7. Cấu trúc của đề tài
2.5. Bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Thái Nguyên
Đến năm 2020, tỉnh Thái Nguyên có 1 khu bảo tồn thiên nhiên là Thần Sa - Phƣợng Hoàng ở huyện Võ Nhai, 1 khu bảo vệ cảnh quan là An toàn khu thuộc huyện Định Hoá. Tỉnh Thái Nguyên cũng có một phần diện tích trong vƣờn quốc gia Tam Đảo.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
Đƣợc thành lập năm 1999, diện tích 18.859 ha. Do địa hình chia cắt bởi núi đá hiểm trở (chiếm 87% diện tích đất rừng đặc dụng), lại nằm trên khu vực tận cùng phía Nam của dãy Ngân Sơn bắt đầu từ tỉnh Bắc Kạn với độ cao tuyệt đối trung bình khoảng 700m, KBTTN Thần Sa - Phƣợng Hoàng mang trong mình hệ sinh thái rừng núi đá độc đáo, có tính đa dạng sinh học phong phú với nhiều nguồn gen là nơi cƣ trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm và nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá.
Điều kiện khí hậu và địa hình nơi đây đã tạo nên tính đa dạng, phong phú của các loài động thực vật với tổng số 160 họ thực vật, 1.096 loài, trong đó cây cho gỗ là 319 loài, cây dƣợc liệu 574 loài, cây làm cảnh 84 loài, cây ăn đƣợc 162 loài. Trong đó, có một số loài quý hiếm nhƣ: Củ bình vôi, rau sắng, giảo cổ lam, ba kích…
Một số loài cây quý, hiếm đang đƣợc bảo tồn, phát triển nhƣ: Lan Kim tuyến (Nhóm 1B); những cây cổ thụ lớn nhƣ: Nghiến, Trai Lý, Thông tre, Đinh Sến… Đây cũng là những loại cây quý hiếm cần đƣợc bảo vệ nguồn gen và phát triển rộng rãi.
- Khu bảo vệ cảnh quan An toàn khu
Khu bảo vệ cảnh quan An toàn khu có diện tích 8.728 ha, thuộc huyện Định Hoá. Khu bảo vệ cảnh quan An toàn khuđƣợc thành lập nhằm phát triển rừng, đặc biệt là diện tích rừng đặc dụng gắn với các di tích lịch sử cấp Quốc gia. Công tác bảo tồn ở ATK là bảo vệ và phát triển ba loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) gắn với việc bảo vệ, phục hồi, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ quần thể di tích lịch sử; bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cƣờng
50
chức năng phòng hộ môi trƣờng; cung cấp lâm sản cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp chế biến; Tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng “Thủ đô kháng chiến”; tăng cƣờng giáo dục môi trƣờng và giác ngộ lí tƣởng cách mạng cho các thế hệ.
- Vườn quốc gia Tam Đảo (phần thuộc lãnh thổ Thái Nguyên)
Vƣờn quốc gia Tam Đảo là khu rừng sinh thái lớn nhất miền Bắc, khu vƣờn rộng 34.995 ha, trong đó có 26.163 ha rừng, chủ yếu là dạng rừng tự nhiên mƣa ẩm thƣờng xanh với độ che phủ chiếm 70% diện tích toàn vƣờn. Lãnh thổ Thái Nguyên thuộc khu vực phía Bắc của vƣờn quốc gia Tam Đảo.
Công tác bảo tồn vƣờn quốc gia Tam Đảo là bảo tồn rừng đặc dụng với hệ thực vật đa dạng với nhiều loại khác nhau, có thể kể đến một vài loại nổi bật nhƣ: trà hoa đỏ, trà hoa vàng, lan Kim Tuyền, kim giao, râu hùm, cây hoa tiên,…