Hiện trạng đa dạng sinh học thực vật và bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 37 - 39)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.1. Hiện trạng đa dạng sinh học thực vật và bảo tồn đa dạng sinh học

thực vật ở Việt Nam

Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ là một trung tâm ĐDSH của thế giới với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng. Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 331.212 km2, Việt Nam là một trong 16 trung tâm có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới [3]. Đặc điểm về vị trí địa lí, khí hậu... của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài thực vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo - Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính ĐDSH thực vật cao của thế giới.

28

Việt Nam, là một trong 16 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, có sự phong phú và đa dạng về các nguồn gen quý, hiếm [3]. Với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên, phục vụ cho chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng, thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học; lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên cả nƣớc. Ðến nay, chúng ta đã thành lập đƣợc 173 khu bảo tồn, trong đó gồm 33 vƣờn quốc gia; 66 khu dự trữ thiên nhiên; 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 56 khu bảo vệ cảnh quan. Cả nƣớc cũng có 9 khu đất ngập nƣớc đƣợc công nhận là khu Ramsar thế giới; 23 tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố...

Tuy vậy, cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm và suy thoái đa dạng sinh học với tốc độ rất nhanh. Nguyên nhân đƣợc xác định do áp lực của gia tăng dân số đã và đang tạo ra nhu cầu lớn về tiêu thụ tài nguyên; quá trình đô thị hóa nhanh, phát triển thiếu quy hoạch, thay đổi phƣơng thức sử dụng đất, xây dựng nhiều kết cấu hạ tầng cơ sở, ô nhiễm môi trƣờng đã làm giảm đáng kể diện tích sinh cảnh tự nhiên, tăng sự chia cắt các hệ sinh thái, suy giảm môi trƣờng sống của nhiều loài động vật, thực vật hoang dã.

ĐDSH thực vật có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vƣợng của loài ngƣời và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất.

Các hệ sinh thái rừng, đất ngập nƣớc, biển, núi đá vôi,… với những nét đặc trƣng của vùng bán đảo nhiệt đới, là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài hoang dã đặc hữu, có giá trị, trong đó có những loài không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Việt Nam cũng là nơi đƣợc biết đến với nhiều nguồn gen hoang dã có giá trị, đặc biệt là các cây thuốc, các loài hoa, cây cảnh nhiệt đới,… Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã công nhận Việt Nam có 6 trung tâm đa dạng về thực vật [53].

29

Tuy nhiên, hiện nay ĐDSH thực vật ở nƣớc ta đang bị suy thoái nhanh. Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lƣợng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn toàn về số lƣợng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Suy thoái ĐDSH thực vật dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng sống của con ngƣời, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Nhiều hệ sinh thái và môi trƣờng sống bị thu hẹp diện tích và nhiều loài đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tƣơng lai gần.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 37 - 39)