7. Cấu trúc của đề tài
1.2.2. Khái quát vị trí địa lí tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.526,215km2 [15]. Các đơn vị hành chính tỉnh gồm 6 huyện, 2 thành phố và 1 thị xã với 180 xã, phƣờng và thị trấn. Trong đó có 16 xã vùng cao, 108 xã vùng núi. Còn lại là các xã trung du và đồng bằng.
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc giáp Bắc Cạn, phía Tây giáp Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía Đông giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía Nam giáp Hà Nội. Với vị trí địa lí nhƣ vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế của vùng Trung du miền núi phía Bắc Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng.
Với vị trí địa lí nhƣ trên, tỉnh Thái Nguyên có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, địa hình đa số là đồi và núi thấp, đất chủ yếu là đất feralit, thảm thực vật đặc trƣng là rừng nhiệt đới mƣa mùa, có mức độ đa dạng sinh học khá cao nhƣng đã chịu tác động sâu sắc của hoạt động nhân tác.
30
31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu đã công bố, luận văn đã phân tích một số khái niệm về đa dạng sinh học, đa dạng sinh học thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học thực vật và phát triển bền vững; phân tích đƣợc hiện trạng đa dạng sinh học thực vật ở Việt Nam và khái quát đƣợc vị trí địa lí của khu vực nghiên cứu.
Qua đó cho thấy, nghiên cứu ĐDSH thực vật và bảo tồn hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề quan trọng, cần đƣợc quan tâm vì đây là hƣớng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, góp phần vào sự phát triển bền vững của các địa phƣơng.
32
Chƣơng 2
HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN