Rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 54 - 56)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.2. Rừng phòng hộ

Là loại rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trƣờng.

Tổng diện tích rừng phòng hộ của tỉnh năm 2010 là 48.384 ha, năm 2020 là 47.232,6 ha, giảm 1.147,8 ha. Nguyên nhân là do quy hoạch của tỉnh điều chỉnh sang rừng đặc dụng và rừng sản xuất, đặc biệt là do hiện tƣợng chặt phá rừng bừa bãi. Diện tích rừng phòng hộ phân bố không đồng đều ở các huyện mà tập trung chủ yếu ở các huyện vùng cao Võ Nhai (41,17%), Đại Từ (16,82%), Định Hoá (14,93%). Tỉnh Thái Nguyên có hai loại rừng phòng hộ là rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ môi trƣờng [47].

* Rừng phòng hộ đầu nguồn: diện tích 41.761 ha, trong đó, diện tích có rừng 36.595,1 ha chiếm 87,63% diện tích phòng hộ đầu nguồn.

- Đặc điểm phân bố trạng thái rừng ở các khu phòng hộ đầu nguồn:

+ Rừng trung bình (IIIA2), chiếm 0,29% diện tích đất có rừng. Phân bố ở 2 huyện Võ Nhai và Đại Từ. Đây là loại rừng đã bị khai thác nhƣng đã có thời gian phục hồi.

+ Rừng nghèo (IIIA1) chiếm 5,94% diện tích đất có rừng: Phân bố ở các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lƣơng, Định Hoá. Đây là loại rừng đã bị qua khai thác nhiều lần, cấu trúc tầng tán rừng bị phá vỡ.

45

+ Rừng gỗ núi đá chiếm 7,81% diện tích đất có rừng. Phân bố ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ và Phú Lƣơng. Thành phần loài cây gồm: nghiến, trai, sến, ô rô, sƣa, nhội ...

+ Rừng phục hồi (IIA, IIB) chiếm 42,07% diện tích đất có rừng. Phân bố ở các huyện có rừng phòng hộ nhƣng tập trung nhiều ở Võ Nhai, Đại Từ và Đồng Hỷ.

+ Rừng hỗn giao: chiếm 21,2 % diện tích đất có rừng. Phân bố ở các huyện Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng.

- Rừng tre nứa: chiếm 2,41% diện tích đất có rừng. Phân bố ở các huyện Định Hoá, Phú Lƣơng, Đại Từ.

+ Rừng trồng: chiếm 3,83% diện tích đất có rừng. Rừng đƣợc trồng ở tất cả các huyện, nhƣng tập trung nhiều ở Đại Từ. Hầu hết rừng trồng ở các huyện đều sinh trƣởng và phát triển tốt.

* Rừng phòng hộ môi trƣờng: 5.471 ha, diện tích có rừng 4.496 ha chiếm 82,18% diện tích rừng phòng hộ môi trƣờng; trong đó, rừng tự nhiên 17,38% chủ yếu là rừng phục hồi; rừng trồng 64,80%. Rừng phòng hộ môi trƣờng tập trung chủ yếu ở khu vực Hồ Núi Cốc thuộc các huyện Đại Từ, TX. Phổ Yên, TP. Thái Nguyên và TP. Sông Công.

Đất rừng phòng hộ của tỉnh Thái Nguyên có độ che phủ khá cao (87,0%), trong đó diện tích che phủ của rừng tự nhiên là 67,49%, rừng trồng 19,51%. Đây là điều kiện thuận lợi để phát huy tác dụng phòng hộ của rừng. Tuy nhiên, ranh giới rừng phòng hộ ở một số nơi thiếu bền vững, hiện tƣợng chặt phá rừng bừa bãi xảy ra, gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng. Diện tích rừng phòng hộ trong những năm qua có xu hƣớng giảm dẫn đến nguy cơ sạt lở đất, suy giảm chức năng sinh thái. Mặt khác, tập đoàn cây trồng đối với rừng phòng hộ còn đơn điệu, chủ yếu là trồng thuần loại keo để cải tạo đất nên tác dụng phòng hộ chƣa cao.

46

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)