1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN- Kinh nghiệm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn

4 5,2K 75

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 41,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN Trường THCS Bình Thịnh Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động hết sức quan trọng nhằm thực hiện các kế hoạch giảng dạy

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN

Trường THCS Bình Thịnh

Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động hết sức quan trọng nhằm thực hiện các kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực

sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy và học

Do vậy việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn phải được thường xuyên, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả

Với mục đích trên, trong quá trình công tác tập thể trường THCS Bình Thịnh đã tìm cách cải tiến việc sinh hoạt nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn như sau:

* Xây dựng kế hoạch tổ, nhóm chuyên môn

Trước hết ngay từ đầu năm học, tổ nhóm chuyên môn phải bám sát kế hoạch của nhà trường, của phòng và Sở GD-ĐT để xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, nhóm theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và đối tượng học sinh trong trường

Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề mà nhà trường chỉ đạo, như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi lần kiểm tra định kì, dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy Đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế

Dựa trên cơ sở nhiệm vụ năm học, kế hoạch của nhà trường để phân công nhiệm vụ theo năng lực và chuyên môn đào tạo của giáo viên

Trong sinh hoạt nhóm chuyên môn, các nhóm trưởng chuyên môn phải vạch ra kế hoạch sinh hoạt của nhóm mình dựa trên kế hoạch chung của tổ nhưng đi sâu hơn vào từng bộ môn, từng khối lớp

* Nội dung sinh hoạt chuyên môn

Nội dung sinh hoạt chuyên môn trường chúng tôi thường đi sâu tập trung vào các vấn đề sau:

Trang 2

- Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh, chú trọng đến kĩ năng tổ chức giờ dạy, phối hợp các phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh học tập tích cực, tự giác, chủ động và phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân

- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Đánh giá xếp loại học sinh, dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức chuyên

đề, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường

- Học tập, bồi dưỡng chuyên môn bằng các hình thức khác như xem băng hình, đọc sách trong thư viện nhằm tăng vốn hiểu biết của giáo viên, nghiên cứu các bài viết, các chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Giáo dục, thế giới trong ta, báo giáo dục - đào tạo, văn học tuổi trẻ, thông tin khoa học giáo dục đào tạo Hà Tĩnh, các sáng kiến kinh nghiệm do Sở phát hành, khai thác thông tin trên mạng và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài trường

- Nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo, tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương … Ưu tiên cho những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên

* Các hình thức sinh hoạt chuyên môn

Sinh hoạt qua dự giờ thăm lớp

- Cả tổ, nhóm chuyên môn dự giờ 1 tiết (thường vào buổi chiều)

Qua dự giờ thăm lớp, qua các đợt thao giảng, sinh hoạt chuyên môn liên trường tổ, nhóm chuyên môn đã thảo luận, rút kinh nghiệm một cách tỉ

mỉ, cụ thể từ lí luận phương pháp dạy học đến điều kiện trang thiết bị dạy học, tình hình thực tế của học sinh với các nội dung:

+ Thực hiện các bước lên lớp

+ Nội dung kiến thức

+ Phương pháp dạy học

+ Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

+ Phân phối thời gian hợp lý

+ Liên hệ thực tế

+ Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục giới tính, giáo dục đạo đức cho học sinh

+ Phát huy năng lực, trí tuệ cho học sinh

+ Học sinh hiểu nội dung kiến thức và kỹ năng

Sinh hoạt qua trao đổi, thảo luận

Đối với tổ

- Thảo luận các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học chung theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh như: Dạy học theo nhóm, tổ chức

Trang 3

các hoạt động khám phá kiến thức, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Trao đổi các phương pháp soạn giáo án, dạy một bài trình chiếu điện

tử đảm bảo chất lượng, có hiệu quả trong giảng dạy

- Thảo luận, trao đổi kĩ thuật làm sao cho nhanh, dễ sử dụng các phần mềm soạn giáo án, tiện ích giáo dục để tạo bài trình chiếu điện tử hoặc các trò chơi học tập, khai thác mạng tìm tư liệu, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Nội dung này là một phần trong kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và thực hiện nhiệm

vụ năm học "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học"

- Trao đổi các văn bản chỉ đạo của cấp trên để thực hiện đúng theo hướng dẫn

Đối với nhóm

- Nghiên cứu, thảo luận các bài dạy, các chương trình có nội dung kiến thức khó trong những tuần kế tiếp để giúp nhau:

+ Xác định trọng tâm của bài, cách soạn giảng (kiến thức, mức độ khai thác SGK và hướng dẫn học sinh ở nhà)

+ Các phương pháp giảng dạy phù hợp, sử dụng đồ dùng cho hợp lý…

- Thảo luận các tiết ôn tập chương - ôn tập cuối năm:

+ Xác định trọng tâm cần ôn tập

+ Phân các tiết dạy trong 1 bài cho phù hợp

+ Phương pháp dạy bài ôn tập

+ Kết luận cách soạn và giảng dạy trên lớp

- Thảo luận, thống nhất về nội dung kiến thức, kỹ năng của đề kiểm tra

1 tiết, cuối học kỳ cho từng khối lớp gồm:

+ Nội dung (các kiến thức cơ bản)

+ Hình thức kiểm tra

+ Đáp án, biểu chấm

- Lên kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học cho từng bài, từng môn học của khối, lớp

- Thảo luận, tìm biện pháp có hiệu quả để sử dụng thiết bị dạy học, thiết kế phiếu học tập, tổ chức các tiết thực hành cho các môn, lớp…

- Thảo luận một số chuyên đề để bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém về chương trình, phương pháp, cách tổ chức, nội dung kiến thức trọng tâm

- Các biện pháp tự học - tự bồi dưỡng, tích luỹ kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Sinh hoạt qua tổ chức chuyên đề

- Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng Chuyên đề thường xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác như dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, dạy học theo nhóm đối tượng học sinh…

Trang 4

- Ngoài các chuyên đề đã tiếp thu do phòng và sở tổ chức, thì tổ chuyên môn đã dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực hiện để mỗi tháng có 1 chuyên đề báo cáo ở tổ, 1 chuyên đề báo cáo ở nhóm (có thể được dạy minh họa tùy theo nội dung) nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao chất lượng dạy và học Sau đó tổ, nhóm tập trung thảo luận, rút kinh nghiệm các nội dung:

+ Cấu trúc của chuyên đề

+ Đánh giá nội dung của chuyên đề

+ Giá trị sử dụng, hiệu quả đối với học sinh, đối với giáo viên

+ Góp ý, xây dựng để nâng cao giá trị sử dụng của chuyên đề

- Thời gian để báo cáo và thảo luận cho một chuyên đề là từ 3 - 3,5 tiếng

Chuyên đề phải báo cáo bằng văn bản, báo cáo chuyên đề phải được gửi đến các giáo viên trong tổ nhóm trước để nghiên cứu Chuyên đề có thể là những SKKN của những giáo viên có SKKN đạt cấp Phòng, cấp Sở đã được đưa vào sử dụng trong thực tế

- Các chuyên đề báo cáo ở nhóm chuyên môn còn tập trung vào các chuyên đề cụ thể hơn cho từng bài dạy hoặc từng dạng bài tập, dạng câu hỏi, cách thức tìm kiếm mẫu vật, làm mới đồ dùng dạy học, phương pháp dạy từng chương, từng bài học cụ thể …

Sinh hoạt ngoại khoá - Tổ chức các cuộc thi

- Mỗi năm tổ chuyên môn kết hợp với Đoàn, Đội tổ chức ngoại khóa cho học sinh tham quan, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử của địa phương

- Các cuộc thi cũng là một hình thức sinh hoạt chuyên môn rất có tác dụng như tổ chức thi tìm hiểu về lịch sử địa phương của tổ Văn - Sử, thi giải toán tuổi thơ, giải toán qua mạng của tổ Toán Lí Tin

Trên đây là những việc làm cụ thể trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của trường THCS Bình Thịnh, để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường Vì vậy rất mong được sự góp ý của lãnh đạo, chuyên môn phòng GD - ĐT để chất lượng, hiệu quả sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của trường chúng tôi ngày càng được nâng cao

Ngày đăng: 12/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w