Rừng đặc dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 52 - 54)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.1. Rừng đặc dụng

Đây là loại rừng đƣợc thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Tổng diện tích rừng đặc dụng của tỉnh năm 2010 là 34.801 ha, năm 2020 là 36.344,5 ha, tăng 1.543,5 ha. Nguyên nhân là do quy hoạch của tỉnh và do diện tích rừng trồng tăng lên nhằm nâng cao chức năng bảo tồn rừng.

Qua bảng 2.3 cho thấy phần lớn diện tích rừng đặc dụng của Thái Nguyên thuộc khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thần Sa - Phƣợng Hoàng (huyện Võ Nhai) chiếm 51,9% diện tích rừng đặc dụng. Đây là khu vực có hệ sinh thái rừng núi đá độc đáo, giầu tính đa dạng sinh học với nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá. Định Hoá có diện tích rừng đặc dụng là 8.728 ha chiếm 24%. Đại Từ có diện tích rừng đặc dụng là 8.758 ha, chiếm 24,1% đây là 1 phần của Vƣờn quốc gia (VQG) Tam Đảo.

Bảng 2.3. Hiện trạng rừng đặc dụng năm 2018

Đơn vị tính: ha

Loại đất, loại rừng Khu BTTN Th. Sa - P.Hoàng VQG Tam Đảo ATK Định Hoá 1. Rừng Tự nhiên 17.019 8.142 3.479 - Rừng trung bình (IIIA2) 1.877 - Rừng nghèo (IIIA1) 864 4.015 482 - Rừng phục hồi (II) 1.682 859 1.434 - Rừng Tre nứa 18 269 604 - Rừng hỗn giao 125 1.120 599 - Rừng núi đá 14.330 2 360 2. Rừng trồng 171 183 1.037

43 * Đặc điểm phân bố các loại rừng

- Rừng trung bình (IIIA2): Diện tích 1.877 ha, chiếm 5,17% diện tích rừng đặc dụng, phân bố trên dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ. Đây là loại rừng đã bị khai thác nhƣng đã có thời gian phục hồi. Thành phần loài cây gỗ chủ yếu: giẻ, re, táu muối, chò chỉ, vạng trứng, lim, kháo, ngát, …

- Rừng nghèo (IIIA1): Có diện tích 5.361 ha, chiếm 14,75% diện tích rừng đặc dụng. Phân bố ở tất cả các khu rừng đặc dụng, nhƣng tập trung nhiều trên dãy núi Tam Đảo thuộc VQG Tam Đảo huyện Đại Từ. Đây là loại rừng đã bị qua khai thác nhiều lần, cấu trúc tầng tán rừng bị phá vỡ. Tầng chính chỉ còn sót lại những cây cong queo, u bƣớu và những cây ít có giá trị kinh tế. Thành phần cây gỗ chủ yếu là: ràng ràng, ngát, vàng anh, thôi ba, mán đỉa, chẩn, ...

- Rừng phục hồi (IIA, IIB): Diện tích 3.975 ha, chiếm 10,94% diện tích rừng đặc dụng. Phân bố tƣơng đối đồng đều ở tất cả các khu rừng đặc dụng, nhƣng tập trung nhiều ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng và ATK Định Hoá. Thành phần loài cây chủ yếu là: giẻ, kháo, re, ba soi,…

- Rừng gỗ núi đá: Diện tích 14.692 ha, chiếm 40,42% diện tích rừng đặc dụng. Phân bố chủ yếu ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng. Thành phần loài cây gồm: nghiến, trai, sến, ô rô, sƣa, nhội…

- Rừng hỗn giao: Diện tích 1.844 ha, chiếm 5,07% diện tích rừng đặc dụng. Phân bố ở tất cả các khu rừng đặc dụng nhƣng tập trung nhiều trên dãy núi Tam Đảo thuộc (VQG Tam Đảo) huyện Đại Từ. Thành phần loài cây gỗ gồm: giẻ, máu chó, kháo, bồ đề... Dƣới tầng gỗ là nứa lá nhỏ hoặc vầu, mọc thành bụi hoặc phân tán.

- Rừng tre nứa: Diện tích 891 ha, chiếm 2,45% diện tích rừng đặc dụng. Phân bố ở tất cả các khu rừng đặc dụng nhƣng tập trung nhiều ở Định Hoá.

- Rừng trồng: Diện tích 1.391 ha, chiếm 3,83% diện tích rừng đặc dụng. Rừng đƣợc trồng ở tất cả các rừng khu đặc dụng, nhƣng tập trung nhiều ở Định Hoá.

44

Mặc dù rừng đặc dụng Thái Nguyên có độ che phủ khá cao (82,6%), trong đó diện tích che phủ của rừng tự nhiên 78,8% (rừng núi đá 40,4%); rừng trồng 3,8%. Tuy nhiên, diện tích loại rừng này trong thời gian qua có xu hƣớng giảm và đặc biệt là chất lƣợng rừng còn kém, là loại rừng đặc dụng nhƣng cơ cấu diện tích rừng nghèo, rừng tre nứa, rừng hỗn giao còn khá cao, có nguy cơ cạn kiệt do quá trình khai thác quá mức. Mặt khác, việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng hiện nay chƣa đáp ứng với yêu cầu thực tế (VQG Tam Đảo, khu đặc dụng An Toàn Khu (ATK)).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ở tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trang 52 - 54)