1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU THEO KẾT CẤU CHỦ VỊ

27 2,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 91,51 KB

Nội dung

CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU TIẾNG VIỆT: CHỦ VỊ HAY ĐỀ THUYẾT? PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn Trong Việt ngữ học hiện đang tồn tại hai quan niệm bất đồng về việc phân tích cấu trúc cú pháp của cú và câu tiếng Việt: phân tích theo quan hệ chủ vị hay phân tích theo quan hệ đề thuyết. Sự bất đồng này kéo theo những hệ lụy nhất định, gây khó khăn cho việc việc dạy và học tiếng Việt như một bản ngữ và như một ngoại ngữ. Vì vậy, dù muốn hay không, giới Việt ngữ học cũng phải tiếp tục tìm cách giải quyết bất đồng này nhằm tìm ra được một cách tiếp cận thỏa đáng đối với việc phân tích cấu trúc cú pháp tiếng Việt để ứng dụng vào thực tiễn dạy và học tiếng Việt. Bài viết này là một cố gắng đi theo hướng đó. Nội dung của bài viết gồm 2 phần: Phần một trình bày tổng quan các quan niệm khác nhau về phân tích cấu trúc cú pháp của cú và câu tiếng Việt và những bất cập của các quan niệm này đối với việc phân tích cú pháp tiếng Việt. Phần hai đề xuất một cách tiếp cận mới về vấn đề hữu quan, trong đó xác nhận vai trò của cấu trúc chủ vị với tư cách là cấu trúc cú pháp của cú nhằm mã hóa nghĩa biểu hiện của nó và vai trò của cấu trúc đề thuyết với tư cách là cấu trúc cú pháp của câu nhằm tổ chức và truyền đạt một thông điệp. 1. Các hướng phân tích cấu trúc cú pháp của cúcâu tiếng Việt.1.1 Hướng phân tích theo quan hệ chủ vị. Đây là hướng phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt phổ biến ở Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng trong ngữ pháp nhà trường. Hướng phân tích này chịu ảnh hưởng cách tích phân tích cấu trúc câu theo quan hệ chủ vị của ngữ pháp truyền thống châu Âu, đặc biệt là ngữ pháp tiếng Pháp. Trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên đi theo hướng này (Trần Trọng Kim 1936, Phan Khôi 1948, Bùi Đức Tịnh 1952), cấu trúc cú pháp của câu thường được mô tả qua khái niệm mệnh đề với nòng cốt là cấu trúc chủ vị. Theo Trần Trọng Kim (1936) thì: “phép đặt câu là phép đặt các tiếng thành mệnh đề và đặt các mệnh đề để lập thành câu” và “câu lập thành do một mệnh đề có nghĩa lọn hẳn, hoặc do hai hay nhiều mệnh đề”. Mệnh đề bao gồm hai thành phần chính là chủ từ (tiếng đứng làm chủ) và động từ hay tính từ (chỉ cái dụng hay cái thể của chủ từ); ngoài ra còn có túc từ phụ thêm cho chủ từ, động từ, tính từ (tr. 2129). Để mô tả cấu trúc cú pháp của câu đơn, Phan Khôi (1948) đã xác định một danh sách thành phần câu đầy đủ hơn (gồm 6 thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ túc ngữ, hình dung phụ gia ngữ và phó từ phụ gia ngữ) trong đó chủ ngữ và vị ngữ được coi là hai thành phần chủ yếu của câu: chủ ngữ “nói về cái gì, ấy tức là “chủ thể” trong câu”, còn “vị ngữ thì” thuật thuyết “cái thế nào” về chủ ngữ ấy”. (tr.196197). Điều đáng lưu ý là Phan Khôi đã thay thế các thuật ngữ chủ từđộng từ bằng các thuật ngữ chủ ngữvị ngữ, phản ánh đúng hơn bản chất ngữ pháp (chức năng chứ không phải từ loại) và tính cấp độ (ngữ chứ không phải là từ) của các thành phần câu hữu quan. Bùi Đức Tịnh (1952) cũng cho rằng câu có một mệnh đề (tức câu đơn NHC) gồm có hai phần: 1. Chủ ngữ: chỉ người hay vật được nói đến, 2. Tuyên ngữ: những gì để nói về người hay vật ấy” (tr.409). Quan điểm cho rằng cấu trúc cú pháp của câu (đơn) tương ứng với cấu trúc chủ vị của mệnh đề ngữ pháp (cú) được các nhà Việt ngữ học kế thừa và phát triển theo những hướng khác nhau. Hầu hết các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục hướng lưỡng phân cấu trúc cú pháp của mệnh đềcâu đơn theo quan hệ chủ vị và dùng các thuật ngữ cụm từ chủ vị (Nguyễn Kim Thản 1964), kết cấu chủ vị (Hoàng Trọng Phiến 1980), cụm chủ vị (Diệp Quang Ban 1984) hay câu chủ vị (Lê Xuân Thại 1994) để chỉ kiểu cấu trúc này. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho rằng cấu trúc cú pháp của câu không phải là một kết cấu chủ vị mà là một kết cấu tiêu điểm (focal construction) có vị ngữ làm trung tâm và các bổ ngữ tiêu điểm (focal complement), trong đó chủ ngữ cũng chỉ là một loại bổ ngữ (L.C Thompson 1965), hoặc là một cấu trúc nòng cốt tối giản gồm vị ngữ cùng các tham tố của nó là chủ ngữ và bổ ngữ bắt buộc (Nguyễn Minh Thuyết Nguyễn Văn Hiệp 1998). Mặc dù thống nhất dùng chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu đơnmệnh đề nhưng các tác giả theo hướng phân tích này chưa thống nhất với nhau về chức năng của chủ ngữ và vị ngữ. Một số tác giả cho rằng cấu trúcchủ vị biểu hiện một sự tình, trong đó chủ ngữ thường biểu thị chủ thể của hành động (quá trình hay trạng thái) còn vị ngữ biểu thị hành động (quá trình, trạng thái của chủ thể). Chẳng hạn, theo Trần Trọng Kim (1936), “chủ từ” (chủ ngữ) biểu thị “cái thể của chủ từ” (tức chủ thể), còn tính từ và động từ thì chỉ “cái thể” (tính chất, trạng thái) và “cái dụng” (hành động, quá trình) của chủ từ (tr.2129). Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1964) quan niệm câu đơn cú là câu diễn tả một sự tình, trong đó chủ từ biểu thị các chủ thể hay là “chủ sự” của sự tình. Tương tự, Diệp Quang Ban (1984) coi chủ ngữ là thành phần chính “chỉ ra cái đối tượng mà câu nói đề cập đến và hàm chứa hoặc có thể chấp nhận cái đặc trưng (hành động, trạng thái, tính chất,v.v…) sẽ được nói ở vị ngữ” (tr.119), còn vị ngữ là thành phần chính “nói lên cái đặc trưng vốn có ở vật hoặc có thể áp đặt hợp lý cho vật nói ở chủ ngữ” (tr. 142). Nói tóm lại, theo cách tiếp cận này cấu trúc chủ vị có chủ ngữ (ngữ pháp) trùng với chủ thể lôgich (của sự tình). Theo một số tác giả khác thì cấu trúc chủ vị không chỉ có chức năng biểu hiện sự tình mà còn có chức năng truyền tải một thông điệp (hay biểu hiện một phán đoán, nói theo cách nói của lôgich học), thậm chí chức năng chủ yếu của nó là truyền tải thông điệp. Khi nói về câu, Bùi Đức Tịnh (1948) cho rằng câu: 1. Cho biết người hay vật được nói đến. 2. Trình bày một việc xảy ra cho người ấy hay vật ấy hoặc một ý kiến của ta về người hay vật ấy. (Tôi nhấn mạnh –NHC). Trên cơ sở đó, tác giả đã định nghĩa chủ ngữ và vị ngữ bằng chức năng của chúng trong việc tổ chức thông điệp chứ không phải bằng chức năng biểu hiện sự tình: 1. Chủ ngữ: chỉ người hay vật được nói tới, 2. Tuyên ngữ: những gì để nói về người hay vật. Theo cách hiểu này thì kết cấu chủ vị có chủ ngữ không chỉ trùng với chủ thể lôgich mà cả với chủ thể tâm lý (“cái được nói tới”) của phán đoán. Sau Bùi Đức Tịnh, nhiều tác giả khác cũng nhấn mạnh đến chức năng tổ chức thông điệp của cấu trúc chủ vị khi cho rằng chủ ngữ biểu hiện “sở đề” hay “cái nói đến” còn vị ngữ biểu thị “sở thuyết” hay “thuyết minh cho chủ ngữ” (Nguyễn Kim Thản 1964, Lê Xuân Thại 1994). Với cách nhìn này, hướng phân tích theo cấu trúc chủ vị tiến gần đến hướng phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết. Tuy nhiên ngay cả khi thay đổi cách nhìn về chức năng của cấu trúc chủ vị, mở rộng hơn ngoại diên của chủ ngữ và bổ sung thêm các chức năng khác như chủ đề, hay khởi ngữ…cách phân tích câu theo quan hệ chủ vị cũng chỉ bao quát được một phạm vi rất hạn hẹp các kiểu câu của tiếng Việt mà theo đánh giá của một số tác giả là khoảng 25% , thậm chí chỉ khoảng 15% (Tiểu ban tiếng Việt nhà trường, Hội Ngôn ngữ học TpHCM, 2004). 1.2. Hướng phân tích theo quan hệ đề thuyết. Hướng phân tích câu theo cấu trúc đềthuyết xuất hiện trong Việt ngữ học trước hết do sự bất cập của hướng phân tích theo cấu trúc chủ vị. Khi chuyển từ việc coi kết cấu chủ ngữ vị ngữ có chức năng biểu thị sự tình sang chức năng truyền tải thông điệp (biểu thị một phán đoán hay nhận định), nhiều người nhà nghiên cứu theo quan điểm chủ vị đã thấy rằng bên cạnh các kết cấu chủ vị có chủ ngữ trùng với chủ thể tâm lí (ví dụ: “Giáp biết chuyện ấy”. “Họ giỏi lắm”) cũng có những trường hợp, chủ ngữ không trùng với chủ thể tâm lý, ví dụ: “Cái gì Giáp cũng biết”, “Bộ đội họ giỏi lắm”, “Miệng ông ông nói, đình làng ông ngồi…. Để phân biệt các chủ thể tâm lí không trùng với chủ ngữ (chủ thể ngữ pháp), các nhà nghiên cứu đã đề xuất thêm một thành phần câu mới là “chủ đề” (Trương Văn Chình Nguyễn Hiến Lê 1964: 536), “khởi ngữ” (Nguyễn Kim Thản 1964), “đề ngữ” (Diệp Quang Ban 1984). Như vậy, thực chất việc đưa thêm các khái niệm “chủ đề”, “đề ngữ” hay “khởi ngữ”…chỉ là một giải pháp tình thế nhằm khắc phục sự chênh nhau giữa chủ ngữ (ngữ pháp) và chủ thể tâm lí, và điều đó cũng cho thấy sự hạn chế của kết cấu chủ vị nói chung và khái niệm chủ ngữ nói riêng. Để tránh những bất cập này của cách tiếp cận chủ vị, với quan niệm coi câu là “một ngữ đoạn kết thúc, mang một thông báo hoàn chỉnh”, Lưu Vân Lăng (1970, 1986) đã đề xuất cách phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết thay cho cấu trúc chủ vị, trong đó khái niệm đề được mở rộng, bao gồm không chỉ các chủ ngữ ngữ pháp điển mẫu (trùng với chủ thể lôgic và chủ thể tâm lí) mà cả một số trường hợp được các tác giả khác coi là khởi ngữ hay đề ngữ (Cái gì, anh giáp cũng biết) thậm chí là trạng ngữ (Xã bên, lúa tốt). Cấu trúc đề thuyết được Lưu Vân Lăng phân biệt với cấu trúc thông tin cũ –mới của Lí thuyết phân đoạn thực tại và được áp dụng không chỉ cho câu mà cho cả cú. (Lưu Vân Lăng 19701998: 17). Chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này ở phần sau khi đề cập đến mối quan hệ giữa cấu trúc chủ vị và cấu trúc đề thuyết. Các tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (UBKHXH 1983) cũng cho rằng nòng cốt cú pháp của câu đơn được xây dựng trên quan hệ đề thuyết, bởi vì: Xét về quá trình tư duy, quan hệ đề thuyết …biểu thị một phán đoán, một sự phản ánh tương đối của thực tại nhất định vào nhận thức. Phán đoán gồm 2 yếu tố là sự vật, hiện tượng hay chủ đề và điều thấy được, biết được nhận thức về chủ đề. Xét về quá trình thông báo, quan hệ đề thuyết…biểu thị một thông báo trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Thông báo cũng bao gồm hai yếu tố: yếu tố thứ nhất chỉ ra người nói “nói về gì” và yếu tố thứ hai chỉ ra người nói “nói gì”. (UBKHXH Việt Nam 19832002:209) Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế phân tích câu thì các tác giả lại không đưa những trường hợp Lưu Vân Lăng cho là đề ngữ vào phần đề mà coi nó là thành phần tình huống (ví dụ, Xã bên, lúa tốt. tr 239), hoặc thành phần khởi ý (ví dụ, Quyển sách này, tôi chỉ thấy bán ở đây. tr.243). Vì vậy, cấu trúc đề thuyết ở Ngữ pháp tiếng Việt của UBKHXH Việt Nam không khác nhiều lắm với cấu trúc chủ vị theo quan niệm của nhiều tác giả. Cao Xuân Hạo là người đầu tiên áp dụng một cách triệt để quan hệ đề thuyết vào việc phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt. Trong công trình “Tiếng Việt – Sơ thảo Ngữ pháp chức năng” (1991) Cao Xuân Hạo cho rằng cần phải thay cách phân tích câu tiếng Việt theo quan hệ chủ vị mà theo tác giả là đã được bê nguyên xi từ tiếng Pháp vào tiếng Việt do tư tưởng “dĩ Âu vi trung” bằng cách phân tích theo quan hệ đề thuyết cho phù hợp với đặc điểm loại hình của tiếng Việt là một ngôn ngữ thiên chủ đề. Theo đó, câu với tư cách là đơn vị “thông báo một mệnh đề” hay “phản ánh một nhận định” được cấu trúc hóa thành hai phần đề và thuyết, trong đó “đề là điểm xuất phát, là cái cơ sở, cái điểm tựa làm bàn đạp cho đà triển khai của câu” ở phần thuyết (Cao Xuân Hạo 19912004: 5051). Với cách hiểu này, trong cấu trúc đề thuyết của Cao Xuân Hạo, phần đề không chỉ bao gồm các chủ ngữ điển mẫu (Tôi xem phim này rồi), chủ đề hay khởi ngữ (ví dụ, Tôi tên là Nam, Phim này tôi xem rồi) mà cả những trường hợp các tác giả khác coi là trạng ngữ (Mai, mẹ về. Ở đây mọi người đều làm việc), tình thái ngữ (Theo tôi, Nam thế nào cũng trúng cử), thành phần câu ghép (Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy) hoặc bị gạt sang một bên như những trường hợp ngoại lệ (Chó treo, mèo đậy. Cần tái, cải nhừ) vv. Cách phân tích theo quan hệ đề thuyết như vậy được Cao Xuân Hạo không chỉ áp dụng cho câu mà cả ngữ đoạn dưới câu là tiểu cú. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng không thể không thừa nhận rằng cách phân tích cấu trúc câu theo quan hệ chủ vị của Cao Xuân Hạo đã giải quyết được hàng loạt các trường hợp bế tắc nếu phân tích theo quan hệ chủ vị (theo đánh giá của những người ủng hộ quan niệm này thì các câu kiểu này có thể lên tới 86%) và mở ra khả năng ứng dụng vào việc dạy viết và chữa lỗi câu tiếng Việt cho người Việt và người nước ngoài theo một cách tiếp cận mới. Tuy nhiên, chấp nhận cách phân tích cúcâu tiếng Việt theo cấu trúc đề thuyết nhưng lại loại bỏ hoàn toàn cấu trúc chủ vị và các chức năng cú pháp truyền thống như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ…ra khỏi hệ thống ngữ pháp tiếng Việt chưa hẳn là một giải pháp thỏa đáng, đặc biệt khi xem xét vấn đề dưới góc độ loại hình và phổ niệm ngôn ngữ. Bởi vì, thứ nhất, giải pháp này vạch ra một ranh giới quá rạch ròi, thậm chí gần như đối lập giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ được coi là chỉ có chủ đề mà không có chủ ngữ với các ngôn ngữ chỉ có chủ ngữ mà không có chủ đề, một sự đối lập mà ngay cả các tác giả đề xuất phân biệt các loại hình “thiên chủ ngữ” và “thiên chủ đề” cũng chưa nói tới. Thứ hai, nếu xem xét cấu trúc chủ vị dưới góc độ lí thuyết điển mẫu, chúng ta có thể thấy rằng có hàng loạt các câu tiếng Việt tương ứng với câu có cấu trúc chủ vị trong các ngôn ngữ khác, mặc dù giữa chúng có thể khác nhau về hình thức đánh dấu hay trật tự từ, và đó chính là cơ sở cho các nghiên cứu về loại hình học hình thái cách (phân biệt các ngôn ngữ đối cách với các ngôn ngữ khiển cách, tuyệt cách, tam phân hay trung hòa) hay loại hình trật tự từ (phân biệt các ngôn ngữ SVO, SOV, VOS, v.v) mà tiếng Việt không phải là một ngoại lệ về mặt loại hình. Thứ ba, nếu đối lập một cách triệt để cách phân tích cú pháp câu tiếng Việt với câu của các ngôn ngữ khác sẽ tạo ra những khó khăn nhất định về mặt ứng dụng, đặc biệt là trong việc dạy và học ngoại ngữ cũng như dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ. Chính vì vậy chúng tôi cho rằng cần phải tìm một giải pháp mô tả cấu trúc cú pháp của cú và câu tiếng Việt trong đó có sự kế thừa cả hai hướng phân tích theo quan hệ chủ vị và phân tích theo quan hệ đề thuyết. Do khuôn khổ bài viết có hạn, duới đây chúng tôi chỉ trình bày những suy nghĩ bước đầu của giải pháp này. 2. Thử tìm một giải pháp cho việc phân tích cấu trúc cú pháp của cúcâu tiếng Việt2.1 Cơ sở của giải pháp. Thực ra các giải pháp kết hợp cả hai hướng tiếp cận chủ vị và đề thuyết để phân tích cấu trúc cú pháp của cú và câu tiếng Việt cũng đã được một số nhà ngôn ngữ học đề cập đến. Trần Ngọc Thêm (1985), chẳng hạn, đã đưa ra giải pháp phân tích cấu trúc câu theo quan hệ đề thuyết trong đó cấu trúc chủ vị đóng vai trò như các cấu trúc nòng cốt bộ phận của cấu trúc đề thuyết. Tác giả đã xác định 4 kiểu cấu trúc đề thuyết nòng cốt là: nòng cốt đặc trưng (C→V đ), nòng cốt quan hệ (C→Vq − B), nòng cốt tồn tại (Tr →Vt − B), và nòng cốt qua lại (xV → y V’), trong đó có 2 nòng cốt chủ vị hoàn chỉnh (nòng cốt đặc trưng và nòng cốt quan hệ) và một nòng cốt chủ vị không có chủ ngữ (nòng cốt tồn tại). Tuy nhiên, giải pháp này chỉ khác với cách phân tích theo quan điểm chủ vị chỉ ở chỗ cấu trúc qua lại được coi như là câu đơn có một nòng cốt đềthuyết chứ không phải là một câu ghép với hai nòng cốt chủ vị theo quan điểm truyền thống. Vì vậy, trên thực tế, giải pháp này chưa tiến xa hơn cách tiếp cận chủ vị được bao nhiêu, đặc biệt là với những kiểu câu không phân tích được theo quan hệ chủ vị mà Cao Xuân Hạo và các cộng sự đã chỉ ra. Một cố gắng khác nhằm kết hợp hai cách phân tích chủ vị và đề thuyết được trình bày trong công trình “Ngữ pháp tiếng Việt” mới xuất bản gần đây của Diệp Quang Ban (2005). Trong công trình này, Diệp Quang Ban đã áp dụng mô hình ngữ pháp chức năng của M.A.K Halliday vào ngữ liệu tiếng Việt, theo đó cấu trúc câu tiếng Việt được phân tích thành 4 kiểu cấu trúc gồm 3 kiểu cấu trúc thực hiện chức năng (cấu trúc nghĩa biểu hiện với vị tố và các tham thể; cấu trúc thức với biểu thức thức và phần dư, và cấu trúc đề thuyết với hai thành tố đề và thuyết) và cấu trúc cú pháp (gồm chủ ngữ, vị tố và các loại bổ ngữ, đề ngữ và gia ngữ); Ứng với các kiểu cấu trúc cú pháp, cầu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc đề thuyết, theo cách nhìn của Halliday, tác giả phân biệt ba kiểu chủ thể có mặt trong câu: chủ thể ngữ pháp (chủ ngữ), chủ thể lôgich và chủ thế tâm lí (Diệp Quang Ban 2005: 5051). Chúng tôi cho rằng việc phân biệt các bình diện phân tích cấu trúc theo cách của Halliday là hoàn toàn cần thiết để tìm hiểu tính đa diện của cấu trúc câu, tuy nhiên sử dụng theo lối lồng ghép cả ba bình diện diện với 4 kiểu cấu trúc để phân tích cấu trúc câu tiếng Việt như Diệp Quang Ban đã tiến hành chỉ làm cho việc phân tích câu thêm rắc rối. Mặt khác như sẽ chỉ ra dưới đây, chức năng chủ yếu của câu không phải là biểu hiện sự tình mà là thông báo, vì vậy tiến hành phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện (với vị tố và các tham thể) và hình thức bề mặt tương ứng của nó cấu trúc cú pháp (gồm vị tố và các chức năng cú pháp) ở cấp độ câu chưa hẳn là một giải pháp đúng đắn. Vậy, có thể lựa chọn một giải pháp như thế nào cho việc phân tích cấu trúc cú và câu tiếng Việt dựa trên sự kết hợp hai cách tiếp cận chủ vị và đề thuyết. Từ các cách tiếp cận trên đây, chúng tôi thấy rằng trong việc phân tích cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt đã có một số sự nhầm lẫn hoặc mơ hồ mà nếu không làm sáng tỏ thì khó có thể có được một giải pháp phân tích cấu trúc câu hợp lí. Trước hết đó là sự nhầm lẫn trong việc xác định chức năng và cấu trúc cú pháp của hai đơn vị ngữ pháp hữu quan là câu và cú (mệnh đề ngữ pháp). Cho đến nay, hầu như tất cả các nhà nghiên cứu, dù theo quan điểm chủ vị hay đề thuyết, đều cho rằng cú và câu có chức năng và cấu trúc cú pháp giống nhau, sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ câu thì hoàn toàn độc lập (là một cú độc lập hoặc do nhiều cú kết hợp lại với nhau), còn cú có thể độc lập (câu đơn) hoặc không độc lập (bộ phận của câu ghép). Vì vậy, thậm chí nhiều tác giả cho rằng việc phân biệt cú và câu là không cần thiết, nên đã thay thế cú bằng thuật ngữ “nòng cốt” để phân biệt câu đơn (câu có một nòng cốt) và câu ghép (câu có hai nòng cốt) (UBKHXH 1983, Trần Ngọc Thêm 1985, Nguyễn Minh Thuyết Nguyễn Văn Hiệp 1998), hoặc đồng nhất cú với câu (Diệp Quang Ban 2005). Có lẽ chỉ có Lưu Vân Lăng và Cao Xuân Hạo chú ý đến sự khác biệt giữa cú và câu. Theo Lưu Vân Lăng câu và cú giống nhau ở chỗ đều là những ngữ đoạn thuyết ngữ tính (phân biệt với ngữ không có thuyết ngữ tính) có cấu trúc đề thuyết nhưng khác nhau về chức năng: cú là một “ngữ đoạn chưa kết thúc”, mới “ít nhiều có chức năng thông báo”, còn câu là một “ngữ đoạn kết thúc, mang một nội dung thông báo hoàn chỉnh” (Lưu Vân Lăng 19751998: 1618). Cao Xuân Hạo cũng cho rằng cú có cấu trúc đề thuyết như câu nhưng khác câu “ ở chỗ nó không phản ánh một hành động nhận định, được thực hiện ngay khi phát ngôn để đưa ra một mệnh đề, mà biểu thị một cái gì được coi như có sẵn…” (Cao Xuân Hạo 19912004: 42). Như vậy, cả Lưu Vân Lăng và Cao Xuân Hạo đều có chú ý đến sự khác biệt về chức năng của cú và câu nhưng lại không phân biệt chúng về mặt cấu trúc khi cho rằng cả hai đơn vị đều có cấu trúc đề thuyết. Xuất phát từ quan điểm cho rằng các đơn vị ngôn ngữ khác nhau ở chức năng, và cấu trúc của một đơn vị bao giờ cũng được xây dựng để thực hiện chức năng của nó, chúng tôi thấy rằng để phân tích cấu trúc cú pháp của câu và cú, cần xét

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

5.1 Phương pháp miêu tả 6

5.2 Phương pháp đối chiếu so sánh 6

6 Giả thuyết khoa học 6

7 Bố cục 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7

1.1 Khái niệm phương pháp 7

1.2 Khái quát về câu 7

1.2.1 Khái niệm câu 7

1.2.2 Đặc điểm của câu 9

1.2.3 Phân loại câu 9

1.3 Khái niệm kết cấu C - V 10

1.3.1 Khái niệm kết cấu 10

1.3.2 Khái niệm kết cấu chủ 11

1.3.2.1 Chủ ngữ 11

1.3.2.2 Vị ngữ 12

1.3.2.3 Kết cấu chủ - vị 12

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU THEO KẾT CẤU CHỦ- VỊ 13 2.1 Các phương pháp phân tích câu trong tiếng Việt nói chung 13

2.1.1 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị 13

2.1.2 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể 14

2.1.3 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết 14

2.1.4 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc “Cái cho sẵn – cái mới” 15

2.2 Phương pháp phân tích câu theo kết cấu chủ vị 16

2.2.1 Phương pháp miêu tả 16

Trang 2

2.2.1.1 Khái niệm 16

2.2.1.2 Phân loại thủ pháp miêu tả bên trong 16

2.2.1.2.1 Thủ pháp phân loại và hệ thống hóa 16

2.2.1.2.2 Thủ pháp phân tích vị từ- tham tố 17

2.2.1.2.3 Thủ pháp phân tích nghĩa tố 17

2.2.1.2.4 Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp 18

2.2.2 Phương pháp đối chiếu ngôn ngữ 20

2.2.2.1 Khái niệm 20

2.2.2.2 So sánh tiếng Việt và tiếng Anh 20

2.2.2.2.1 Tương đồng 21

2.2.2.2.2 Khác biệt 23

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Ngày nay, chuyên ngành ngôn ngữ học đã có những bước tiến trong nhữngcông trình nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, một trong các phươngdiện đó không thể không kể đến phương diện về câu trong tiếng Việt đã thu hútnhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Câu trong tiếng Việt đượcnghiên cứu về mặt nội dung và hình thức (ngữ âm, ngữ pháp)

Đối với nhiều quan điểm cú pháp hiện đại, câu là đối tượng trung tâm của

cú pháp Còn câu tiếng Việt là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ phápcủa câu ngữ Việt Một câu tiếng Việt hiện nay được phân tích theo nhiềuphương pháp Phổ biến nhất là bốn phương pháp sau: theo cấu trúc chủ-vi, theocấu trúc vị từ-tham thể, theo cấu trúc đề-thuyết, theo cấu trúc cái cho sẵn-cáimới Các phương pháp này được xây dựng dựa trên ba bình diện nghiên cứucâu: kết học, nghĩa học và dụng học Riêng phương pháp phân tích câu theo cấutrúc đề-thuyết thì lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau

Tiếng việt từ trước đến nay hướng phân tích câu phổ biến nhất là hướngphân tích ngữ pháp theo cấu trúc chủ-vị Phân tích câu theo cấu trúc chủ-vịthuộc bình diện kết học của câu Phân tích câu hướng này xuất phát từ góc độcấu trúc hình thức, căn cứ vào hình thức biểu hiện và vai trò cú pháp của các bộphận trong câu để phân biệt ra các thành phần chính, thành phần phụ Hơn nữa,việc dạy học tiếng Việt theo cấu trúc chủ vị hiện nay là một phương pháp phổbiến được nhiều giáo viên sử dụng trong việc dạy học nhưng phân tích câu dựatrên cấu trúc chủ- vị vẫn còn gây nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh.Bởi vì tiếng Việt là thứ tiếng phi hình thái, nó thuộc loại hình ngôn ngữ độc lập

vì thế việc nhận diện các thành phần câu bên cạnh tiêu chí về hình thức còndùng tiêu chí về nghĩa Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn bámsát thực tiễn về vấn đề dạy và học hiện nay trong trường học đối với bộ môntiếng Việt nói chung và kết cấu chủ- vị nói riêng Theo như chúng tôi khảo sát,việc nắm vững phương pháp phân tích kết cấu chủ vị là yêu cầu kiến thức cơbản nhất đối với phân môn tiếng Việt của học sinh Hiện nay, phân tích câu theo

Trang 4

kết cấu chủ - vị đối với các loại câu trong tiếng Việt nói chung và câu đơn nóiriêng đã được nhiều nhà ngôn ngữ học bàn đến trên nhiều phương diện khácnhau nhưng về phương diện phương pháp phân tích câu theo kết cấu chủ vịtrong câu đơn vẫn chưa được nghiên cứu sâu Vì vậy, trong công trình nghiêncứu này của chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về phương pháp phân tích câu theokết cấu chủ-vị, đặc biệt sẽ khảo sát trên bình diện của câu đơn

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề về câu trong tiếng Việt là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong

và ngoài nước quan tâm bên cạnh vấn đề từ, cụm từ Câu trong tiếng Việt đóngmột vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn như đoạn văn,văn bản Ngày nay, ở Việt Nam, số lương các công trình ngiên cứu, các tạp chínghiên cứu, các luận án, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về phương phápphân tích câu trên nhiều phương diện khác nhau

Theo Hoàng Trọng Phiến với “Quan hệ nghĩ và cấu trúc trong việc phân

tích câu” có nêu ra “Ý nghĩa của câu được xác định nhờ sự phân tích vị trí – chức năng của các đơn vị tạo thành sơ đồ cấu trúc câu” 1 Tác giả nghiên cứu

nhấn mạnh ba quan hệ cơ bản là quan hệ chủ- vị, quan hệ xác định và quan hệ

bổ sung

Theo TS Trần Kim Phượng với “Các phương pháp phân tích câu tiếng

Việt” có nêu ra “Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo nhiều phương pháp Phổ biến nhất là bốn phương pháp sau: (1) Theo cấu trúc chủ - vị (ngữ pháp truyền thống (2) Theo cấu trúc vị từ - tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa), (3) Theo cấu trúc đề- thuyết (ngữ pháp chức năng) và (4) Theo cấu trúc cái cho sẵn – cái mới (lý thuyết phân đoạn thực tại)” 2 Trong phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị, theo tác giả nghiên cứu “ Xây dựng dựa trên ba quan hệ ngữ pháp cơ bản của câu: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ

và quan hệ chủ - vị” 3 Về phương diện nghiên cứu này của TS Trần Kim

1 [7]

2 [8]

3 [8]

Trang 5

Phượng, chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là những gợi mở trong đề tài nghiên cứunày.

Theo PGS TS Nguyễn Hồng Cổn với “Cấu trúc cú pháp của câu tiếng

Việt: Chủ- vị hay đề - thuyết” có nêu ra “Cấu trúc chủ - vị và và cấu trúc thuyết là khác nhau: Cấu trúc chủ- vị là của cú pháp gắn với chức năng biểu hiện, còn cấu trúc đề- thuyết là của câu gắn với chức năng thông báo” 4 Tác giảnghiên cứu nhấn mạnh cấu trúc chủ- vị tuy là cấu trúc phân tích truyền thốngtrong ngữ pháp tiếng Việt nhưng chủ ngữ và vị ngữ là thành phần nòng cốt giữvai trò trung tâm trong việc phân tích câu Tuy nhiên tác giả chưa bàn kĩ đến cácphương pháp cụ thể để phân tích câu trúc chủ - vị Sự thiếu sót này của tác giảnghiên cứu sẽ được chúng tôi bàn kĩ hơn trong đề tài nghiên cứu này

đề-3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này của chúng tôi nhằm giúp cho đối tượng nghiên cứu cũng như

HS, SV hiểu cách thức, phương pháp phân tích theo kết cấu chủ vị mà trên thực

tế vận dụng dựa trên câu đơn Hơn nữa, đề tài này của chúng tôi giúp cho đốitượng nghiên cứu nhận diện câu từ một cách sâu sắc, nhanh gọn và dễ hiểu Đềtài này nếu thành công sẽ là tài liệu tham khảo xuyên suốt quá trình học tập cũngnhư việc áp dụng câu vào thực tiễn cho HS, SV Đồng thời đây cũng là nguồn tưliệu cho giáo viên và giảng viên, đặc biệt là GV thuộc ngành ngôn ngữ học sẽtìm hiểu và học cách phân tích câu theo kết cấu chủ vị một cách thông dụng vàchuyên nghiệp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là phương pháp phân tích câu theokết cấu chủ- vị

Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là câu đơn trong tiếng Việt

4 [4]

Trang 6

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp miêu tả

Chúng tôi xem đây là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài nghiêncứu này Chúng tôi sẽ đi miêu tả bên trong câu theo kết cấu chủ- vị

5.2 Phương pháp đối chiếu so sánh

Chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh câu theo kêt cấu chủ - vịgiữa tiếng Việt và ngôn ngữ khác như tiếng Anh để đưa ra những nét tươngđồng và khác biệt về cấu trúc chủ - vị của câu giữa hai ngôn ngữ

6 Giả thuyết khoa học

Nếu đề tài này thành công , nó sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho giáo viêntrong việc giảng dạy học sinh về phương pháp phân tích câu theo kết cấu chủ vị,đặc biệt là ở câu đơn, dựa vào các phương pháp miêu tả, đối chiếu giáo viênhướng dẫn học sinh rèn luyện tốt hơn kĩ năng phân tích câu theo kết cấu chủ vị.Bên cạnh đó, đề tài của nhóm chúng tôi sẽ là tài liệu tham khảo cho những nhànghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này, lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ

7 Bố cục

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu củ chúng tôi gồm có 2chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Phương pháp phân tích câu theo kết cấu chủ- vị

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Khái niệm phương pháp

Theo TS Trần Văn Sáng “Phương pháp là sự khái quát hóa các biện pháp

và thủ pháp đặc thù, chuyên dùng trong nghiên cứu ngôn ngữ” 5

Phương pháp luận là lí luận chung về phương pháp nhận thức, nêu lênnhững phương pháp nhận thức cụ thể và phạm vi sử dụng chúng phù hợp với đốitượng nghiên cứu là ngôn ngữ

Phương pháp luận ngôn ngữ học, theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lê-nin lấychủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở để xâydựng mối quan hệ giữa phương pháp và lí luận đặc thù ngôn ngữ học với thếgiới quan Mác Lê-nin.Hiển nhiên là tự bản thân chúng, các phương pháp khôngthể được dựng lên thành phương pháp lí luận hoặc lí thuyết nhận thức trongngôn ngữ học

1.2.Khái quát về câu

1.2.1 Khái niệm câu

Trong tiếng Việt, bên cạnh ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp tiếng Việt đóngmột vai trò quan trọng Trong đó, phương diện nghiên cứu quan trọng trong ngữpháp là câu Từ rất lâu, khái niệm về câu đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trong

và ngoài nước quan tâm Khi nghiên cứu về phương diện câu, bên cạnh nhữngnhà nghiên cứu khác quan điểm tì cũng có những nhà nghiên cứu cùng quanđiểm

Trong giáo trình ngữ pháp tiếng Việt của Đỗ Thị Kim Liên, Tác giả E

Sapir (1921) định nghĩa câu dựa vào hành động phát ngôn “Câu là một hành

động ngôn ngữ diễn đạt một hành động của tư duy” 6

Hướng nghiên cứu câu theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống, có tácgiả F.F Phooc tu na tốp, L.C Thompson Tác giả L.C Thompson dựa trên tiêu

chí hình thức cho rằng “Ở trong tiếng Việt, các câu được tách ra khỏi nhau bởi

5 [9]

6 [6; Tr 310]

Trang 8

những ngữ điệu kết thúc Một đoạn có một hay nhiều nhóm nghĩa, két thúc bằng một ngữ điệu kết thúc hay đứng sau một sự im lặng hay tiếp một đoạn khác cũng như vậy là một câu Sự độc lập của những yếu tố như vậy là một câu Sự độc lập của những yếu tố như vậy được phù hiệu hóa trong chữ viết bởi cách dùng một chữ hoa ở đầu câu và một dấu kết thúc (dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than ở cuối câu) Còn F.F Phooc tu na tốp cũng đưa ra định nghĩa thiên về hình thức

“Câu là một tổ hợp từ với một ngữ điệu kết thúc” 7

Dựa trên tiêu chí ý nghĩa, tác giả Aristot thế kỉ V TCN, định nghĩa “Câu là

một âm phức hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận trong đó cũng có ý nghĩa độc lâp” Còn học phái Aleesch xan đri thế kỉ III – II TCN cũng đã khẳng định

“ Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn” 8

Theo Bùi Minh Toán, câu được định nghĩa ở hai phương diện:

“Ở phương diện cấu tạo ngữ pháp, cũng tức là ở bậc trừu tượng, khái quát, đơn vị ngôn ngữ được tạo nên bởi sự kết hợp của các đơn vị nhỏ hơn(từ, ngữ cố định, cụm từ tự do ) theo những quy tắc ngữ pháp nhất định được gọi là câu Ở phương diện sử dụng, mỗi câu luôn gắn với một tình huống cụ thể, nhằm một mục đích giao tiếp cụ thể, biểu hiện một ý nghĩa cụ thể Câu cụ thể đó được gọi là phát ngôn Nói rõ hơn, phát ngôn chính là câu trong hoạt động giao tiếp” 9

Theo Diệp Quang Ban định nghĩa “Câu là đơn vị lớn nhất của một cấu

trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ , được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một

sự thể (hay một sự việc) 10

Theo PGS.TS Đỗ Thị Kim Liên định nghĩa: “Câu là đơn vị dùng từ đặt ra

trong quá trình suy nghĩ được gắn với một ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích

7 [2; Tr 310, 311]

8 [2; tr 310, 311]

9 [11; tr 111]

10 [3; tr.17]

Trang 9

thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập , có ngữ điệu kết thúc” 11

Theo TS Trần Văn Sáng: “Câu là đơn vị lời nói có cấu tạo ngữ pháp nhất

định, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị lời nói nhỏ nhất có chức năng thông báo” 12

Tất cả những định nghĩa của những nhà nghiên cứu trên đã thẻ hiện ở rấtnhiều phương diện, nhưng nhóm chúng tôi chọn khái niệm của Diệp Quang Ban

vì định nghĩa này quan tâm đến cả ba tiêu chí hình thức, ý nghĩa và cấu tạo.Định nghĩa này không tính đến đặc thù của ngôn ngữ cụ thể, không gắn với dạngnói hay dạng viết của ngôn ngữ, chức năng nghĩa biểu hiện là chức năng quantrọng nhất

1.2.2 Đặc điểm của câu

Người ta chia câu làm 4 đặc điểm:

- Tính độc lập về mặt ngữ pháp

- Câu bao giờ cũng có một ngữ điệu kèm theo nhất định

- Câu bao giờ cũng phải mang một nội dung thông báo

– Câu bao giờ cũng phải thể hiện một tình thái nhất định Đó là thái độchủ quan của người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng giao tiếp

1.2.3 Phân loại câu

Dựa vào các kiểu cấu tạo của câu ta phân loại theo tiêu chí sau:

Phân loại câu theo ngữ pháp bao gồm cấu tạo câu đơn , câu ghép, câu đặtbiệt

Câu đơn là câu có cấu tạo một cụm chủ - vị Câu đơn hai thành phần: Hai

thành phần chính của câu đơn là chủ ngữ, và vị ngữ Chủ ngữ của câu đơn làthành phần nêu đối tượng mà câu nói đề cập đến các hoạt động tính chất trạng

11 [6; tr.312]

12 [9]

Trang 10

thái và thường đứng trước vị vị ngữ của câu nêu lên nội dung thong báo, đứngsau chủ ngữ là trật tự bắt buộc trong hoàn cảnh giao tiếp bắt buộc nhất định cóthể rút ngắn thành phần câu Ngoài thành phần nòng cốt còn có thể sử dụngtrạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ.

Câu đơn đặc biệt là câu được cấu tạo từ một hay một cụm từ chính phụ hay

đẳng lập giữ vai trò nồng cốt, câu không bao gồm hai thành phần chủ ngữ và vịngữ nhưng vẫn thực hiện chức năng thong báo như câu bình thường, thườngđược sử dụng trong một hoàn cảnh cụ thể người ta chia câu đơn đặc biệt thànhhai loại căn cứ vào cấu tạo và hoàn cảnh sử dụng

Câu đơn đặc biệt danh từ là câu được cấu tạo từ danh từ hoặc cụm danh từ

đẳng lập mà các thành tố của nó đều là danh từ,.Câu đơn đặc biệt danh từ cónghĩa khái quát chỉ sự tồn tại của sự vật hiện tượng đang tồn tại trước mặt ngườinói hay người nghe trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định

Câu đơn đặc biệt vị từ là câu chỉ có một từ thuộc từ loại động từ hay tính từlàm thành phần chính trong câu

Câu ghép là câu có hai cụm chủ - vị trở lên Trong đó mỗi kết cấu làm

thành một vế câu nhưng không kết cấu nào nằm trong lòng kết cấu kia

1.3.Khái niệm kết cấu C - V

1.3.1 Khái niệm kết cấu

Theo Nguyễn Thiện Giáp khái niệm kết cấu là "Toàn bộ quá trình tổ

chức bên trong của một đơn vị ngữ pháp - một ngữ đoạn, một cú hoặc một câu, được tạo nên dựa trên cơ sở một hệ thống các hình vị và một hệ thống các quy tắc Hơn nữa , Kết cấu được hiểu là thành quả kết hợp của một quá trình như thế Một mô hình kết cấu riêng biệt được thể hiện như chuỗi đơn vị đảm nhận chức năng ngữ pháp Chẳng hạn, kết cấu của cú là: Chủ ngữ + vị ngữ + bổ ngữ

; kết cấu của ngữ đoạn là: Định ngữ + danh từ Trong phân tích văn bản, kết cấu chỉ ra hiện dạng của một kiểu kết cấu" 13 Ta có thể thấy trong các ví dụ sau:

Con chim đang bay trên trời

13 [12; tr 225]

Trang 11

- Có kết cấu chủ vị, nhưng được thể hiện trong một chuỗi : Con + chim +đang + bay + trên + trời.

Kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố của thể

thống nhất đó Kết cấu không nằm trong hệ thống và "kết cấu phản ánh được

hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất cửa sự tác động lẫn nhau của các mặt và các thuộc tính chung Nhờ có kết cấu mà chúng ta hiểu được vì sao phẩm chất của hệ thống nói chung không giống với tổng số phẩm chất của các yếu tố tạo thành" 14

Trong ngôn ngữ học rất nhiều loại kết cấu như:

- Kết cấu chính phụ

- Kết cấu đẳng lập

- Kết cấu ngoại tâm

- Kết cấu nội tâm

1.3.2 Khái niệm kết cấu chủ

1.3.2.1 Chủ ngữ

Theo Nguyễn Minh Thuyết đưa ra khái niệm về chủ ngữ "là bộ phận

nòng cốt câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ, tạo ra cùng vị ngữ một kết cấu có khả năng nguyên nhân hóa" 15

Chủ ngữ có hai đặc điểm:

- Là thành tố bắt buộc, không thể bị lược bỏ mà không ảnh hưởng đếntính trọn vẹn của câu Nhờ đặc điểm này ta phân biệt được chủ ngữ với nhữngthành tố nằm ngoài nòng cốt câu như trạng ngữ, khởi ngữ trong trường hợp cácthành tố ấy đứng đầu câu

- Cùng vị ngữ tạo ra một liên kết câu có khả năng nguyên nhân hóa.Nhờ đặc điểm này có thể phân biệt chủ ngữ với bổ ngữ, một thành tố khác củanòng cốt câu, trong trường hợp thành tố ấy là thể từ

- Chủ ngữ có thể là một từ Chẳng hạn: Học sinh học tập Học sinh

là chủ ngữ

14 [5; tr 52 - 55]

15 [10; tr 119 - 121]

Trang 12

- Chủ ngữ có thể là một cụm từ hoặc một cụm chủ vị

Ví dụ: Tổ quốc ta giàu đẹp Chủ ngữ gồm hai từ ghép là: Tổ quốc +

ta -> được gọi là bộ phận chủ ngữ theo một cụm từ

1.3.2.2 Vị ngữ

Theo V.S Panfilov cho rằng "Vị ngữ là đỉnh tuyệt đối của câu, trên

phương diện ngữ pháp được đặc trưng bằng phạm trù khẳng định / phủ định và biểu thị đặc điểm theo nghĩa rộng của từ này" 16

Còn theo Nguyễn Minh Thuyết thì đưa ra quan điểm "Vị ngữ là bộ

phận nồng cốt câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời - thể hoặc cách thức vào phía trước, và trong trường hợp bộ phận này gồm một từ thì vị ngữ là từ chính của bộ phận ấy" 17

1.3.2.3 Kết cấu chủ - vị

Kết cấu chủ - vị là mối quan hệ và liên hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trongcâu hoặc trong đoạn Nó có mối quan hệ mật thiết với nhau đôi lúc có câu khuấtchủ ngữ hoặc vị ngữ

Kết cấu chủ - vị làm chức năng chủ ngữ trong câu Tiếng Việt và TiếngAnh

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU THEO KẾT CẤU

CHỦ- VỊ

2.1.Các phương pháp phân tích câu trong tiếng Việt nói chung

2.1.1 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị

16 [1; tr.73]

17 [10; tr 86 - 88]

Trang 13

Đây là phương pháp lâu đời nhất của ngữ pháp truyền thống, được xâydựng dựa trên ba quan hệ ngữ pháp cơ bản của câu: quan hệ đẳng lập, quan hệchính phụ và quan hệ chủ vị Muốn vẽ được mô hình câu theo phương pháp này,phải xác định được ba quan hệ trên.

Qui ước vẽ như sau: với quan hệ đẳng lập, không vẽ mũi tên ở cả haichiều; với quan hệ chính phụ, vẽ mũi tên hướng về thành tố chính; với quan hệchủ vị, vẽ mũi tên ở cả hai chiều

Công ty chúng tôi / sẽ thi công một tòa nhà 24 tầng

C V

-> Đây là câu đơn

Phương pháp này có ưu điểm là Các thành tố cấu tạo nên câu được phântích hết sức tỉ mỉ và cạn kiệt Không có bất kỳ một từ nào trong câu không đượclàm rõ, dù đó là thực từ hay hư từ Quan hệ giữa các từ trong cụm từ, quan hệgiữa các cụm từ với nhau luôn được thể hiện rõ ràng Truyền tin cho người học

dễ dàng xây dựng những câu đúng ngữ pháp, chuẩn mực

Nhược điểm của phương pháp này là Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vịchỉ quan tâm đến bình diện hình thức của câu mà không làm nổi rõ vấn đề trọngtâm thông báo của câu Các thành phần câu được gọi tên thuần tuý theo kiểu ngữpháp, không rõ chức năng ngữ nghĩa Cách phân tích này quá tỉ mỉ, nên khôngphải lúc nào cũng có thể ứng dụng được cho mọi câu tiếng Việt, đặc biệt lànhững câu trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, những câu có cấu trúc hơi khácthường

2.1.2 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể

L.Tesnière với lý thuyết diễn trị (vào khoảng những năm 30 của thế kỷtrước) Ông đã gợi ra một giải pháp nghĩa học độc lập cho việc phân tích câu.Sau ông, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề này Đó là C.J Fillmore,M.A.K Halliday, W.Chafe, C Hagège, S.C.Dik… Để phân tích được câu theo

Ngày đăng: 14/12/2017, 19:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w