Bảo tồn đa dạng sinh học thực vật và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 36 - 37)

7. Cấu trúc của đề tài

1.1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học thực vật và phát triển bền vững

Bảo tồn đa dạng sinh học thực vật là cơ sở cho sự PTBV, nhƣng hiện nay, ĐDSH thực vật đang bị suy thoái do các hoạt động của con ngƣời và sự suy thoái này, ngƣợc lại, lại ảnh hƣởng đến tiến trình PTBV của thế giới. Hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học thực vật có tầm quan trọng toàn cầu vì nó giúp đảm bảo tƣơng lai an toàn cho các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng, hiện đang bị đe dọa.

Trên thế giới, trong mấy chục năm vừa qua, đặc biệt từ khi Công ƣớc Đa dạng sinh học đƣợc ký kết, công tác bảo tồn đa dạng sinh học thực vật dần dần dịch chuyển từ việc bảo tồn các hệ sinh thái và các loài sang sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học theo hƣớng bền vững, nhằm phục vụ lợi ích của con ngƣời. Song song với tiến trình đó, từ năm 1992, khi Chƣơng trình Nghị sự 21 đƣợc các nƣớc cam kết thực hiện, sự nghiệp phát triển bền vững đã đi vào thực chất, với việc thúc đẩy ba trụ cột là kinh tế - xã hội - môi trƣờng, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học nhƣ là nền tảng cho sự thịnh vƣợng của con ngƣời. Tăng trƣởng xanh là con đƣờng phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khi sự phát triển phải gắn chặt với sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên đa dạng sinh học và giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với biến đổi khí hậu. Một hệ thống thể chế chính sách toàn cầu đã đƣợc thiết lập, với việc áp dụng các nguyên lý phát triển bền vững và cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái, làm nền tảng để đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Hệ thống các khu bảo tồn trên thế giới ngày càng đƣợc phát triển và hoàn thiện để bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững cho tƣơng lai. Hệ thống các khu dự trữ sinh quyển cũng đang đƣợc hình thành

27

và ngày càng phát triển là hình mẫu và là phòng thí nghiệm sống để thực hành phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học thƣờng đƣợc gắn với quá trình nhận thức về bảo vệ môi trƣờng và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học và sự nghiệp phát triển bền vững đƣợc thúc đẩy khi hệ thống thể chế và các chính sách, luật pháp về bảo tồn và phát triển bền vững ngày càng đƣợc hoàn thiện. Luật Đa dạng sinh học đƣợc ban hành đã thúc đẩy quá trình sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đặc biệt là hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo. Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái cũng bƣớc đầu đƣợc áp dụng để làm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, đảm bảo thực hiện đồng thời mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay ở nƣớc ta. Hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam ngày càng đƣợc hoàn thiện và hệ thống các khu dự trữ sinh quyển đang đƣợc xây dựng là những địa chỉ thực hành cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế địa phƣơng và xóa đói giảm nghèo theo hƣớng bền vững.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 36 - 37)