Thảm thực vật tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 47 - 49)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Thảm thực vật tự nhiên

- Rừng rậm thường xanh ít bị tác động

+ Trên vành đai địa hình > 700m: phân bố rải rác ở một số nơi nhƣ Tam Đảo và các vùng núi cao phía tây bắc của tỉnh. Các loài ƣu thế cây gỗ lá rộng chủ yếu thuộc các họ Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Chè (Theaceae). Ngoài ra, còn có một số loài cây lá kim chiếm một diện tích nhỏ nhƣ Sam bông (Amentotaxus argotaenia), Pơmu (Fokienia hodginsii), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus)...

Rừng rậm thƣờng xanh ở độ cao trên 700m phát triển trên đá vôi có diện tích tƣơng đối nhỏ ở Võ Nhai và các vùng núi đá vôi trong tỉnh. Thành phần loài khá đặc trƣng quy định bởi môi trƣờng sống, thích ứng với tầng đất mỏng, giữ nƣớc kém nhƣ Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai (Garcinia fragracoides), Sến (Madhuca pasquieri), Ô rô... Đây là quần xã rừng khá độc đáo và quý hiếm của Thái Nguyên. Cấu trúc của kiểu rừng này chỉ có hai tầng: tầng trên là cây gỗ lớn, tầng dƣới là cây bụi.

+ Trên vành đai địa hình < 700m: Phân bố ở Tam Đảo, Võ Nhai. Do điều kiện sinh thái tƣơng đối thuận lợi: đủ ẩm, ánh sáng nhiều, nhiệt độ cao, đất chƣa bị thoái hóa, tầng đất còn dày nên số lƣợng loài cây khá phong phú. Cấu trúc của kiểu rừng này gồm ba tầng chính:

38

* Tầng trên: Gồm có Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Ngát (Gironniera subaequalis), Chò (Dipterocarpus tonkinensis), Trám trắng (Canarium album), Gội (Aglaia gigantea).

* Tầng 2: Gồm các loài cây chủ yếu sau: Dẻ gai, Lòng mang (Pterospermum sp), Vạng trứng (Endospermum chinense), Ngát, Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Kháo (Machilus sp).

* Tầng 3: Chủ yếu gồm các loài sau: Ba soi (Macaranga denticulata), Ba bét (Mallotus cochinchinensis), Vạng trứng (Endospernum sinense).

Ngoài ba tầng chính, còn có tầng cỏ quyết, chủ yếu gồm các loài cây thân thảo thuộc các họ Hòa thảo, Ô rô (Acanthus sp), Gừng riềng (Zingiberaceae), các loài Dƣơng xỉ...

- Rừng thứ sinh

+ Trên vành đai địa hình < 700m: Đây là kiểu thảm thực vật khá phổ biến trong tỉnh. Từ kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh, mƣa mùa cây lá rộng là kiểu rừng chịu tác động rất ít của con ngƣời, nay do khai thác quá mức đã chuyển sang kiểu rừng thứ sinh rậm, thƣờng xanh cây lá rộng. Cây gỗ có giá trị kinh tế hầu nhƣ không còn gặp mà chủ yếu chỉ còn những cây gỗ nhỏ, chiều cao chủ yếu từ 8 - 15m. Ngoài ra, ở kiểu này còn gặp rừng tre nứa thuần loài hoặc hỗn giao với cây gỗ phân bố ở khu vực Định Hóa, Võ Nhai. Kiểu rừng tre nứa này đƣợc hình thành sau khi rừng bị khai thác liên tục hoặc trên nƣơng rẫy cũ, đất nghèo kiệt do sử dụng quá lâu nhƣng không đƣợc cải tạo. Vì vậy, đất không có chất dinh dƣỡng, ít ẩm nên đƣờng kính và chiều cao các cây nứa ngày càng giảm, biến thành nứa tép. Ngoài ra còn có giang, vầu. Vì tán tre nứa khá dày nên các loài cỏ ƣa sáng rất khó phát triển, chỉ có các loài có biên độ sinh thái rộng mới phát triển đƣợc nhƣ cỏ lá tre, cỏ đắng, cỏ chỉ.

- Trảng cây bụi, cỏ thứ sinh

+ Trảng cây bụi thứ sinh: Đây là kiểu thảm thực vật đƣợc hình thành do sự tác động liên tục của con ngƣời làm cho chúng không kịp phục hồi. Các loài

39

cây gỗ hầu nhƣ vắng mặt hoặc mọc rải rác (10 - 15%), cấu trúc quần xã chủ yếu là các loài cây gỗ dạng bụi nhƣ Ô rô, Mạy tèo, Ba soi, Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma),... Khả năng phục hồi chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thổ nhƣỡng và hoạt động của con ngƣời.

+ Trảng cỏ thứ sinh: Phân bố rải rác ở khe và những nơi có tầng đất mỏng, nơi rừng và cây bụi đã bị chặt hết, hoặc phân bố ở các bãi bồi ven sông, suối, trên các bãi chăn thả gần khu dân cƣ, trên các nƣơng rẫy bỏ hoang... phân bố rộng ở Đại Từ, Võ Nhai, Phú Lƣơng. Phần lớn các loại cỏ đều có khả năng chịu hạn, chịu chua, tái sinh mạnh nhờ có thân ngầm, chịu giẫm đạp của gia súc. Các loài thƣờng gặp là Cỏ tranh (Imperataccylindrica), Chít (Thysanolaena), Lau (Saccharum spontaeum), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ đắng (Paspalum orbiculatum). Ngoài ra, trên những trảng cỏ đôi khi xuất hiện một số cây bụi nhƣ sim, mua...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 47 - 49)