SKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trườngSKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trườngSKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trườngSKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trườngSKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trườngSKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trườngSKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trườngSKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trườngSKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trườngSKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trườngSKKN Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường
Trang 1I TÊN ĐỀ TÀI Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị gọn gàng trong nhà trường
II PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lý luận:
Thiết bị dạy học là trang thiết bị trọng yếu trong vấn đề dạy và học của nhà trường Thiết bị dạy học góp phần quan trọng đến chất lượng dạy – học của giáo viên để nắm bắt và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, đồng thời tham gia tích cực vào việc tự làm đồ dùng dạy học
Những năm gần đây, hưởng ứng cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học mà Sở Giáo dục đã phát động thì việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết Vì thế để khuyến khích giáo viên xem việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học là cần thiết và thường xuyên thì việc giới thiệu cũng như trưng bày các thiết bị dạy học sao cho giáo viên dễ nhìn thấy và tiện lợi trong việc sử dụng là yêu cầu đặt ra hàng đầu Ngoài ra việc bảo quản tốt thiết bị giáo dục để giáo viên có thể sử dụng được lâu dài cũng là vấn đề then chốt
Chính vì thế để đổi mới phương pháp quản lý cũng như sử dụng thiết bị giáo dục có hiệu quả Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo cho các bộ phận quản lý thiết bị giáo dục phải thường xuyên đổi mới phương pháp để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh
1.2 Cơ sở thực tiễn:
Trường tiểu học Hướng Phùng nằm trên địa bàn xã Hướng Phùng, là xã vùng biên giới chủ yếu là bà con dân tộc Vân Kiều, đời sống nhân dân thuần nông, kinh tế còn nhiều khó khăn Đội ngũ giáo viên đa số ở xa đến, đội ngũ học sinh đều là con của nông dân, đời sống tinh thần còn nhiều hạn chế Với điều kiện của trường như vậy, năm học 2016 – 2017 lãnh đạo nhà trường tập trung đầu tư xây dựng Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học Để kho thiết bị ngày càng đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập
Công tác thiết bị giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ thiết bị không chỉ nắm vững công tác bảo quản thiết bị mà còn phải có các kĩ năng quản
lí thiết bị Một điều rất đáng tiếc là trong một thời gian dài, tại trường tôi, việc quản lí sử dụng, thiết bị tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng hiệu quả đem lại chưa thực sự cao Thiết bị, đồ dùng dạy học tuy được bảo quản khá tốt nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa thu hút được giáo viên tới mượn Nhân viên thiết bị nhiệt tình với công việc nhưng nghiệp vụ, kĩ năng còn rất nhiều hạn chế
Đồ dùng thiết bị nhiều nhưng sắp xếp chưa được khoa học, chưa gọn gàng và bắt mắt Làm thế nào để nâng cao nhận thức, kĩ năng, nghiệp vụ công tác của nhân viên thiết bị … luôn là một câu hỏi day dứt trăn trở Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mà Đảng và nhà nước đang đề ra yêu cầu nhà trường phải
Trang 2xây dựng hệ thống CSVC cần thiết, TBDH đảm bảo Sắp xếp kho thiết bị gọn gàng và ngăn nắp hơn Từ tầm quan trọng cấp thiết trên, riêng bản thân tôi là cán bộ thiết bị, với yếu tố quan trọng như vậy mà chuyên ngành đào tạo thiết bị trường học nói chung đã góp phần quan trọng trong tiến trình phục vụ công tác dạy và học của giáo viên và học sinh, thúc đẩy phần nào đó tự học và tự sáng tạo
cho bản thân Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm sắp xếp kho thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu:
Công tác thiết bị của nhà trường là một trong những công tác rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước “Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho bộ phận thiết bị của nhà trường là phải tham mưu với BGH xây dựng CSVC, thiết bị đảm bảo chất lượng, đề ra một số biện pháp quản lí TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả, thiết thực, góp phần đưa giáo dục của địa phương lên tầm cao mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước
đi lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Có thể nói bất cứ ngành nào cũng vậy, sau một quá trình làm việc ở tại trường để củng cố kiến thức lý thuyết mà mình đã học, song vận dụng vào thực tiễn thì cần phải nắm được mục đích của giáo viên cần những gì Có như vậy mới mong muốn kiểm nghiệm lại những kiến thức mà mình đã làm trong mấy năm trước để ứng dụng vào trong thực tế
Ngành thiết bị trường học cũng vậy, đây là một ngành hoàn toàn mới nhằm đào tạo ra một đội ngũ cán bộ có chuyên môn về nghiệp vụ thiết bị để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục nước ta hiện nay
Với những công việc rõ ràng và cụ thể nhằm củng cố hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng đã học ở nhà trường đưa thiết bị vào áp dụng trong thực tế Đồng thời còn tạo điều kiện cho các em học sinh hiểu sâu về thực tiễn, nắm bắt nhanh hơn, có hứng thú trong học tập
3 Đối tượng nghiên cứu: Sắp xếp kho Thiết bị khoa học, gọn gàng hơn.
4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Cán bộ Thiết bị Trường Tiểu học
Hướng Phùng
5 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, thực nghiệm.
Phương pháp thống kê, phân tích và tổng kết kinh nghiệm
6 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại kho Thiết bị Trường
tiểu học Hướng Phùng, Xã Hướng Phùng, Huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị
7 Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2016 – 2017
Năm học 2017 – 2018 thực hiện vấn đề nghiên cứu xây dựng kho Thiết bị khoa học gọn gàng hơn
Trang 3III PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận:
Nói đến thiết bị trường học , từ lâu chúng ta vẫn hiểu đó là nơi để giáo viên mượn đồ dùng dạy học, và là nơi để cất giữ các cơ sở vật chất của nhà trường Với mục tiêu giáo dục của tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản khác để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ
sở Một yêu cầu đặt ra: Những nhà quản lý phải làm gì? Làm thế nào trong các hoạt động của nhà trường có chất lượng để “Sản phẩm” của mình làm nền móng thật vững chắc Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và cấp tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục không phải là mối quan tâm của cá nhân nào, đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội
Xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức định hướng cho học sinh hoạt động để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào sự chiếm lĩnh tri thức mới
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2 1.Thuận lợi
* Được sự quan tâm của BGH trường đối với công tác thiết bị đã trang bị cho một kho thiết bị dùng chung với tổng diện tích là 50m2
* Thiết bị được cấp đầy đủ, đồng bộ, có chất lượng khá tốt, được bảo quản
chu đáo tiện cho người sử dụng
* Phần lớn giáo viên có ý thức trong việc sử dụng các thiết bị dạy học, có
sự đầu tư, nghiên cứu trước khi tiến hành các thí nghiệm trước các giờ lên lớp cần
thiết phải sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học
2.2.Khó khăn:
* Một số thiết bị còn thiếu so với danh mục cấp
* Đa số các thiết bị được cấp không đạt, hạn sử dụng ngắn
* Ngay từ đầu năm học theo mục tiêu phấn đấu của nhà trường.Theo đặc điểm chung và riêng của từng loại thiết bị, đồ dùng dạy học Căn cứ vào nhu cầu
sử dụng của từng bộ môn, từng giáo viên dạy các môn, tôi đã tham mưu với Ban Giám hiệu về cách thức giao nhận thiết bị và yêu cầu về sắp xếp quản lý các loại
thiết bị, đồ dùng thí nghiệm phù hợp
3 Các giải pháp thực hiện:
Thứ nhất:
Trang 4Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học được trang bị Ban Giám Hiệu nhà trường chỉ đạo nhân viên phụ trách thiết
bị bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học phòng Thiết bị Một số yếu tố cơ bản mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả hoạt động của phòng thiết bị phải tuân theo một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy Ví dụ như sắp xếp môn Toán lớp 5: Sắp xếp đồ dùng Thiết bị theo nguyên tắc này, trước hết người cán bộ cần tham mưu chỉ đạo sắp xếp khoa học, phải đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh khi cần sử dụng Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp thấp ở ngoài cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong Những đồ vụn vặt những chi tiết nhỏ thì có thể để trong khay hoặc rá nhỏ,như nhiệt kế,các đồ dùng khác…
Thứ hai:
Các thiết bị là tranh ảnh, biểu bảng, bảng phụ…cần được treo vào các giá theo từng bộ môn cụ thể và được phân theo chương trình, theo từng tuần để giáo viên dễ tìm, dễ lấy, tránh sự quá tải cho các loại giá treo Theo dõi phân phối chương trình của từng môn, hết tuần này thì xếp tranh ảnh lại và treo ra phía cuối giá, rồi đưa tiếp tuần kế tiếp ra để thuận tiện cho việc dạy học
Những đồ dùng thường xuyên sử dụng thì để tại vị trí dễ lấy nhất như: hoa chia nhóm, nam châm lá, nam châm cục, bút chỉ, máy chiếu…
Thứ ba:
Thiết bị dạy học sắp xếp theo từng khối lớp.Tức là phân theo khu vực ví
dụ như, thiết bị của khối 1 môn đạo đức lớp 1, đạo đức lớp 2,…vừa để trưng bày cho phòng thiết bị, vừa tạo điều kiện dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và mang tính khoa
học của việ sắp xếp.
Thứ tư:
Phòng thiết bị phải đảm bảo an toàn Đó là những đồ dùng dễ vỡ đều phải
để nơi an toàn nhất là an toàn về điện và chống cháy.An toàn còn phải xét việc chống mối mọt, ẩm móc và chuột…
Thứ năm:
Phòng thiết bị phải đảm bảo tính thẩm mỹ Phòng Thiết bị là nơi để cho cán bộ giáo viên và học sinh đến mượn đồ dùng dạy học nên ngoài tiêu chuẩn về ánh sang, thông gió thoáng mát thì việc trưng bày đồ dùng hợp lý trên các giá, tủ đẹp cũng tạo nên tâm thế tốt cho việc học tập của học sinh, tạo cho các em có hứng thú trong mỗi tiết học
Thứ sáu:
Thiết bị dạy học được lập theo danh mục Thiết bị và đồ dùng dạy học nhất thiết phải ghi rõ tên và công dụng để giúp công tác bảo quản không bị nhầm lẫn nhất là đối với các đồ dùng thiết bị mới mua Đó cũng là tạo điều kiện dễ tìm, dễ thấy , dễ lấy mỗi khi sử dụng Ví dụ như:
Trang 5
MÔN TIẾNG VIỆT
1 Tranh Tiếng Việt L4 - tranh nhựa bộ 1 1,147,000 1,147,000
2 Tranh Kể chuyện L4 - tranh giấy bộ 1 171,000 171,000
3 Tranh Tập Làm Văn L4 - tranh giấy bộ 1 116,000 116,000
MÔN TOÁN
1 Bộ hình học nhựa Toán 4 (GV) bộ 1 267,000 267,000
2 Bảng Mét vuông - kẻ ô vuông cái 1 198,000 198,000
MÔN ĐẠO ĐỨC
1 Tranh Đạo Đức L4 - tranh nhựa bộ 1 122,000 122,000
MÔN KHOA HỌC
1 Tranh Khoa học L4 -tranh nhựa bộ 1 526,000 526,000
2 Tranh Khoa học L4 - tranh giấy bộ 1 90,000 90,000
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ
1
Bộ tranh Lịch sử 4 (bộ/3tờ) -tranh
2
Bộ bản đồ Lịch sử 4 (bộ/5tờ)-tranh
3
Bộ bản đồ Địa Lý 4 (2 tờ)-tranh
4
Bộ tranh Địa lý 4 (bộ/4tờ)-tranh
5 Tranh LS và Địa Lý 4 -tranh nhựa bộ 1 399,000 399,000
MÔN KỸ THUẬT
1
Bộ lắp ghép MH kỹ thuật (GV)
2 Bộ lắp ghép MH kỹ thuật 4 (HS) bộ 40 50,000 2,000,000
3 Bộ DC,VL cắt, khâu, thêu 4 (GV) bộ 1 306,000 306,000
4 Bộ DC,VL cắt, khâu, thêu 4 (HS) bộ 40 83,000 3,320,000
MÔN MỸ THUẬT
1 Bộ tranh Mỹ Thuật 4 (bộ/7tờ) bộ 1 109,000 109,000 2
Tranh dân gian VN (thưởng thức
MÔN ÂM NHẠC
Trang 61 Bộ tranh Am Nhạc 4 (bộ/8tờ) bộ 1 124,000 124,000
MÔN THỂ DỤC
6 Đệm nhảy (1x0,25)m cái 4 439,000 1,756,000
TỔNG CỘNG BỘ THIẾT BỊ
Thứ bảy:
Thiết bị dạy học phải được ghi vào sổ và ký mượn trả Thiết bị và dụng cụ khi giáo viên sử dụng phải ký vào sổ theo dõi và khi trả phải kiểm tra lại đồ dùng xem có hư hỏng mất mát gì không Nếu coi thường việc này sẽ dẫn đến tài sản thiết bị sẽ thất thoát, xếp đặt lộn xộn hậu quả mất nhiều công tìm kiếm ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo
Thứ tám: Trách nhiệm của Cán bộ - giáo viên – nhân viên
Trách nhiệm của cán bộ:
Thường xuyên kiểm tra(có biên bản kèm theo) việc mượn đồ dùng thiết bị dạy học, để cuối học kỳ đánh giá ý thức và phân loại thi đua giáo viên
Đối với giáo viên:
Cuối tuần giáo viên và nhân viên phụ trách thiết bị chuẩn bị các thiết bị dạy học kịp thời cho tuần mới.Giáo viên và nhân viên phụ trách cùng hướng dẫn cho học sinh có ý thức giữ gìn tài sản của nhà trường, tác phong học tập nghiêm túc trong các tiết có sử dụng đồ dùng dạy học
Trang 7Tổ chức các tiết dạy theo đúng từng môn học, quản lý sử dụng các thiết
bị dạy học đảm bảo và đạt kết quả Phát huy tính tích cực và tự giác tìm hiểu kiến thức bài học tinh thần Sau mỗi tiết học giáo viên hướng dẫn học sinh thu dọn đồ dùng dạy học, vệ sinh sạch sẻ
Đối với cán bộ phụ trách thiết bị:
Đây là yếu tố tiên quyết của mỗi nhà trường khi muốn nâng cao chất lượng và sử dụng và khai thác thiết bị dạy học Mặc dù bản thân tuy là nhân viên, được đào tạo chứng chỉ 2 tháng và làm công tác thiết bị được 4 năm Tôi nhận thấy để thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học người cán bộ phụ trách thiết bị dạy học phải có các yếu tó cơ bản sau:
Hiểu được kiến thức chuyên môn và kỷ năng xư lý nghiệp vụ công tác thiết bị trường học, phải hiểu được tấm quan trọng việc chuẩn bị các thết bị cho tiết dạy của thầy và tiết học của trò trong một tiết học hành công hay thất bại Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, người cán bộ thiết bị phải nắm chắc kiến thức chuyên môn phương pháp dạy học có sử dụng thiết bị dạy học
* Để tổ chức hoạt động cho giáo viên sử dụng thiết bị ngày càng nhiều, hiệu quả cao Đầu năm học bộ phận quản lý thiết bị đã tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường lập kế hoạch mua sắm bổ sung và sửa chữa thiết bị Như năm học 2016-2017 nhà trường đã mua được những đồ dùng như thế này:
KẾ HOẠCH DỰ TRÙ MUA ĐỒ DÙNG - THIẾT BỊ DẠY HỌC
NĂM HỌC 2016 - 2017
TT Tên Thiết Bị lượng Số ĐVT Đơn giá Thành tiền Ghi chú
1 Quả Địa Cầu 2 quả 200 000 400
,000
Đường kính tối thiểu
350mm,loại thông dụng, đế nhựa
2 Dây nhảy cá nhân 50 sợi 11 000 550,000 Loại thông dụng
3 Bóng đá mi ni 3 quả 150 000 450,000 Loại thông dụng
4 Cầu đá 50 cái 7 000 350,000 Loại thông dụng
Trang 85 Bộ chữ dạy tập viết 7 bộ 122 000 854,000
Gồm 40 tờ, kích thước (210x290)mm dung sai 10mm,
in từng chữ cái, chữ số trên giấy couché, định lượng 200g/m2
6 Tranh kể chuyện lớp 3 7 bộ 120 000 840,000
Gồm 17 tờ, kích thước (540x790)mm dung sai 10mm,
in offset 4 màu trên giấy
couché, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ
* Phối hợp với giáo viên và một số học sinh các lớp thu dọn và sắp xếp lại toàn bộ đồ dùng trong phòng thiêt bị cho thật khoa học, ngăn nắp và dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng, viết lại và gắn toàn bộ nhãn mác cho đồ dùng thiết bị của từng môn, từng lớp Để thuận tiện trong việc tìm và mượn đồ dùng dạy học thì cần phải sắp xếp ngăn nắp, hợp lý các thiết bị dạy học Đây chính là vấn đề cần thiết trong công tác cho và mượn thiết bị.Ví
dụ như: Khối 1 các hộp đồ dùng thực hành cho học sinh bỏ riêng ra, của giáo viên bỏ riêng ra tranh ảnh bỏ theo thứ tự và treo theo tuần Tương tự các khối khác cũng như vậy
* Làm tốt công tác trao đổi thông tin thường xuyên với các giáo viên để nắm tình hình về chất lượng, số lượng và kịp thời xin cấp bổ sung để đảm bảo được có đủ đồ dùng, thiết bị để sử dụng thường xuyên nhất là đối với những loại thiết bị có hao hụt
* Cùng với giáo viên các bộ môn có nhiều đồ dùng thiết bị rà soát lại các danh mục đồ dùng đã được cấp từ những năm bắt xác định lại tính năng, tác dụng, hiệu quả của từng loại đồ dùng
* Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tham mưu với BGH nhắc nhở giáo viên khi sử dụng đồ dùng thiết bị cần lưu ý phải vận chuyển nhẹ nhàng, sử dụng thận trọng, tránh đổ vỡ và nhắc nhở học sinh khi được trực tiếp sử dụng cũng cần phải thận trọng Báo cáo kịp thời tình hình sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn lên Ban Giám hiệu để có những chỉ đạo cũng như uốn nắn kịp thời, đảm bảo việc sử dụng thiết bị một cách thường xuyên và có hiệu quả
Trang 9* Thường xuyên kiểm tra cụ thể và nhắc nhở giáo viên trong việc ghi chép đầy đủ trong sổ mượn trả đồ dùng thiết bị, phiếu báo sử dụng thiết bị Kiểm kê định kì gắn liền với việc mua bổ sung các loại thiết bị thiết yếu Thường xuyên kiểm tra, xử lý ẩm móc, mối mọt, gỉ sét để tránh làm
hư hại thiết bị giáo dục
4 Kết quả thực hiện:
* Qua quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đó thiết bị dạy học của nhà trường luôn được sử dụng và khai thác có hiệu quả Giáo viên có tinh thần trách nhiệm chuẩn bị giờ dạy, học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh bảo quản đồ dùng, kỹ năng sử dụng các loại đồ dùng học tập đã được nâng lên Ví dụ các em học môn lắp ghép kỷ thuật lớp 4 và lớp 5 các em rất hứng thú khi lắp ráp những mô hình sinh động như máy cẩu, máy xúc, ô tô, cánh quạt…bộ cắt khâu thêu các em thêu
và may ra những sản phẩm thật hữu ích….sẻ tác động trực tiếp đến khả năng nhận thức của các em càng kỹ hơn
(Hình ảnh bộ lắp ghép mô hình kỷ thuật lớp 4)
Hoạt động thiết bị của nhà trường càng ngày được củng cố và đi vào ổn định, hoạt động có hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Cụ thể là số thiết bị được giáo viên sử dụng ngày càng tăng, thể hiện qua lượt mượn
và số lần sử dụng ví dụ như trong tháng 3, số lượt sử dụng thiết bị của giáo viên
là 2349 lần, đồng thời chất lượng của học sinh ngày càng được nâng cao
Công tác bảo quản, vệ sinh sắp xếp thiết bị của đơn vị ngày càng ngăn nắp
và có khoa học
Công tác thiết bị của nhà trường được Sở giáo dục và phòng giáo dục vào thăm trường và kiểm tra điểm nhấn" Sử dụng tốt, và bảo quản thiết bị dạy học
có hiệu quả" đã đánh giá tốt về công tác này
Trang 10Tham gia đầy đủ các hội nghị,các cuộc tập huấn của Phòng GD&ĐT tổ chức hằng năm, lắng nghe báo cáo nắm được những ưu điểm , khuyết điểm của các đơn vị bạn từ đó rút kinh nghiệm cho hoạt động thiết bị của đơn vị mình
Cần sắp xếp lưu trử tốt các loại hồ sơ thiết bị qua mỗi năm
Phụ trách thiết bị cần phải có tinh thần trách nhiệm nên có hiểu biết về công tác quản lý thiết bị và sử dụng các thiết bị khá phức tạp như máy chiêú PROZECTO, và một số thiết bị khác
*Thành lập tủ đựng thiết bị và giá treo tranh: Tham mưu với lãnh đạo nhà trường trong năm học sau sẽ làm thêm 3 giá treo tranh dành cho các tranh ảnh và bản đồ dạng khổ lớn để thuận tiện trong việc tìm kiếm thiết bị Hiện tại trong kho Thiết bị đã có 7 cái giá treo tranh nhưng với số lượng tranh và đồ dùng tự làm của giáo viên nhiều nên số lượng tranh treo lên đang chồng chất nhau rất khó tìm để giảng dạy
Tài sản thiết bị của nhà trường:
TT Tên thiết bị Số lượng Tồn kho thực tế Thành tiền Ghi chú
302 bộ
42 cái đĩa
15 chiếc bảng
nĩ cài
9.610.000 924.000 420.000
187 bộ
100 cái vợt
15 chiếc thước
9.389.000 500.000 420.000