1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế việt nam tốt hay xấu đi

16 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 174 KB

Nội dung

MỤC LỤCI/ Giới thiệu chung về toàn cầu hoá: 1 II/ Một số thành tựu khi Việt Nam tham gia toàn cầu hóa: 2 2.1 Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ c

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chủ đề 2:

TOÀN CẦU HÓA SẼ LÀM CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỐT HAY XẤU ĐI?

Môn : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : TS.NGUYỄN HÙNG PHONG

Lớp : CH K20-ĐÊM 1 SVTH : TRƯƠNG BẢO LONG

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012

Page 2

Trang 3

MỤC LỤC

I/ Giới thiệu chung về toàn cầu hoá: 1

II/ Một số thành tựu khi Việt Nam tham gia toàn cầu hóa: 2

2.1 Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế 3

2.2 Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do 5

2.3 Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và

mở cửa thị trường 6

III/ Mặt trái của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế Việt Nam: 7

3.1 Thiệt hại do quá trình chuyển đổi 7

3.2 Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng cao 8

3.3 Khó khăn về trình độ công nghệ và nguồn vốn 8

IV/ Giải pháp để khai thác tối đa cơ hội toàn cầu hóa và hạn chế những mặt tiêu cực của nó 9

4.1 Về mặt pháp chế: 9

4.2 Về mặt kinh tế: 10

IV/ Kết luận 12

Tài liệu tham khảo: 13

Trang 4

I/ Giới thiệu chung về toàn cầu hoá:

Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu mà tất cả các nước cần phải tham gia

để phát triển, tận dụng những lợi thế hiện có của sản phẩm dịch vụ quốc gia để xuất khẩu và nhập khẩu một số sản phẩm dịch vụ bên ngoài mà nước mình không có hay phải sản xuất với chi phí cao Đó cũng là môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới Tuy thế, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động Trong khi đó, những nước và những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hóa lại coi nó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó Cho dù vậy, toàn cầu hóa vẫn đã và sẽ diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay khác, với các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước, nếu nhìn về dài hạn

Đối với nền kinh tế Việt Nam từ khi tham gia toàn cầu hóa từ giữa thập niên

80 thế kỷ 20, kinh tế chúng ta đã có nhiều thay đổi tích cực: sản xuất phát triển làm cho hàng hóa được tạo ra ngày càng nhiều, chất lượng hàng hóa ngày càng tốt và giá thành hạ; đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; tệ nạn quan liêu, bao cấp, cửa quyền giảm mạnh, đầu tư nước ngoài đổ vào làm thay đổi diện mạo đất nước với các tòa nhà cao tầng được ngày càng nhiều, đường xá được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông…; nhiều việc làm được tạo ra, thu nhập của người dân ngày càng tăng, tạo nên một số tầng lớp thượng lưu, chủ doanh nghiệp tư nhân…

Tuy nhiên, bên cạnh đó toàn cầu hóa cũng có mặt trái là tình trang đô thị hóa làm nhiều nông dân mất đất đai do bán đất có tiền không biết làm ăn từ từ hết tiền cũng không có đất, một ngành sản xuất của Việt Nam phải đ1ong cửa vì không cạnh tranh được, tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo tăng cao…

Trang 5

II/ Một số thành tựu khi Việt Nam tham gia toàn cầu hóa:

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là

xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại Việt Nam sẵn sàng

là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực

Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế

Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996 Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này

Tình hình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có một số điểm nổi bật sau:

Trang 6

2.1 Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế

Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này Cụ thể như sau:

* Trong khuôn khổ WTO:

- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết

đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ

- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu

- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình

hỗ trợ thương mại của WTO…

* Trong khuôn khổ ASEAN

- Sau 17 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2012), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm

2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ)

- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác

* Trong khuôn khổ APEC

Trang 7

- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC

- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam

đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch

và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ

2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế

kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC

* Trong khuôn khổ ASEM

- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới

- Trong ba năm qua (2010-2012), Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…

Trang 8

2.2 Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do

Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương mại tự do Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm: + Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bởi Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 1/7/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2005)

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc được thiết lập bởi Hiệp định hàng hoá ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8 năm 2006, thực hiện từ 1/6/2007 Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh

tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 1998, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; thực hiện từ 1/1/2009

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân được thiết lập bởi Hiệp định thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN – Úc và Niu Dilân (AANZCERFTA), ký kết từ tháng 2/2009, thực hiện từ 1/1/2010

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ bước đầu hình thành và thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn độ (AICECA) ký năm

2003 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn độ (AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06 năm 2010

Trang 9

Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê (11/11/2011) Hiện Việt Nam đang nghiên cứu tiền khả thi và triển khai đàm phán FTA với một số đối tác như EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Ai-xơ-len), Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), EU, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010

2.3 Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường

Thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,42%, cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010

Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm

Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD là là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% so với kỷ lục đạt được trong năm 2010 Đồng thời, mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 đã có sự chuyển dịch khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất khẩu thô Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29,37% năm 2001 xuống còn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm 2010; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm từ 34,92% năm 2001 xuống còn 27,8% năm 2010

Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường

Trang 10

Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á

III/ Mặt trái của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế Việt Nam:

Như đã đề cập ở phần trên, bên cạnh những lợi ít mà toàn cầu hóa mang lại thì nền kinh tế của chúng ta cũng chịu hệ lụy không như mong đợi do trình độ phát triển của chúng ta không theo kịp với thế giới

3.1. Thiệt hại do quá trình chuyển đổi

Đầu tiên, Việt Nam hiện nay vẫn chưa ra khỏi giai đoạn khởi động của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Nhưng chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan bắt nguồn trực tiếp từ những khiếm khuyết trong hoạt động quản lý nhà nước: Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế chưa đủ sức hấp dẫn, do chưa đủ quyết tâm chuyển mạnh và đồng bộ sang thể chế kinh tế thị trường Khung pháp lý hiện có chưa đáp ứng kịp nhu cầu hình thành và phát triển của các thị trường thiết yếu, bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa

đủ sức kiểm soát và ngăn chặn được các "thị trường ngầm" gây nhiều tiêu cực Trong việc thiết kế và áp dụng các công cụ điều tiết vĩ mô, nhiều cơ quan nhà nước vẫn thiên về lợi ích cục bộ của chính mình, chưa thực sự coi trọng lợi ích và nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân Tình trạng phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế vẫn còn khá phổ biến Những hình thái biến tướng của bao cấp, bảo hộ

và độc quyền kinh doanh đang kìm hãm khả năng phát triển của đất nước, nhưng chưa có biện pháp đủ mạnh để khắc phục Trong một số lĩnh vực, sự độc quyền của Nhà nước bị các tổng công ty lợi dụng để biến thành đặc quyền riêng, biểu hiện ở giá

cả của hầu hết sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mang tính độc quyền đều cao hơn giá quốc tế, dẫn đến làm tăng chi phí "đầu vào" của các doanh nghiệp

Trong khi đó, chúng ta chưa xây dựng được khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho

sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng Áp lực của hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh, nhưng nhiều địa phương và doanh nghiệp vẫn "đủng đỉnh"

để trông đợi vào sự đầu tư và bảo hộ của Nhà nước Nguồn vốn ngân sách đang khan hiếm và tín dụng ưu đãi bị sử dụng dàn trải, thậm chí vẫn bao cấp tràn lan kéo dài cho nhiều doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn không có hiệu quả Cơ quan quản lý nhà

Ngày đăng: 07/02/2015, 10:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w