1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương ôn thi thủ tục hành chính

37 2,5K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 250,5 KB

Nội dung

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện hồ sơ, yêu cầu điều kiện do cơ quan Nhà nước người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”.Theo khái niệm trên: Chủ thể giải quyết TTHC là cơ quan, người có thẩm quyền được xác định trong các VBQPPL có quy định về TTHC. Đây là các chủ thể bắt buộc trong quan hệ thủ tục hành chính. Có thể chia các chủ thể giải quyết TTHC thành 3 nhóm sau đây: + Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước là chủ thể chủ yếu có thẩm quyền trực tiếp giải quyết TTHC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 632010NĐCP. Các chủ thể này chiếm số lượng lớn và mang tính phổ biến trong các quan hệ TTHC. Ví dụ: hầu hết các thủ tục phê duyệt, đăng ký, xác nhận đều thuộc thẩm quyền giải quyết trực tiếp của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. + Các tổ chức, người có thẩm quyền được pháp luật cho phép hoặc được Nhà nước trao quyền nhằm cung cấp một hoặc một số dịch vụ hành chính công. Ví dụ: thủ tục công chứng (do các Văn phòng công chứng, công chứng viên thực hiện); thủ tục cấp chứng chỉ công bố hợp quy, hợp chuẩn (do doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp công lập thực hiện); thủ tục tuyển sinh đại học, cao đẳng (do các trường thực hiện)… Đối tượng tham gia TTHC, bao gồm các cá nhân, tổ chức: + Cá nhân: có thể là công dân Việt Nam; công dân nước ngoài... + Tổ chức: Cơ quan nhà nước; các tổ chức không phải là cơ quan nhà nước được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam; các tổ chức nước ngoài được thành lập hợp pháp tại nước ngoài… Cơ quan nhà nước là chủ thể tham gia TTHC trong trường hợp phải quyết các công việc liên quan đến quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý như các tổ chức pháp nhân khác, ví dụ: thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thủ tục đăng ký, đăng kiểm xe ô tô…

Trang 1

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Lăng Thị Hương_QLNN14A

Câu 1: Phân tích khái niệm TTHC?

Nói đến thủ tục là nói đến quy trình và cách thức giải quyết công việc Thực tế,

để thực hiện có hiệu quả một công việc nhất định cần tiến hành một loạt các hoạtđộng theo thứ tự trước sau và cách thức thực hiện từng bước theo những quy địnhchặt chẽ, thống nhất

Theo nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết côngviệc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liênquan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn

Hoạt động của các cơ quan nhà nước cần phải tuân theo pháp luật, trong đó

có những quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan đểgiải quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao Khoa học pháp lý gọi đó

là những quy phạm thủ tục Quy phạm này quy định về các loại thủ tục trong hoạtđộng quản lý nhà nước như: thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hànhchính

Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả,

cơ quan hành chính phải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm túc những quy tắc,chế độ, phép tắc được pháp luật quy định Những quy tắc, chế độ, phép tắc đóchính là những quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của cơ quanhành chính khi thực hiện chức năng quản lý hành chính công Những quy định trên

còn được gọi là thủ tục hành chính.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về thủ tục hành chính:

Thủ tục hành chính xét trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân làquan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền được NN giao phó khi thực hiện tráchnhiệm của mình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đồng thời đòi hỏicông dân làm tròn nghĩa vụ của mình Thủ tục hành chính có vai trò quan trọngtrong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp và đời sống nhân dân Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổchức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình đồng thời các cơ quan hànhchính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước

Xét trong nội bộ của bộ máy hành chính nhà nước: Là trình tự thực hiệnthẩm quyền của các cơ quan NN trong quá trình giải quyết công việc cụ thể theo

Trang 2

chức năng, nhiệm vụ được giao Là cách thức giải quyết công việc trong nội bộ cơquan Ví dụ: trình tự thành lập các công sở; trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, điềuđộng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức….

Xét trong quan hệ với thể chế hành chính nhà nước: Là một bộ phận của thểchế hành chính nhà nước, là quy phạm có tính thủ tục đưa pháp luật vào đời sốngthực tế

Vậy, “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện hồ sơ, yêu cầu điều kiện do cơ quan Nhà nước người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”.

Theo khái niệm trên:

Chủ thể giải quyết TTHC là cơ quan, người có thẩm quyền được xác định

trong các VBQPPL có quy định về TTHC Đây là các chủ thể bắt buộc trong quan

hệ thủ tục hành chính Có thể chia các chủ thể giải quyết TTHC thành 3 nhóm sauđây:

+ Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước là chủ thể chủyếu có thẩm quyền trực tiếp giải quyết TTHC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghịđịnh số 63/2010/NĐ-CP Các chủ thể này chiếm số lượng lớn và mang tính phổbiến trong các quan hệ TTHC

Ví dụ: hầu hết các thủ tục phê duyệt, đăng ký, xác nhận đều thuộc thẩmquyền giải quyết trực tiếp của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước

+ Các tổ chức, người có thẩm quyền được pháp luật cho phép hoặc đượcNhà nước trao quyền nhằm cung cấp một hoặc một số dịch vụ hành chính công

Ví dụ: thủ tục công chứng (do các Văn phòng công chứng, công chứng viênthực hiện); thủ tục cấp chứng chỉ công bố hợp quy, hợp chuẩn (do doanh nghiệphoặc đơn vị hành chính sự nghiệp công lập thực hiện); thủ tục tuyển sinh đại học,cao đẳng (do các trường thực hiện)…

Đối tượng tham gia TTHC, bao gồm các cá nhân, tổ chức:

+ Cá nhân: có thể là công dân Việt Nam; công dân nước ngoài

+ Tổ chức: Cơ quan nhà nước; các tổ chức không phải là cơ quan nhà nướcđược thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam; các tổ chức nướcngoài được thành lập hợp pháp tại nước ngoài…

Trang 3

Cơ quan nhà nước là chủ thể tham gia TTHC trong trường hợp phải quyếtcác công việc liên quan đến quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý như các tổ chức phápnhân khác, ví dụ: thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thủ tụcđăng ký, đăng kiểm xe ô tô…

Câu 2: Phân tích đặc điểm của TTHC?

- Là quy phạm có tính thủ tục để đưa pháp luật vào đời sống thực tế

Thủ tục hành chính là một bộ phận cấu thành của hệ thống quy phạm thủtục Hệ thống quy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự,trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết côngviệc công việc nhà nước và thực hiện nghĩa vụ hành chính đối với các cơ quan nhànước, tổ chức và công dân Đó cũng chính là các hệ thống các nguyên tắc quản lý

và điều hành bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như các công chức phải tuântheo trong giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình

Là quy phạm thủ tục, thủ tục hành chính có chức năng làm cho các quyphạm nội dung của luật pháp được thực hiện thuận lợi Thiếu thủ tục hành chínhviệc thực thi luật pháp sẽ gặp khó khăn, thậm chí không có khả năng đi vào đờisống thực tế

Ví dụ: Nhà nước muốn thu thuế thì cần có thủ tục để người dân thực hiệnviệc nộp thuế Còn muốn quản lý an toàn giao thông thì cần có thủ tục để hướngdẫn người dân tham gia giao thông tuân theo, v.v

Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó, hành vi

áp dụng pháp luật liên quan chủ yếu đến việc xác định tình trạng thực tế của vụviệc, lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về vụ việc đó Cáchành vi áp dụng pháp luật này được tiến hành theo những thủ tục hành chinh nhấtđịnh Như vậy nếu thiếu các thủ tục cần thiết thì quyền và nghĩa vụ của các bêntham gia trọng hoạt động quản lý sẽ không được đảm bảo thực hiện Thủ tục hànhchính là một nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi và đúng chứcnăng quản lý của cơ quan nhà nước, vì nó là chuẩn mực hành vi cho công dân vàcông chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhànước Dựa vào các thủ tục hành chính các công việc hành chính sẽ được xử lý vàđạt được những hiệu quả pháp luật đúng như dự định

Ví dụ như quy định trong xử phạt vi phạm giao thông, đăng ký khai sinh, đăng

ký kết hôn theo trình tự thủ tục hợp lí…

- Do cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền quy định

Trang 4

Chỉ những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mới được ban hành quy định thủtục hành chính nhất định.

VD: Quốc hội ban hành HP, luật

Thẩm quyền ban hành của các cơ quan

Thống nhất giữa bộ thủ tục hành chính ở TW và địa phương

Gắn liền với bản chất của thủ tục hành chính, bản thân thủ tục hành chính có

sự đa dạng, phức tạp Tính đa dạng phức tạp được biểu hiện như sau:

+ Do nhiều cơ quan và đội ngũ công chức nhà nước thực hiện Cơ quan thựchiện thủ tục hành chính: các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, các sở, phòng,công chức tư pháp-hộ tịch…

+ Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hànhchính, trong đó bao gồm cả công việc của Nhà nước và công dân;

+ Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu ổnđịnh tương đối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công việc vàtừng loại đối tượng;

+ Nền hành chính nhà nước hiện nay đang chuyển từ hành chính cai quảnsang hành chính phục vụ đã tác động mạnh mẽ vào thủ tục hành chính;

+ Thực hiện chủ yếu ở công sở nhà nước, gắn liền với công tác văn thư và

tổ chức ban hành, quản lý văn bản, giấy tờ;

Trang 5

+ Do chủ thể cơ quan hành chính nhà nước xây dựng để giải quyết công việcnên phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chủ thể ban hành

+ Trong bối cảnh của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, cácthủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế

- Thủ tục hành chính có sự linh hoạt theo yêu cầu triển khai pháp luật vào đời sống.

Thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dungcủa luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp vớinhu cầu thực tế của đời sống xã hội Đây chính là yếu tố cần nhận thức đúng đắngiúp cho các nhà ban hành các quy định thủ tục hành chính ban hành các quy địnhphù hợp với thực tế khách quan và tiến trình phát triển kinh tế xã hội

VD: nước VN ra đời từ năm 1946 nến nay về quyền đăng ký khai sinh chotrẻ em vẫn không thay đổi nhưng có sự linh hoạt hơn trong cách thức thực hiệnquyền này

Và đăng ký kết hôn thì bỏ việc xác nhận tình trạng hôn nhân => linh hoạt,sáng tạo

Câu 3: Phân tích ý nghĩa của thủ tục hành chính:

Thủ tục hành chính với tư cách là bộ phận của thể chế hành chính ngày càng

có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Điều nàykhông những có ý nghĩa vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy mà cònhết sức cần thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà nước đặcbiệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính

Thủ tục hành chính được quy định nhằm tạo ra trật tự trong hoạt động quản

lý của các cơ quan Nhà nước khi tiến hành các hoạt động quản lý của mình Có thểnói thủ tục hành chính là các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định cáchthức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nên chúng tạo ra cơ sở và điềukiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các công việc của ngườidân theo luật định, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân

Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước.Nếu không có thủ tục hành chính thì mọi chính sách, chủ trương của Đảng và Nhànước ban hành sẽ khó được thực thi Có thể nói thủ tục hành chính là công cụ vàphương tiện để đưa pháp luật vào đời sống

=>Ý nghĩa của thủ tục hành chính đươc biểu hiện qua những khía cạnh cơ bản:

- Là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ, công chức, viên chứchành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ,thuận lợi, đúng chức năng của bộ máy hành chính

- Đảm bảo các quyết định hành chính được đưa vào thực tế của đời sống xãhội;

Trang 6

- Đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành thống nhất và có thểkiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thông qua thủ tụchành chính;

- Là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính;

- Xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phần vào quá trình xây dựng vàtriển khai luật pháp;

- Giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý; thể hiện tráchnhiệm của nhà nước đối với nhân dân;

- Là sự biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành chính

Nếu thiếu quy phạm thủ tục, các quy phạm vật chất khó được thực hiện Ví dụ:

+ Một văn bản pháp luật sẽ không được thực thi khi không thực hiện thủ tụccông bố

+ Một quyết định sẽ không hợp pháp khi ký không đúng thẩm quyền

+ Không đủ hồ sơ giấy tờ vẫn giải quyết là vi phạm thủ tục văn thư.v.v.Tóm lại, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan nhànước với người dân và các tổ chức, khả năng làm bền chặt các mối quan hệ trongquá trình quản lý, làm cho nhà nước ta thực sự là “Nhà nước của dân, do dân và vìdân” Chính vì lẽ đó, cải cách thủ tục hành chính không chỉ đơn thuần liên quanđến pháp luật, pháp chế mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chung củađất nước về chính trị, văn hóa, giáo dục và mở rộng giao lưu với các nước trên thếgiới, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên chính thứccủa tổ chức WTO, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc cải cách hành chínhnói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng là một đòi hỏi tất yếu để hộinhập quốc tế thành công và phát triển đất nước

Câu 4: Phân loại thủ tục hành chính? (đọc thêm)

Về phân loại thủ tục hành chính hiện nay theo nhiều tiêu chí khác nhau có thể phânthành các loại thủ tục hành chính như sau:

Thủ tục hành chính nội bộ :là trình tự thực hiện các công việc nội bộ cơ quan nhà

nước, bao gồm: Thủ tục ban hành quyết định; thủ tục khen thưởng - kỷ luật; thủ tụcthành lập các tổ chức, thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức nhà nước

Thủ tục hành chính liên hệ: là trình tự các cơ quan hành chính, công chức,công

chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động áp dụng phápluật

Thủ tục hành chính liên hệ rất đa dạng, thủ tục này bao gồm:

+ Thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân, tổ chức

Đó là thủ tục kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thủ tục giảiquyết các yêu cầu của các cơ quan tổ chức khác của nhà nước

Trang 7

+ Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính, việc áp dụng các biệnpháp cưỡng chế hành chính pảhi được pháp luật quy định chặt chẽ để tránh lạmquyền, xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân, tổ chức Đó là thủtục áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính;thủ tục xử phạt vi phạm hànhchính; thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác;

- Thủ tục văn thư: là trình tự tiến hành các hoạt động lưu trữ, xử lý, cungcấp công

văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới các hình thức văn bản

Thủ tục văn thư mang nhiều tính chất kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, đò ihỏi quátrình thực hiện phải tỉ mỉ, đúng thể thức, trình tự các bước tiến hành

Tóm lại, việc phân nhóm các thủ tục hành chính căn cứ vào tính chất hoạt độngcủa các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết công việc của nhànước và của công dân như trên chỉ có tính chất tương đối

Câu 5: Phân tích nguyên tắc quy định thủ tục hành chính?

Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính được quy định tại Điều 12 Nghịđịnh 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Cụ thể bao gồm:

1 Đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện:

- Những quy định thủ tục hành chính không thừa, không thiếu có thể lượcbớt những thủ tục hành chính không cần thiết

- Dễ hiểu là từ ngữ được sử dụng đơn nghĩa, tường minh có quy định cụthể rõ ràng về nội dung, trình tự và phạm vi áp dụng thủ tục hành chính

- Quy định thủ tục hành chính phải có khả năng thực hiện trong thực tế

2 Phù hợp với mục tiêu trong quản lí hành chính

- Mục tiêu trong quản lí hành chính nhà nước hiện nay:

+ Bảo vệ và lợi ích hợp pháp của nhân dân, buộc nhân dân thực hiệnquyền và nghĩa vụ của mình

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế thịtrường

- Kịp thời sửa đổi hoặc bãi bỏ những thủ tục xét thấy lỗi thời để tạo điềukiện tốt cho các hoạt động của nền kinh tế thị trường phát triển đúnghướng

- Ngăn ngừa hạn chế được mặt tiêu cực của nó

- Nền kinh tế mở đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại

3 Đảm bảo quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

- Đối với chủ thể quốc gia, là cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết côngviệc phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục do pháp luật quyđịnh

Trang 8

- Đối với các chủ thể thực hiện thủ tục hành chính phải giải quyết yêu cầuđòi hỏi của công dân, tổ chức khiyêu cầu của họ có đủ điềukiện theo yêucầu của luật định.

- Quy định về thủ tục hành chính phải rõ ràng, cụ thể, quy định rõ về tráchnhiệm, nội dung, thời hạn giải quyết công việc của cơ quan nahf nước,cán bộ có thẩm quyền

VD: khi đủ 18 tuổi thì đều có thể tham gia thi tuyển công chức, viênchức

4 Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính Nhà nước.

- Thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giaothông

- Tiếp nhận hồ sơ chuyển trả giấy phép lái xe cấp đổ trả qua bưu điện

- Chuyển phát hồ sơ thi tuyển đại học, cao đẳng

- Chi trả lương hưu, chi trả trợ cấp xã hội , chi trả trợ cấp cho người cócông

Ví dụ: Luật tố tụng hành chính 2015 khi ban hành phải dựa vào các quy định vànguyên tắc trong Hiến pháp để ban hành

Trang 9

Theo nghĩa như vậy, để đảm bảo tính hợp pháp, thủ tục hành chính phải được banhành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định.

Ví dụ: Thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử do Ủyban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành được áp dụng đúng theo quy định củaLuật Hộ tịch

Thủ tục hành chính với tư cách là bộ phận của thể chế hành chính ngày càng

có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Điều nàykhông những có ý nghĩa vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy mà cònhết sức cần thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà nước đặcbiệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính Thủ tục hành chính được quy địnhnhằm tạo ra trật tự trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước khi tiếnhành các hoạt động quản lý của mình Có thể nói thủ tục hành chính là các quyphạm thủ tục của luật hành chính quy định cách thức tiến hành các hoạt động quản

lý hành chính nên chúng tạo ra cơ sở và điều kiện cần thiết để các cơ quan quản lýnhà nước giải quyết các công việc của người dân theo luật định, đảm bảo quyền,lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Thủ tục hành chính có vai trò quantrọng trong quản lý hành chính nhà nước Nếu không có thủ tục hành chính thì mọichính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ban hành sẽ khó được thực thi Cóthể nói thủ tục hành chính là công cụ và phương tiện để đưa pháp luật vào đờisống

Tính thống nhất đồng bộ của quy định về thủ tục hành chính

Trong bất cứ nền hành chính nào thủ tục hành chính là công cụ không thểthiếu để điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước với công dân, tổ chức được đưavào trật tự cần thiết

Thủ tục hành chính là cơ sở và là điều kiện để cơ quan nhà nước giảiquyết công việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật nhằmbảo đảm quền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Thủ tục theo nghĩa tiếng Việt là cách thức tiến hành công việc theo mộttrình tự hay một luật lệ đã quen (Theo từ điển từ ngữ và hán việt, nhà xuất bảnTPHCM) Thủ tục hành chính theo cuốn đại từ điển tiếng việt của nxb văn hoáthông tin năm 1998 là cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tựnhất định, theo quy định của cơ quan nhà nước Có thể nhân thấy rõ hai yếu tố cấuthành khái niệm thủ tục: thứ nhất, thủ tục trước hết là cách thức hoạt động cáchthức hành động hay cách thức thực hiện hành vi và thứ hai thủ tục là hoạt độngđược tiến hành theo một trình tự, hệ thống nhất định và đồng bộ

Mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam là nhà nước đơn nhất, với

bộ máy các cơ quan nhà nước thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến tận cơ sở.Điều này đồng nghĩa với việc các thủ tục hành chính (TTHC) đều được áp dụngthống nhất trên phạm vi cả nước Chỉ trừ một số vấn đề rất nhỏ được giao, ủyquyền về cho các địa phương, dù vậy vẫn phải căn cứ vào quy định khung, quyđịnh mẫu của trung ương Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng thì

Trang 10

TTHC do địa phương tự mình ban hành TTHC không đáng kể, đa số là quy địnhlại, thể chế hóa của trung ương.

Theo quy định hiện hành thì việc thống kê, rà soát, công bố các TTHCđược thống nhất từ trung ương đến địa phương Theo đó, ở trung ương các bộ,ngành sẽ thống kê, rà soát và công bố các TTHC thuộc các cơ quan trung ương nhưQuốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, Bộ, ngành ban hành và giải quyết Đối với địa phương (cấp tỉnh) thìthống kê, rà soát và công bố TTHC do cả trung ương và địa phương ban hànhthuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương Chính vì vậy khi quy định về thủ tụchành chính cần quan tâm đến sự thống nhât và đồng đều để dễ dàng thuận lợi trongviệc thực hiện thủ tục hành chính

Ví dụ: Thủ tục đăng kí kết hôn trên 63 tỉnh thành đều giống nhau.

Hay: Chính phủ đã ban hành nghị định về giao dịch có bảo đảm và thực hiện đăng

ký giao dịch có bảo đảm tại một hệ thống cơ quan thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Ví dụ: 2 cơ quan cùng có trách nhiệm trong việc xét duyệt một dự án đầu tư nếu thủ tục không thống nhất thì dự án có khả năng không được thông qua mặc dù đã

đủ điều kiện và yêu cầu rõ rệt.

Câu 6: Thẩm quyền quy định thủ tục hành chính?( đọc thêm)

- Thẩm quyền của QH( Hiến pháp, Luật)

- Thẩm quyền của UBTVQH (Pháp lệnh, Nghị quyết,nghị quyết liên tịchgiữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam)

- Thẩm quyền của CP (Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữaChính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam.)

- Thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ( Quyết định)

- Thẩm quyền của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ: (Quy địnhmẫu tờ khai trong lĩnh vực )

- Thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW: (Ban hành quyếtđịnh ban hành và công bố)

Câu 7:Các bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính?( đọc thêm)

- Việc quy định một thủ tục hành chính cụ thể chỉ hoàn thành khi đáp ứngđầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:

a) Tên thủ tục hành chính;

Trang 11

b) Trình tự thực hiện;

c) Cách thức thực hiện;

d) Hồ sơ;

đ) Thời hạn giải quyết;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;

i) Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính;mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫuđơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu,điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính

k, Cơ sở pháp lý: Các văn bản áp dụng khi thực hiện thủ tục hành chính

Câu 8: Công bố thủ tục hành chính( đọc thêm)

- Thẩm quyền công bố thủ tục hành chính: Điều 13 nghị định 63

1 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ công bố thủ tục hành chínhđược quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộcphạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

2 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bốthủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyềntrên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3 Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giaonhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giảiquyết công việc cho cá nhân, tổ chức công bố thủ tục thuộc thẩm quyền giảiquyết của cơ quan, đơn vị

Trang 12

a) Công bố thủ tục hành chính mới ban hành là việc cung cấp các thông tin

về thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này;b) Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế là việccung cấp các thông tin liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế của thủtục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này;

c) Công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ là việc xóa bỏ nội dungthông tin về thủ tục hành chính đã được đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia vềthủ tục hành chính theo quy định khoản 3 Điều 15 của Nghị định này

- Quy định công bố thủ tục hành chính:

Quyết định công bố thủ tục hành chính phải được ban hành chậm nhất trước

10 (mười) ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quyđịnh về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành

Nội dung quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định sau đây:

1 Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành, nội dungquyết định bao gồm:

a) Các bộ phận tạo thành thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 8 củaNghị định này;

b) Văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính;

c) Địa điểm, thời gian thực hiện thủ tục hành chính

2 Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sunghoặc thay thế, ngoài việc chứa đựng thông tin quy định tại khoản 1 Điều này,nội dung quyết định phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chínhđược sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; văn bảnquy phạm pháp luật có quy địnhviệc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thủ tục hành chính

3 Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ, nộidung quyết định phải xác định rõ tên thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãibỏ; trường hợp thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốcgia về thủ tục hành chính, quyết định phải ghi rõ số, ký hiệu của hồ sơ thủtục hành chính; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc hủy bỏ hoặcbãi bỏ thủ tục hành chính

Câu 9: Phân tích nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính?

Trang 13

Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính được quy định tại Điều 12 Nghịđịnh 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Cụ thể bao gồm:

1 Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện.

- Công khai , minh bạch là việc người dân được thông tin đầy đủ, kịpthời, chính xác về pháp luật và tất cả các thông tin liên quan đế quá trìnhthực thi công vụ cán bộ, công chức nhà nước

- Vai trò:

+ Để nhân dân biết và được tiến hành công khai theo luật định

+ Tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểmtra và giám sát

+ Giải pháp góp phần giảm phiền hà, nhũng nhiễu với người dân

- Hình thức công khai:

+ Niêm yết công khai

+ Cổng thông tin điện tử

- Tồn tại và hạn chế:

+ Công khai , minh bạch chỉ mang tính hình thức, căn cứ vào khả năngthức của người dân không tính đến hiệu quả

+ Hiệu lực pháp lí không còn

+ Không đáp ứng kịp thời mong muốn của người dân

2 Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính.

Tính chính xác, khách quan khi thực hiện thủ tục hành chính thể hiện

ở việc cơ quan tiến hành thủ tục phải có đủ tài liệu, chứng cứ khi xem xétgiải quyết công việc, đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu của thủ tụcnhằm giải quyết một cách đúng đắn nhất các công việc của nhà nước, cáckiến nghị, yêu cầu hợp pháp của công dân, tổ chức Khi thực hiện thủ tụchành chính phải bảo đảm tính khách quan, không vì vụ lợi mà gây thiệthại cho nhà nước, tập thể và cá nhân Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòihỏi:

Thứ nhất, các cơ quan nhà nước phải có quyền được yêu cầu cung cấp

thông tin, và các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ cung cấpmột cách chính xác, đầy đủ các thông tin khi được yêu cầu Ngoài ra các

Trang 14

cơ quan nhà nước phải có một chế độ công vụ rõ ràng và khoa học, có sựphân công trách nhiệm rõ ràng, rành mạch.

Thứ hai, các cơ quan cần có đủ cán bộ có trình độ nghiệp vụ để thực

thi công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn và có tráchnhiệm cao với công việc được giao và đảm bảo được trang bị nhữngphương tiện vật chất phù hợp, cần thiết phục vụ cho việc bảo quản, xử lý,lưu trữ và tìm kiếm thông tin như hệ thống sổ sách, các thiết bị CNTT…Chính vì vậy, các cơ quan phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ,giáo dục đạo đức chính trị tư tưởng, có chế độ đãi ngộ hợp lý và trang bịnhững phương tiện vật chất đầy đủ

3 Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính.

Tính liên thông:

Việc giải quyết thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đã đi vào

nề nếp và đạt được nhiều kết quả đáng kể Công tác tuyên truyền, phổbiến nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện liên thông thủ tục hành chínhđược triển khai rộng khắp đến mọi đối tượng, bằng nhiều hình thức đadạng như: tổ chức hội nghị; tập huấn; kết hợp với các buổi tuyên truyềnphổ biến pháp luật; thông tin trong các buổi tiếp dân, cuộc họp Tổ, khốiphố, các buổi sinh hoạt đoàn thể; niêm yết công khai quy trình thực hiệnliên thông tại UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan Công an, Bảo hiểm xãhội… giúp người dân hiểu được những tiện ích từ việc thực hiện mô hìnhliên thông các thủ tục hành chính, ủng hộ và tích cực hợp tác với cơ quanthẩm quyền triển khai thực hiện liên thông đạt hiệu quả Công tác phốihợp giữa UBND các cấp với cơ quan công an và bảo hiểm xã hội trongquá trình thực hiện giải quyết liên thông các thủ tục hành chính khá chặtchẽ, có địa phương thực hiện chuyển gửi hồ sơ qua e-mail

Việc thực hiện quy trình liên thông các thủ tục hành chính đã giúpgiảm thiểu được giấy tờ, rút ngắn thời gian giải quyết, tiết kiệm chi phí,tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, đồng thời, giúp nâng caotinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tích cực của cán bộ, công chức;đảm bảo kịp thời, chính xác, thống nhất của các thông tin về nhân thâncủa cá nhân, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộtịch, cư trú và bảo hiểm y tế; khắc phục được tình trạng trẻ em đã đượcđăng ký khai sinh nhưng chưa được nhập hộ khẩu, cấp thẻ bảo hiểm y tế

Có địa phương còn chủ động rút ngằn thời gian giải quyết so với quyđịnh hoặc mở rộng phạm vi liên thông các thủ tục hành chính: đăng ký

Trang 15

khai tử- xóa đăng ký thường trú; thay đổi, cải chính hộ tịch- điều chỉnhthông tin trong sổ hộ khẩu, Thẻ BHYT

Tuy nhiên, do đây là công việc còn khá mới mẻ nên những khó khăn,vướng mắc trong quá trình thực hiện liên thông vẫn còn nhiều Sự phốihợp giữa các cơ quan trong việc triển khai các thủ tục hành chính đôi lúccòn lúng túng, chưa nhịp nhàng, đồng bộ nên vẫn còn một số ít hồ sơ cóthời gian trả kết quả chậm so với quy định Cơ sở vật chất, trang thiết bịphục vụ cho việc giải quyết liên thông các thủ tục hành chính chưa đượcquan tâm đúng mức Khối lượng công việc của cán bộ Tư pháp hộ tịchcấp xã tăng cao, trong khi đó, kinh phí hỗ trợ cho công chức thực hiệngiải quyết liên thông các thủ tục hành chính còn hạn chế, có nơi chưathực hiện việc hỗ trợ Ngoài ra thì người dân còn phàn nàn nhiều về việcphải ghi cả 03 loại biểu mẫu khi thực hiện liên thông các thủ tục hànhchính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ Bảo hiểm y tế;chưa kể các thông tin nhân thân trong 03 biểu mẫu trên được ghi khôngthống nhất, sai sót nhiều, gây khó khăn cho cán bộ thực hiện giải quyếtcác thủ tục hành chính

+ Văn bản tiếp nhận nhiều

+ Cổng thông tin hay đường dây nóng không được sử dụng nhiều hay ápdụng 1 cách hợp lí (tâm lí dân, không hiểu rõ thủ tục hành chính, ngại vachạm

- Hạn chế:

+ Phản ánh, kiến nghị của người dân không được thực hiện

+ Góp ý, phản ánh xong không có hiệu quả

+ Các cơ quan Nhà nước không mong muốn đóng góp của dân

Trang 16

+ Phía nhân dân thì thái độ không quan tâm đến công việc của chínhquyền.

5.Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.

- Khái niệm: đó là CB, CC tự ý thức trách nhiệm và nhiệm vụ của mìnhđược phân công, cũng như bổ phận phải thực hiện quyền và nghĩa vụ

- Trách nhiệm:

+ Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, công việc được giao

+ Linh hoạt, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hànhchính, có tác phong, thái độ lịch sự, khiêm tốn hướng dẫn đầy đủ, rõràng, chính xác

+ Đặt nặng vai trò của người cung cấp dịch vụ

+ Năng lực còn hạn chế nhất là ở các cơ quan quản lí hành chính

Câu 10: Trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính?(đọc thêm)

Trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính được quy định tạiĐiều 18 Nghị định 63/2010/NĐ-CP:

1 Sử dụng, bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, văn hóa giao tiếpchuẩn mực, đủ trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực phù hợp để thựchiện thủ tục hành chính

2 Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về thủ tụchành chính cho cá nhân, tổ chức có liên quan

3 Cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định

4 Bảo quản và giữ bí mật về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật cánhân trong quá trình giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phảithu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức nhà nước

có thẩm quyền

Trang 17

5 Nêu rõ lý do bằng văn bản trong trường hợp từ chối thực hiện hoặc có yêu cầu

bổ sung giấy tờ trong thời hạn giải quyết theo quy định

6 Không tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật

7 Phối hợp và chia sẻ thông tin trong quá trình giải quyết công việc của cá nhân, tổchức

8 Hỗ trợ người có công, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, phụ nữ mangthai, trẻ mồ côi và người thuộc diện bảo trợ xã hội khác trong thực hiện thủ tụchành chính

9 Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thực hiện thủ tục hànhchính

10 Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong thực hiệnthủ tục hành chính

11 Ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực hiệnthủ tục hành chính

12 Thực hiện quy định khác của pháp luật

Câu 11: Trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính?(đọc thêm)

Trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hànhchính được quy định tại Điều 20 Nghị định 63/2010/NĐ-CP:

1 Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện thủtục hành chính

2 Phải tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; có tác phong, thái

độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng,mạch lạc trong thực hiện thủ tục hành chính

3 Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo quy định

4 Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự, hồ sơ hành chính đầy đủ, rõ ràng,chính xác không để tổ chức, cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một

vụ việc, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng theo hướng dẫn củacán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính

Trang 18

5 Chấp hành nghiêm túc các quy định của cấp có thẩm quyền về thủ tục hànhchính đã được người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương công bố.

6 Chủ động tham mưu, đề xuất, sáng kiến cải tiến việc thực hiện thủ tục hànhchính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để sửa đổi,

bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính khôngphù hợp, thiếu khả thi

7 Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện thủ tục hànhchính

8 Thực hiện quy định khác của pháp luật

Câu 12: Phân tích khái niệm và ý nghĩa của kiểm soát thủ tục hành chính? ( đọc thêm)

- Khái niệm:

“Kiểm soát thủ tục hành chính” là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm

tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minhbạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính

- Ý nghĩa:

+ Nâng cao chất lượng hệ thống các quyết định hành chính

+ Công khai hóa và thường xuyên sửa đổi, bổ sung

Cụ thể:

Có thể nhận thấy rất rõ, việc kiểm soát TTHC để nâng cao chất lượng hệthống các quy định hành chính không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vịkiểm soát TTHC mà đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống hành chính, từ cơquan, đơn vị chịu trách nhiệm dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có các quy định

về TTHC tới các bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC; từ trách nhiệm của cán bộ,công chức đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các đối tượng tham gia vàoTTHC

Kiểm soát TTHC có hiệu quả là hoạt động mang lại lợi ích trực tiếp cho các cánhân, tổ chức nhưng đồng thời không để sơ hở trong công tác quản lý nhà nước.Đây là một quy trình bắt đầu từ việc đánh giá tác động các quy định về trong quátrình dự thảo do các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thựchiện; gửi lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC; công khai, minh bạchTTHC sau khi ban hành; kiểm soát việc thực thi TTHC trong thực tiễn Cuối cùng

là tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy địnhhành chính nhằm phát hiện và giải quyết những bất cập của các quy định hành

Ngày đăng: 12/12/2017, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w