7. Cấu trúc của đề tài
2.6.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
2.6.1.1. Địa chất - kiến tạo
a. Các thành tạo đá nền
Trên bình đồ cấu trúc chung của toàn lãnh thổ, Thái Nguyên nằm trong miền uốn nếp Bắc Bộ, là phần tiếp giáp Caledonit Hoa Nam bị biến cải trong Mezozoi thuộc hệ uốn nếp Việt Bắc. Cụ thể hơn Thái Nguyên nằm trong hai đới kiến tạo chính là phức nếp lồi Bắc Thái và võng chồng An Châu.
- Đới phức nếp lồi Bắc Thái
Trong địa phận Thái Nguyên, đới chiếm phần lớn diện tích từ thành phố Thái Nguyên lên phía bắc. Nhìn chung đới là một vùng nâng tƣơng đối bao gồm các đá Paleozoi hạ - trung và một ít Paleozoi thƣợng ở phía đông bắc. Trong đới phức nếp lồi Bắc Thái hoạt động macma xảy ra khá mạnh vào giai đoạn Pecmi - Triat nhƣ phức hệ gabro ở Núi Chúa, Khau Quế, phức hệ granit ở Chợ Chu... Trong đới này bắt gặp các loại đá trầm tích, biến chất, đá vôi, đá vôi xen trầm tích, đá magma axít và magma bazơ.
51
- Võng chồng An Châu
Ở địa phận Thái Nguyên là đầu mút phía tây của võng chồng này, bao gồm lãnh thổ phía nam từ thành phố Thái Nguyên trở xuống. Võng chồng đƣợc hình thành vào thời kì Triat đến Kreta. Hoạt động macma trong võng chồng này xảy ra tƣơng đối mạnh, đặc biệt là sự phát triển các thành tạo phun trào trong vùng Thái Nguyên, điển hình là các thành tạo phun trào riolit Tam Đảo. Các thành tạo xâm nhập axít đi kèm với các phun trào này là các khối granit ở vùng Đại Từ. Trong đới này về mặt đá nền bao gồm các kiểu đá trầm tích, phun trào và xâm nhập axít. Ngoài ra, phát triển trên tất cả các đới cấu trúc trên là các thành tạo Đệ Tứ có nguồn gốc sông với chiều dày không lớn và phát triển cục bộ dọc theo thung lũng sông Công, sông Cầu, sông Đáy.
b. Kiến tạo
Thái Nguyên là nơi gặp nhau của nhiều đới kiến tạo, do đó lịch sử phát triển địa chất nói chung và kiến tạo nói riêng rất phức tạp.
- Hệ thống đứt gãy trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên
+ Hệ thống đứt gãy phƣơng Tây Bắc - Đông Nam bao gồm các đứt gãy chạy song song với nhau nhƣ đứt gãy sƣờn đông Tam Đảo và đứt gãy sông Công.
* Đứt gãy sƣờn đông Tam Đảo kéo dài từ Quân Chu qua Ký Phú đến Hoàng Nông. Đây cũng là ranh giới phía đông của các thành tạo phun trào Tam Đảo và thành tạo xâm nhập Núi Điệng với các trầm tích tuổi Mezozoi. Trên bình đồ kiến tạo đứt gãy này khá thẳng, dọc theo nó phát triển một số khối xâm nhập nhỏ ở La Bằng, Trúc Khê. Do hoạt động của đứt gãy này đã tạo nên các đứt gãy phụ phân nhánh dạng lông chim.
* Đứt gãy Sông Công phát triển dọc theo thung lũng Sông Công. Ở một vài nơi do hoạt động của đứt gãy này làm xuất hiện các khối xâm nhập nhỏ của các đá gabro thuộc phức hệ Núi Chúa.
- Hệ thống đứt gãy phƣơng á vĩ tuyến. Trong hệ thống đứt gãy này quan trọng nhất là đứt gãy chạy dọc theo đƣờng quốc lộ 13A, nên gọi là đứt gãy
52
13A. Đây là một đứt gãy sâu phân đới, là ranh giới phân chia 2 đới cấu tạo: đới sông Hiến và đới An Châu. Đứt gãy này bắt đầu hoạt động từ Paleozoi, lặp đi lặp lại nhiều lần, nhƣng có lẽ hoạt động mạnh nhất vào Mezozoi. Dọc theo đứt gãy này phát triển các khối magma xâm nhập axit nhƣ khối Núi Pháo, khối Đá Liền. Do lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp, đứt gãy 13A tạo nên các đứt gãy phụ dạng lông chim.
- Hệ thống đứt gãy phƣơng Tây Bắc - Đông Nam kém phát triển hơn nhƣ đứt gãy Cù Vân- Thác Vàng, đứt gãy Phấn Mễ - Lục Ba.
Các hệ thống đứt gãy trên làm phức tạp hóa thêm cấu trúc địa chất, làm xê dịch, biến vị địa tầng chứa than trong vùng.
Những nhân tố nội sinh trên đã xác định những nét lớn của địa hình Thái Nguyên (hệ thống núi và thung lũng), là cơ sở nền tảng phân hoá thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên theo độ cao.
2.6.1.2. Địa hình
Nét đặc thù lớn nhất của địa hình Thái Nguyên là miền chuyển tiếp từ địa hình núi sang địa hình đồi và đồng bằng, nhƣng địa hình núi đồi vẫn chiếm ƣu thế hơn. Địa hình Thái Nguyên đa số là đồi, núi thấp chạy theo hƣớng Bắc - Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc đƣợc bao bọc bởi cánh cung Ngân Sơn (bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai), cánh cung Bắc Sơn cũng chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam; phía Tây Nam đƣợc bao bọc bởi cánh cung Tam Đảo với đỉnh cao nhất đạt 1.591m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình đa số là đồi, núi thấp, khá thuận lợi cho sự phát triển nông - lâm nghiệp.
* Các khu vực địa hình
Thái Nguyên đƣợc phân hoá thành ba vùng địa hình rõ rệt:
- Vùng núi phía Tây và Tây Bắc: gồm các huyện Đại Từ, Định Hoá và các xă phía tây huyện Phú Lƣơng, là khu vực đƣợc hình thành sớm, hƣớng địa hình
53
theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam phù hợp với dòng chảy. Vùng này có nhiều macma xâm nhập hoặc đá phun trào nhƣ gabrô ở Khau Quế và Núi Chúa, riolit ở Tam Đảo.
- Vùng núi phía Đông: có địa hình phức tạp hiểm trở, nhiều núi đá vôi. Độ cao của vùng này không lớn lắm, chỉ từ 500 - 600m. Vùng núi này đƣợc phân bố ở Đồng Hỷ, Võ Nhai. Thung lũng sông suối hẹp, sâu. Mật độ sông ngòi thƣa thớt. Địa hình có hƣớng Đông Bắc - Tây Nam hơi ngả theo hƣớng vĩ tuyến.
- Vùng đồi và đồng bằng có độ cao dưới l00m: Gồm nam Phú Lƣơng, tây Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, TX. Phổ Yên, TP. Sông Công. Vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu, sông Công.
* Độ dốc của địa hình
Địa hình của Thái Nguyên bao gồm các cấp độ dốc sau:
Bảng 2.5. Độ dốc tỉnh Thái Nguyên STT Độ dốc (0 ) Tỉ lệ (%) 1 0 – 3 37.5 2 3 – 8 11.1 3 8 – 15 15.6 4 15 – 25 17.7 5 25 – 35 12.1 6 > 35 6.0
Nguồn: Địa chí Thái Nguyên [41]
Nhƣ vậy, với đặc điểm địa hình đa số là đồi và núi thấp nên độ dốc địa hình tỉnh Thái Nguyên đa số dƣới 250 (chiếm 81,9 % diện tích lãnh thổ của tỉnh), sự phân hoá thảm thực vật tự nhiên theo độ cao không quá sâu sắc, thảm thực vật nông nghiệp phát triển tốt.
54
2.6.1.3. Khí hậu
Đặc điểm quan trọng của chế độ khí hậu Thái Nguyên là tính chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, sự chuyển tiếp này thể hiện trƣớc hết ở chế độ nhiệt. Biên độ dao động ngày và đêm của nhiệt độ lớn hơn đồng bằng Bắc Bộ, trung bình chênh lệch khoảng 0,5 - 1oC. Vì vậy, trong khi nhiệt độ trung bình trong những tháng mùa lạnh xấp xỉ nhƣ ở đồng bằng thì nhiệt độ tối thấp thƣờng thấp hơn một chút. Ở Thái Nguyên mùa đông khá lạnh, sƣơng muối có khả năng xảy ra, nhất là phía Bắc, nơi có địa thế và độ cao địa hình thuận lợi cho hình thành sƣơng muối.
Khí hậu Thái Nguyên đƣợc hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lƣu lớn theo mùa kết hợp với hoàn cảnh địa lí cụ thể đã hình thành nên khí hậu nóng ẩm, mƣa mùa, có mùa đông lạnh và rất thất thƣờng trong năm.
-Chế độ bức xạ
Thái Nguyên có chế độ bức xạ tƣơng đối dồi dào và phân bố khác nhau theo mùa thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây trồng. Tổng lƣợng bức xạ trung bình đạt khoảng 125kcal/cm²/năm. Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) tổng lƣợng bức xạ cao, đạt trên 10 kcal/cm²/tháng. Tháng 6 và 7 có trị số lớn nhất, khoảng 14 - 15 kcal/cm²/tháng. Tháng 2 và tháng 3 tổng lƣợng bức xạ có trị số nhỏ nhất, khoảng 6 - 7 kcal/cm²/tháng.
- Chế độ nhiệt
Chế độ nhiệt ở Thái Nguyên chia ra làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 240C. Tuy nhiên, có sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao. Ở các vùng đồi núi cao 600m trị số này giảm xuống dƣới 200
C và từ 900 - 1000m trở lên nhiệt độ trung bình năm chỉ còn từ 180C trở xuống.
55 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thái Nguyên 16 17.2 19.9 23.7 27.1 28.5 28.5 28.1 27.1 24.5 21 17.6 Định Hóa 15.4 16.6 19.6 23.5 26.7 28 28.2 27.7 26.5 23.7 19.9 16.6 Tam Đảo 11.2 12.3 15.3 18.8 21.7 23 23.2 22.8 21.6 19.1 15.9 12.7 0 5 10 15 20 25 30 Đ ộ C Tháng
Hình 2.3. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm theo các tháng của một số địa điểm tại Thái Nguyên giai đoạn 1961 - 2015
+ Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3: Tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 15 - 160C ở vùng thấp, ở vùng núi trị số này có thể xuống dƣới 90
C.
+ Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10: Vào mùa này, ở vùng thấp từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình vƣợt quá 250
C. Ở các vùng có độ cao trên dƣới 500m chỉ còn 3 tháng nhiệt độ trên 250C. Đặc biệt ở vùng núi Tam Đảo (897m) không có tháng nào nhiệt độ vƣợt quá 250C. Ở vùng thấp, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình khoảng 28 - 290C, nhiệt độ tối cao trung bình đạt trên 320
C.
+ Biên độ dao động nhiệt trung bình ngày - đêm ở Thái Nguyên khoảng trên dƣới 70
C, lớn hơn ở khu đồng bằng là 10C. Thời kỳ nhiệt độ dao động mạnh nhất là vào các tháng khô hanh đầu mùa đông (tháng 9,10,11,12), biên độ này có thể đạt 7,6 - 8,10C. Thời kỳ nhiệt độ ngày đêm dao động ít nhất là những tháng ẩm ƣớt của thời kỳ mƣa phùn cuối mùa đông (tháng 2,3), biên độ này chỉ khoảng 5,1 - 5,50C.
56
- Chế độ mưa
Lƣợng mƣa trung bình năm của Thái Nguyên có thể đạt 1.600 - 1.900mm. Tuy nhiên, ở phía Đông Nam của tỉnh lƣợng mƣa có thể xuống 1450mm, ngƣợc lại ở vùng núi Tây Nam (chân núi Tam Đảo), do địa hình cao chắn gió nên lƣợng mƣa có thể đạt trên 2000mm.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thái Nguyên 25.4 33.3 63.2 112.3 240.3 337.2 421.3 346.6 241.4 129.5 50.2 23.9 Định Hóa 22.5 28.9 56.1 106.2 207 275.9 315.8 317.5 169 106.9 42 17.3 Tam Đảo 37.7 46.6 81.8 144.1 235.9 375.5 430.5 467.5 328.8 219.3 94.9 35.9 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 Tháng
Hình 2.4. Lƣợng mƣa trung bình tháng ở Thái Nguyên giai đoạn 1961 - 2015
Ở Thái nguyên, chế độ mƣa phân biệt ra hai mùa: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa trùng với mùa nóng, lƣợng mƣa trung bình các tháng thƣờng trên 100mm kéo dài 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10), chiếm 85 - 90% lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa lớn nhất vào tháng 7 hoặc tháng 8 với các giá trị thƣờng vƣợt quá 300mm/tháng. Đặc biệt, tại những vùng núi đón gió, trị số này có thể đạt trên 400mm. Mùa khô trùng với mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3), lƣợng mƣa ít, chỉ chiếm 10 - 15% lƣợng mƣa cả năm. Trên đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh, số tháng khô xấp xỉ 3 - 4 tháng, riêng khu vực phía đông nam (Phú Bình), số tháng khô lên đến 5 tháng. Mùa khô có thể phân ra hai thời kì: thời kỳ đầu mùa đông, do khối không khí lạnh, khô nên ít mƣa; cuối mùa đông, không khí lạnh và ẩm do có mƣa phùn. Lƣợng mƣa vào mùa khô ít và biến động rất lớn.
77
+ Tiếp tục tiến hành trồng rừng mới ở các khu vực đất trống trảng cỏ, đất trống cây bụi ở khu BTTN Thần Sa - Phƣợng Hoàng, ATK Định Hóa với các loài cây bản địa mọc tự nhiên trong vùng, có tán xanh quanh năm, có hình tán đẹp, các loài cây có hoa để tôn tạo vẻ đẹp thiên nhiên của các khu di tích lịch sử, khu BTTN nhƣ muồng, lim xẹt, lát hoa, đa, trám...
+ Hạt kiểm lâm Võ Nhai, Định Hóa cần phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chức năng trong huyện kiểm soát chặt chẽ hơn nữa tình trạng khai thác gỗ trái phép, săn bắt và sử dụng động vật hoang dã.
* Đối với rừng phòng hộ
- Cần quy hoạch và trồng rừng rừng phòng hộ nhằm nâng cao diện tích rừng đảm bảo chức năng phòng hộ sinh thái.
- Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn lƣu vực sông Cầu (các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ), lƣu vực sông Công (phía tây huyện Đại Từ) và khu vực rừng phía bắc huyện Định Hóa.
+ Tỉnh cần tiếp tục có quy hoạch sử dụng đất chi tiết nhằm bảo vệ và khai thác hợp lý.
+ Tiếp tục trồng rừng mới ở khu vực đất trống trảng cỏ, đất trống cây bụi ở tất cả các loại đất ở khu vực phòng hộ, có độ dốc < 35°, tầng đất từ trung bình đến dày với các loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của từng tiểu vùng sinh thái, đáp ứng mục đích phòng hộ chống xói mòn, giảm dòng chảy trên mặt, đồng thời có tác dụng cải tạo cảnh quan môi trƣờng và đảm bảo về lợi ích kinh tế. Có thể dự kiến một số loại cây có tán rộng, nhiều tầng và có bộ rễ phát triển nhƣ: muồng, lim xẹt, trám, lát, mỡ, keo...
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp và cán bộ quản lý địa phƣơng trong công tác quản lý và phát triển rừng đầu nguồn.
+ Nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng nhƣ tăng thu nhập từ việc sử dụng bền vững tài nguyên rừng (cây thuốc, sản phẩm phi gỗ, khoán trồng
78
rừng), từ vƣờn rừng (trồng cây ăn quả ngắn ngày dƣới tán, cây công nghiệp, nuôi gia cầm).
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ rừng đầu nguồn cho cộng đồng địa phƣơng.
- Đối với rừng phòng hộ môi trƣờng ở khu vực Hồ Núi Cốc: cần phát triển mô hình vƣờn cây thuốc hoặc cây giống lâm nghiệp bản địa nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nhƣng vẫn bảo vệ đƣợc cảnh quan môi trƣờng sinh thái khu vực.
* Đối với rừng sản xuất
- Cần có chính sách đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.
- Tiếp tục tiến hành trồng rừng sản xuất ở khu vực đất trống trảng cỏ, đất trống cây bụi và đất trống có cây gỗ tái sinh theo Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ với các loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của từng tiểu vùng sinh thái, tăng trƣởng nhanh, năng suất cao, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời đảm bảo cho nhu cầu gỗ gia dụng và xây dựng của địa phƣơng, không làm suy kiệt đất. Một số cây trồng dự kiến nhƣ: lát, lim, keo, mỡ, trám, sấu, muồng, thông, tre, luồng...
79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Thái Nguyên có mức độ ĐDSH thực vật khá cao. Tuy nhiên, trong nhứng năm qua đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái ĐDSH thực vật. Khi tài nguyên thực vật bị suy thoái sẽ ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực, nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống. Tình hình hiện nay cho thấy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn ĐDSH thực vật ở tỉnh Thái Nguyên, ngăn chặn sự diệt vong của các loài quý hiếm là một việc làm cấp bách.
Trên cơ sở phân tích hiện trạng ĐDSH thực vật, dự báo diễn biến tài