LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Trong lịch sử từ xa xưa đến nay, không một cộng đồng, một quốc gia hay một dân tộc nào có thể phát triển bình thường mà không quan hệ không trao đổi giao lưu trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, … với các cộng đồng dân tộc và các quốc gia khác. Do đó quan hệ quốc tế xuất hiện với tư cách là quan hệ lâu đời và phổ biến. Nó vừa là điều kiện, vừa là kết quả cần thiết cho mọi quá trình phát triển xã hội. Toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự chấm dứt chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới – hoà bình hợp tác và phát triển. Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế kéo theo nó là những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình đó. Việt nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới là một nội dung, một khía cạnh quan trọng hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về toàn cầu hoá kinh tế là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “xu hướng toàn cầu hóa kinh tế ” làm đề tài viết tiểu luận. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu các xu hướng toàn cầu hóa nhằm mục đích tìm hiểu các tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với Việt Nam và đẩy mạnh việc hội nhập sâu và rộng của Việt Nam. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Tiểu luận tập trung vào nghiên cứu các xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới Thời gian: Từ thế kỷ XX đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Tiểu luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh theo thời gian, phương pháp đồ thị và biểu đồ. 5. Cấu trúc đề tài. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, khóa luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về toàn cầu hóa kinh tế. Chương 2. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Chương 3. Thời cơ và thách thức với Việt nam trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài.
Trong lịch sử từ xa xưa đến nay, không một cộng đồng, một quốc gia haymột dân tộc nào có thể phát triển bình thường mà không quan hệ không trao đổigiao lưu trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, … với các cộngđồng dân tộc và các quốc gia khác Do đó quan hệ quốc tế xuất hiện với tư cách làquan hệ lâu đời và phổ biến Nó vừa là điều kiện, vừa là kết quả cần thiết cho mọiquá trình phát triển xã hội Toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan.Trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự giatăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự chấm dứtchiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới – hoà bình hợp tác và pháttriển Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế kéo theo nó là những cơ hội
và thách thức mới cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình đó Việt nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Việc đẩy mạnh tham gia vào hội nhập kinh tếthế giới là một nội dung, một khía cạnh quan trọng hiện nay Do vậy, việc nghiêncứu tìm hiểu sâu về toàn cầu hoá kinh tế là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý
luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn Chính vì vậy tôi chọn đề tài “xu hướng toàn cầu hóa kinh tế ” làm đề tài viết tiểu luận.
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu các xu hướng toàn cầu hóa nhằm mục đích tìm hiểu các tácđộng của toàn cầu hóa kinh tế đối với Việt Nam và đẩy mạnh việc hội nhập sâu vàrộng của Việt Nam
3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Tiểu luận tập trung vào nghiên cứu các xu hướng toàn cầu hóa kinh tế vàViệt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Trang 23.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: nghiên cứu xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới
- Thời gian: Từ thế kỷ XX đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phântích, phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánhtheo thời gian, phương pháp đồ thị và biểu đồ
5 Cấu trúc đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu thamkhảo, mục lục, khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về toàn cầu hóa kinh tế.
Chương 2 Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
Chương 3 Thời cơ và thách thức với Việt nam trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế.
\
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
TNCs Các công ty xuyên Quốc gia
EU Liên minh châu Âu
M&A Mua lại và sát nhập
UNDP Chương trình phát triển liên hiệp Quốc
UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về hợp tác và phát triển
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
ASEM Diễn đàn hợp tác Á Âu
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
TPP Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương
16 TCH Toàn cầu hóa
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
1.1 Khái niệm
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữacác quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy
mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng đểchỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự dothương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tưbản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ,thông tin
Thực chất toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạtđộng kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực tạo ra sự phụ thuộc lẫnnhau gữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tếthế giới thống nhất Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ
và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trênphạm vi toàn cầu hoá Quá trình tham gia vào xu thế đó là của các quốc gia đượcgọi là hội nhập kinh tế
Toàn cầu hoá là một xu hướng bao gồm đa phương diện: kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội.v.v Trong các mặt đó thì toàn cầu hoá kinh tế vừa là trung tâmvừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của toàn cầu hoá.Toàn cầu hóa về kinh tế là sự liên kết của nhiều nước cùng trong chiều hướng pháttriển chung, cùng tham gia trong một thị trường chung Toàn cầu hóa kinh tế gúpthúc đẩy nhanh chóng quan hệ kinh tế thương mại trên phạm vi quốc tế và nó cũngchứa đựng những cơ hội cũng như những thách thức lớn
Trang 5Thuật ngữ “hội nhập quốc” tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếngnước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégrationinternationale”) Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vựcchính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ trước ở châu
Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc đẩy sựhợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiếntranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu
Hội nhập quốc tế Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định
nghĩa khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế” Tựu chung, có ba cách tiếp cậnchủ yếu sau:
- Cách tiếp cận thứ nhất thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang, cho
rằng hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình Sảnphẩm đó là sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ hay Thụy Sỹ
Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan tâm chủ yếu tớicác khía cạnh luật định và thể chế
- Cách tiếp cận thứ hai với Karl W Deutsch là trụ cột, xem hội nhập trướchết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như thươngmại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó hình thành dần cáccộng đồng an ninh (security community) Theo Deutsch, có hai loại cộng đồng anninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa Kỳ, và loại cộng đồng an ninh
đa nguyên như kiểu Tây Âu Như vậy, cách tiếp cận thứ hai này xem xét hội nhậpvừa là một quá trình vừa là một sản phẩm cuối cùng
- Cách tiếp cận thứ ba xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng/hành vi
các nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phâncông lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục tiêu theođuổi
Trang 6Cách tiếp cận thứ nhất có nhiều hạn chế vì nó không đặt hiện tượng hộinhập trong quá trình phát triển mà chỉ nhìn nhận hiện tượng này (chủ yếu về khíacạnh luật định và thể chế) trong trạng thái tĩnh cuối cùng gắn với mô hình Nhànước liên bang Cách tiếp cận này khó áp dụng để phân tích và giải thích thực tiễncủa quá trình hội nhập diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau như hiệnnay trên thế giới Không phải bất cứ sự hội nhập nào cũng dẫn đến một Nhà nướcliên bang Cách tiếp cận thứ hai có điểm mạnh là nhìn nhận hiện tượng hội nhậpvừa trong quá trình tiến triển vừa trong trạng thái tĩnh cuối cùng, đồng thời đưa rađược những nội dung khá cụ thể và sát thực tiễn của quá trình hội nhập, góp phầnphân tích và giải thích nhiều vấn đề của hiện tượng này Cách tiếp cận thứ ba tậptrung vào hành vi của hiện tượng, không quan tâm xem xét góc độ thể chế cũngnhư kết quả cuối cùng của hội nhập, do vậy, thiếu tính toàn diện và hạn chế trongkhả năng giải thích bản chất của quá trình hội nhập.
Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từkhoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, thamgia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác.Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hộinhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhậpkinh tế quốc tế.Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh
tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên
kết kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóa kinh tế quốc tế” Cả ba thuật ngữ này thực ra
được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anh gọi là “internationaleconomic integration” Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cách dùng với hàm ýchính trị và lịch sử khác nhau Thuật ngữ “nhất thể hóa kinh tế quốc tế” được sửdụng chủ yếu trong bối cảnh hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong khuônkhổ Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) những năm 1970-1980
Trang 7Thuật ngữ “liên kết kinh tế quốc tế” được sử dụng khá nhiều khi nói vềhiện tượng phát triển các quan hệ kinh tế trên cơ sở tự do hóa mậu dịch giữa cácnước không phải là xã hội chủ nghĩa trong những thập niên sau Chiến tranh thếgiới II, đặc biệt là trong khuôn khổ các tổ chức kinh tế khu vực như Cộng đồngKinh tế châu Âu (EC), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu(EFTA), Thị trường chung Trung Mỹ (CACM), Cộng đồng Caribê và Thị trườngchung (CARICOM), Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), v.v Trongthực tiễn sử dụng ở Việt Nam hiện nay, các thuật ngữ “liên kết quốc tế” và “hộinhập quốc tế” có thể thay thế nhau và hầu như không có sự khác biệt về ý nghĩa.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm
“hội nhập quốc tế” giành được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và cả giớilàm chính sách ở Việt Nam Từ các định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểuchính
Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các tổ
chức quốc tế và khu vực
Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham gia
vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ítgiao lưu quốc tế Với tư duy theo cách này, không ít người thậm chí đã đánh đồnghội nhập với hợp tác quốc tế Cả hai cách hiểu trên về khái niệm “hội nhập quốctế” đều không đầy đủ và thiếu chính xác
Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta cần xác định một cách tiếp cậnphù hợp đối với khái niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây dựng chiếnlược hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới Chúng tôi cho rằng cáchtiếp cận phù hợp nhất là xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàmtoàn diện và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định Theo đó, hộinhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng
Trang 8cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị,nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi
chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế Như vậy, khác với hợp
tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng củanhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế
thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia.
Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập hình thành nên và củng cố các địnhchế/tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế Những chủthể quốc tế mới này có thể dưới dạng: hoặc là một tổ chức liên chính phủ (cácthành viên vẫn giữ chủ quyền quốc gia trong việc định đoạt chính sách, chẳng hạnnhư tổ chức Liên hiệp quốc, ASEAN…), hoặc là một tổ chức siêu quốc gia (cácthành viên trao toàn bộ chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia, hình tháinày có thể giống như mô hình nhà nước liên bang, chẳng hạn như Hoa Kỳ,Canada…), hoặc là một tổ chức lai ghép giữa hai hình thái trên (các thành viêntrao một phần chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia và vẫn giữ mộtphần chủ quyền cho riêng mình, chẳng hạn như trường hợp EU hiện nay)
Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính củaquan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện cáccam kết quốc tế Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lựclượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là việc gắn kết nền kinh tế nước ta với các nền
kinh tế khác trên thế giới, xây dụng một nền kinh tế mở , hội nhập với khu vực vàthế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sảnphẩm trong nước sản xuất có hiệu quả
Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở việt nam
Trang 9− xóa bỏ từng bước rào cản về thương mại và đầu tư của các nước đốivới nước ta, mở rộng thị trường nước ngoài, phát huy lợi thế của mình và tiếp thucông nghệ tiên tiến hiện đại, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừngđổi mới để nâng cao tính cạnh tranh thị trường.
− Tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế, phân bổ nguồn lực hiệu quả, đổimới cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống dân cư, mở rộng giao thương, thu hút đượcnhiều về khoa hoc, kỹ thật-công nghệ, tài chính, ý tưởng Chỉ có hội nhập kinh tếmới khai thác được hết nội lực sẵn có của đất nước, để tạo ra những thuận lợi pháttriển kinh tế , đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa Đặc biệt thu hút vốn đầu tưnước ngoài mang vốn và công nghệ vào nước ta, sử dụng lao động và tài nguyên
có sẵn của nước ta để sản xuất, đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước huyđộng và sử dụng vốn có hiệu quả, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn kỹ năng cho cácnhà quản lý trong nhiều lĩnh vực
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc
gia Hình thức thương mại này thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế thế giới, trong đó giá
cả, cung và cầu, tác động và bị tác động bởi các sự kiện toàn cầu
Thương mại toàn cầu tạo cơ hội cho người tiêu dùng và các nước được tiếp xúc với hàng hoá, dịch vụ mà nước họ không có Hầu như tất cả các loại sản phẩm bạncần đều được tìm thấy trên thị trường quốc tế: thực phẩm, quần áo, phụ tùng, dầu,
đồ trang sức, rượu vang, cổ phiếu, tiền tệ và nước Các dịch vụ cũng được giao dịch như du lịch, ngân hàng, tư vấn và vận tải Khi một sản phẩm được bán ra thị trường thế giới được gọi là xuất khẩu, và khi một sản phẩm được mua từ thị
trường thế giới được gọi là nhập khẩu Nhập khẩu và xuất khẩu được hạch toán vào tài khoảng vãng laiong cán cân thanh toán của một quốc gia
Trang 101.2 Nguồn gốc của toàn cầu hóa
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, toàn cầu hoá nói chung bắtnguồn từ những giao lưu văn hóa, buôn bán, di dân; từ sự mở rộng các tôn giáo rangoài biên giới các quốc gia, và cho đến nay là sự phát triển của các công ty xuyênquốc gia, các ngân hàng, các tổ chức quốc tế, sự trao đổi công nghệ, sự phát triểngắn với hiện đại hoá… Toàn cầu hoá kinh tế là kết quả của sự quốc tế hoá sản xuấtcao độ và phân công quốc tế, nó xuất hiện và phát triển cùng với thị trường thế
giới.
Trong xã hội phong kiến, lực lượng sản xuất phát triển thấp, giao thôngkém phát triển, quy mô sản xuất và trao đổi nhỏ bé, thị trường khép kín, không cóthị trường mang ý nghĩa hiện đại
Khi nền sản xuất tư bản phát triển, thị trường thế giới mở rộng, C.Mác vàPh.Ăngghen đã viết: “Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sảnphẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằngnhững sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về Thay cho tình trạng côlập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triểnnhững quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”
Luận điểm này của C.Mác và Ph.Ăngghen cho thấy, sự quốc tế hoá, toàncầu hoá đời sống kinh tế đã được bắt đầu từ khi chủ nghĩa tư bản mở rộng thịtrường thế giới, khi phát hiện ra châu Mỹ cách đây hơn 500 năm Sự phát triển củaquốc tế hoá đời sống kinh tế lúc đầu còn theo ngành dọc, theo hệ thống thuộc địacủa các nước đế quốc thực dân, trên cơ sở sự phân công quốc tế và xuất khẩu tưbản xuất phát từ các chính quốc đến các nước thuộc địa, thông qua bạo lực và bóclột kinh tế Khi chủ nghĩa đế quốc xuất hiện, trong điều kiện cạnh tranh gay gắtgiữa các thế lực đế quốc trong phân chia thuộc địa và thị trường thế giới, sự quốc
Trang 11tế hoá đời sống kinh tế đã mở rộng cả theo chiều ngang Rồi các cuộc chiến tranhthế giới lần thứ nhất và lần thứ hai nổ ra, quan hệ chính trị và kinh tế thế giới đảolộn, khủng hoảng và biến động, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế bị đẩy lùi.
Sự xuất hiện nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới vào năm 1917
và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứhai tạo nên một kiểu quan hệ mới giữa các quốc gia dân tộc Kiểu quan hệ mới nàybước đầu mở ra kiểu quốc tế hoá đời sống kinh tế mới, dựa trên tính ưu việt của hệthống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhằm khắc phục sự bất bình đẳng trong quan hệquốc tế của chủ nghĩa tư bản, đặt nền móng cho sự quốc tế hoá chân chính Song,
do những thăng trầm của lịch sử, trong những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô sụp
đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, kiểu quan hệ kinh tế quốc tế này đã kết thúc
Tuy nhiên, lực lượng sản xuất vẫn ngày càng phát triển Cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức hình thành, đờisống kinh tế quốc tế hoá, toàn cầu hoá; các trung tâm tư bản chủ nghĩa phát triển
và trở thành lực lượng chi phối thế giới Có thể nói, từ sau chiến tranh lạnh, toàncầu hoá kinh tế dường như chủ yếu gắn liền với chủ nghĩa tư bản
Mặc dù vậy, trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại một số nước xã hội chủ nghĩa
và những nước này đang phát triển Do vậy, nghiên cứu toàn cầu hoá kinh tếkhông thể bác bỏ một thực tiễn lịch sử là toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra trongbối cảnh hình thành cục diện kinh tế đa cực, hình thành một trật tự kinh tế, chínhtrị quốc tế mới, trong đó có hình thức phát triển, hợp tác, cạnh tranh và cùng nhauphồn vinh của các quốc gia dân tộc Và khái niệm toàn cầu hoá hiện đại muốn bàn
ở đây là nói đến xu thế khách quan đang diễn ra trong thời đại hiện nay
1.3.Mối quan hệ giữu toàn cầu hóa với quốc tế hóa.
Trang 12Toàn cầu hóa là đỉnh cao của quá trình quốc tế hóa, trong đó quốc tế hóa làviệc lưu thông hóa quá trình tái sản xuất sức lao động bao gồm hàng hóa, vốn vàsức lao động Cả toàn cầu hóa và quốc tế hóa đều nhằm góp phần tạo gia các mốiliên kết giữa các quốc gia
Quốc tế hoá thì các quốc gia dân tộc vẫn phân biệt với nhau những địa điểmbiệt lập, giữa chúng vấn có những khoảng cách, và chúng vấn đóng vai trò là một tác nhân chủ chốt trong nền kinh tế thế giới Toàn cầu hoá thì tạo ra các mối liên kết rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian
TCH và QTH dường như không có sự khác biệt, ranh giới giữa hai kháiniệm này dương như không rõ ràng QTH dường như chỉ là khái niệm khác đi củaTCH mà thôi Nó cũng là quá trìnhtương tác và hội nhập của mọi người, của cáccông ty, của chính phủ thuộc nhiều dân tộc khácnhau trên thế giới, là quá trìnhđược dẫn dắt bởi thương mại, đầu tư và được hậu thuẫn bỡi sự phát triễn khôngngừng của công nghệ thông tin.Quốc tế hóa cũng như toàn cầu hóa có chung mụcđích tìm kiếm lợi nhuận Đồng thời, giữa QTHvà TCH có chung điểm giống nhaunhư:
-Khi tất cả các nước cùng hội nhập thì quá trình gia tăng thương mại giữa các quốc gia được tăng lên một cách không ngừng
-Khi nguồn vốn (tiền) được lưu thông từ nước này sang nước khác do cả thế giới thốngnhất lấy đồng tiền chung để giao dịch thì vốn đầu tư nước ngoài tăngcao
-Khoa học công nghệ phát triển, thông tin liên lạc giữa các quốc gia được
dễ dàng hơn thông qua: điện thoại, internet…
-TCH và QTH kéo theo ý thức con người ngày càng thay đổi Nếu như trước đây họ chỉ quan tâm đến những gì xảy ra ở trong nước thì khi hội nhập họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề quốc tế như: khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng bố, buôn lậu…
Trang 13-Tạo ra nền văn hóa ngày càng đa dạng hơn ở các dân tộc Văn hóa có sự
du nhập sâu rộng hơn ở các quốc gia thông qua việc trao đổi văn hóa Vd: một bộ phim, đĩa nhạc có thể dược thưởng thức ở nhiều quốc gia
-Nhờ phát triển hệ thống giao thông thuận tiện, nhanh chóng hơn nên thõa mãn nhu cầu đi lại ngày càng tăng của con người từ quốc gia nay sang quốc gia khác vì nhiều lý do khác nhau
-Thúc đẩy vai trò của các tổ chức quốc tế nhằm liên kết hơn các nước trên tất cả các mặt, đặc biệt là về kinh tế
-Luật của thế giới ra đời nhằm bảo đảm cho các nước trên thế giới cùng tồn tại và phát triển bền vững TCH và QTH như đã nói ở trên, nó dường như không ranh giới rõ nét, tức là giữa chúng có mốiliên hệ mật thiết, khăng khít với nhau Nếu một quốc gia không hội nhập tức không tham gia quá trình TCH và QTH thì quốc gia đó bị rơi vào lạc hậu, trì trệ Nhưng khi hội nhập thì cũng mang lại nhiều
hệ quả tiêu cực cho quốc gia đó Vì thế có thể xem toàn cầu hóa là con dao hai lưỡi
Trang 14CHƯƠNG 2
XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 2.1 Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Năm 2015 và những tháng đầu 2016 đã phản ánh rõ những thách thức màcác nền kinh tế thế giới, cụ thể là Việt Nam đang phải đối mặt như: ảnh hưởng tiêucực từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu đang tiếp tục leo thang, sự mất ổn định
về địa chính trị khiến giá dầu mỏ leo thang, kéo theo lạm phát tăng gây ảnh hưởngtới tốc độ tăng trưởng, các chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt quá mức đẩy một sốquốc gia rơi vào tình trạng giảm phát hoặc các hoạt động kinh tế suy yếu trongmột thời gian dài; thất nghiệp tiếp tục tăng cao ở các nền kinh tế đang phát triểntạo sức ép lên ổn định kinh tế xã hội; mặt trái của sự tăng trưởng nhanh ở các nướcphát triển châu Á làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo…Xét trong bối cảnh nềnkinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn như thế, tôi xin trình bày một số nét nổi bật củanền kinh tế Việt Nam:
2.2 Nguyên nhân hình thành xu hướng toàn cầu hóa.
2.2.1.Sự thay đổi cấu trúc sức mạnh của hệ thống quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh kết thúc chấm dứt sự tồn tại thế giới lưỡng cực, quyền lựcchi phối đời sống quốc tế bị phân tán theo chiều hướng đa cực
Các trung tâm kinh tế và cường quốc cố gắng tạo ảnh hưởng của mình trêntrường quốc tế
2.2.2 Thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi và ăn sâu vào đời sống quan hệ quốc tế,trở thành nhân tố chính thúc đẩy sự hợp tác, liên kết quốc tế Những phát minhđược áp dụng, chuyển giao ra nhiều nước trên thế giới, do đó tất yếu dẫn đến sựphụ thuộc và hợp tác giữa các quốc gia vì lợi ích đất nước
Trang 152.2.3.Sức ép từ kinh tế và xu huống “ Quốc tế hóa ”
Lợi ích dân tộc và kinh tế của từng quốc gia nay đã vượt lên trên sự hấp dẫncủa các mục tiêu chính trị nhưng mang tính ý thức hệ Từ những năm 1970 nềnkinh tế thế giới đã chuyển đân sang phát triển theo chiều sâu, các nước chú trọngđến pát triển tiềm lực kinh tế của mình
Vai trò của các công ty, tập đoàn đa quốc gia, chính các nhân tố này gópphần thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết trên thế giới
2.2.4.Sự nổi lên của các vấn đền mang tính toàn cầu.
Thế giới chịu hậu quẩ của chiến tranh phải đối mặt với những vấn đề mạngtính toàn cầu như: Ô nhiễm môi trường; bùng nổ dân số; khủng hoảng tài chính;phát triển bền vững; đấu tranh chống tội phạm có tổ chức; Để giải quyết nhữngvấn đề này cần có sự nỗ lực chung của toàn nhân loại chứ không thể đơn thuầndựa vào sức mạnh của từng quốc gia riêng lẻ hay tập thể nhóm quốc gia
2.2.4 sự tương đồng về văn hóa.
Các dân tộc và quốc gia có sự tương đồng văn hóa thì có xu hướng liên kếtvới nhau.sự tương đồng về văn hóa là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự xích lại gầnnhau hơn của các quốc gia trên thê giới
Như vậy những tiến bộ công nghệ, tự do hóa kinh tế, và quốc tế hóa sản xuất
đã làm cho các quốc gia trở nen phụ thuộc vào nhau hơn về mặt kinh tế, tạo ranhững cơ hội cũng như những thách thức ve kinh tế, xã hội, chính trị chưa từng có,
do đó đòi hỏi phải cóa sự liên kết, hợp tác của tất cả các quố gia trái đất này
2.3.Các xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, toàn cầu hoá nói chung bắtnguồn từ những giao lưu văn hóa, buôn bán, di dân; từ sự mở rộng các tôn giáo rangoài biên giới các quốc gia, và cho đến nay là sự phát triển của các công ty xuyênquốc gia, các ngân hàng, các tổ chức quốc tế, sự trao đổi công nghệ, sự phát triểngắn với hiện đại hoá… Về bản chất, toàn cầu hoá kinh tế là kết quả của sự quốc tế
Trang 16hoá sản xuất cao độ và phân công quốc tế, nó xuất hiện và phát triển cùng với thịtrường thế giới.
Toàn cầu hóa trước hết được biểu hiện ở sự định hình nền kinh tế tri thức,
mà trọng tâm là bước ngoặt mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ.Những thành tựu khoa học kỹ thuật đạt được đã làm giảm đáng kể chi phí vậnchuyển và liên lạc, qua đó đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa Chi phí vận tải biểnngày nay giảm 1/2 lần so với năm 1930, vận tải hàng không chỉ bằng 1/6 Giá mộtchiếc máy tính vào năm 1990 chỉ bằng 1/125 so với năm 1960, mức giá đó còntiếp tục giảm tới 80% vào năm 1998 Những thành tựu khoa học công nghệ giúpgiảm chi phí đầu tư và thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình hình thành
và phối hợp sản xuất toàn cầu Ví dụ, một chiếc ô tô Lyman của Ford được thiết kếtại Đức, hế thống số của nó được sản xuất tại Hàn Quốc, bộ phận bơm dầu đượcchế tạo ở Mỹ và động cơ ở Úc Chính sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo nênsản phẩm mang tính toàn cầu đó Thêm vào đó, sự phát triển của loại hình kinh tếdựa trên mạng lưới này cũng đã hình thành nên những công ty mà đối với họ khókhăn về khoảng cách và rào cản ranh giới quốc gia là không còn
Sự phát triển của công nghệ làm cho nền kinh tế thế giới bắt đầu có sự dịchchuyển cơ cấu, từ những ngành kinh tế như luyện kim, điện lực, sản xuất ô tô, ximăng, đã bắt đầu xuất hiện các ngành kinh tế mới phát triển nhanh như điện tử –bán dẫn, máy tính, viễn thông…, trong đó các dịch vụ liên quan đến thông tin(ngân hàng, tư vấn, thiết kế, bảo hiểm…) phát triển mạnh
Các ngành công nghệ cao được hình thành và trở thành những mũi nhọnkinh tế của các quốc gia Trước hết, phải kể đến công nghệ thông tin Công nghệthông tin bao gồm cả phần cứng, như chế tạo các mạch vi điện tử, máy vi tính,mạng máy tính… và các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng Ngoài ra, phải
kể đến các loại thiết bị viễn thông, điện tử y tế, điện tử quốc phòng… Có thể nói,công nghệ thông tin là công nghệ cốt lõi tạo ra điều kiện kỹ thuật của toàn cầu hoá
Trang 17nhờ hệ thống thông tin toàn cầu mà bao gồm cả hệ thống Internet Thứ hai là côngnghệ sinh học, việc tạo ra những sinh vật và nhân giống chúng một cách tối ưu đã
mở ra những triển vọng vô cùng to lớn trong việc tăng năng suất lao động, giải đápnhững vấn đề nhu cầu cuộc sống mà loài người trước đây chưa từng biết đến Thứ
ba là các công nghệ khác như công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới,công nghệ hàng không vũ trụ… ra đời, mở ra những tiềm năng mới, triển vọngmới Thứ tư là tự động hoá trong sản xuất Tự động hoá trong sản xuất giải phóngcon người khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tạo ra nhiều sản phẩm cho
xã hội
Nếu những thành tựu khoa học kỹ thuật và sự phát triển không ngừng củacông nghệ thông tin được coi như là lực đẩy kỹ thuật trong quá trình toàn cầu hóathì những cải cách theo định hướng thị trường đang diễn ra ở nhiều nước trên thếgiới lại được coi như một lực đẩy cơ chế trong quá trình này Trong khuôn khổ củaGATT và WTO, nhiều quốc gia đang dần cắt giảm thuế và các hàng rào phi thuếquan, tiến hành mở cửa thị trường và tiếp nhận các luồng vốn đầu tư Từ đókhuyến khích sự gia tăng của đầu tư và thương mại Bên cạnh đó, sự chuyển đổicủa các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang kinh tế thị trường cũng
đã làm cho những nền kinh tế này nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu
Biểu hiện tiếp theo cần nhấn mạnh trong quá trình toàn cầu hóa là xu hướnggia tăng nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế Từ sau Chiến tranh thế giớithứ hai đến nay, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng đáng kể(Bảng 2.1) Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là mối quan hệ thương mại giữa cácnước trên thế giới ngày càng chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa củanền kinh tế thế giới tăng Nền sản xuất thế giới mang tính toàn cầu Các nước cóthể lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị trường của nước khác, từ
đó thúc đẩy quốc tế hoá sản xuất phát triển nhanh chóng Sự phân công lao độngquốc tế diễn ra mạnh mẽ Xu hướng phân công lao động quốc tế ngày nay đã
Trang 18chuyển dịch từ chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, phân côngtheo chi tiết sản phẩm, theo quy trình sản xuất Thí dụ, một loại xe của hãngToyota sản xuất tại Mỹ có 25% linh kiện được sản xuất ở ngoài nước Mỹ Một loại
xe ô tô của công ty Ford có 27% linh kiện do nước khác sản xuất Việc sản xuấtmáy bay của hãng Boing ở Mỹ có các chi tiết được chế tạo từ gần 100 quốc giakhác nhau
Bảng 2.1: Xu hướng dài hạn trong giá trị và khối lượng xuất khẩu hàng hóa của
thế giới thời kỳ 1950 – 2010
Trang 19Nguồn: UNCTAD
Toàn cầu hóa làm thương mại quốc tế gia tăng với tốc độ cao và tốc độ tăngtrưởng thương mại quốc tế này còn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới.Nếu nửa đầu thế kỷ XX, tổng GDP của thế giới tăng 2,7 lần, thì đến nửa cuối thế
kỷ, tổng GDP thế giới đã tăng 5,2 lần Đầu năm 1950, tỷ trọng thương mại trongGDP toàn cầu là 7%, thì hiện nay đã tăng lên hơn 50% Năm 2004, tổng giá trịthương mại toàn cầu đạt hơn 22.267 tỉ USD, làm cho thương mại thực sự trở thànhđộng lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.Biểu đồ sau đây cho thấy mức tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa thế giớitrong 10 năm sau khi WTO ra đời (Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa của thế giới thời kỳ 1995 –
2004
Trang 20Nguồn: Bộ Thương Mại
Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng
là là một biểu hiện đặc trưng của toàn cầu hóa kinh tế ngày nay Nét đặc trưng nàyđược biết đến như là một quá trình toàn cầu hoá tài chính Toàn cầu hóa trong lĩnhvực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các giao dịch tàichính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thịtrường tài chính mang tính toàn cầu Tự do hóa tài chính bao gồm các nội dung cơbản, như: nới lỏng kiểm soát tín dụng; tự do hóa lãi suất; tự do hóa tham gia hoạtđộng ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biêngiới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế Toàn cầu hóa tài chínhđược biểu hiện ở hiện tượng các dòng vốn di chuyển trên thế giới đã liên tục giatăng Từ năm 1970, dòng vốn đầu tư quốc tế bắt đầu tăng nhanh bao gồm cả dòngvốn FDI (Biểu 2.3) Năm 1980, tổng khối lượng giao dich cổ phiếu và trái phiếu rakhỏi biên giới của các nước phát triển chỉ chiếm chưa đến 10% tổng GDP Nhưngsau đó, con số này đã vượt mức 100% vào năm 1995 Sự di chuyển thông qua thịtrường vốn cũng đã tăng từ mức 794 tỷ USD năm 1991 lên đến 4.324 tỷ USD năm
Trang 212000 (tăng 21,3%/năm) và tài trợ phát triển chính thức giảm từ 60,9 tỷ USD xuốngcòn 38,6 tỷ USD Giá trị trung bình của các giao dich ngoại hối hàng ngày cũng đãtăng từ 200 tỷ USD vào giữa thập niên 80 lên tới 1200 tỷ USD vào năm 2000,chiếm 85% dự trữ ngoái hối của các nước trên thế giới và gấp 70 lần so với giá trịxuất khẩu mỗi ngày của hàng hóa và dich vụ Có thể nói, tài chính quốc tế là công
cụ cần thiết cho các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế do đó toàn cầu hoángày nay chịu sự dẫn dắt của toàn cầu hoá tài chính Toàn cầu hóa lĩnh vực tàichính đang dần trở thành xu hướng phát triển nhanh nhất và có ảnh hưởng nhấtcủa quá trình toàn cầu hóa kinh tế Sự gia tăng dòng chảy đầu tư đã làm cho nềnkinh tế thế giới gắn kết chặt chẽ với nhau hơn thông qua sự liên kết chức năng sảnxuất, và khiến cho biên giới kinh tế quốc gia ngày càng mờ nhạt Kết quả là, quátrình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và tùy thuộc, tácđộng lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ
Bảng 2.3: Dòng vốn FDI trên thế giới thời kỳ 1970-2010