Thảm thực vật trồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 49 - 52)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2.Thảm thực vật trồng

- Rừng trồng

Toàn tỉnh có khoảng 83.739 ha rừng trồng, chiếm 42% diện tích tự nhiên của tỉnh. Loài cây trồng rừng chủ yếu là keo, mỡ, thông, muồng, trám... Nhìn chung các loài cây trồng tƣơng đối phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Rừng trồng đặc dụng đƣợc trồng ở hầu hết các khu rừng đặc dụng, nhƣng chủ yếu tập trung ở huyện Định Hóa, phần lớn diện tích rừng trồng đã có trữ lƣợng và phát triển tốt. Rừng trồng phòng hộ đƣợc trồng ở tất cả các huyện nhƣng tập trung nhiều ở Đại Từ. Rừng trồng sản xuất đƣợc trồng ở tất cả các huyện trong tỉnh.

- Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả

Cây công nghiệp chủ yếu là chè phân bố trên các khu vực đồi núi trong tỉnh. Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên.

Cây ăn quả chủ yếu là vải, nhãn, hồng... Trong đó, những huyện có diện tích cây ăn quả lớn là Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ.

40

- Cây lúa nước

Cây lúa nƣớc phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng phía nam của tỉnh thuộc các huyện Phú Bình, Phổ Yên, TX. Sông Công, TP. Thái Nguyên. Ngoài ra, còn phát triển ở những khu vực thung lũng sông, suối ở các huyện Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai...

- Cây công nghiệp hàng năm

Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là các loại cây nhƣ: mía, lạc, đậu tƣơng, thuốc lá, thuốc lào... phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh, nhƣng tập trung chủ yếu ở Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên. Một số cây hàng năm khác nhƣ rau, hoa... đƣợc trồng nhiều ở TP. Thái Nguyên, các xã ven thành phố nhƣ Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình.

- Nương rẫy

Ở Thái Nguyên hiện vẫn tồn tại hình thức canh tác nƣơng rẫy của một số bà con dân tộc nhƣ : Mông, Tày, Dao,... Diện tích nƣơng rẫy còn rải rác chủ yếu ở huyện Đồng Hỷ, Định Hóa, Đại Từ. Đây là hình thức canh tác thƣờng gây thoái hóa đất và làm mất rừng do tình trạng du canh, du cƣ của bà con dân tộc thiểu số.

41

42

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 49 - 52)