Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục cũng như những tín ngưỡng…” - Qua đó có thể khẳng định rằn
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CSVH
1 Trình bày và làm rõ định nghĩa văn hoá của UNESCO?
- Định nghĩa văn hoá của UNESCO: “Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt
về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục cũng như những tín ngưỡng…”
- Qua đó có thể khẳng định rằng văn hoá là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Văn hóa tham gia vào việc tạo nên nhân cách con người, duy trì sự bền vững và trật
tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là tiến trình phát triển của con người và
xã hội được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống, trong hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra
- Tóm lại: Văn hoá theo định nghĩa của UNESCO bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia, là tất cả những giá trị vật thể cũng như phi vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
2 Phân biệt các khái niệm văn hoá, văn hiến, văn minh, văn vật? Cho ví dụ minh
hoạ
- Văn hoá giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị muôn thuở, bao hàm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần; Văn minh thiên về các giá trị vật chất – kỹ thuật, thể hiện “trình độ phát triển”; Văn vật là “truyền thống văn hóa biểu hiện ở những nhân tài và di tích lịch sử”, “công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử”; Văn hiến được định nghĩa là “truyền thống văn hóa lâu đời”
- Như vậy, văn hiến và văn vật chỉ khác văn hóa ở độ bao quát các giá trị, còn văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị, tiếp đến là tính lịch sử, cuối cùng là sự khác biệt về phạm vi và sự khác biệt về nguồn gốc
- VD: Cải lương là một nét văn hoá của người Nam Bộ
Văn minh lúa nước, văn minh cơ khí…
Đất nước 4000 năm văn hiến
HN 1000 năm văn vật nổi tiếng với Phở, gốm Bát Tràng…
Trang 2VĂN HÓA VĂN HIẾN VĂN VẬT VĂN MINH
Chứa cả các giá trị
vật chất lẫn tinh thần Thiên về giá trịtinh thần Thiên về giá trị vật chất Thiên về giá trị vậtchất - kĩ thuật
Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều hơnvới phương Tây đô
thị
3 Trình bày, phân tích các đặc trưng và chức năng của văn hoá?
- Văn hóa nổi lên bốn đặc trưng cơ bản nhất là tính nhân sinh, tính giá trị, tính
hệ thống và tính lịch sử – đây là những đặc trưng cần và đủ cho phép phân biệt
văn hóa với những khái niệm có liên quan
- Những chức năng của văn hoá:
Trước hết, văn hóa có chức năng tổ chức Xã hội loài người được tổ chức theo
những cách thức đặc biệt thành những làng xã, quốc gia, đô thị, hội đoàn, tổ nhóm… Chính tính hệ thống của văn hóa là cơ sở cho chức năng này
Thứ hai, văn hóa có chức năng điều chỉnh Con người dùng văn hóa để biến
đổi tự nhiên phục vụ cho mình bằng cách tạo ra đồ ăn, quần áo, nhà cửa, vũ khí, máy móc, thuốc men… Tính giá trị là cơ sở cho chức năng điều chỉnh của văn hóa
- Thứ ba, văn hóa có chức năng giao tiếp Văn hóa tạo ra những điều kiện và
phương tiện (như ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu) cho sự giao tiếp, văn hóa là môi trường giao tiếp của con người Tính nhân sinh là cơ sở cho chức năng giao tiếp của văn hóa
Trang 3- Thứ tư, văn hóa có chức năng giáo dục Sự tích lũy những giá trị truyền thống
được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp,
dư luận từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên truyền thống văn hóa Trên cơ
sở tính lịch sử chính là chức năng giáo dục của văn hóa
- Ngoài bốn chức năng cơ bản trên, còn có thể nói đến các chức năng khác của văn hóa như chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí…
4 Trình bày cấu trúc của hệ thống văn hoá? Vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Một số mô hình cấu trúc hệ thống văn hoá:
Cấu trúc có 2 thành tố: văn hoá vật chất (vật thể) và văn hoá tinh thần (phi vật thể) Cấu trúc có 3 thành tố: văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và văn hoá xã hội Cấu trúc 4 thành tố: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức cộng đồng, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hoá ứng xử với môi trường xã hội Cấu trúc gồm rất nhiều thành tố bao gồm: ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục lễ hội, kiến trúc, nghề thủ công…
- Với cấu trúc gồm 4 thành tố (4 tiểu hệ) thì mỗi tiểu hệ lại có hai vi hệ nhỏ hơn như sau:
Nhận thức về con người
Văn hoá tổ chức cộng đồng Văn hoá tổ chức đời sống tập thể
Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân
Văn hoá
ứng xử
với môi trường tự nhiên Văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên
Văn hoá đối phó với môi trường tự nhiên
với môi trường xã hội Văn hoá tận dụng môi trường xã hội
Văn hoá đối phó với môi trường xã hội
Trang 4Sơ đồ hình 1.1 trang 17 SGK
5 Trình bày những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp? Cho
ví dụ minh họa
- Do vị trí địa lý nên Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình Tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa Việt Nam
- Về mặt nhận thức: thiên về tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ), chủ quan,
cảm tính và kinh nghiệm
- Về mặt tổ chức cộng đồng:
Nguyên tắc: trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ
Cách thức: linh hoạt, dân chủ và trọng tập thể
- Cách ứng xử với môi trường tự nhiên: nước ta ở góc tận cùng của phía đông
nam nên khí hậu nóng bức, mưa nhiều, độ ẩm cao → thích hợp với trồng trọt → buộc người dân phải sống định cư → luôn có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên
- Ứng xử với môi trường xã hội:
Dung nạp trong tiếp nhận
Mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó
- VD: Trong cao dao tục ngữ VN thể hiện rõ những đặc trưng trên
“ Mồng tám tháng tám không mưa, bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi”
“ Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”
“ Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với Ma mặc áo giấy”
6 Trình bày sơ lược tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam?
- Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn, sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp:
Lớp văn hóa bản địa:
Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền
sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc Đây là giai đoạn hình thành
những nền tảng cơ bản của bản sắc văn hóa Việt Nam, là thời kì mà những cốt cách bản sắc văn hóa được định hình và lưu giữ: “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta”
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực:
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2
giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt.
Trang 5Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa
Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây:
Sau cùng là lớp văn hóa giao lưu với phương Tây Cho đến nay, lớp này gồm
hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại Tại đây cũng có hai xu
hướng trái ngược: Một bên là xu hướng Âu hóa, bên kia là xu hướng chống Âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng phương Tây Song biểu hiện của chúng không phân rõ theo từng giai đoạn mà đan cài trong không gian và thời gian
7 Nêu đặc điểm văn hoá các vùng Châu Thổ Bắc Bộ, Duyên Hải Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ?
- VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ:
Là cái nôi hình thành văn hóa Việt, bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống
Văn hóa dân gian phát triển rực rỡ (truyện Trạng, hát quan họ, hát chèo, múa rối…)
Là nơi phát sinh nền văn hóa bác học
- VÙNG VĂN HÓA DUYÊN HẢI TRUNG BỘ:
Chứa nhiều dấu tích văn hóa Chăm
Văn hóa dân gian: là quê hương của các điệu lý, điệu hò
Văn hóa Huế: tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam thế kỳ 19
- VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN:
Lưu giữ được truyền thống văn hóa bản điạ đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn (mang tính chất hoang sơ, nguyên hợp và cộng đồng)
Âm nhạc: cồng chiêng, đàn Tơrưng, đàn Krôngpút
Văn học dân gian: trường ca mang tính sử thi
- VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ:
Trang 6 Mang đậm dấu ấn sông nước.
Đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây
Âm nhạc: vọng cổ, cải lương, hát tài tử
Tôn giáo, tín ngưỡng khá đa dạng và có tính phức hợp
8 Trình bày mối liên hệ giữa môi trường tự nhiên – con người – văn hoá? Cho ví
dụ minh hoạ
- Quan hệ văn hoá với con người và xã hội là một phần của quan hệ bộ ba “con
người - văn hoá - tự nhiên” Trong quan hệ giữa văn hoá và tự nhiên, tự nhiên là cái có trước, tự nhiên qui định văn hoá Văn hoá thường được định
nghĩa như một “tự nhiên thứ hai”
- Không có tự nhiên sẽ chẳng có văn hoá Tự nhiên tạo nên con người; con người lao động không ngừng để tạo nên văn hoá; như vậy, văn hoá là sản phẩm trực tiếp của con người và là sản phẩm gián tiếp của tự nhiên Văn
hoá là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, con người vẫn phải sử dụng các tài nguyên phong phú của tự nhiên và năng lực tự nhiên tiềm tàng của chính mình để tạo ra văn hoá
- Văn hoá và tự nhiên khác nhau nhưng chúng không đối lập với nhau mà tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với nhau thông qua con người và hoạt động của con người Không có tự nhiên sẽ chẳng có văn hoá, nhưng mặt khác,
nếu thiếu văn hoá thì ta không thể có được những hình ảnh của tự nhiên đa dạng
và phong phú như ta vẫn có
- VD: Kinh thành Huế tuy được xây dựng từ các vật liệu tự nhiên, trong một khung cảnh tự nhiên, nhưng nếu không có sự sáng tạo của những kiến trúc sư và những người thợ tài ba thì đất đá đó chỉ là những vật liệu tự nhiên thông thường, khung cảnh đó chỉ là một vùng đồi núi thông thường – vậy thì kinh thành Huế thuộc về văn hoá
9 Phân tích và chứng minh con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn
hoá? Cho ví dụ minh hoạ
- Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hoá Một trong số những giá trị văn hoá được con người sáng tạo
ra ấy chính là bản thân con người – con người có văn hoá Con người sáng
tạo ra văn hoá, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hoá
Trang 7- Với tư cách là sản phẩm của văn hoá, con người là một vật mang văn hoá tiêu biểu Các giá trị văn hoá vật chất có thể mất đi, nhưng nếu con người – vật mang văn hoá còn thì nền văn hoá vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển
- Trên phương diện con người, những “sản phẩm” văn hoá tiêu biểu nhất là các danh nhân Họ luôn xuất hiện ở mọi dân tộc, mọi thời đại Các danh nhân văn hoá là những đại diện xuất sắc nhất cho nền văn hoá của dân tộc mình, trong thời đại của mình; đồng thời, họ cũng là những người góp phần quan
trọng nhất vào việc phát triển, nâng nền văn hoá của dân tộc mình lên một tầm cao mới
- VD: Chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột) vừa độc đáo vừa kỳ vĩ với hồ vuông ở trong và hồ tròn Linh Chiểu ở ngoài xây dựng năm 1049, với quả chuông đồng nặng vài vạn cân đúc năm 1101 Sau nhiều lần bị tàn phá, các đời sau mỗi lần làm lại lại thu nhỏ và giản lược bớt đi, đến nay chỉ còn là một mô hình nhỏ bé thiếu tương xứng với tầm vóc của văn hoá dân tộc Văn hoá vật chất có thể mất nhưng con người Việt Nam vẫn tồn tại và đến nay văn hoá Việt Nam vẫn trường tồn cùng năm tháng
10 Trình bày về văn hoá tín ngưỡng của người Việt Cho ví dụ minh hoạ.
- Văn hóa tín ngưỡng là hệ thống giá trị về những phương cách ứng xử của con người đối với thế giới siêu nhiên hay xã hội có liên quan đến đời sống của mình Những phương cách ứng xử đó phản ánh các điều kiện vật chất và
tinh thần tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội của một cộng đồng cư dân
- Như vậy, văn hóa tín ngưỡng sẽ được tiếp cận từ những giá trị văn hóa vật thể,
văn hóa phi vật thể thông qua các cơ sở thờ tự, nghi thức thờ cúng, các giai thoại dân gian, địa danh và lễ hội có liên quan đến các hình thái tín ngưỡng
của người Việt Căn cứ những nét chung chủ yếu, văn hóa tín ngưỡng người Việt có thể chia làm bốn nhóm chính:
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Thờ cúng tổ tiên gia tộc, dòng họ là một tín
ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt ở mọi vùng văn hoá
Tín ngưỡng phồn thực: Tín ngưỡng và nghi lễ liên quan tới sự sinh nở
Tín ngưỡng sản xuất nông nghiệp: Tín ngưỡng cầu mùa, tín ngưỡng thờ tổ
nghề, thờ thần tài, thờ cá ông…
Tín ngưỡng thờ thần: Thờ Thành Hoàng làng, thờ Mẫu, thờ các anh hùng
dân tộc, thờ Thổ thần (Thổ Công), Sơn thần, Thuỷ thần (Hà Bá, Long Vương)…
Trang 8- VD: Cả nước cùng có chung ngày giỗ tổ là ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 (âm lịch)
11 Chứng minh trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam bộc lộ rõ dấu ấn của
truyền thống văn hoá nông nghiệp lúa nước?
- Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên Cho nên, cư dân các nền văn hóa gốc du mục thiên về ăn thịt còn trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam thì lại bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước
- Đó là một cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật Và trong thực vật thì lúa gạo là thành phần đứng đầu bảng, sau lúa gạo thì đến rau quả Đối với người Việt
Nam thì đói ăn rau, đau uống thuốc là chuyện tất nhiên Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống
- Đứng thứ ba trong cơ cấu ăn và đứng đầu trong hàng thức ăn động vật của
người Việt Nam là các loại thủy sản, sản phẩm đặc thù của vùng sông nước.
Sau “cơm rau” thì “cơm cá” là thông dụng nhất Từ các loại thủy sản, người Việt Nam đã chế ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt Nam
- Cuối cùng, chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam mới là thịt Phổ biến như thịt gà, lợn (heo)…
12 So sánh nét đặc trưng của văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây Lập
bảng tóm tắt
- Văn hóa phương Đông và phương Tây từ ngàn xưa đã có sự khác biệt Có thể nói qua một số điểm khác biệt cơ bản như:
- Thứ nhất, sự khác biệt trong cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung
quanh
Người phương Tây xem thế giới rõ ràng có hai màu đen hoặc trắng chứ không có thế giới lẫn lộn hai màu đen – trắng
Trái lại, người phương Đông cho rằng thế giới không phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một thể thống nhất như một số lý thuyết về “tam tài” – trời, đất, người; “thiên nhân hợp nhất” – trời với người là một
- Thứ hai, sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử
Người phương Đông đề cao trực giác, cảm tính Trong ứng xử, người phương Đông thường đề cao nhận thức kinh nghiệm, coi nhẹ vai trò của lý luận, tri thức khoa học
Trang 9 Người phương Tây thì lại có thói quen dựa vào lý trí, lý tính Do đó, trong ứng xử người phương Tây thường phân định rõ ràng, xét đến tính thực tế trong nhận thức và hành động
- Thứ ba, sự khác biệt về chủ thể văn hóa.
Chủ thể văn hóa của người phương Đông là tập thể, cộng đồng, nghĩa là lối nhận thức dựa vào số đông
Ngược lại, người phương Tây lại coi trọng chủ nghĩa cá nhân
- Thứ tư, sự khác nhau về tôn giáo và đức tin.
Đa số các cộng đồng người phương Tây đều theo Thiên chúa giáo, do đó trong ý thức về tôn giáo của họ Thiên chúa có vị trí và ý nghĩa rất lớn
Trong cộng đồng người phương Đông, đức tin lại có vẻ phức tạp hơn Người phương Đông có đức tin về các tôn giáo khác nhau, phổ biến như Phật giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo, ngoài ra còn có các tín ngưỡng tôn giáo khác
TIÊU CHÍ (gốc nông nghiệp) VH TRỌNG TĨNH VH TRỌNG ĐỘNG (gốc du mục)
Đặc
trưng
Địa hình Đồng bằng (ẩm, thấp) Đồng cỏ (khô, cao)
Nghề chính Trồng trọt Chăn nuôi
Ứng xử với
môi trường tự nhiên Tôn trọng, sống hòa hợp với thiênnhiên Coi thường, tham vọng chế ngự thiên nhiên Lối nhận thức,
tư duy
Thiên về tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ); chủ quan, cảm tính
và kinh nghiệm
Thiên về phân tích và siêu hình (trọng yếu tố); khách quan, lý tính
và thực nghiệm Tổ chức
cộng
đồng
Nguyên tắc
tổ chức CĐ Trọng tình, trọng đức, trọng văn,trọng nữ Trọng sức mạnh, trọng tài, trọngvõ, trọng nam Cách thức
tổ chức CĐ Linh hoạt và dân chủ, trọng cộng đồng Nguyên tắc và quân chủ, trọng cá nhân Ứng xử với
môi trường xã hội Dung hợp trong tiếp nhận; mềm dẻo,hiếu hòa trong đối phó Độc tôn trong tiếp nhận; cứng rắn,hiếu thắng trong đối phó
13 Người Việt Nam đã tận dụng và đối phó với môi trường tự nhiên trong việc xây
dựng nhà cửa như thế nào?
Trang 10- Do khu vực cư trú nên ngôi nhà của người Việt thường gắn liền với môi trường sông nước Mô hình ngôi nhà truyền thống của người Việt là kiểu nhà
sàn mái cong hình thuyền Bên cạnh đó, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những làng xóm ở các vùng trung du hay cao nguyên
- Để đối phó với môi trường tự nhiên, ngôi nhà ở Việt Nam về mặt cấu trúc
thường là nhà cao cửa rộng Cái cao của ngôi nhà phải thoả mãn được hai yêu
cầu: sàn, nền cao so với mặt đất để chống ngập lụt, mái cao so với sàn, nền để tạo ra một không gian thoáng rộng Nhà cao nhưng cửa không cao mà phải rộng
để tránh nắng và đón gió mát Mái cao và dốc để nước mưa thoát nhanh tránh
dột và mục mái
- Chọn đất xây nhà và hướng nhà phải tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự
nhiên: hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng
Nam” hoặc Đông Nam Trong cấu trúc nhà truyền thống chỉ có bếp được đặt biệt lập về hướng Tây để tránh gió
- Kiến trúc ngôi nhà truyền thống có tính động và linh hoạt Cốt lõi của ngôi nhà
là một bộ khung chịu lực tạo nên bởi các bộ phận liên kết với nhau trong một không gian ba chiều: cao – ngang - dọc Tường đất, vách nứa, ván bưng chỉ để che nắng mưa chứ không chịu lực Tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng mộng Người thợ mộc Việt Nam không cần đến bản vẽ kỹ thuật hay thước đo chính xác mà dùng thước tầm, tính bằng đốt tay hoặc gang tay của chính chủ nhà Vì thế mà, nhà nào thước ấy, không có sự giống nhau
- Việc chọn đất làm nhà, xoay hướng nhà, bố trí nội thất, đường đi nội bộ, hồ nước hòn non bộ, xử lý che chắn những chướng ngại quanh nhà như đường đâm
thẳng vào cửa, đá chắn giữa mặt nhà… cần tới thuật phong thủy, thuật phong thủy dựa trên căn bản của triết lý âm dương và cấu trúc ngũ hành.
14 Vẽ biểu tượng âm dương và trình bày nội dung triết lý âm dương thể hiện qua
biểu tượng đó