1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận toàn cầu hóa

25 762 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 107,54 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA 2 1. Khái niệm toàn cầu hóa (WTO, TPP…) 2 1.1. Khái niệm 2 1.2. Giới thiệu sơ lược về WTO,TPP 2 2. Lịch sử, ý nghĩa toàn cầu hóa 3 2.1. Lịch sử 3 2.2. Ý nghĩa 4 CHƯƠNG II. BIỂU HIỆN, TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI WTO, TPP 6 1. Biểu hiện, tác động của toàn cầu hóa 6 1.1. Biểu hiện 6 1.2. Tác động của toàn cầu hóa hiện nay 7 1.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế 7 1.2.2. Trong lĩnh chính trị 9 1.2.3. Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự xã hội. 9 1.2.4. Trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc. 10 2. Lợi ích của hệ thống thương mại WTO,TPP 11 2.1. Hệ thống này giúp gìn giữ hoà bình 11 2.2. Giải quyết các mâu thuẫn thương mại một cách xây dựng 12 2.3. Một hệ thống dựa trên những nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn với tất cả mọi người 13 2.4. Thương mại tự do hơn giúp giảm chi phí cuộc sống 13 2.5. Đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn, và phạm vi chất lượng rộng hơn để lựa chọn 13 2.6. Thương mại làm tăng thu nhập 14 2.7. Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế và đó có thể là tin tốt lành cho vấn đề việc làm 14 2.8. Các nguyên tắc cơ bản làm cho hệ thống có hiệu quả hơn, và giảm bớt chi phí 15 2.9. Hệ thống này bảo vệ các chính phủ khỏi những quyền lợi hẹp hòi 16 2.10. Hệ thống khuyến khích chính phủ hoạt động tốt 16 CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA 18 3.1. Đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề giáo dục. 19 3.2. Cần có chiến lược tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế một cách chủ động tích cực với một “lộ trình phù hợp. 19 3.3. Cần thực hiện tốt phương châm tranh thủ và lơi dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, trong quá trình tham gia toàn cầu hoá kinh tế. 19 3.4. Cần phát huy và nghiên cứu năng lực nội sinh, khả năng cạnh tranh và khả năng tự miễn dịch trước các tác động tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế. 20 3.5. Hoạch định, nắm rõ các chính sách về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh. 20 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 23

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA 2

1 Khái niệm toàn cầu hóa (WTO, TPP…) 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Giới thiệu sơ lược về WTO,TPP 2

2 Lịch sử, ý nghĩa toàn cầu hóa 3

2.1 Lịch sử 3

2.2 Ý nghĩa 4

CHƯƠNG II BIỂU HIỆN, TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI WTO, TPP 6

1 Biểu hiện, tác động của toàn cầu hóa 6

1.1 Biểu hiện 6

1.2 Tác động của toàn cầu hóa hiện nay 7

1.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế 7

1.2.2 Trong lĩnh chính trị 9

1.2.3 Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự xã hội 9

1.2.4 Trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc 10

2 Lợi ích của hệ thống thương mại WTO,TPP 11

2.1 Hệ thống này giúp gìn giữ hoà bình 11

2.2 Giải quyết các mâu thuẫn thương mại một cách xây dựng 12

2.3 Một hệ thống dựa trên những nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn với tất cả mọi người 13

2.4 Thương mại tự do hơn giúp giảm chi phí cuộc sống 13

2.5 Đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn, và phạm vi chất lượng rộng hơn để lựa chọn 13

2.6 Thương mại làm tăng thu nhập 14

2.7 Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế và đó có thể là tin tốt lành cho vấn đề việc làm 14

Trang 2

2.8 Các nguyên tắc cơ bản làm cho hệ thống có hiệu quả hơn, và giảm bớt chi phí 152.9 Hệ thống này bảo vệ các chính phủ khỏi những quyền lợi hẹp hòi 162.10 Hệ thống khuyến khích chính phủ hoạt động tốt 16

CHƯƠNG III BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA 18

3.1 Đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề giáo dục 193.2 Cần có chiến lược tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế một cách chủ động tích cực với một “lộ trình " phù hợp 193.3 Cần thực hiện tốt phương châm tranh thủ và lơi dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, trong quá trình tham gia toàn cầu hoá kinh tế 193.4 Cần phát huy và nghiên cứu năng lực nội sinh, khả năng cạnh tranh và khả năng "tự miễn dịch " trước các tác động tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế 203.5 Hoạch định, nắm rõ các chính sách về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh 20

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 23

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay cả thế giới đang có xu hướng nói đến toàn cầu hóa nhiều hơn.Toàn cầu hóa đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của riêngmỗi quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn thế giới Toàn cầu hóatác động tới tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa…ở trên haimặt vừa tích cực, vừa tiêu cực Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam khôngnằm ngoài xu thế chung đó Việt Nam làm gì để ngăn chặn tác động tiêu cực củatoàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia hiện nay để làm rõ thêm về xu thếchung và những tác động của nó lên lĩnh vực nhà nước nói chung cũng như chủquyền quốc gia nói riêng Trong ngân hàng câu hỏi, câu 4 là “Toàn cầu hóa(WTO,TPP…)” bài tập này em xin phép tìm hiểu đề tài: “Tác động của toàn cầuhóa tới nhà nước Việt Nam hiện nay” để làm bài tiểu luận môn Quản trị học Em

hi vọng với đề tài nghiên cứu của mình sẽ giúp được một phần nhỏ cho đấtnước Tuy nhiên vì đề tài nghiên cứu khá rộng, trình độ nghiên cứu tìm hiểu cóhạn chế không thể tránh khỏi thiếu sót

Rất mong được sự đóng góp ý kiến, đánh giá và nhận xét của thầy cô để

em nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA

1 Khái niệm toàn cầu hóa (WTO, TPP…)

1.1 Khái niệm

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội vàtrong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữacác quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trênquy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như đượcdùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay

"tự do thương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòngchảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹthuật, công nghệ, thông tin, văn hóa

1.2 Giới thiệu sơ lược về WTO,TPP

- WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World TradeOrganization) Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mụctiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh

bạch.

Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư)

- TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vicam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độcam kết rất cao (được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tớinay của Việt Nam)

Ngày 04/02/2016, TPP đã được ký kết chính thức vào, hiện tại các nướcthành viên đang tiến hành các thủ tục nội bộ để thông qua Hiệp định

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 12 nước thànhviên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, NhậtBản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam

Trang 5

2 Lịch sử, ý nghĩa toàn cầu hóa

2.1 Lịch sử

Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 15,sau khi có những thám hiểm hàng hải quy mô lớn Cuộc thám hiểm lớn lần đầutiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522 Cũngnhư việc xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu

Á, châu Phi và châu Mỹ không phải là hiện tượng gần đây Ngoài những trao đổi

về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậunày sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá)

Do có hai khía cạnh kỹ thuật và chính trị, "toàn cầu hoá" sẽ có nhiều lịch

sử khác nhau Thông thường trong phạm vi của môn kinh tế học và kinh tế chínhtrị học, toàn cầu hoá chỉ là lịch sử của việc trao đổi thương mại không ngừnggiữa các nước dựa trên những cơ sở ổn định cho phép các cá nhân và công tytrao đổi hàng hoá với nhau một cách trơn tru nhất

Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinh tế

về thị trường tự do tuyệt đối và sự hủy bỏ các rào cản đối với việc lưu thônghàng hoá Điều này dẫn tới sự chuyên môn hoá không ngừng của các nước tronglĩnh vực xuất khẩu, cũng như tạo ra áp lực chấm dứt hàng rào thuế quan bảo hộ

và các rào cản khác Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền

tệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ thứ 19 thường được chính thức gọi là

"thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" Cùng với thời kỳ bành trướng của đế quốcAnh (Pax Britannica) và việc trao đổi hàng hoá bằng các loại tiền tệ có sử dụngtiền xu, thời kỳ này là cùng với giai đoạn công nghiệp hoá Cơ sở lý thuyết làcông trình của David Ricardo nói về lợi thế so sánh và luật cân bằngchung của Jean-Baptiste Say, cho rằng, về cơ bản các nước sẽ trao đổi thươngmại một cách hiệu quả, và bất kỳ những bất ổn tạm thời về cung hay cầu cũng sẽ

tự động được điều chỉnh Việc thiết lập bản vị vàng bắt đầu ở các nước côngnghiệp hoá chính khoảng giữa năm1850 và năm 1880, mặc dù chính xác khi nàocác nước này áp dụng bản vị vàng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi

"Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước

Trang 6

vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủnghoảng bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930.

Trong môi trường hậu Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thương mại quốc

tế đã tăng trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và cácchương trình tái kiến thiết Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàmphán thương mại do GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đódẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với "thương mại tựdo" Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mạithế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại Các hiệp ướcthương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht củachâu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kếtnhằm mục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại Từ thập kỷ 1970,các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêucực

2.2 Ý nghĩa

Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biếncác phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; vàđược chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ 20

"Toàn cầu hóa" có thể có nghĩa là:

Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của nhữngtiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thếgiới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ởmức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "côngdân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,

Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệgiữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trênthế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trongphạm vi kinh tế

Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận — việc

sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới

Trang 7

hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch

vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau Sự lan rộng của chủ nghĩa tưbản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển

Khái niệm này cũng chia sẻ một số tính chất với khái niệm quốc tế hoá và

có thể dùng thay cho nhau được, mặc dù có một số người thích dùng "toàn cầuhoá" để nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia

Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộcqua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân Sự phụ thuộc qua lại cóthể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội Rõràng cần phân biệt toàn cầu hoá kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hoánói chung

Khái niệm chủ nghĩa toàn cầu, nếu chỉ được sử dụng trong phạm vi kinh

tế, có thể được xem là trái ngược hẳn với khái niệm chủ nghĩa kinh tế quốcgia và chủ nghĩa bảo hộ Nó có liên quan đến khái niệm chủ nghĩa tư bản khôngcan thiệp và chủ nghĩa tân tự do

Trang 8

CHƯƠNG II BIỂU HIỆN, TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ LỢI

ÍCH CỦA HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI WTO, TPP

1 Biểu hiện, tác động của toàn cầu hóa

1.1 Biểu hiện

Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xuhướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai Trong số đó có lưu thôngquốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng vớiviệc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việclưu thông này Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một

Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các vănhoá phẩm như phim ảnh hay sách báo

Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ýhơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khíhậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo

Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xuhướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoáthông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá

Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông quacác hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC, giatăng việc đi lại và du lịch quốc tế, gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép,phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu

Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế, gia tăng thị phần thế giới của cáctập đoàn đa quốc gia, gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tếnhư WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế

Trang 9

Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d luật bản quyềnCác rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từChiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung vềthuế quan và mậu dịch(GATT) Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:

Thúc đẩy thương mại tự do

Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậudịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có

Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản, giảm, bỏ hẳnhay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương, hoà hợp luật sở hữutrí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)

Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d bằng sángchế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)

1.2 Tác động của toàn cầu hóa hiện nay

Toàn cầu hóa là một quá trình phát triển (cho đến nay) không cưỡng lạiđược, vừa có thể đem lại sự tăng trưởng kinh tế, sự phồn vinh cho nhiều nơi,nhiều người nhưng lại vừa gây ra những xáo động to lớn trong lối sống củanhiều người khác

Nhà nước, với vai trò là chủ thể quan trọng trong quá trình toàn cầu hóakhông thể tránh khỏi những tác động, ảnh hưởng từ xu thế tất yếu đó Nhìn ởgóc độ tích cực, toàn cầu hóa với những áp lực của nó sẽ thúc đẩy các quốc giatăng cường, củng cố hơn nữa vai trò, vị trí của mình để chống chọi lại với sựcạnh tranh khốc liệt trên các phương diện đời sống chính trị, kinh tế xã hội Nhànước với quyền lực to lớn của mình sẽ điều chỉnh, sửa đổi những chế định phápluật, những đường lối, chính sách…cho phù hợp với xu thế chung của thế giới

1.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế

Để phù hợp với nền kinh tế chung của thế giới, nước ta đã tiến hành đàmphán, ký kết các điều ước, các hiệp ước quốc tế, các hiệp định song phương, đaphương với các quốc gia khác để hình thành nên hành lang pháp lý, những cách

xử sự chung cho các quốc gia trong hoạt động kinh tế Để gia nhập WTO, ViệtNam đã phải đàm phán, ký kết rất nhiều hiệp định như: Hiệp định chung về

Trang 10

Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994), Hiệp định chung về Thương mạiDịch vụ (GATS), Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại củaQuyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quanđến Thương mại (TRIMS), Hiệp định về Nông nghiệp (AoA), Hiệp định vềHàng Dệt may (ATC), Hiệp định về Chống bán Phá giá Trong khuôn khổ khuvực và quốc gia, nước ta đã tiên hành đàm phán, ký kết nhiều hiệp định để thỏathuận cách xử sự chung, hợp lý, có lợi cho các bên trong hoạt động kinh tế

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự cuộc gặp Cấp cao Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Những liên kết kinh tế sâu rộng mang tính bước ngoặt của khu vực đã vàđang hình thành mạnh mẽ, nổi bật là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Cộng đồngASEAN… Xu thế đó hứa hẹn mang lại không gian phát triển rộng lớn vớinhững tiềm năng hợp tác mới Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh kết nối trên cả baphương diện hạ tầng cơ sở - thể chế - con người, phát triển các chuỗi giá trị toàncầu, tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, dịch vụ, du lịch nhằmnâng cao năng lực tự cường của các nền kinh tế

Tất cả những động lực đó là nền tảng để vượt qua thách thức, cùng xâydựng tương lai tươi sáng Đó là kiến tạo một APEC vì người dân, vì doanh

nghiệp, góp phần duy trì châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng

Trang 11

và liên kết toàn cầu.

Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thểchế nào đó Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằngcách kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyếtđịnh những việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế"

Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họthiếu tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để cóthể đại diện tất cả công dân trên thế giới

1.2.3 Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

Toàn cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn, sự giao lưu,trao đổi giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, do vậy nguy cơ đe dọa an ninhquốc gia cùng tăng cao Để hạn chế bớt tác động tiêu cực này của toàn cầu hóa,nước ta đã có nhũng biện pháp thiết thực, rõ ràng trong công tác phòng chốngtội phạm Đồng thời với việc tăng cường an ninh quốc gia, nước ta cũng đã vàđang tích cực hợp tác với các nước khác trong công tác phòng chống tội phạmquốc tế

Toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng phải cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt sự phức tạp, hướng tới xâydựng một hệ thống thủ tục hành chình tinh gọn, đơn giản nhưng hiệu quả…Đó

là một phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, chínhtrị xã hội diễn ra một cách hiệu quả…Đặc biệt, ngày nay yếu tố thủ tục hànhchính lại càng trở nên quan trọng, quyết định một phần hiệu quả thu hút và đầu

Trang 12

tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta… Tuy nhiên toàn cầu hóa cũng cónhững mặt trái của nó

Toàn cầu hóa với những định chế như WTO đã hạn chế năng lực điềuhành của nhà nước, không chỉ trong quan hệ với bên ngoài mà còn ở các chínhsách trong nước Hầu hết các đạo luật chúng ta thông qua trong những năm gầnđây là nhằm sửa đổi cách điều hành đất nước phù hợp với thông lệ quốc tế - tức

là theo khuôn mẫu chung, không được quyền có ngoại lệ Bản báo cáo của Bancông tác WTO về việc Việt Nam gia nhập WTO liệt kê rất rõ, rất chi tiết các camkết của Việt Nam mà nhìn ở một góc độ nào đó, là sự thu hẹp việc can thiệp củanhà nước vào hoạt động kinh doanh Ví dụ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu

Á năm 1997, Việt Nam bắt đầu yêu cầu doanh nghiệp phải bán doanh thu bằngngoại tệ cho nhà nước từ năm 1998 nhưng sau đó phải hạ dần tỉ lệ này xuống,còn 50% năm 1999, 40% năm 2001, 30% năm 2002 và còn 0% kể từ năm 2003

Trong đàm phán, đã có nước nhắc lại chuyện này và yêu cầu Việt Namcam kết không làm trái với các qui định của WTO và IMF Các nhà đàm pháncác nước, xuất phát từ lợi ích của dòng chảy tài chính tự do của các công ty đãthu hẹp khả năng chống đỡ của nhà nước, mà nó từng phát huy tác dụng trongcuộc khủng hoảng tài chính châu Á Thậm chí, có những cam kết mà để thựchiện phải sửa đổi nhiều luật lệ Hiện tượng thu hẹp vai trò nhà nước trong điềuhành kinh tế không chỉ xảy ra ở những nước chuyển đổi như Việt Nam mà còn ởcác nước phát triển

1.2.4 Trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc.

Ngày càng trở thành mối quan tâm của các nước và có xu hướng đượccoi là một nội dung của khái niệm an ninh quốc gia Bởi quá trình toàn cầu hóa

và hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trênnhiều lĩnh vực đời sống xã hội Các nền kinh tế mạnh ảnh hưởng nhiều đến cácnước khác Nhiều giá trị vốn dĩ xuất phát từ một nước, thông thường là nhữngnước lớn, có nền kinh tế mạnh, được thừa nhận và trở thành những giá trị gầnnhư chung của các xã hội khác nhau Nhiều giá trị riêng của dân tộc bị xói mòn

và mất dần ảnh hưởng

Ngày đăng: 11/12/2017, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w