tin khác tiêu điểm thông tin Hay nói cách khác, phân tích cấu trúc thơng tin nghĩa phận đóng vai trò tiêu điểm cấu trúc câu Trong thời gian qua, vấn đề cấu trúc thông tin nhiều nhà ngôn ngữ giới Việt Nam ý nghiên cứu, tiếp cận nhiều lĩnh vực ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng… Ở Việt Nam, lí thuyết cấu trúc thơng tin vấn đề mẻ Bởi chưa có cơng trình nghiên cứu chun biệt, ngoại trừ vài khảo cứu đề cập mức độ sơ lược Hơn nữa, quan điểm lại không thống nên chưa đem đến tiếng nói chung Vì thế, việc nghiên cứu cấu trúc thông tin cách hồn chỉnh góp phần bổ khuyết vào tranh CTTT hứa hẹn mang lại nhiều điều lí thú, mẻ cho yêu thích lĩnh vực Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề cấu trúc thông tin thực chất nghiên cứu từ sớm, vào năm 20 Đầu tiên phải kể đến trường phái ngôn ngữ Prague (19261953) mà đại diện Vilem Mathesius, R.Jacobson, N.Trubetskoy nhà ngôn ngữ tiếng khác, nhánh dòng nghiên cứu ngữ pháp chức Với trường phái Prague cơng trình họ thường gặp với tên gọi lý thuyết phân đoạn thực câu Theo họ, cấu trúc câu chia làm hai phần đề (theme, topic) thuyết (rheme, comment), đề phận biểu thị “cái biết” hay “thông tin cũ” thuyết biểu thị “cái chưa biết” hay “thơng tin mới” Từ sở này, mà lý thuyết đoạn thực câu nhà nghiên cứu triển khai theo nhiều hướng khác Tiếp theo, phải kể đến Halliday - người có cơng lớn việc đưa thuật ngữ đơn vị thông tin (information unit) mức độ độc lập riêng cho cấu trúc thông tin Halliday cho rằng, cấu trúc thơng tin có hai mặt: phân chia đơn vị thông tin diễn ngôn hai cấu trúc bên đơn vị thơng tin Ơng gọi mặt cấu trúc đề (Thematic structure) mặt thứ hai đưa (Giveness) Theo Halliday, đề ln đứng trước thuyết, chúng có liên quan mật thiết đến trật tự từ Wallace L.Chafe (1976) mở rộng quan niệm Halliday thông tin “mới” thơng tin “có sẵn” sang mơ hình tâm lí ý thức người nói người nghe Việc vận dụng lý thuyết cấu trúc thông tin nghiên cứu ngôn ngữ giới Việt ngữ xem xét nhiều bình diện: Trần Ngọc Thêm cho rằng, xét theo phân đoạn thông báo, câu tiếng Việt chia làm phần rõ rệt: phần nêu (cái mà người đọc biết nêu giả định biết), phần báo (cái mới, thông báo phần nêu) Theo Diệp Quang Ban, “Trong cấu trúc phân đoạn thực câu, phần đề đứng trước phần thuyết câu đơn hai thành phần với trật tự chủ ngữ - vị ngữ, chủ ngữ phần đề, vị ngữ phần thuyết” [3,tr.6] Hướng nghiên cứu Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng lại có phân biệt rõ ràng cấu trúc thông báo cấu trúc đề thuyết, Cao Xuân Hạo quan niệm cấu trúc đề thuyết với tư cách cấu trúcpháp câu “luôn chia hết câu”, phần hai phần cách câu Vận dụng lý thuyết cấu trúc thông tin vào việc phân loại câu đơn tiếng Việt, Nguyễn Hồng Cơn có nhiều nghiên cứu như: “Các kiểu cấu trúc thông tin câu đơn tiếng Việt”, “Cấu trúc thông tin biến thể cú pháp câu tiếng Việt” Nhìn chung, cơng trình nghiên cứu cho ta nhìn cận cảnh việc vận dụng lý thuyết thơng tin ngôn ngữ Tuy nhiên, tác giả lại nghiên cứu bình diện khác nhau, chưa đến khái niệm, quan điểm, tiếng nói chung Khiến người đọc khó định hướng tiếp cận cấu trúc thông tin Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài phương pháp phân tích cấu trúc thơng tin câu đơn tiếng Việt 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài câu đơn tiếng Việt Mục đích nghiên cứu Bài nghiên cứu nhóm chúng tơi nhằm mục đích xác định phương pháp phân tích cấu trúc thơng tin So sánh, đối chiếu cấu trúc thông tin câu tiếng Anh tiếng Việt 5.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp miêu tả, phân tích Đây xem phương pháp nhóm chúng tơi q trình nghiên cứu Giả thuyết khoa học Trong chừng mực định, đưa vài phát mặt lý thuyết để bổ khuyết vào tranh cấu trúc ngôn ngữ hồn chỉnh Nếu thành cơng, đề tài tài liệu hữu ích thực tế giảng dạy học tiếng Việt, cho người làm công tác báo chí, dịch thuật Bố cục Ngồi phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo Đề tài nghiên cứu gồm chương: Chương 1: Cơ sở lí luận số vấn đề liên quan Chương 2: Miêu tả, phân tích câu theo câu trúc thông tin (khảo sát câu đơn) PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1 Cấu trúc thông tin 1.1.1 Một số quan niệm cấu trúc thông tin CTTT (information structure) xuất lý thuyết miêu tả câu theo bình diện ngữ dụng học bên cạnh lý thuyết theo bình diện kết học, ngữ nghĩa học kết cấu chủ ngữ - vị ngữ, cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc vị từ tham thể, cấu trúc nghĩa câu (nghĩa biểu niệm, nghĩa liên tưởng,…) Trong chiều dài lịch sử nghiên cứu, CTTT biết đến với nhiều tên gọi, phân đoạn thực câu (actual divison of the sentence), phối cảnh chức câu (functional sentence perspective), đóng gói thơng tin (information packaging), tổ chức theo ngữ cảnh (contextual organization) …) mô tả qua nhiều thuật ngữ khác như: đề (theme) – thuyết (rheme), chủ đề (toppic) – giải (comment), tiêu điểm (focus) – (background), cho sẵn (given) – (new)…Dưới số mơ hình nghiên cứu cấu trúc thơng tin 1.1.1.1 Mơ hình tâm lý Mơ hình tâm lý Von der Gabelentz Paul Herman nghiên cứu vấn đề CTTT theo mối quan hệ trình tự ý nghĩ, một nhóm khái niệm kết nối trí óc người với trình tự biểu ngữ câu Gabelentz xác lập quan niệm phải phân biệt câu theo hai mức độ kết cấu khác mức độ ngữ pháp (grammar) mức độ tâm lý (psychology), từ đưa thuật ngữ chủ ngữ tâm lý vị ngữ tâm lý Chủ ngữ tâm lý hiểu mà người nghe nên nghĩ, vị ngữ tâm lý điều mà người nghe nên nghĩ Đến Herman, ông trọng phân biệt chủ ngữ tâm lý, vị ngữ tâm lý với chủ ngữ, vị ngữ theo kết cấu ngữ pháp ơng cho chúng lúc đồng với Mô hình tâm lý lý thuyết tảng để phát triển nghiên cứu cấu trúc động vốn có câu 1.1.1.2 Mơ hình giao tiếp Mơ hình giao tiếp dựa chức giao tiếp ngôn ngữ để xác lập câu khơng hình thành dựa cấu trúcpháp mà dựa nhiều yếu tố khác Amman cho rằng, câu mang thông điệp, thơng điệp có tính hai mặt, chuyển tải thơng qua “đề” “thuyết” Tuy sớm nhận thức việc có nhiều yếu tố khác chưa thể gọi tên theo chun ngành ngơn ngữ học, mà đẩy phạm trù ngành tâm lý thông tin Đây nỗ lực nghiên cứu tiền đề để nghiên cứu câu theo nhiều bình diện ngồi bình diện cú phápphần đơng cứng 1.1.1.3 Hai lý thuyết tiêu biểu cấu trúc thông tin 1.1.1.3.1 Trường phái Prague: Trường phái ngôn ngữ Prague (1926 – 1953) mà đại diện Vilém Mathesius, R.Jacobson, N.Trubetskoy nhà ngôn ngữ tiếng khác, nhánh dòng nghiên cứu Ngữ pháp chức (functional structuralism) Họ chủ trương nghiên cứu câu hệ thống ngữ pháp trình giao tiếp, quan trọng đặt câu ngữ cảnh mà xuất Mathesius người gọi tên vấn đề CTTT thành phân đoạn thực câu Ông quay trở lại với việc nghiên cứu cách tổ chức thông tin câu, phân biệt chủ ngữ ngữ pháp, vị ngữ ngữ pháp Ông cho “các yếu tố phân đoạn thực là: điểm xuất phát/hay sở câu nói hạt nhân câu nói Điểm xuất phát hiểu biết tình chí dễ dàng hiểu người nói lấy làm điểm xuất phát Hạt nhân câu mà người nói thơng báo điểm xuất phát câu nói” [2, tr.26] Trong cơng trình nghiên cứu tiếp theo, ơng đưa ý tưởng việc phân tích câu theo bình diện chức năng, câu cần quan tâm “cái đề cập đến” (Đề) “những điều nói nó” (Thuyết) Trật tự tự nhiên câu đề - thuyết, trật tự tuyến tính thể khách quan câu nói Đề phần xuất phát với thông tin biết dễ dàng suy từ ngữ cảnh câu nói, thuyết phần cốt lõi thơng tin câu với thông tin chưa đề cập trước dựa vào ngữ cảnh chưa thể hiểu hết Với lý thuyết trường phái Prague CTTT, bước đầu hiểu rõ CTTT câu, phân biệt cấu trúc ngữ pháp với cấu trúc thơng tin phân tích câu Điểm mà lý thuyết cần phải tiếp tục nghiên cứu họ chủ quan đồng cấu trúc thông tin với cấu trúc đề thuyết Điều Halliday khắc phục nghiên cứu 1.1.1.3.2 M A K Halliday: Halliday nghiên cứu CTTT câu theo hai mặt, mặt đề - thuyết (giống với trường phái Prague), mặt thứ hai cấu trúc bên đơn vị thông tin, nơi mà thành tố đánh dấu dựa vào điểm neo diễn ngôn (discourse anchoring) chúng Mặt đề - thuyết với việc phân định biết chưa biết (know/unknow), đề thông tin mà sp1 mặc định sp2 biết, thuyết thông tin mà sp1 giả định sp2 chưa biết cần biết Ở mặt thứ 2, Halliday mô tả câu cấu trúc thơng tin cho sẵn - thơng tin Ơng cho phần thông tin cho sẵn “thông tin người nói thể tình thái nhấn mạnh hay phép cải biến câu (tỉnh lược, thế) giá trị thông tin bật Mối quan hệ cấu trúc đề - thuyết cấu trúc tin thể qua mối quan hệ thành tố cấu trúc Cấu trúc đề - thuyết tổ chức tương ứng với cấu trúc tin theo kiểu: phần đề trùng với phần “cho sẵn”, phần thuyết với phần “mới” ngược lại - phần đề với phần “mới”, phần thuyết với phần “cho sẵn”; cấu trúc đề - thuyết cấu trúc tin tổ chức không tương ứng thành phần; cấu trúc đề - thuyết phần “mới” phần “cho sẵn” cấu trúc tin Mối quan hệ đa dạng cấu trúc đề - thuyết cấu trúc tin tổ chức thơng tin quy định Nói cách khác, phong phú, linh hoạt cấu trúc tin định mối quan hệ đa dạng hai loại cấu trúc 23 CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ, PHÂN TÍCH CÂU THEO CẤU TRÚC THÔNG TIN (KHẢO SÁT TRÊN CÂU ĐƠN) Mỗi ngơn ngữ có phương thức riêng thể thông tinthông tin cấu trúc “Như ngôn ngữ khác, tiếng Việt, thường đánh dấu cách làm bật Yếu tố đánh dấu làm bật thường tiêu điểm thông tin phát ngôn Tiêu điểm thông tin từ ngữ nêu bật lên phần thông tin phát ngôn trọng âm cường điệu.” [9,tr.428] Tiêu điểm thông tin nơi tập trung ý người nói nhằm làm cho người nghe hiểu điều mà người nói muốn khẳng định, nhấn mạnh Nó rơi vào thành phần ngữ pháp Trần Kim Phượng tán đồng quan điểm “trong mới, chỗ nhấn mạnh tiêu điểm thơng báo Nói cách khác, phần quan trọng thông tin gọi tiêu điểm thông báo”.[8, tr.21] Theo Nguyễn Hồng Cổn, khái niệm tiêu điểm thông tin không trùng với khái niệm thông tin Và tiêu điểm thông tin mang thông tin thông tin quan trọng mở rộng bình diện xem xét, có câu phần mang thông tin quan trọng trọng tâm thông báo câu người nghe hay người nói Ví dụ: - Cậu thích xem phim hay mua sắm? - Mình thích mua sắm Từ “đi mua sắm” phần thông tin quan trọng câu trả lời khơng xuất câu hỏi trước đó, có sẵn ý thức người nghe Như vậy, “tiêu điểm thông tin phần cấu trúc thông tin câu cho thấy chênh lệch thơng tin người nói người nghe, xét theo đánh giá người nói.” [10,tr.23] 24 Có nhiều cách để phân loại cấu trúc thơng tin, phụ thuộc vào tiêu chí mà nhà nghiên cứu lựa chọn Tiêu điểm thành phần quan trọng bậc cấu trúc thơng tin Vì khác vị trí, chức hình thức tiêu điểm làm nên loại cấu trúc thơng tin khác Có loại cấu trúc thơng tin chủ yếu dựa tiêu chí tiêu điểm sau: Cấu trúc thông tin theo vị trí tiêu điểm Cấu trúc thơng tin theo chức tiêu điểm Cấu trúc thông tin theo hình thức tiêu điểm Với loại cấu trúc thông tin biểu thị ý nghĩa chức khác 2.1 Cấu trúc thơng tin theo vị trí tiêu điểm Với loại cấu trúc trúc thông tin theo tác giả nguyễn Hồng Cổn chia làm loại nhỏ: cấu trúc thông tin lưỡng phân sở - tiêu điểm, cấu trúc thông tin xen kẽ sở - tiêu điểm cấu trúc thơng tin có tiêu điểm, nhóm lại có phân loại nhỏ 2.1.1 Cấu trúc thông tin lời thoại lưỡng phân sở - tiêu điểm Các cấu trúc thông tin lời thoại lưỡng phân sơ sở - tiêu điểm lời thoại có sở tiêu điểm xếp theo trình tự thuận nghịch tùy thuộc vào vị trí tiêu điểm 2.1.1.1 Tiêu điểm đứng sau sở: Thông thường, mô hình cấu trúc thơng tin thường gặp sơ sở đứng trước tiêu điểm, sở làm cho tiêu điểm Các lời thoại nhân vật có cấu trúc theo trình tự đề cập đến trước đó, người nói cho thơng tin xuất hiện, có sẵn tâm trí người nghe vào thời điểm nói Còn phần tiêu điểm biểu thị thơng tin mới, chưa nói đến chưa tồn tâm trí người nghe Ví dụ: (1) - Huyền đâu chưa về? - Huyền // ĐI SINH NHẬT LAN CS TĐ (2) - Cả nhà đâu hết rồi? 25 - Bố mẹ cháu LÊN BỆNH VIỆN CHĂM SÓC BÀ NỘI RỒI BÁC Ạ Với câu hỏi trước đó, Huyền nhắc đến tức xuất ý thức người nói lẫn người nghe, câu trả lời cho câu hỏi trước đó, Huyền trở thành cũ tức sở đề cập đứng trước “đi sinh nhật Lan” tức tiêu điểm, cần nhấn mạnh câu trả lời nhằm đáp ứng thông tin mà người nghe muốn hướng đến Cũng câu thứ hai, dễ dàng thấy “bố mẹ cháu” phần sở thông tin rút từ phát ngơn câu hỏi trước “cả nhà” thông tin sở tiêu điểm phần đứng sau Đối với kiểu cấu trúc thơng tin lời thoại có sở đứng trước tiêu điểm nhằm mục đích để người nghe dễ nhận biết vấn đề đơi xuất ngữ cảnh giao tiếp người tham gia hội thoại 2.1.1.2 Tiêu điểm đứng trước sở: Với kiểu cấu trúc thông tin lời thoại này, tiêu điểm đứng đầu phát ngơn trước phần sở Ví dụ: Trang hỏi: - KHI NÀO Lan quê? Lan trả lời: - NGÀY KIA Với hội thoại này, Trang bạn Lan nên biết cô q thời gian khơng biết xác thời điểm mà Lan Chính câu hỏi “Khi nào” thơng tin mà Trang cần biết thời gian mà Lan q Vì vậy, tiêu điểm phát ngơn tập trung vào từ có lực thơng tin cao “Khi nào” Trong trường hợp tiêu điểm đồng thời đứng đầu phát ngôn hay đứng trước thông tin sở Với kiểu cấu trúc thông tin thường xuất nhiều câu hỏi hay kèm với từ nghi vấn đóng vai trò tiêu điểm: ai, sao, nào,… kết hợp với ngữ điệu rõ rệt Ví dụ: (1) - AI dạy mày câu nói hồi nãy? 26 - Dạ, ƠNG HỘI ĐỒNG (trích Một kiểu anh hùng) (2) - Lão Kiền vội tụt xuống ghế, nép mép cửa, lát sau chạy hỏi: SAO đánh nó? - Đồi bảo: Nó // VƠ GIÁO DỤC đánh 2.1.2 Cấu trúc thông tin lời thoại xen kẽ sở - tiêu điểm Cấu trúc thông tin lời thoại xen kẽ sở - tiêu điểm lời thoại có tiêu điểm đứng xen vào phận sở ngược lại 2.1.2.1 Tiêu điểm đứng phần sở: Khi tiêu điểm đứng xen vào phần sở tạo nên kiểu cấu trúc thơng tin: sở - tiêu điểm - sơ sở Ví dụ: (1) Mày LÀM GÌ mà ồn thế? (2) Tớ TẬP HÁT ĐỂ CHUẨN BỊ CHO VĂN NGHỆ Ở TRƯỜNG Tiêu điểm phát ngơn (1) “làm gì” phần mang lực thơng báo cao nhất, điều mà người hỏi muốn biết Đến phát ngôn (2) câu trả lời nhằm thỏa mãn thơng tin “làm gì” hỏi phát ngơn (1) Tương tự nói đến số ví dụ sau: (3) - Mày tìm CÁI GÌ đấy? - Khơng, TAO KHƠNG TÌM GÌ CẢ (Trích Tâm hồn mẹ) (4) - Chú thấy AI nhà không? - Không Với phát ngôn phủ định tương phản, tiêu điểm xác định dựa vào tình trạng tương phản thơng tin phát ngôn (5) - Tớ thấy Hoa người HỌC GIỎI NHẤT LỚP - Khơng, theo tớ MAI người giỏi Lúc này, phát ngơn sau có Mai tiêu điểm người giỏi đề cập phát ngơn trước 27 2.1.2.2 Cơ sở đứng phần tiêu điểm: Bộ phận sở xen vào hai tiêu điểm câu tạo thành kiểu cấu trúc thông tin: tiêu điểm - sở - tiêu điểm Ví dụ: - Lão Kiền hỏi Khảm: có mang búa khơng? - Khảm cáu: TÍ NỮA MẤT MẠNG // với chó becgie //CỊN BÚA VỚI LẠI KÌM GÌ (Trích khơng có vua) 2.1.2.3 Tiêu điểm sở xen kẽ nhau: Khác với kiểu cấu trúc thông tin khác, kiểu cấu trúc thông tin sở tiêu điểm xen kẽ yếu tố đứng đầu phát ngơn Ví dụ: - Lan //KHƠNG NGHE GIẢNG, cô // NGỒI BẤM ĐIỆN THOẠI SUỐT CẢ TIẾT HỌC mà giáo // KHƠNG HỀ HAY BIẾT - Tao // NGHĨ cô giáo // BỎ QUA CHO NĨ ĐẤY THƠI 2.1.3 Cấu trúc thơng tin lời thoại có tiêu điểm 2.1.3.1 Tiêu điểm thuyết: Đây kiểu cấu trúc thơng tinphần đề làm sở bị tỉnh lược, lại phần thuyết phận thuyết, trùng với tiêu điểm Ví dụ: - Ngày mai học lúc giờ? - (Ngày mai học lúc) GIỜ - Học môn vậy? - (Học mơn) NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT 2.2.3.2 Tiêu điểm cấu trúc đề - thuyết: Các cấu trúc thơng tin có tiêu điểm cấu trúc đề thuyết nghĩa tiêu điểm trùng hoàn toàn với câu khơng thể phân chiết phận quan trọng mặt thơng tin Người nói tạo lập người nghe tiếp nhận toàn cấu trúc đề thuyết thơng điệp mang thơng tin hồn chỉnh Ví dụ: Đoài dắt xe nhà, thấy đồ đạc lung tung hỏi: chuyện thế? 28 Cấn bảo: CHỊ SINH // MẤT CÁI NHẪN (Trích Khơng có vua) 2.2 Cấu trúc thông tin theo chức tiêu điểm 2.2.1 Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm hỏi Tiêu điểm hỏi tiêu điểm biểu thị thơng tin người nói chưa biết biết chưa chắn giả định người nghe biết Nếu tiền giả định điều kiện cần để tạo lập câu hỏi tiêu điểm hỏi điều kiện đủ để sử dụng giao tiếp Khơng có thơng tin chưa biết tiêu điểm hỏi người nói khơng có nhu cầu hỏi không thực hành vi hỏi Tiêu điểm hỏi chia làm hai loại là: tiêu điểm hỏi toàn câu tiêu điểm phận câu 2.2.1.1 Tiêu điểm hỏi toàn câu: Tiêu điểm hỏi tồn câu kiểu tiêu điểm mà người nói biết có tình xảy chưa biết xác Trong trường hợp này, người nói sử dụng câu hỏi cầu khiến thơng tin chung có tiêu điểm hỏi tồn câu Ví dụ: Khi tơi vừa trả chìa khóa phòng học xuống tầng Lúc thấy đứa bạn vui vẻ hẳn Tơi tò mò hỏi: CĨ CHUYỆN GÌ VẬY? Nó bảo: khơng có Chỉ chúng tớ tán chuyện cho vui mà Thông tin người nghe cung cấp lúc thường có tính chất hồn tồn thời điểm phát ngôn 2.2.1.2 Tiêu điểm hỏi phận câu: Tiêu điểm hỏi phận câu tiêu điểm kèm từ nghi vấn có tác dụng hỏi kiểm chứng thơng tin: ai, gì, nào, … Tiêu điểm hỏi phận câu thường xuất số trường hợp sau: Người nói biết phần tình, phần chưa rõ người nói sử dụng câu hỏi cầu khiến thơng tin chun biệt có tiêu điểm hỏi trùng với đại từ nghi vấn như: ai, sao, gì,… Ví dụ: (1) AI dọn dẹp phòng này? Chị cháu 29 (2) SAO cháu khơng quê với anh chị? Cháu có chút việc gấp cần làm Nếu người nói biết thơng tin tình muốn kiểm chứng lại tính xác sử dụng câu hỏi kiểm chứng thông tin với từ nghi vấn: có…khơng, có phải…khơng, đã…chưa,… Trong loại câu hỏi này, từ nghi vấn có chức khu biệt tiêu điểm hỏi Ví dụ: (3) - Hoa ơi, em ĐÃ LÀM XONG BÀI TẬP VỀ NHÀ CHƯA? - Em làm xong từ chị (4) - Chị ơi, CÓ PHẢI // ĐÂY LÀ NHÀ PHỤ HUYNH EM NHẬT ANH LỚP 9B TRƯỜNG THÁI PHIÊN //HAY KHÔNG? - Đúng có chuyện khơng 2.2.2 Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm khẳng định Tiêu điểm khẳng định loại tiêu điểm biểu thị thơng tin mà người nói giả định người nghe chưa biết thời điểm nói Sự chênh lệch thơng tin người nói người nghe thể chỗ người nói người nắm thơng tin, người nghe chưa biết Sự chênh lệch thông tin sở hình thành thống ý đồ giao tiếp người nói người nghe 2.2.3 Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm tương phản Những yếu tố nhấn mạnh, làm tương phản, xác định tình trạng thơng tin sai, sửa thơng tin hay lựa chọn,… thuộc loại tiêu điểm tương phản tiêu điểm tương phản gồm có loại bao gồm: 2.2.3.1 Tiêu điểm tương phản xác nhận thông tin: Tiêu điểm tương phản xác nhận thông tin loại tiêu điểm có chức biểu thơng tin người nói truyền đạt trái với hiểu biết, chờ đợi người nghe Ví dụ: (1) - Cơ tốt thật cô quan tâm tới người khác - ĐỪNG CHỈ NHÌN BỀ NGỒI Cơ CĨ CẬU Ở ĐÂY THƠI (2) - Cơ xinh thật - KHƠNG HỀ SO VỚI CẬU THÌ THUA XA Tiêu điểm tương phản điển hình thường xuất câu bác bỏ hay điều chỉnh lại nội dung khẳng định hay tiền giả định câu khác 30 bị người nói coi sai lầm không chấp nhận Tiêu điểm tương phản xác nhận thôn gtin nhận diện dựa vào chức ngữ cảnh 2.2.3.2 Tiêu điểm tương phản nhấn mạnh: Tiêu điểm tương phản nhấn mạnh tạo thành nhờ nhấn mạnh yếu tố khía cạnh tình phát ngơn Ví dụ: Trong lúc Tí cố chạy nhanh để giành giải thi chạy đứa trẻ làng Đột nhiên bị trượt chân ngã lăn quay đất Thế bọn cười: Cái tí hăng q Nó thực cú đích thật ngoạn mục Tí bảo: - Tao đau chết MÀ tụi bây CÒN trêu cho Thật hết nói 2.2.3.3 Tiêu điểm tương phản lựa chọn: Tiêu điểm tương phản lựa chọn tạo thành nhờ tương phản đối lập yếu tố khía cạnh tình phát ngơn Tiêu điểm tương phản lựa chọn chia làm hai nhóm nhỏ: tiêu điểm tương phản đơn lẻ tiêu điểm tương phản cặp nhóm Tiêu điểm tương phản đơn lẻ: thực nhờ tương phản yếu tố đồng loại diện câu, thay Ví dụ: - Giờ cậu uống NƯỚC HOA QUẢ hay CÀ PHÊ? - Tớ muốn uống cà phê Tiêu điểm tương phản theo cặp nhóm (tương phản theo vế): hiểu đối lập ngữ đoạn hay cú đoạn với Ví dụ: Con gặp phải nói cho nhẽ Đời giúp tận tình mà dám nói xấu sau lưng Giờ KHƠNG CĨ NĨ MẠNH MỒM đến KHI GẶP NĨ CĨ CẠY MIỆNG CŨNG CHẢ NĨI ĐƯỢC CÂU NÀO Các yếu tố đóng vai trò tiêu điểm tương phản thường đối xứng đồng nhất, đồng chức ngữ pháp mà phải đối lập tương xứng nội dung, thành cặp đồng loại 2.3 Cấu trúc thông tin theo hình thức tiêu điểm 31 2.3.1 Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm vị từ Vị từ câu gọi hạt nhân ngữ nghĩa - ngữ pháp cấu trúc câu Xét mặt ngữ nghĩa, vị từ thường trung tâm khung vị ngữ, đóng vai trò việc diễn đạt tình, hành động, trình,… xét mặt ngữ pháp vị từ thường trung tâm phần thuyết trung tâm vị ngữ Tuy nhiên, vị từ có trở thành tiêu điểm hay không chức ngữ nghĩa cú pháp vị từ định mà hòa tồn phụ thuộc vào ý định giao tiếp chủ ngôn bối cảnh sử dụng Với câu hỏi, tiêu điểm rơi vào vị từ thông tin mà người nói cần cầu khiến hay kiểm chứng biểu vị từ: …làm gì?; …ra sao?; …làm sao?;…thế nào?,… với câu câu hỏi, vị từ tiêu điểm câu hàm chứa biểu thơng tin trả lời trực tiếp cho câu hỏi có tiêu điểm vị từ Ví dụ: (1) - Bố cậu LÀM GÌ? - Bố tớ làm CƠNG NHÂN (2) - Bác CĨ KHÔNG? - Lúc đầu mệt đỡ 2.3.2 Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm tham tố Trong câu, tham tố phụ thuộc vào vị từ mặt ngữ nghĩa ngữ pháp, giúp vị từ biểu phương diện khác tình Tuy nhiên, bình diện ngữ dụng, cấu trúc thơng tin câu trùng với tham tố chức thông tin tham tố lại trở nên quan trọng vị từ, lúc tham tố trở thành phận quan trọng nhấn mạnh câu Bất kì tham tố vị từ trở thành tiêu điểm Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm tham tố thường trực tiếp trả lời cho câu hỏi khu biệt phận như: gì?; nào?; đâu?; … Với câu hỏi, tiêu điểm rơi vào tham tố thơng tin người nói cần tìm kiếm hay kiểm chứng liên quan trực tiếp đến phương diện tình dó tham tố biểu thị Với câu khơng phải câu hỏi, tham tố trở 32 thành tiêu điểm câu hàm chứa trả lời cho câu hỏi có tiêu điểm tham tố Ví dụ: (1) - AI mua đấy? - TỚ mua (2) - Bố cậu đến KHI NÀO thế? - Bố tớ đến TỐI QUA 2.3.3 Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm câu Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm câu dùng để thông báo, mô tả kiện nói chung nên khơng thể phân chiết phận quan trọng mặt thông tin Người nói tạo lập người nghe tiếp nhận tồn cấu trúc câu thông điệp mang thông tin hồn chỉnh Ví dụ: - Sao hơm lại nấu nhiều ngon này? Chắc nhà có chuyện vui phải khơng? - THÌ LÀ SINH NHẬT CẬU CHỨ GÌ NỮA CHẮC LẠI QUÊN NỮA RỒI Kết luận: Như vậy, với loại cấu trúc thông tin theo tiêu điểm chúng thực chức khác vào ngữ cảnh cụ thể Qua giúp cho việc nhận diện phân tích câu dễ dàng Có phân biệt rõ ràng câu theo loại cấu trúc thông tin khác 33 PHẦN 3: KẾT LUẬN Sau khảo sát tìm hiểu vấn đề lí luận cấu trúc thông tin phương pháp miêu tả phân loại đưa vài kết luận sau: Lý thuyết CTTT phạm trù tương đối rộng nghiên cứu từ sớm Tuy nhiên mảnh đất màu mỡ cần phải khai thác Bởi lý thuyết chưa có động quan điểm nhà nghiên cứu Việc sâu tìm hiểu trường phái lý thuyết, tiếp cận theo nhiều hướng khác để giúp cho người đọc nhìn bao quát nhất, bổ sung điểm khuyết tranh CTTT Đồng thời nghiên cứu,chúng tơi đề cập khơng đến vấn đề tiêu điểm thơng tin - phần thơng tin quan trọng CTTT Nó phần mà phát ngôn hay giao tiếp ngày người ta hay ý đến Đồng thời, thông qua việc so sánh CTTT với cấu trúc đề - thuyết cấu trúc chủ - vị giúp ta phân biệt rõ ràng phương pháp nhận ưu, khuyết điểm chúng Từ kết thu được, đề tài nghiên cứu chúng tơi mở nhiều hướng tương lai Với nội dung lý thuyết có đề tài, tài liệu hữu ích cho học sinh giáo viên sau 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Xí (2017) Cấu trúc thơng tin câu văn Nguyễn Huy Thiệp Diệp Quang Ban (1989), Khả xác lập mối liên hệ phân đoạn ngữ pháp phân đoạn thực câu tiếng Việt, Tạp chí Ngơn ngữ số 4/1989 Halliday (2012), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, HN K.Halliday (2012), "Dẫn luận ngữ pháp chức năng", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 20 Cao Xuân Hạo(1998), "Ngữ pháp chức Tiếng Việt, - câu Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Trần Kim Phượng (2013),Các phương pháp phân tích câu Tiếng Việt Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao, tập 2, Nxb Văn học, 2005 Nguyễn Công Hoan, Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nxb Văn học, 2009 Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngơn ngữ học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 10 Mai Thị Xí (2017), “Cấu trúc thông tin câu văn Nguyễn Huy thiệp (khảo sát qua lời thoại nhân vật)”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học, trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng 35 36 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ tên Trần Hạnh Đoan Công việc -Sửa -Tổng hợp Hà Thị Thanh Huyền -Tìm tài liệu Nguyễn Thị Lan -Tìm tài liệu Nguyễn Thị Lập -Tìm tài liệu Hồng Thị Lệ -Tìm tài liệu Phan Thùy Nga -Tìm tài liệu -Sửa -Sửa Bùi Thị Thanh Nhàn -Tìm tài liệu Lê Thị Hà Trang -Tìm tài liệu -Tổng hợp -Sửa Đào Hồng Thủy - Tìm tài liệu 37 % Hồn thành Chữ ký ... phương pháp phân tích câu theo cấu trúc thông tin với số phương pháp khác Một câu tiếng Việt phân tích theo nhiều phương pháp Phổ biến bốn phương pháp sau: (1) Theo cấu trúc chủ - vị (ngữ pháp truyền... cấu trúc thông tin vào việc phân loại câu đơn tiếng Việt, Nguyễn Hồng Côn có nhiều nghiên cứu như: “Các kiểu cấu trúc thông tin câu đơn tiếng Việt , “Cấu trúc thông tin biến thể cú pháp câu tiếng. .. thông tin TĐM : Tiêu điểm CT Đ -T : Cấu trúc đề - thuyết PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÂU THEO CÂU TRÚC THÔNG TIN PHẦN 1: MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài “Cấu trúc thơng tin phân đoạn cấu trúc câu theo thơng tin

Ngày đăng: 13/12/2017, 21:26

Mục lục

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 3.1 Đối tượng nghiên cứu

    • 3.2 Phạm vi nghiên cứu

    • 4. Mục đích nghiên cứu

    • 5.Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Giả thuyết khoa học

    • Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

    • 1.1 Cấu trúc thông tin

    • 1.1.1 Một số quan niệm về cấu trúc thông tin

      • 1.1.1.1 Mô hình tâm lý

      • 1.1.1.2 Mô hình giao tiếp

      • 1.1.1.3. Hai lý thuyết tiêu biểu về cấu trúc thông tin

      • 1.2 Khái niệm cấu trúc thông tin

      • 1.4 Tiêu điểm thông tin

      • 1.4.1 Khái niệm

        • 1.4.2 Các loại tiêu điểm thông tin

          • 1.4.2.1 Tiêu điểm thông tin mới (TĐTTM)

          • 1.4.2.2 Tiêu điểm tương phản (TĐTP)

          • 1.4.3. Dấu hiệu nhận biết tiêu điểm tin

            • 1.4.3.1. Dựa vào hình thức trình bày của ngôn ngữ

            • 1.4.3.2 Dựa vào ngôn điệu

            • 1.4.3.3 Dựa vào từ vựng

            • 1.4.3.4 Dựa vào hình thức câu

            • 1.5 Mối quan hệ giữa phương pháp phân tích câu theo cấu trúc thông tin với 1 số phương pháp khác

              • 1.5.1 Mối quan hệ giữa cấu trúc thông tin với cấu trúc chủ-vị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan