1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Phương pháp phân tích câu tiếng việt theo cấu trúc nghĩa của từ

55 350 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 98,28 KB

Nội dung

Ngôn ngữ gồm có ba bộ phận cấu thành đó là từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp. Trong kết cấu ngôn ngữ từ vựng thuộc vào ngoại biên của nghĩa vì nó trực tiếp gọi tên sự vật hiện tượng của thực tế. Tuy nhiên trong các đơn vị từ vựng từ là đơn vị cơ bản, ngữ không phải là đơn vị cơ bản vì nó do các từ cấu tạo nên, muốn có các nghĩa trước hết phải có các từ.

Trang 1

Chương 1

TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG HỆ THỐNG TIẾNG

VIỆT 1.1 Từ

1.1.1 Khái niệm về từ

Ngôn ngữ gồm có ba bộ phận cấu thành đó là từ vựng,ngữ âm và ngữ pháp Trong kết cấu ngôn ngữ từ vựng thuộcvào ngoại biên của nghĩa vì nó trực tiếp gọi tên sự vật hiệntượng của thực tế Tuy nhiên trong các đơn vị từ vựng từ là đơn

vị cơ bản, ngữ không phải là đơn vị cơ bản vì nó do các từ cấutạo nên, muốn có các nghĩa trước hết phải có các từ

Vậy từ là gì?

Từ là một khái niệm quan trọng, song không đơn giản

và đã được bàn luận nhiều trong suốt quá trình văn học Tronggiáo trình ngôn ngữ học đại cương F.de Saussure đã viết như

sau “từ là một đơn vị luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ mặc dù khái niệm này khó định nghĩa” ( xem [4], trang 8).

Cho đến nay việc đưa ra được khái niệm từ đầy đủ vàthống nhất vẫn là vấn đề nan giải đối với các nhà nghiên cứungôn ngữ trong nước

Nguyễn Thiện Giáp quan niệm “từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ độc lập về ý nghĩa và hình thức” ( xem [6], trang

61)

Trang 2

Đỗ Hữu Châu cũng có quan niệm về từ “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống…) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, ứng với những nghĩa nhất định sẵn có đối với mọi thành viên trong xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất

để cấu tạo câu.” ([1], tr29).

Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ nhưNguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Đái Xuân Ninh, Lưu VănLâng……theo khuynh hướng: Từ tiếng Việt không hoàn toàntrùng với âm tiết

Đứng ở góc nhìn khác nhau các nhà nghiên cứu ngônngữ sẽ đưa ra những nhìn nhận khác về từ tiếng Việt nhưng từluôn là một thực thể tồn tại với tư cách cơ bản của tiếng Việt,

và khái niệm từ vẫn là khái niệm trung tâm của Việt ngữ học

1.1.2 Phân loại từ trong tiếng Việt

Xét theo kiểu cấu tạo: Căn cứ vào số lượng từ cấu tạonên từ, các từ tiếng Việt chia thành từ đơn và từ phức Từ đơn

là từ có một từ tố tạo nên Từ phức là từ do hai hoặc hơn hai từ

tố tạo nên

Căn cứ vào số lượng âm tiết ta có từ đơn đơn tiết và

từ đơn đa tiết Những từ đơn gốc Ấn Âu hiện nay rất nhiều có

thể kể đến một vài ví dụ sau: tắc kè, cù nèo, cù lần, bồ chao,

bồ các, kì nhông, kì đà, sầu riêng, mãng cầu………Các từ

đơn tiếng Việt có nhiều nguồn gốc, có những từ có gốc ViệtMường, Khmer, gốc Tày –Thái, gốc Hán hoặc gốc Hán Việt đã

Trang 3

Việt hóa Các từ đơn, đặc biệt là các từ đơn đơn âm mangnhững đặc trưng tiêu biểu về ngữ nghĩa của Tiếng Việt, đóngvai trò quan trọng trong cấu tạo từ

Từ phức được chia thành hai loại: Từ ghép và từláy

Sự tồn tại của khái niệm “từ ghép” trong tiếng Việt theongôn ngữ học truyền thống như là một điều tất yếu được cácnhà Việt ngữ học công nhận và trở thành một đối tượng nghiêncứu của các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước Từ tước đếnnay đã có nhiều đã có nhiều bài nghiên cứu về từ ghép và từghép trở thành một chương mục không thể thiếu trong giáotrình viết về ngữ pháp và từ vựng tiếng Việt Ngoài tên gọi “từghép” (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản …),

nó còn được gọi là “từ kép” (Lưu Văn Lăng, Trương Văn Chình,Nguyễn Hiến Lê) Một số nhà nghiên cứu Việt ngữ không chấpnhận khái niệm “từ ghép” trong tiếng Việt, tiêu biểu NguyễnThiện Giáp ông gọi từ ghép là “ngữ định danh”

Từ ghép gồm từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập với

cơ chế và việc tạo từ không hoàn toàn giống nhau

Ngoài từ ghép còn có từ láy, khi miêu tả từ láy các nhàngôn ngữ đưa ra nhiều ý kiến, bên cạnh những điểm giốngnhau, vẫn còn những điểm nhau khác nhau Xung quanhnhững khái niệm cũng còn nhiều khái niệm khác nhau: Từphản điệp (Đỗ Hữu Châu, 1962), từ lấp láy (Hồ Lê, 1976), từ láy(Hoàng Tuệ, 1978; Nguyễn Thiện Giáp, 1985…) So với từ ghépthì từ láy tiếng Việt được phân loại trên cơ sở Số lượng âm tiếttrong từ láy, sự khác biệt hay đồng nhất Căn cứ vào số lượng

Trang 4

tiếng trong từ láy, trong tiếng Việt có các kiểu từ láy, từ láy haitiếng, từ láy ba tiếng, từ láy bốn tiếng, trong cách phân loạinày từ láy đôi chiếm vị trí hàng đầu không chỉ vì nó chiếm sốlượng nhiều trong hệ thống từ tiếng Việt mà chính vì ở từ láyđôi, các dặc trưng cơ bản thể hiện bản chất của hiện tượng láy

cả ở bình diện âm thanh lẫn bình diện ngữ nghĩa đều được bộc

lộ đầy đủ

Xét về chức năng có thể chia các từ của một ngônngữ thành từ định danh và từ phi định danh

1.2 Nghĩa của từ 1.2.1 Khái niệm nghĩa của từ trong tiếng Việt

Nghĩa của từ thuộc về khái niệm tinh thần nên là mộtkhái niệm khó có được một định nghĩa chính xác, dễ dàng nắmbắt Hiện cũng có khá nhiều định nghĩa về khái niệm này

A.I.Smirniski quan niệm: Nghĩa của từ là sự phản ánhhiển nhiên của sự vật hiện tượng hay quan hệ trong ý thức(hay là sự cấu tạo tâm lí tương tự về tính chất hình thành trên

sự phản ánh những yếu tố riêng lẻ của thực tế) nằm trong cấutrúc của từ với tư cách là mặt bên trong của từ ([7] tr 119.)

Nhà tâm lí học người Mỹ Ch Osgood người có ý nghĩaquan trọng trong việc phát hiện ra nghĩa liên hội của từ, ông đãdựa theo quan niệm hành vi luận của L Blooomfield, cho rằng,nghĩa của từ là một quá trình phản xạ - kích thích bên trong khichúng ta tiếp nhận một từ nào đó Ví dụ, khi hỏi: Cái cây khácvới hòn đá ở chỗ nào? Có thể nhận được nhiều câu trả lời đạiloại như: Cây mềm, hòn đá cứng… Trên thực tế sự đối lập của

ý nghĩa liên hội của từ có thể xảy ra từ nhiều phương diện, Ch

Trang 5

Osgood đã chọn ra khoảng 50 phương diện đối lập để thựcnghiệm và ông rút ra kết luận rằng các phương diện đó khônghoàn toàn tách biệt với nhau chúng có thể được quy về banhân tối cơ sở đó là:

“Nhân tố đánh giá gồm các thang như: Tốt- xấu, đẹp –xấu, thú vị- vô vị, thiêng liêng –trần tục, thanh -tục, cao cả - tầm thường,……

Nhân tố cường độ gồm các thanh nhanh như: Mạnh – yếu, nặng – nhẹ, béo – gầy…

Nhân tố hoạt động có hướng gồm các thang như: nhanh- chậm, nóng –lạnh, chủ động- bị động, tích cực- tiêu cực……”([2], tr 235)

Nói về nghĩ của từ Hoàng Văn Hành cho rằng: “Nghĩacủa từ không phải chỉ liên quan đến quá trình nhận thức, màcòn hệ quả của quá trình có tính chất tâm lí xã hội, có tính chấtlịch sử nữa”

Nói một cách hết sức tổng quát, nghĩa vủa từ là toàn bộnội dung tinh thần mà một từ gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với

từ đó, nhờ nghĩa của từ mà chúng ta kết hợp từ với từ để tạonên nghĩa của câu và nhờ nghĩa của từ trong một câu màchúng ta hiểu được nghĩa của câu đó

1.2.2 Nghĩa của từ định danh

Các từ định danh là các từ có chức năng sự vật, sự kiệntrong hiện thực ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ, biến chúngthành các đơn vị nghĩa của ngôn ngữ Đó là các từ quen được

Trang 6

gọi là từ thực, tức các động từ, tính từ và các chỉ số như, bào, thẳng, học sinh, hai…….

Nghĩa của các từ định danh không chỉ do sự vật (độngvật, người, hoạt động, tính chất, trạng thái) ngoài ngôn ngữ vàcác hiểu biết về sự vật đó mà từ biểu thị mà có Nghĩa của các

từ miêu tả còn do quan hệ giữa từ với từ trong ngôn ngữ quyếtđịnh Nói khác đi nghĩa của các từ định danh là sự vậy và hiểubiết về chúng đã bị quy định bởi ngôn ngữ, đã được ngôn ngữhóa, đã cấu trúc hóa

Ví dụ: Nghĩa của từ thóc còn do sự khác nhau giữa nó

với các từ lúa, gạo, cơm, thậm chí rơm, rạ, ngô, khoai, sắn, …

hình thành nên

Nghĩa của từ định danh không phải là một khối khôngphân hóa Nghĩa của từ định danh là một thể thống nhất gồmbốn thành phần: Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểuthái (biểu cảm) và nghĩa ngữ pháp Tất cả bốn thành phầnnghĩa này đều là kết quả của các quan hệ trong từ vựng củamột ngôn ngữ mà có Mỗi thành phần nghĩa nói trên đều cótính cấu trúc, có nghĩa là đều bị quy định bởi quan hệ với các

từ khác

Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái (biểucảm) đều được gộp chung gọi là nghĩa từ vựng

1.2.3 Nghĩa của các từ phi định danh

Phi định danh là tên gọi khác của các từ được gọi là hư

từ Đây là các từ có chức năng giúp chúng ta nhận biết đượcmột nghĩa nào đó đang được đề cập đến trong lời nói chứ

Trang 7

không phải tên gọi của chính cái nghĩa đang được đề cập đến

đó

Ví dụ: Trong biểu thức: Sách của thầy, màu của áo,

nghị định của chính phủ …………từ của giúp chúng ta nhận biết quan hệ, tạm gọi là quan hệ sở thuộc giữa sách và thầy, giữa màu và áo, giữa nghị định và chính phủ nhưng nó không phải

là tên gọi của quan hệ này Tên gọi của quan hệ này là (quanhệ) sở thuộc Cũng như vậy khi từ sẽ đi kèm với một động từ

như sẽ học, sẽ làm, sẽ nói, sẽ lên lớp… thì nó báo cho người

nghe biết rằng sự vật được nói tới, được thực hiện sau khingười nói nói ra biểu thức, Tên gọi của quan hệ thời gian này là(thời) tương lai không phải là sẽ

Tất cả các ngôn ngữ đều có nhiều tiểu loại từ phi địnhdanh, có những từ phi định danh chỉ các loại quan hệ, các từphi định danh chỉ các tình thái… Đặc biệt có những từ phi địnhdanh giúp chúng ta biết hoạt động (hành vi) ngôn ngữ nào

đang được thực hiện như dạ, vâng, ừ, phải….

Bởi các từ phi định danh không có chức năng định danhnên nghĩa của chúng chỉ có tính chất biểu niệm, tức gợi ra mộtnét nghĩa nào đó, chúng không có nghĩa biểu vật Nếu có nghĩabiểu vật thì chúng đã chuyển thành (lâm thời hoặc thườngxuyên) từ định danh Dĩ nhiên trong những trường hợp ngượclại, từ định danh khi mất đi chức năng định danh (lâm thời hoặcthường xuyên) thì cũng chuyển thành từ phi định danh Đây làquá trình thường gọi là hư hóa

Ví dụ: Từ về trong biểu thức bạn tôi về quê là một từ

định danh, gọi tên cái vận động dời chỗ đi trở lại nơi được xem

Trang 8

là xuất phát điểm của mình Trong biểu thức nói về văn học, về nghệ thuật là một từ phi định danh.

Chương 2PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGHĨA CỦA

TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

2.1 Phương pháp phân tích dọc –ngang (thường dùng cho danh từ)

2.1.1 Khái niệm

Nghĩa của từ là một phạm vi rất rộng, thuộc về bìnhdiện tinh thần vì vậy không thể suy đoán nghĩa của từ tiếngViệt theo bản năng thông thường mà phải đặt nó vào mộtphương pháp có cơ sở nhất định Phương pháp phân tích doc-

Trang 9

ngang cũng là một phương pháp được dùng để phân tích nghĩacủa từ.

Theo cuốn Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến thểloại, Đỗ Việt Hùng chủ biên đã đưa ra khái niệm về phươngpháp phân tích dọc – ngang

“Dọc: Là so sánh nghĩa của những từ biểu thị các sự vật

ở những bậc khác nhau theo quan hệ lớp loại

Ngang: Là so sánh nghĩa của những từ biểu thị các sựvật ở cùng một bậc phân loại.” ([3] tr 67)

2.1.2 Quan hệ giữa trục dọc và trục ngang

Thế đối lập trục dọc và trục ngang còn gọi là sự đối lậpgiữa hệ hệ hình và hệ kết hợp; hoặc trục đối vị và trục tuyếntính; hoặc tính hệ thống và sự phân bố các yếu tố

Đối lập giữa nội ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ dùng đểphân biệt các nguyên nhân, quy luật của ngôn ngữ học nội tại,chính từ bên trong ngôn ngữ của nó và cho nó với 1 mặt kháccủa sự phát triển ngôn ngữ, lấy mối quan hệ của ngôn ngữ vàcác lĩnh vực hoạt động khác của con người; hoặc các điều kiệntồn tại khác của con người làm nguyên nhân và động lực pháttriển Thế đối lập này còn được gọi là ngôn ngữ học nội tại vàngôn ngữ học ngoại tại

Trục ngang còn được gọi là trục kết hợp Theo nguyên lícủa Saussure, sự kết hợp các yếu tố ngôn ngữ theo trục ngangtạo nên thông điệp Nguyên tắc quan trọng nhất là khi các yếu

tố ngôn ngữ đứng cạnh nhau thì chúng phải khác nhau Chúng

ta gọi đó là nguyên lí tương phản Nguyên lí này là sự biểu hiện

của ngôn ngữ trong lời nói, các yếu tố ngôn ngữ không thể xếpchồng lên nhau mà chúng phải dàn ra theo hình tuyến Trong

Trang 10

ngôn ngữ học, người ta thường căn cứ trên đặc điểm của 2 trụcnày để thiết lập nên các quan hệ ngôn ngữ [10]

2.1.3 Sự biến động về nghĩa của các danh từ xét

từ phương pháp phân tích dọc ngang

Phương pháp phân tích dọc ngang chủ yếu dành chodanh từ, như vậy trong quá trình vận động của ngôn ngữ muốntìm ra nghĩa của một danh từ nhất định phải dùng phươngpháp phân tích dọc –ngang

2.1.3.1 Khái niệm danh từ

Danh từ là một loại từ lớn, bao gồm một số lượng từ rấtlớn và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức, tưduy và giao tiếp của con người ([5], tr 27)

2.1.3.2 Đặc điểm cơ bản của danh từ

Danh từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật (bao gồm cácthực thể như người động vật thực vật, cây cối vafcacs vật thể

tự nhiên, các hiện tượng và cả các khái niệm trừu tượng thuộcphạm trù tinh thần)

Ví dụ : Công nhân, nhà máy, sư tử, cam, quýt, núi,

sông, biển, cuộc sống, cuộc đời, tư tưởng, ý nghĩa, cáchthức…

Danh từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ số, chỉ lượng

ở trước và cả các chỉ từ ở sau tạo nên một cụm từ mà nó làtrung tâm trong một cụm chính phụ đi trước là những từ chỉ sốlượng sự vật, còn thành tố phụ đi sau là những từ chỉ định

Ví dụ: Ba người ây.

Những tư tưởng đó

Mấy nhà kia

Trang 11

Đối với câu danh từ có thể đảm nhận vai trò của cácthành phần câu, cả thành phần phụ và cả thành phần chính(chủ ngữ và vị ngữ) Khi làm vị ngữ danh từ cần có từ là.

Ví dụ: Hùng là học sinh.

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Đó là một truyền thống quý bàu của ta

2.1.3.3 Biểu hiện về nghĩa của danh từ xét theo phương pháp dọc- ngang

Ví dụ 1: Phân tích thành tố nghĩa của từ “tạp chí”.Bước 1: Tìm đơn vị nghĩa mà sự vật được từ đang xétthuộc vào (loại)

Tạp chí thuộc vào xuất bản phẩm

Bước 2: Tìm các đơn vị nghĩa thuộc vào nhóm sự vậtđược từ đang xét biểu thị

Ví dụ tên của các loại tạp chí cụ thể

v……v

Trang 12

Bước 3: Tìm và so sánh các sự vật cùng bậc phân loại với sự vật được từ đang xét biểu thị quan hệ giao nhau hoặc giao nhau.

Ví dụ: Sách, báo

So sánh chúng với nhau: Tạp chí khác sách ở tính định

kì, khác báo ở chỗ bắt buộc phải có bìa

Bước 4: Hình thành danh mục các thành tố nghĩa: Loạixuất bản phẩm, bắt buộc phải có bìa, có tính định kì

Bước 5: Sắp xếp các thành tố nghĩa thành định nghĩa(kèm các ví dụ cụ thể)

Tạp chí là một loại xuất bản phẩm có tính định kì và bắtbuộc phải có bìa Ví dụ như Tạp chí Ngôn ngữ, tạp chí Nghiêncứu Văn học……

Ví dụ 2 : Phân tích thành tố nghĩa của từ “tiểu thuyết”.

Bước 1: Tìm đơn vị nghĩa mà sự vật được từ đang xétthuộc vào (loại)

Tiểu thuyết thuộc vào thể loại

Xuất bản phẩm

Tạp chí Ngôn ngữTạp chí Nghiên cứu Văn học

vv………

Báo Tạp chí Sách

Trang 13

Bước 2: Tìm các đơn vị nghĩa thuộc vào nhóm sự vậtđược từ đang xét biểu thị.

Bước 3: Tìm và so sánh các sự vật cùng bậc, phân loạivới sự được từ đang xét biểu thị quan hệ giao nhau hoặc ngoàinhau

Ví dụ: Truyện ngắn, truyện tranh

13

Thể loại

Tiểu thuyết

Tiểu thuyết chiến tranh

Tiểu thuyết chương hồi

Trang 14

So sánh chúng với nhau: Tiểu thuyết khác với truyệnngắn ở cốt truyện, phạm vi thể hiện rộng, chứa đựng nhiều vấn

đề, phủ sống được một diện rộng lớn của đời sống Tiểu thuyết

có giọng chủ Tiểu thuyết khác thơ ở chỗ tiểu thuyết viết bằngngôn ngữ trải dài còn thơ thì viết bằng ngôn ngữ nghệ thuật,

có ính hàm súc cao

Bước 4: Hình thành danh mục các thành tố nghĩa, thểloại bắt buộc phải có cốt truyện và viết bằng ngôn ngữ vănchương nghệ thuật

Bước 5: Sắp xếp các thành tố nghĩa thành định nghĩa(kèm các ví dụ cụ thể)

Tiểu thuyết là tên gọi dùng để chỉ những tác phẩm cóquy mô, phạm vi phản ánh rộng lớn, viết bằng ngôn ngữ vănchương và có giọng chủ

Như vậy phương pháp phân tích nghĩa của từ thoephương pháp ngang dọc là tìm ra được một định nghĩa mới về

từ dựa trên những tiêu chí so sánh, đối chiếu với các từ cùngquan hệ cấp bậc để làm rõ nghĩa của từ được xét đến

2.2 Phương pháp phân tích các nghĩa giao nhau (thường dùng cho các vị từ)

2.2.1 Nghĩa giao nhau

Nghĩa giao nhau là các từ có nghĩa gần với nhau trongTiếng việt Nghĩa giao nhau trong Tiếng việt thường dùng chocác vị từ

Trang 15

Ví dụ: -Ánh nắng chiếu vào cửa sổ

- Ánh nắng rọi vào cửa sổ

Từ chiếu và rọi là các từ có nghĩa gần với nhau.

2.2.2 Biểu hiện của nghĩa giao nhau của từ trong Tiếng việt

2.2.2.1 Từ đồng âm

Từ đồng âm trong tiếng việt là những từ phát âm gầngiống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩahoàn toàn khác nhau [8]

Ví dụ: - cuốc (danh từ): cái cuốc

- cuốc (động từ): cuốc đất

* Phân loại các từ đồng âm

- Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc một từ loại

Ví dụ: - Con đường 1 này thật rộng.

- Chúng ta nên cho thêm một ít đường 2

đường1 (con đường) - đường2 (đường phèn)

- Đồng âm từ vựng - ngữ pháp: Các từ trong nhómđồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại

Ví dụ: - Chú ấy câu 1 được nhiều cá quá!

- Vài câu 2 nói đùa thì được cái gì ?

câu 1 là động từ - câu 2 là danh từ

Trang 16

- Đồng âm từ với tiếng: Ở đây, các đơn vị tham gia vàonhóm đồng âm khác nhau về cấp độ và kích thước ngữ âm củachúng đều không vượt qua một tiếng.

Ví dụ: - Ông ấy cười khanh khách 1

- Nhà ông ấy đang có khách 2

* Dùng từ đồng âm để chơi chữ: Là dựa vào hiện tượng

đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bấtngờ thú vị cho người đọc, người nghe

Ví dụ: Hôm qua, qua bảo qua qua nhà Qua mà không

thấy qua qua, hôm nay qua không bảo qua qua nhà Qua thì Qua thấy qua qua.

Trong câu văn trên:

"Qua" viết hoa là tên riêng của một người;

"qua" in nghiêng là cách gọi anh (ấy) của người miềnTrung;

"qua" để nguyên là động từ "qua" (đi qua)

2.2.2.2 Từ đồng nghĩa

Trang 17

Từ đồng nghĩa trong tiếng việt là những từ có nghĩagiống nhau hoặc gần giống nhau [9].

Ví dụ : - Bạn ấy rất xinh.

- Bạn ấy rất đẹp.

Từ đẹp và từ xinh là 2 từ đồng nghĩa.

* Phân loại từ đồng nghĩa

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối ): Lànhững từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau

và có thể thay thế cho nhau trong lời nói

Ví dụ : xe lửa = tàu hoả

con lợn = con heo

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái ): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưngvẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc ,thái độ ) hoặc cách thức hành động Khi dùng những từ này,taphải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp

Ví dụ: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn

cuộn, lăn tăn, nhấp nhô, ( chỉ trạng thái chuyển động, vận

+ Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so

với xung quanh

Trang 18

- Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải

tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trongmột nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượngnghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng

từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa Thông thường, các từ chỉđồng nghĩa ở một nghĩa nào đó Chính vì thế nên một từ đanghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau:

Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó thamgia với nghĩa khác

Ví dụ: Từ “coi” trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa.

Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên để tập hợp các từ, mà “coi”

có thể tham gia vào các nhóm như:

+ coi – xem: coi hát – xem hát

+ coi – giữ: coi nhà – giữ nhà

- Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang

nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hoà về mặt phongcách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh, phân tích các

từ khác Từ đó gọi là từ trung tâm của nhóm

Ví dụ: Trong nhóm từ “yếu, yếu đuối, yếu ớt” của tiếng Việt, từ “yếu” được gọi là từ trung tâm.

- Tuy nhiên, việc xác định từ trung tâm của nhóm khôngphải lúc nào cũng dễ và đối với nhóm nào cũng làm được.Nhiều khi ta không thể xác định một cách dứt khoát được theonhững tiêu chí vừa nêu trên, mà phải dựa vào những tiêu chíphụ như: tần số xuất hiện cao (hay được sử dụng) hoặc khảnăng kết hợp rộng

Trang 19

Ví dụ: Trong các nhóm từ đồng nghĩa tiếng Việt

như: hồi, thuở, thời; hoặc chờ, đợi; hoặc chỗ, nơi, chốn,

rất khó xác định từ nào là trung tâm

2.2.2.3 Thủ pháp thay thế

- Thay thế được xem là thủ pháp bổ sung cho thủ pháp

phân bố: thay thế một đơn vị ngôn ngữ( âm vị , hình vị, từ, ngữđoạn) bằng một đơn vị ngôn ngữ khác cùng cấp độ trong khicấu trúc vẫn giữ nguyên

Ví dụ: Anh chiến sĩ đã hi sinh trên quê hương của

Trang 20

+ Cắm hoa/ bông vào bình Nhưng có hoa tay nhưng không có bông tay

- Thủ pháp này không phải hoàn toàn đúng trong mọingữ cảnh vì có những từ đồng nghĩa nhưng không xuất hiệntrong cùng một ngữ cảnh hoặc nếu xuất hiện thì nghĩa khácnhau

Ví dụ: đất = địa = thổ  nhưng động đất # động thổ

# động địa

 Từ đồng nghĩa dù giống nhau hoàn toàn về nghĩa biểu vật

và biểu hiện nhưng nó khác nhau về nghĩa biểu thái và nghĩabiểu tượng

2 X1, X2 là đồng nghĩa khi với chỉ khi

- X1 là X2 và đảo lại: X2 là X1 mà nghĩa không thay đổi thì

Trang 21

- Khoa đọc 2 sách mỗi ngày.

- Thư đọc 3 được nỗi lo lắng trong Nhi

Đọc 1 là nghĩa gốc, có thể thay thế bằng: tuyên bố, trìnhbày, báo cáo…

Đọc 2 là nghĩa phát sinh, có thể thay thể bằng: xem,nhìn, kiểm tra, phân tích…

Đọc 3 cũng là nghĩa phái sinh, có thể thay thế bằng: nhìn

ra, biết…

 Ba ngữ cảnh khác nhau nên từ thay thế cũng khác nhau

2.2.3 Các bước của Phương pháp phân tích các nghĩa giao nhau

- Gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Tìm những từ có nghĩa gần với nghĩa của từđang xét

Bước 2: Xác định các sự vật có thể được miêu tả bằngcác từ gần nghĩa đã tìm được ở bước 1 Bước này phải tạo racác cụm từ, nhưng lưu ý không phải tìm toàn bộ hàng trămcụm từ mà chỉ cần tìm những cụm từ mà chúng không thểtham gia được hoặc các cụm từ cảm giác không bình thường

Bước 3: Tìm các bình diện nghĩa giống nhau mà chúng

có thể đối lập với nhau

Bước 4: Thống kê các nét nghĩa quan trọng trong sosánh

Bước 5 : Hình thành định nghĩa ([3], tr 69, 70)

Ví dụ: Phân tích thành tố nghĩa của từ “ xinh”

Trang 22

Bước 1: Những từ có nghĩa gần với nghĩa của từ xinh là:

đẹp, dễ thương

Bước 2 : Chúng ta có thể nói : “Có tâm hồn đẹp” , to nhưng đẹp thì bình thường nhưng không ai nói “Có tâm hồn xinh”, to nhưng xinh.

Bước 3: Đẹp và xinh đối lập nhau về các diện hình thức/ tâm hồn, to/ nhỏ…Tức là, từ đẹp có thể dùng cho cả hình thức

lẫn tâm hồn, cả những sự vật có kích thước khác nhau, không

phân biệt to/ nhỏ, nhưng từ xinh có sự hạn chế trong kết hợp,

chỉ với hình thức bên ngoài với các sự vật “nhỏ”

Bước 4:

+Xinh: dùng bình phẩm với người còn trẻ, thiên về hình

dáng bên ngoài, chỉ vẻ nhỏ nhắn, ưa nhìn

+Đẹp: nghĩa rộng hơn, không chỉ dùng bình phẩm về

hình thức, được xem là cao hơn, toàn diện hơn xinh

Bước 5: Định nghĩa từ Xinh: Có hình dáng và những

đường nét( quan sát được) dễ coi, ưa nhìn ( thường nói vềngười trẻ hoặc những sự vật nhỏ nhắn)

2.3 Phương pháp phân tích nghĩa của từ theo cấu trúc ngữ pháp

2.3.1 Phân tích nghĩa của từ đơn nghĩa

2.3.1.1 Khái niệm từ đơn nghĩa

Từ đơn nghĩa là từ chỉ mang một nghĩa nhất định

2.3.1.2 Các thành phần nghĩa của từ

Trang 23

2.3.1.2.1 Nghĩa biểu vật

- Khái niệm: nghĩa biểu vật là liên hệ giữa từ và sự vật

(hoặc hiện tượng, hành động, quá trình…) khi từ biểu thị (chỉ

ra, gọi tên) sự vật, ta nói từ có nghĩa biểu vật Với nghĩa biểu

vật, từ là tên gọi của sự vật, thuộc tính, quá trình…

Ví dụ: Từ “lá” chỉ ra một bộ phận thực vật…

Từ “đi” chỉ ra một hoạt độngTừ”dài” chỉ ra một thuộc tính

2.3.1.2.2 Nghĩa biểu niệm

- Khái niệm: nghĩa biểu niệm phản ánh những hiểu biết

chung nhất, phổ biến nhất về sự vật, hiện tượng mà từ gọi tên

Ví dụ: Từ “bàn” có nghĩa biểu niệm như sau: đồ dùng

bằng nguyên liệu rắn, có mặt phẳng đặt cách mặt nền mộtkhoảng đủ lớn bằng các chân, dùng để đặt đồ đạc khi làm việc

2.3.1.2.3 Nghĩa biểu thái

- Khái niệm: nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với

thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói Nghĩa biểu thái biểuthị thái độ, cảm xúc, sự đánh giá của người nói với đối tượng

mà từ gọi tên

Ví dụ: Để gọi tên một màu sắc “trắng”, Tiếng Việt có

nhiều từ khác nhau về nhân tố đánh giá như mức độ yếu, cảm giác dễ chịu- khó chịu…(trắng tinh, trắng phau, trắngnõn, trắng nhợt, trắng hếu…)

mạnh-2.3.1.2.4 Nghĩa cấu trúc

Trang 24

- Khái niệm: Nghĩa cấu trúc là mối quan hệ giữa từ với

các từ khác trong hệ thống từ vựng.Quan hệ giữa các từ thểhiện trên hai trục: trục ngang, trục dọc Quan hệ trên cả haitrục này tạo cho từ một nghĩa xác định

Ví dụ: từ “giặt” có nghĩa làm sạch quần áo, chăn chiếu

bằng nước, nhờ nó đứng trong một trục ngang “tôi giặt chănmàn” và trong một trục dọc: giặt, vo, rửa, gội, lau

2.3.1.3 Ý nghĩa ngữ pháp của từ

- Khái niệm: Là loại ý nghĩa chung cho hang loạt đơn vị

ngôn ngữ và được thể hiện ra bằng các phương tiện ngữ phápnhất định

- Các loại ý nghĩa ngữ pháp

* Ý nghĩa quan hệ và ý nghĩa tự thân

- Được hiểu là loại ý nghĩa do mối quan hệ của đơn vịngôn ngữ với các đơn vị khác trong lời nói đem lại

Ví dụ: Câu 1: “Chúng ta học Tiếng Việt”

Các ý nghĩa chủ thể, đối tượng chỉ có được do có mối

quan hệ giữa các từ trong câu cụ thể Chúng là ý nghĩa quan hệ.

Các từ “chúng ta, Tiếng Việt” biểu thị ý nghĩa “sự vật”; các từ “học, làm khó” biểu thị ý nghĩa “hành động”, không phụ

thuộc vào quan hệ ngữ pháp -> không phụ thuộc vào ngữ

pháp là ý nghĩa tự thân.

Trang 25

* Ý nghĩa ngữ pháp thường trực và ý nghĩa ngữ pháp tạmthời

- Ý nghĩa ngữ pháp thường trực là loại ý nghĩa luôn

đi kèm ý nghĩa từ vựng, có mặt trong mọi dạng thức của đơnvị

Ví dụ: Ý nghĩa “sự vật” của danh từ; ý nghĩa “hành

động” của động từ trong các ngôn ngữ khác nhau

- Ý nghĩa lâm thời là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một

số dạng thức nhất định của đơn vị

Ví dụ: Các ý nghĩa “chủ thể, đối tượng, số ít, số nhiều”

của danh từ ; “thì hiện tại, thì quá khứ, thì tương lai, ngối thứnhất,ngôi thứ hai, ngôi thứ ba” của động từ

2.3.2 Từ đa nghĩa và các phương thức chuyển nghĩa của từ

2.3.2.1 Khái niệm từ đa nghĩa

Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên nhằm biểu đạt cácđối tượng, các khái niệm đồng thời các nghĩa có mối liên hệngữ nghĩa và được sắp xếp theo một tổ chức nhất định

Ví dụ: Áo: 1 Đồ mặc từ cổ trở xuống chủ yếu che

lưng ngực bụng (áo bằng lụa)

2 Cái bọc bên ngoài một số đồ vật để chegiữ (áo gối)

Trang 26

Trong ví dụ trên từ “áo” có bốn nghĩa nên được gọi là từ

đa nghĩa Giữa các nghĩa của từ có mối quan hệ nhất định.Nghĩa 1 là nghĩa cơ bản Các nghĩa 2,3,4 có một nét nghĩachung với nghĩa 1, nét nghĩa chức năng (bọc ngoài,che phủ).Chính các nghĩa chung này móc nối các nghĩa lại tạo nên mộtkết cấu nghĩa

2.3.2.2 Phân loại nghĩa trong từ đa nghĩa

Có nhiều cách phân loại nghĩa của từ nhiều nghĩathường gặp nhất là các cách phân loại sau:

- Phân loại theo lịch sử biến đổi nghĩa : + Nghĩa gốc là nghĩa có trước Nghĩa gốc đầu tiên gọi là

2 Lần bị đòn đau hay bị một việc không hay gì đó bát ngờ

do người khác gây ra (quật cho một vố; bị lừa mấy vố liền)

- Phân loại theo khả năng sử dụng + Nghĩa cổ là nghĩa không còn được sử dụng trong giao

tiếp hiện nay

+Nghĩa hiện dùng là nghĩa được cả cộng đồng ngôn ngữ

đang sử dụng

Ví dụ: Đểu

1 Gánh, khiêng: Người gánh thuê

Trang 27

2 Xỏ xiên lừa đảo đến mức không kể đạo đức (quân đểu hếtchỗ nói)

Nghĩa “gánh, khiêng” của từ “đểu” là nghĩa cổ, hiện naykhông còn sử dụng Nghĩa“ xỏ xiên lừa đảo” là nghĩa hiện dùngđược cộng đồng người Việt đang sử dụng

- Phân loại theo ngữ cảnh + Nghĩa chính (nghĩa tự do) là nghĩa được thể hiện qua

nhiều ngữ cảnh phong phú, đa dạng nên là nghĩa thường dùngphổ biến nhất, không lệ thuộc vào ngữ cảnh

+ Nghĩa phụ (nghĩa hạn chế) là nghĩa chỉ được hiểu qua

một số ngữ cảnh nào đó

Ví dụ: Đầu

1 Phần trên cùng hoặc trước hết của cơ thể động vật, nơi có

bộ óc và nhiều giác quan khác, có tóc hoặc lông

2 Đầu của con người, là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức.(vấn đề đau đầu)

3 Tóc hoặc phần có tóc trên đầu (chải đầu; mái đầu xanh)

4 Phần trước nhất hoặc trên cùng một số đồ vật (đầu máybay; trên đầu tủ)

5 Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian, thờigian, đối lập với cuối (đầu làng; đầu mùa thu; đầu tháng)

6 Phần tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiềudài của một vật (đầu đũa; đầu cầu; đầu dây)

7 Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cảnhững vị trí, thời điểm khác (tập đầu bộ sách; lần đầu…)

8 Từ dùng để chỉ đơn vị tính đổ đồng về người, gia súc, đơn

vị diện tích (cá kể đầu; rau kể mớ; sản phẩm tính theo đầungười)

Ngày đăng: 29/11/2017, 11:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w