1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieu luan NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI bộ ĐẢNG TRƯỜNG TIỂU học KIM sơn, TRỰC THUỘC ĐẢNG bộ KIM sơn

23 6,8K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Trong văn kiện của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, phần “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” đã đánh giá trong công tác xây dựng Đảng đang nổi lên một số vấn đề, trong đó có nêu: “Trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưu điểm, đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống. Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết. Công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém, bất cập. Công tác tổ chức, cán bộ còn một số biểu hiện trì trệ. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước còn yếu”. Để khắc phục tình trạng trên nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại hội IX cũng đã chỉ ra là “Trong những năm tới, toàn Đảng phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung Ương 6 (lần 2) khóa VIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng”. Một trong các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng với quyết tâm và nỗ lực cao hơn, tạo chuyển biến cơ bản trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức là: “Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng”. Nâng cao nhận thức thống nhất trong Đảng về nguyên tắc tập trung dân chủ. Xây dựng và bổ sung các quy định, quy chế thực hiện nguyên tắc này. Cụ thể hóa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu; quy định cụ thể về bảo lưu ý kiến, bảo đảm cho người có ý kiến bảo lưu được phát biểu đầy đủ trong tổ chức Đảng và một số cơ quan lý luận thích hợp. Giữ vững chế độ sinh hoạt định kỳ của các tổ chức Đảng, mở rộng dân chủ, khuyến khích tranh luận thẳng thắn; tôn trọng, tập hợp và xem xét để tiếp thu hết ý kiến đúng đắn của các cấp ủy viên và đảng viên trước khi quyết định... Khi có ý kiến khác nhau phải thảo luận kỹ, đối với những vấn đề quan trọng phải biểu quyết; khi cần, phải điều tra, khảo sát, làm thí điểm rồi kết luận. Khi đã có kết luận thì mọi người phải nói và làm theo kết luận; đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số có quyền báo cáo lên cấp trên.” Để thực hiện tốt vấn đề nêu trên, Đại hội IX cũng đã chỉ ra việc phải làm là: “Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng. Tất cả các Đảng bộ, chi bộ đều phải phấn đấu thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Các cấp ủy viên cấp trên phải tập trung chỉ đạo và củng cố các Đảng bộ, chi bộ yếu kém, kịp thời kiện toàn cấp ủy và tăng cường cán bộ ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết. Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ. Phân công, hướng dẫn, kiểm tra đảng viên chấp hành nhiệm vụ, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu; giữ mối liên hệ với quần chúng ở nơi công tác, với chi bộ và nhân dân nơi cư trú. Phát triển đảng viên theo đúng tiêu chuẩn. Đổi mới việc phân tích, đánh giá chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên.”. Từ những nhận định đúng đắn nêu trên của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, đối chiếu với thực tế hoạt động của các chi bộ Đảng nói chung và chi bộ Đảng trường Tiểu học Kim Sơn nói riêng, đặc biệt là việc sinh hoạt của chi bộ, tôi nhận thấy nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, làm rõ và bổ sung về nội dung sinh hoạt của chi bộ. Qua học tập nghiên cứu lý luận chủ nghĩa MácLê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước tại lớp Trung cấp lý luận chính trị Hành chính, tôi lựa chọn đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ ĐẢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM SƠN, TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ KIM SƠN ” làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp với mong muốn sử dụng các kiến thức đã được học để giải quyết vấn đề nêu trên.

Trang 1

1 Lý do chọn đề tài

Trong văn kiện của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, phần “Xâydựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” đãđánh giá trong công tác xây dựng Đảng đang nổi lên một số vấn đề, trong đó cónêu:

“Trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưu điểm, đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ

bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết Công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém, bất cập Công tác tổ chức, cán bộ còn một số biểu hiện trì trệ.

Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước còn yếu”.

Để khắc phục tình trạng trên nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với

sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội

chủ nghĩa, Đại hội IX cũng đã chỉ ra là “Trong những năm tới, toàn Đảng phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung Ương 6 (lần 2) khóa VIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng”.

Một trong các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng,chỉnh đốn Đảng với quyết tâm và nỗ lực cao hơn, tạo chuyển biến cơ bản trên cả

ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức là:

“Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng”.Nâng cao nhận thức thống nhất trong Đảng về nguyên tắc tập trung dân chủ.Xây dựng và bổ sung các quy định, quy chế thực hiện nguyên tắc này

Cụ thể hóa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; chế độ trách nhiệmcủa người đứng đầu; quy định cụ thể về bảo lưu ý kiến, bảo đảm cho người có ý kiếnbảo lưu được phát biểu đầy đủ trong tổ chức Đảng và một số cơ quan lý luận thíchhợp Giữ vững chế độ sinh hoạt định kỳ của các tổ chức Đảng, mở rộng dân chủ,khuyến khích tranh luận thẳng thắn; tôn trọng, tập hợp và xem xét để tiếp thu hết ýkiến đúng đắn của các cấp ủy viên và đảng viên trước khi quyết định Khi có ý kiến

Trang 2

khác nhau phải thảo luận kỹ, đối với những vấn đề quan trọng phải biểu quyết; khicần, phải điều tra, khảo sát, làm thí điểm rồi kết luận Khi đã có kết luận thì mọi ngườiphải nói và làm theo kết luận; đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số có quyền báo cáolên cấp trên.”

Để thực hiện tốt vấn đề nêu trên, Đại hội IX cũng đã chỉ ra việc phải làm là:

“Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng Tất cả các Đảng bộ, chi bộ đều phảiphấn đấu thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở Các cấp ủyviên cấp trên phải tập trung chỉ đạo và củng cố các Đảng bộ, chi bộ yếu kém, kịp thờikiện toàn cấp ủy và tăng cường cán bộ ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoànkết Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ Phân công, hướng dẫn, kiểm trađảng viên chấp hành nhiệm vụ, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu; giữ mối liên hệvới quần chúng ở nơi công tác, với chi bộ và nhân dân nơi cư trú Phát triển đảng viêntheo đúng tiêu chuẩn Đổi mới việc phân tích, đánh giá chất lượng các tổ chức cơ sởĐảng và đảng viên.”

Từ những nhận định đúng đắn nêu trên của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ

IX, đối chiếu với thực tế hoạt động của các chi bộ Đảng nói chung và chi bộ Đảng trườngTiểu học Kim Sơn nói riêng, đặc biệt là việc sinh hoạt của chi bộ, tôi nhận thấy nhiều vấn

đề cần phải nghiên cứu, làm rõ và bổ sung về nội dung sinh hoạt của chi bộ

Qua học tập nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và đường lối chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước tại lớp Trung cấp

lý luận chính trị - Hành chính, tôi lựa chọn đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ ĐẢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM SƠN, TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ KIM SƠN ” làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp với mong muốn sử dụng các

kiến thức đã được học để giải quyết vấn đề nêu trên

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng sinh hoạt chi bộ Đảng trường Tiểu học Kim Sơn trực thuộc Đảng bộ

xã Kim Sơn

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài không đi sâu về lý luận xây dựng Đảng mà chỉ trên cơ sở lý luận về xâydựng Đảng của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta về xây

Trang 3

dựng Đảng để phân tích chất lượng về thực trạng chất lượng sinh hoạt chi bộ ở mộtchi bộ, cụ thể là chi bộ trường Tiểu học Kim Sơn hiện nay và những năm tiếp theo.Những giải pháp đề xuất trong tiểu luận có thể mang tính phổ biến của các loạihình sinh hoạt chi bộ cơ quan nói chung, chi bộ giáo dục nói riêng cụ thể là chi bộtrường Tiểu học Kim Sơn

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục tiêu :

Vận dụng lý luận Mác –Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đổi mới chất lượng sinhhoạt chi bộ trường Tiểu học Kim Sơn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củachi bộ để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao

* Nhiệm vụ :

- Một là: khái quát những vấn đề chung về chi bộ, sinh hoạt chi bộ dựa trên

cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng ta về chi bộ Đảng và vấn đề sinh hoạt chi bộ Đảng

- Hai là: Đánh giá thực trạng chung nội dung sinh hoạt chi bộ trường Tiểu

học Kim Sơn Việc đánh giá thực trạng chung nội dung sinh hoạt chi bộ sẽ đượcdựa trên nội dung thực tế sinh hoạt của các chi bộ, đối chiếu với chức năng, nhiệm

vụ của chi bộ cũng như quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Bác Hồ vàĐảng ta nói về chi bộ, về sinh hoạt chi bộ để rút ra được những vấn đề chi bộ đãlàm được trong sinh hoạt, những vấn đề chưa làm được cũng như những nội dungtrong sinh hoạt cần cải tiến, bổ sung đề nâng cao sức chiến đấu, khả năng lãnh đạocủa chi bộ

- Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của

các chi bộ Các giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ được dựa trên cơ sởnhằm khắc phục những tồn tại được phát hiện, tìm thấy trong quá trình phân tích,đánh giá thực trạng chung công tác sinh hoạt chi bộ hiện nay Các giải pháp đưa raphải đảm bảo tính khả thi, thiết thực đối với việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụchính trị của chi bộ đồng thời phải phù hợp với quy định của điều lệ Đảng, quyđịnh của Đảng các cấp về sinh hoạt chi bộ Đảng

4 Kết cấu của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu để áp dụng

Trang 4

trong sinh hoạt chi bộ được tiếp thu qua các giảng viên giảng dạy ở môn Xâydựng Đảng Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo nội dungtiểu luận gồm có 3 chương

Chương 1 Vai trò và chất lượng sinh họat chi bộ đảng

Chương 2 Thực trạng chất lượng sinh hoạt chi bộ ở chi bộ đảng trường Tiểu học Kim Sơn

và nguyên nhân của mặt mạnh và mặt hạn chế

Chương 3 Một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng sinhhọat chi bộ đảng Tiểu học Kim Sơn trực thuộc Đảng bộ Kim Sơn trong thời gian tới

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VAI TRÒ VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA SINH HOẠT CHI BỘ

ĐẢNG

Chi bộ là “nền tảng”, “gốc rễ” của Đảng, là nơi trực tiếp tổ chức triển khai,thực hiện và cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở Cơ sởđảng mạnh thì toàn Đảng mạnh, muốn chi bộ mạnh trước hết Đảng viên phải nêucao trách nhiệm, tính tiên phong trong sinh hoạt chi bộ Sinh hoạt chi bộ và chấtlượng sinh hoạt chi bộ là nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổchức đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng và thực hiệnchức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ

1.1 Vai trò của sinh hoạt chi bộ

a/ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ

Sinh hoạt chi bộ là hoạt động rất quan trọng của đảng bộ, chi bộ cơ sở và cácđảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, có vai trò và tác dụng to lớn đốivới năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng đó, đảm bảo cho các

tổ chức đảng và mỗi đảng viên hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình

Hiện nay, trong Đảng ta tổ chức cơ sở đảng gồm có đảng bộ cơ sở và chi bộ

cơ sở Trong đảng bộ cơ sở có hai loại: Loại thứ nhất gồm những đảng bộ cơ sở cócác chi bộ và đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở, trong các đảng bộ bộ phận

có các chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận Loại thứ hai gồm những đảng bộ cơ sở

có các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở Các chi bộ cơ sở nhìn chung có vai trò,quyền hạn như đảng bộ cơ sở Phần lớn hoạt động của đảng bộ cơ sở được diễn ra

ở chi bộ

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ là vấn đề thườngxuyên, trọng yếu của các chi bộ cơ sở, trong đó nâng cao chất lượng sinh hoạt chi

bộ cơ sở là một giải pháp trọng yếu

Đảng bộ cơ sở, nhất là các chi bộ trực thuộc trực tiếp tiến hành các hoạt độngxây dựng tổ chức cơ sở đảng, trực tiếp giáo dục, rèn luyện đảng viên, phân côngcông việc và quản lý đảng viên, tiến hành các thủ tục kết nạp đảng viên, đưa ngườikhông đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng…; tiến hành công tác cán bộ, thực hiện

Trang 6

các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của đảng Sinh hoạt chi bộ có vai trò, tác dụng

to lớn đối với xây dựng nội bộ Đảng, củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhấttrong đảng, khẳng định và phát huy những mặt mạnh, chỉ ra những sai lầm, khuyếtđiểm của cán bộ, đảng viên và của chi bộ, đảng bộ Sinh hoạt chi bộ là diễn đàndân chủ phát huy tính sáng tạo của đảng viên để tìm chủ trương giải pháp thực hiệnnhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả Qua sinh hoạt chi bộ trình độ mọi mặt của từngđảng viên được nâng lên và đảng viên dần dần trưởng thành

b/ Thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ và thực hiện đường lối nghị quyết của đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị của đảng cấp trên

Các chi bộ cơ sở, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở là nơi trực tiếp đưađường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết,chỉ thị của tổ chức đảng cấp trên đến với nhân dân và tuyên truyền giáo dục đểnhân dân hiểu và trực tiếp lãnh đạo nhân dân thực hiện, đồng thời xác định nhiệm

vụ chính trị và đề ra các nghị quyết của chi bộ và tổ chức thực hiện

c/ Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa chi bộ với nhân dân

Các chi bộ cơ sở là cầu nối liền giữa đảng với nhân dân, trực tiếp nắm bắt tâm

tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để giải quyết kịp thời hoặcphản ánh lên cấp trên để giải quyết, trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước vào nhân dân, tuyên truyền, giáo dục để nhândân hiểu và thực hiện Các chi bộ trực tiếp chăm lo đời sống mọi mặt của nhân dântrên địa bàn, là chỗ dựa, niềm tin của nhân dân Thực hiện tốt những điều đó thìmối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân dân ngày càng được tăng cường vàbền chặt Các chi bộ thực hiện tốt điều đó thì Đảng được dân tin, dân phục, dânyêu

d/ Đối với tổ chức đảng cấp trên

Chi bộ vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì tổ chức đảng cấp trên vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ Chi bộyếu kém, thậm chí yếu kém kéo dài thì tổ chức đảng cấp trên không thể vữngmạnh Trên thực tế, chỉ cần một vài chi bộ yếu kém, có nhiều vấn đề phức tạp đãảnh hưởng không nhỏ đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng

Trang 7

cấp trên Một số điểm nóng xảy ra ở cơ sở tại một số địa phương trong thời gianqua đã chứng minh điều đó Chi bộ cơ sở là nơi tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghịquyết của tổ chức đảng cấp trên và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách củapháp luật của Nhà nước, đảm bảo cho đường lối, chủ trương và các chỉ thị, nghịquyết ấy thành hiện thực sinh động ở cơ sở.

1 2 Chất lượng sinh hoạt chi bộ

Trong tình hình hiện nay, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ là một

trong những nhân tố quan trọng, nó quyết định chất lượng hoạt động của Đảng.Thế nên, việc chăm lo xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và nhất là hoạt động củacác chi bộ là vấn đề quan trọng và búc xúc hiện nay

Do vậy, chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sứcsống, sự tồn tại, phát triển của chi bộ Không tổ chức sinh hoạt hoặc tổ chức sinhhoạt chi bộ nhưng chất lượng sinh hoạt thấp thì năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa chi bộ không thể được nâng lên Thực tiễn đã chứng minh những chi bộ trongsạch vững mạnh là những chi bộ duy trì nề nếp sinh hoạt, có nội dung phong phú,thiết thực, có hình thức sinh hoạt đa dạng và có chất lượng tốt

Để nhiệm vụ chính trị, các nghị quyết của chi bộ, đường lối chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết , chỉ thị của tổ chức đảngcấp trên được thực hiện đạt kết quả tốt phải tổ chức quán triệt, nhận thức sâu sắc vàxác định các giải pháp khả thi, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn thể cán bộ,đảng viên, từ đó làm chuyển biến nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; đó

là cơ sở để thống nhất hành động Đây là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợiđường lối, chủ trương, nhiệm vụ chính trị, chỉ thị, nghị quyết đó Trong quá trình

tổ chức thực hiện cấp ủy và tổ chức đảng còn phải sơ kết, tổng kết để lãnh đạo quátrình tiếp theo đạt kết quả tốt hơn Những hoạt động đó chỉ có thể đạt kết quả tốttrước tiên và chủ yếu nhờ sinh hoạt chi bộ, phụ thuộc và được quyết định bởi chấtlượng sinh hoạt chi bộ Điều này lại phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sinh hoạtchi bộ

Để chi bộ hoàn thành tốt những vai trò nêu trên phải thực hiện đồng bộ nhiềugiải pháp, trong đó sinh hoạt chi bộ có chất lượng là giải pháp quan trọng, có tác

Trang 8

dụng nhiều mặt Thông qua sinh hoạt chi bộ có chất lượng, chi bộ sẽ đề ra đượcnhững giải pháp quan trọng, khả thi nâng cao đời sống của nhân dân, uốn nắn kịpthời những biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện khác khôngđúng đắn đối với nhân dân Điều đó làm cho quan hệ mật thiết giữa chi bộ, cán bộ,đảng viên đối với nhân dân ngày càng tăng cường.

Sinh hoạt chi bộ có chất lượng là nhân tố rất quan trọng để chi bộ có năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ Điều đó góp phần quyếtđịnh sự vững mạnh của tổ chức đảng cấp trên và chỉ thị, nghị quyết của tổ chứcđảng cấp trên được thực hiện

Chi bộ thật sự trong sạch vững mạnh, trước hết từng chi ủy, từng đảng viênphải tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, tham gia sinh hoạt đầy đủ, nêucao trách nhiệm trong sinh hoạt Đảng Sinh hoạt chi bộ là một hình thức hoạt độngchủ yếu của chi bộ, là khâu đầu tiên tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động củachi bộ trong một thời gian, hoặc trong thực hiện một công việc Sinh hoạt chi bộcòn bảo đảm cho tổ chức đảng thực hiện chức năng lãnh đạo bằng Nghị quyết, đốivới chi bộ việc đề ra nghị quyết là một nhiệm vụ chính trị Chất lượng sinh hoạtkhông đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng việc ra nghị quyết của chi bộ, làmảnh hưởng tới sức chiến đấu của Đảng Đây cũng là khâu cuối cùng để đánh giáhoạt động và kết quả của đảng viên theo công việc được giao, đồng thời rút ranhững kết luận cần thiết, bổ sung, điều chỉnh các hoạt động của chi bộ trong thờigian tiếp theo

Nói đến sinh hoạt Đảng là nói tới các khâu hoạt động của chi ủy, tổ đảng và củađảng viên, đây là những “Mắc xích” quan trọng, có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau,tạo nên nội dung sinh hoạt và hoạt động của chi bộ Sinh hoạt đảng thể hiện bằng nhiềuhình thức như: sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt học tập, sinh hoạt chính trị, sinh hoạt địnhkỳ…, nhưng tất cả phải gắn bó với nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng Trongsinh hoạt chi bộ cần tránh sự trùng lập, nhàm chán, hình thức, bảo đảm sự tập trung cao

và có hiệu quả trong sinh hoạt, hoạt động của chi bộ

Sinh hoạt và hoạt động của chi bộ, bao gồm tổng thể của tất cả các vấn đề ởtrên Vì vậy, sinh hoạt chi bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Yêu cầu trọng tâm đốivới nội dung sinh hoạt chi bộ là cụ thể hoá các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng,

Trang 9

Chính sách, Pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của cấp uỷ cấp trên cho phùhợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình; phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinhthần trách nhiệm của đảng viên trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đượcgiao; phát huy vai trò của các đoàn thể trong việc tổ chức, vận động quần chúngnhân dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và làm nghĩa vụvới Nhà nước, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trong những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương

3, khoá VII về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng đến nay, việc đổi mới,chỉnh đốn các tổ chức Đảng và đội ngủ đảng viên đã đạt được một số kết quả quantrọng Nhìn chung, sinh hoạt đảng được chú trọng hơn cả về nội dung, hình thức vàngày được cải tiến theo hướng cụ thể, hiệu quả, thiết thực, bảo đảm nguyên tắc tậptrung dân chủ Nội dung sinh hoạt bám sát nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh

tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng và những vấn đề liên quan trực tiếp đếnđảng viên, chi bộ cần tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả

Chất lượng sinh hoạt của chi bộ nó tác động trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo

và xây dựng nội bộ Đảng Vì thế, phải thường xuyên đổi mới và nâng cao chấtlượng sinh hoạt chi bộ Đồng thời, chi bộ phải xây dựng được nội dung và hìnhthức sinh hoạt phong phú, đa dạng, cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặc ra vàđiều kiện công tác của chi bộ Mặt khác, sinh hoạt chi bộ phải đúng lệ kỳ và đảmbảo các nguyên tắc sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chi bộ

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, tập trung dân chủ là thiểu số phục tùng đa

số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện tổchức của Đảng Tuy nhiên, trong sinh hoạt, đảng viên có quyền phát biểu ý kiếncủa mình, đó là dân chủ, nhưng “ phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viênbày tỏ ý kiến của mình, phải gom góp ý kiến của đảng viên để giúp cho Trungương chuẩn bị Đại Hội Đảng cho thật tốt”, dân chủ rộng rãi bao nhiêu thì đảm bảotính đúng đắn của tập trung bấy nhiêu, tức là tập trung dân chủ phải đi đôi Trong

tổ chức sinh hoạt Đảng, nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ làm suy giảm đến sự lãnhđạo của Đảng nguyên tắc tập trung lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nguyên tắc tự phêbình và phê bình là nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng thể hiện tính kỷ luật nghiêmminh và tính tự giác của Đảng

Trang 10

Hồ Chí Minh khẳng định: “Tự phê bình và phê bình nhằm mục đích sửa chữa,giúp nhau tiến bộ để đoàn kết thống nhất nội bộ”, tự phê bình và phê bình trongsinh hoạt Đảng là vũ khí quan trọng để củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhấttrong Đảng, đây là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

Trong Đảng không chấp nhận cán bộ đảng viên, “đặc biệt” coi thường sinhhoạt Đảng, sinh hoạt chi bộ, đến dự họp tư cách là cấp trên, thủ trưởng Trong việcđổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, mà chất lượng là sinh hoạt chi bộ,phải đảm bảo cho mọi đảng viên, kể cả đảng viên là cấp lãnh đạo các cấp, phảithực hiện tốt những nhiệm vụ do chi bộ phân công và ý thức chấp hành đường lốichính sách, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và về đạo đức, lối sống, được quầnchúng tin cậy vào sự lãnh đạo của chi bộ

Trong giai đoạn hiện nay, đã và đang đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới hếtsức nặng nề, phức tạp, nhất là tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội ở nôngthôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đòi hỏi các chi ủy chi bộ phải cóphẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước tình hìnhkhó khăn, năng lực lãnh đạo toàn diện, có khả năng vận dụng sáng tạo các Chỉ thị,Nghị quyết của cấp trên và xây dựng nghị quyết, chương trình hành động của chi bộ

để nghị quyết đó thật sự đi vào cuộc sống của quần chúng nhân dân Nhưng, trongkhi đó, năng lực và sức chiến đấu của các chi bộ, mà nồng cốt là cấp ủy, chi ủy chưathể hiện hết vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính Chi bộ chưa đề ra được nghị quyếtphù hợp với nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng Cụ thể những năm quaviệc sinh hoạt chi bộ chưa đi vào nề nếp còn vi phạm Điều lệ Đảng và nguyên tắcsinh hoạt Đảng, sinh hoạt chi bộ mà nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ Vì vậy,đòi hỏi các chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Kim Sơn trong thời gian tới cần phải có kếhoạch và giải pháp khả thi tập trung đổi mới “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”xem đây là một trong những nội dung quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện thắnglợi cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn đảng theo tinh thần nghị quyết Trungương 6 (lần 2) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra Đồng thờigóp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở địa phương

Trang 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ ĐẢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM SƠN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG MẶT

MẠNH, HẠN CHẾ 2.1 Đặc điểm tình hình chi bộ trường Tiểu học Kim Sơn

- Về hình thành phát triển chi bộ trường Tiểu học Kim Sơn : sau giải phóng

30 tháng 4 năm 1975 gọi là trường Phổ thông cơ sở Kim Sơn năm 1976 mới có chi

bộ sinh hoạt ghép với chi bộ cơ quan Y Tế xã Kim Sơn, năm 1993 tách ra làm 2trường ( Một trường Tiểu học Kim Sơn, một trường Trung học cơ sở Rạch Gầm )

có 1 chi bộ (gọi là chi bộ Giáo dục đảng viên trường Trung học cơ sở sinh hoạtghép với trường Tiểu học ) năm 2005 tách 2 chi bộ : 1 chi bộ trường Tiểu học KimSơn, 1chi bộ trường Trung học cơ sở Rạch Gầm

- Về cơ sở vật chất hiện nay :

+ Tổng diện tích quy hoạch trong khuôn viên trường là 5278m2

+ Ban Giám hiệu gồm có: 01 Hiệu trưởng, 1Hiệu phó

+ BCH Công đoàn cơ sở trường Tiểu học Kim Sơn có 5 đồng chí, gồm 01 Chủ tịch,

01 Phó Chủ tịch và 3 uỷ viên

- Chi bộ Đảng rất quan tâm lãnh chỉ đạo đến công tác xây dựng Đảng, chuyên môn,đoàn thể đi vào hoạt động có nề nếp; trong hoạt động chuyên môn, đoàn thể có qui chếphối hợp cụ thể và thực hiện tốt chức năng quản lý của mình, từng đảng viên được chi bộphân công nhiệm vụ cụ thể trong công tác chuyên môn cũng như công tác đoàn thể, đãphát huy được tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên và hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Trường được sự quan tâm của UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnhTiền Giang, Phòng Giáo dục Châu Thành đầu tư xây dựng rất khang trang, khá đầy

đủ tiện nghi và phương tiện dạy và học cho các khối trong trường Đặc biệt năm

Ngày đăng: 04/12/2016, 00:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w