MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ ĐẢNG TRONG NHÀ TRƯỜNG I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng Cộng Sản Việt Nam – tiền thân là Đảng Cộng Sản Đông Dương, đã luôn gắn bó với nhân dân ta, nhân dân Việt Nam trước sau như một vẫn luôn công nhận sự lãnh đạo của Đảng Đường lối, quyết định, chủ trương đổi mới toàn diện của Đảng thể hiện qua các kì Đại hội, đến nay đã được đưa vào cuộc sống làm cho xã hội Việt Nam có sự chuyển biến quan trọng và rõ nét trên mọi mặt đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng Sự lãnh đạo của Đảng là toàn diện đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội và với mọi tổ chức trong toàn hệ thống chính trị Lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là vị trí của đội tiên phong được xác lập không phải do ý muốn chủ quan, do áp đặt của những người Cộng Sản mà do đòi hỏi khách quan vì sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là giai cấp trọng tâm của mọi thời đại Trong điều kiện Đảng cầm quyền, vị trí này càng đặc biệt quan trọng vì khi đã có chính quyền, Đảng vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân vừa đồng thời trở thành người lãnh đạo toàn diện xã hội, nghĩa là không chỉ đại diện cho lợi ích giai cấp mà còn là đại biểu của nhân dân lao động và của toàn dân tộc Điều đó chỉ rõ rằng, Đảng không chịu trách nhiệm trước giai cấp mà còn chịu trách nhiệm hoàn toàn trước vận mệnh phát triển của dân tộc Để thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề mà vinh quang đó, Đảng ta luôn coi trọng sự thống nhất chặt chẽ về tổ chức Tính tổ chức của Đảng thể hiện trước tiên ở chỗ Đảng Cộng Sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam là một đội ngũ thống nhất về chính trị, tư tưởng trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, một đội ngũ có tổ chức chặc chẽ, khoa học Đảng là một hệ thống từ trung ương đến cơ sở, được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ Trong hệ thống đó, các tổ chức cơ sở Đảng, Chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở lập thành nền tảng của Đảng Đảng ta luôn coi các tổ chức cơ sở Đảng là cấp tổ chức nền tảng, là những tế bào của Đảng; chất lượng của các chi bộ cơ sở là yếu tố tạo nên chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, đến uy tín của Đảng trước quần chúng nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng khẳng định: “ Chi bộ là nền móng của Đảng, Chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” Mỗi Chi bộ cơ sở luôn có vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị, đường lối, chính sách của Đảng được tổ chức thực hiện có kết quả ở đơn vị Ở trường học, chi bộ thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm là lãnh đạo Hội đồng sư phạm làm tốt công tác giáo dục HS 1 Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, Chi bộ phải luôn được củng cố, kiện toàn và phải được nâng cao chất lượng hoạt động Từ những lí luận nêu trên, kết hợp với thực tế làm công tác Bí thư Chi bộ trong trường học những năm qua, bản thân xin đưa ra một vài ý kiến về biện pháp : “ Nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ Đảng trong trường học” II NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: * PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHI BỘ Để nâng cao chất lượng hoạt động của Chi bộ điều tiên quyết nhất là phải nắm chắc nhiệm vụ cơ bản của Chi bộ mình Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam qui định nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng một cách rõ ràng, chặt chẽ Căn cứ vào những qui định đó có thể thấy nhiệm vụ cơ bản của Chi bộ trường học là: 1 Chấp hành đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đề ra chủ trương, nhiệm vụ công tác của Chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đó 2 Xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưỏng và tổ chức thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỉ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Chi bộ, thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lí cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm tốt công việc phát triển Đảng 3 Lãnh đạo xây dựng chính quyền nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường luôn trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của mọi người 4 Liên hệ mật thiết, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; lãnh đạo các thành viên trong hội đồng sư phạm tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước 5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh, kiểm tra việc chấp hành điều lệ Đảng của Đảng viên, Chi bộ Những nhiệm vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau Vì vậy, trong thực tế hoạt động không được xem nhẹ nhiệm vụ nào Đối với Nhà trường, biên chế của hội đồng sư phạm thường bao gồm một đội ngũ cán bộ, Đảng viên vừa có phẩm chất chính trị vững vàng, vừa được đào tạo cơ bản và có hiểu biết thực tiễn khá phong phú Đây là một thuận lợi lớn trong quá trình lãnh đạo của Chi bộ trường học so với các Chi bộ ở nông thôn, ở tổ dân phố Từ những nhận thức 2 trên, có thể đưa ra một vài ý kiến trao đổi về biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Chi bộ trường học như sau: * MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI BỘ TRƯỜNG HỌC: 1 Biện pháp 1: Phải xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị của Chi bộ và thực hiện có kết quả nhiệm vụ chính trị đó Đây là khâu đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Chi bộ Chi bộ cần phải nắm vững đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ của ngành đồng thời phải nắm được những đặc điểm, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm; thực hiện việc bàn bạc, thảo luận dân chủ trong Chi bộ, trong hội đồng sư phạm để xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu chính xác, chủ động của Chi bộ trong mỗi nhiệm kì theo đúng chức năng lãnh đạo của mình Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy cấp trên, xây dựng Nghị quyết của Chi bộ mình bằng các chương trình hành động cụ thể, phù hợp Cần khắc phục và tránh việc ra các Nghị quyết chung chung mô phỏng Nghị quyết của cấp trên Ví dụ: Chi bộ trường tôi trực thuộc Đảng ủy xã, do tính chất địa bàn có cả các Chi bộ địa phương lẫn Chi bộ trường học nên Nghị quyết Đảng ủy xã đưa ra bao gồm nhiều lĩnh vực Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy xã, Chi ủy Chi bộ tôi đã nghiên cứu chọn lựa chương trình hành động phù hợp để xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chi bộ Chủ yếu xoay quanh việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của đơn vị Sau khi đã thống nhất Nghị quyết tại đại hội trên tinh thần tập trung dân chủ, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ Đảng viên và bằng quyền làm chủ của quần chúng, Chi bộ tiến hành tổ chức lãnh đạo thực hiện biến những quyết định đó thành quyết tâm hành động, thành kết quả trong công tác giáo dục học sinh của tập thể sư phạm 2 Biện pháp 2: Đổi mới chất lượng Chi ủy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đoàn thể, tổ trong Nhà trường Chất lượng của Chi ủy Chi bộ phụ thuộc vào chất lượng mỗi Chi ủy viên, vào cơ cấu hợp lí về độ tuổi và nhiệm vụ của Nhà trường, vào chế độ làm việc nghiêm túc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cần phải đảm bảo tiêu chuẩn chứ không nên vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn Để làm được điều này, trước hết cần bảo đảm quyền dân chủ thực sự của mỗi Đảng viên trong quá trình lựa chọn và bầu những đồng chí tiêu biểu trong Chi bộ có đủ phẩm chất chính trị, có kiến thức và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ, có đạo đức, lối sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác trong thời kì mới Điều này thực sự có được thông qua bầu Chi ủy Chi bộ mỗi nhiệm kì bằng việc bỏ phiếu kín Cùng với chất lượng tập thể cấp ủy cần chú trọng đến vấn đề có tính quyết định là chọn đúng Bí thư Đối với Bí thư cấp ủy ngoài những tiêu chuẩn chung của cấp ủy phải là người tiêu biểu nhất cho tập thể cấp ủy và Chi bộ, có kiến thức tương đối toàn diện, song nhất thiết 3 phải am hiểu công tác Đảng và công tác quần chúng, phải là người có khả năng phối hợp, điều hành hoạt động của Nhà trường và có uy tín trong hội đồng sư phạm Bên cạnh đó, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và bố trí các chức danh kiêm nhiệm, trưởng các đoàn thể trong Nhà trường đúng người, đúng việc nhằm tạo ra sự đồng bộ , tạo tiền đề cho sự thồng nhất trong nhận thức và trong chỉ đạo hành động Ở mỗi Nhà trường, Chi bộ cần có hướng chỉ đạo trong công tác bổ nhiệm vào chức danh tổ trưởng các tổ chuyên môn, thư kí hội đồng, trưởng ban văn thể mĩ, Tổng phụ trách Đội Đồng thời định hướng cho việc bầu chọn những chức danh như Chủ tịch Công đoàn, Bí thư chi đoàn, trưởng ban thanh tra Những đồng chí này phải là những người “ vừa hồng, vừa chuyên”, có nghĩa là phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng lãnh đạo tốt 3 Biện pháp 3: Củng cố và kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng quản lí Đảng viên và sinh hoạt Đảng của Chi bộ Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Chi bộ là bảo đảm thường xuyên tính phối hợp giữa Chi bộ với cơ chế quản lí mới, với việc cải cách bộ máy hành chính ở Nhà trường Do đó, mỗi Chi bộ phải được thành lập gắn với mỗi đơn vị Nhà trường Cần có sự phân định rõ ràng quyền lãnh đạo là của Chi bộ, tránh tình trạng vừa chồng chéo vừa cắt khúc giữa Chi bộ với chính quyền và các đoàn thể trong Nhà trường Chi bộ trực tiếp quản lí số lượng Đảng viên của mình, vì vậy hoạt động của Chi bộ tác động trực tiếp,mạnh mẽ đến sự trưởng thành của từng Đảng viên và chất lượng đội ngũ Đảng viên Với trách n hiệm của mình, Chi bộ đặt trọng tâm vào công tác Đảng, làm tốt việc quản lí chặt chẽ từng Đảng viên, nắm được tư tưởng, trình độ, năng lực, sức khỏe và hoàn cảnh của họ để tiến hành phân công và kiểm tra công tác, kiểm tra việc chấp hành điều lệ Đảng của từng Đảng viên một cách cụ thể Chi bộ phải có kế hoạch giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị, kiến thức về mọi mặt và rèn luyện Đảng viên trong công tác chuyên môn từng bước nâng cao chất lượng từng Đảng viên và chất lượng đội ngũ Đảng viên Cấp ủy Chi bộ cần căn cứ vào yêu cầu lãnh đạo của Chi bộ, Nhà trường và đặc điểm của đội ngũ Đảng viên để phân công công tác hợp lí, bảo đảm Đảng viên nào cũng được giao một công việc cụ thể, thích hợp Về sinh hoạt Chi bộ: Sinh hoạt Đảng có vị trí quan trọng trong việc củng cố, kiện toàn Chi bộ Chất lượng sinh hoạt tác động trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo và xây dựng nội bộ Đảng Chính vì vậy, Chi bộ cần phải thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ Phải có nội dung, hình thức sinh hoạt cụ thể phù hợp với yêu cầu, tính chất và điều kiện công tác của Nhà trường Tuy nhiên, điều quan trọng là sinh hoạt Chi bộ phải đúng kì, có nội dung và đảm bảo tổ chức của sinh hoạt Đảng Để đảm bảo chất lượng sinh hoạt Chi bộ, ban Chi ủy phải chuẩn bị chu đáo nội dung, thời gian dựa trên cơ sở chỉ đạo của Đảng ủy, cần thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng 4 Tuy nhiên, để mỗi buổi sinh hoạt Chi bộ có chất lượng cần phải phát huy tính tiên phong, tinh thần trách nhiệm của mỗi Đảng viên để việc tham gia sinh hoạt được đều đặn Tham gia vào lãnh đạo tập thể, đấu tranh khắc phục những hiện tượng tiêu cực,nghiêm túc tự phê bình và phê bình, xây dựng sự thống nhất trong nội bộ Bên cạnh đó, phải nghiêm túc kiểm điểm, phê bình những Đảng viên coi thường sinh hoạt Chi bộ, đến họp với tư cách là cấp trên, thủ trưởng hoặc những Đảng viên thụ động ba phải Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi điều lệ Đảng tại Đại hội VII nêu: “ Cải tiến sinh hoạt Đảng nhất là sinh hoạt Chi bộ, mọi Đảng viên kể cả Đảng viên là cán bộ lãnh đạo phân công, phải chịu sự giám sát của Chi bộ về ý thức chấp hành đường lối, chính sách nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và về đạo đức lối sống, quan hệ với quần chúng ở nơi làm việc và nơi ở” III KẾT LUẬN: Nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới là một trong những vấn đề bức xúc đang đặt ra cho công tác xây dựng Đảng hiện nay, phải có những năng động, sáng tạo phù hợp với thực tiễn trong thời kì đổi mới Vì vậy, cần nắm vững lí luận và kết hợp những kinh nghiệm thực tiễn với một trách nhiệm đầy đủ của cấp ủy và của từng Đảng viên trong Chi bộ mới xây dựng được Chi bộ trong sạch, vững mạnh ngang tầm với nhiệm vụ quản lí Nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh góp phần thực hiện mục tiêu cơ bản của giáo dục là: “ Đào tạo người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ, nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Trên đây là một vài ý kiến trao đổi mang tính chủ quan của cá nhân với mong muốn hoạt động của Chi bộ ngày càng có chất lượng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của Nhà trường nói riêng và của Ngành nói chung Tôi rất mong được sự trao đổi, đóng góp ý kiến từ hội đồng khoa học, để đề tài hoàn thiện hơn * ( Bài tham khảo) 5 ... Nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi Đảng trường học” II NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: * PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHI BỘ Để nâng cao chất lượng hoạt động Chi. .. cố, kiện toàn Chi Chất lượng sinh hoạt tác động trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo xây dựng nội Đảng Chính vậy, Chi cần phải thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi Phải có nội... toàn tổ chức, nâng cao chất lượng quản lí Đảng viên sinh hoạt Đảng Chi Một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu hoạt động Chi bảo đảm thường xuyên tính phối hợp Chi với chế quản lí