1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận toàn cầu hóa kinh tế chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa

38 66 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 474,37 KB

Nội dung

Với sự phát triển của mạng lưới thông tin và quản trị mạng, con người cũng dễdàng quản lý thông qua mạng lưới này, dù có cách nơi làm việc nửa vòng trái đất.Nếu nhìn từ lý thuyết, toàn c

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TOÀN CẦU HÓA 4

1.1 Khái niệm về toàn cầu hóa 4

1.2 Tình hình Toàn cầu hóa hiện nay 7

1.3 Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế các nước 9

Tác động tích cực của toàn cầu hóa 9

Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa 12

CHƯƠNG 2 CHỦ NGHĨA BIỆT LẬP 16

2.1 Định nghĩa 16

2.2 Quan điểm của chủ nghĩa biệt lập 16

2.3 Nguyên nhân xuất hiện trở lại của chủ nghĩa biệt lập 17

2.4 Những tư tưởng phản đối toàn cầu hóa 19

2.5 Chủ nghĩa biệt lập ở một vài quốc gia 20

2.6 Tình hình hiện nay của chủ nghĩa Biệt Lập trong xu thế Toàn cầu hóa 22

2.7 Tác động của chủ nghĩa Biệt Lập trong xu thế toàn cầu hóa 26

CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM 28

3.1 Tác động tích cực 28

3.2 Tác động tiêu cực 31

3.3 Một số khuyến nghị 32

Trang 2

để luôn vững vàng trước sự tác động của nó đối với các cá nhân, tổ chức và quốc gia.Đồng thời đây cũng là đóng góp nhất định giúp cho sự phát triển của toàn cầu hóa ngàymột hoàn thiện hơn, giảm bớt các mặt tiêu cực hơn Chính vì vậy nhóm 3 quyết địnhchon đề tài “Chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa” để làm đề tài thuyết trình saukhi kết thúc môn học “Toàn cầu hóa kinh tế”

Do thời gian và dung lượng bài thuyết trình có hạn nên bài nghiên cứu chắc chắncòn nhiều thiếu sót, nhóm số 3 rất mong nhận được sự góp ý từ cô giáo và các bạn

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TOÀN CẦU HÓA

1.1 Khái niệm về toàn cầu hóa

Bước sang giữa thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI toàn cầu hóa vẫn đang là thuật ngữrất nóng và đang tiếp tục được nghiên cứu Chưa có một định nghĩa nhất quán nào để giảithích cho thuật ngữ “toàn cầu hóa” một cách chuẩn mực nhất Các định nghĩa của toàncầu hóa đến nay chỉ mang tính chất tương đối, giải thích một cách khái quát nhất nguồngốc, tính chất, đặc điểm của toàn cầu hóa, giúp con người có thể dễ dàng khái quát hơn

về toàn cầu hóa Có thể thấy rằng toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng mới xuấthiện Toàn cầu hóa thực chất là một quá trình Từ thời xa xưa các quốc gia sống biệt lậpvới nền kinh tế tự cung tự cấp cho chính quốc gia mình Chỉ khi kinh tế hàng hóa ra đời

và phát triển các quốc gia mới bắt đầu có nhu cầu quan hệ, buôn bán, giao thương nhưngchủ yếu dưới hình thức thương mại lẻ tẻ, từng khu vực, từng vùng chứ chưa trao đổi, giaothương trên toàn thế giới Tới thế kỷ XVI với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản, vớinhiều phát minh mới trong khoa học kỹ thuật đã giúp cho sự giao lưu, giao tiếp của conngười trên toàn thế giới tăng lên Sang tới thế kỉ XVIII cuộc đại cách mạng khoa học đầutiên biến nền sản xuất kinh tế thủ công lên nền đại công nghiệp cơ khí Các nước lớn nhưAnh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ đòi hỏi nguồn lực sản xuất lớn, bắt đầu đi tìm kiếm và xâm lượcthuộc địa lẫn nhau và quá trình quốc tế hóa đã dần bắt đầu

Với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới, những thập niên cuối của thế kỉ XX vànhững năm đầu của thế kỉ XXI, gắn liền với sự bùng nổ cuộc cách mạng thông tin Lànsóng toàn cầu hóa hiện nay có nhiều yếu tố chưa từng có tiền lệ Nhờ sự vươn xa củainternet đã làm thay đổi cuộc sống của con người ở nhiều nơi hơn, với chi phí rẻ hơn baogiờ hết – và tốc độ thay đổi đó nhanh chóng đến mức khó có thể hi vọng ghi chép lạiđược Và giai đoạn này đánh dấu một sự thay đổi về lịch sử, khi toàn cầu hóa đã bắt đầulen lỏi vào từng quốc gia khu vực trên thế giới Các dòng vốn chảy đi khắp nơi trên toànthế giới, các công ty xuyên quốc gia có mặt khắp mọi nơi Giờ đây, khó để biết một chiếcmáy tính xách tay từ khâu sản xuất, lắp ráp và viết phần mềm đã qua bao nhiêu quốc gia,

Trang 4

đó là những quốc gia nào trước khi đến tay người sử dụng Bởi sự hội nhập và liên kếttoàn cầu đã làm cho mọi thứ được chuyên môn hóa với từng khu vực, từng quốc gia khácnhau Với sự phát triển của mạng lưới thông tin và quản trị mạng, con người cũng dễdàng quản lý thông qua mạng lưới này, dù có cách nơi làm việc nửa vòng trái đất.

Nếu nhìn từ lý thuyết, toàn cầu hóa không phải xuất hiện một cách tự nhiên mà nóphát sinh và phát triển từ chủ nghĩa tự do mới đi kèm là nền kinh tế thị trường của chủnghĩa tư bản Chủ nghĩa tự do mới nghĩa luôn hướng tới sự cam kết cao nhất về tự do cánhân, niềm tin vào thị trường tự do và phản đối sự can thiệp của nhà nước trong đó Chủnghĩa tự do cho rằng việc can thiệp của nhà nước quá sâu vào thị trường sẽ làm cho thịtrường bị trì trệ và không phát triển được đồng nghĩa với việc các yếu tố xã hội khác cũng

bị suy giảm theo Để thị trường được tự do phát triển và tự điều phối sẽ làm cho các tầnglớp trong xã hội được cạnh tranh lành mạnh, người nghèo sẽ được giàu hơn, xã hội sẽ làmột xã hội dân chủ và văn minh

Các “lực lượng chính của chủ nghĩa tự do mới là IMF, WB, WTO” Đây chính làcác tổ chức hỗ trợ cho thị thị trường, giúp đỡ cho các thị trường gặp khó khăn và bất ổnbằng cách cho mượn các khoản vay ưu đãi, các khoản trợ cấp và ràng buộc họ bởi một sốcác điều khoản, yêu cầu Do đó, đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến việc chốngđối nhằm vào các tổ chức này ở nhiều nơi trên thế giới Vì họ cho rằng các tổ chức nàyđại diện cho một số nước, dùng tiền thông qua các tổ chức để buộc các nước khác phải cónhững điều chỉnh hay có những chính sách không hợp lý để làm lợi cho các nước thâutóm thông qua các tổ chức kia Nghĩa là để nhận được viện trợ từ các tổ chức, các quốcgia tiếp nhận phải tái cấu trúc nền kinh tế và xã hội của họ phù hợp với lý thuyết của chủnghĩa tự do mới và điều này gây ra sự cưỡng ép, bất bình đẳng, thiếu dân chủ cho cácnước chịu viện trợ từ các tổ chức này

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan Toàn cầu hóa là một lực lượng quá đadạng, phổ biến và mạnh mẽ đến nỗi sự sụp đổ kinh tế quy mô lớn hiện nay cũng khôngthể làm chậm tiến trình hay đảo chiều hoàn toàn được nó Dù là được ủng hộ hay phêphán, toàn cầu hóa vẫn đang tồn tại Những cuộc khủng hoảng tài chính 1997 hay 2008 là

Trang 5

những ví dụ rõ nét nhất cho tính chất phụ thuộc và ràng buộc của toàn cầu hóa Giờ đây

sự khủng hoảng của một nước có thể kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán haynền tài chính của một quốc gia Tóm lại, toàn cầu hóa là một quá trình xuyên suốt và pháttriển mạnh mẽ nhất vào cuối thể kỷ XX và đầu thế kỉ XXI, nó đề cao phát triển theo chủnghĩa tự do mới, và tự do thị trường Qua đó các hoạt động thương mại được mở rộng,giao lưu trên nhiều lĩnh vực với quy mô toàn cầu Là xu thế khách quan và phụ thuộc lẫnnhau về nhiều mặt giữa các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới Sau đây là khái niệmphổ biến nhất: “Toàn cầu hoá kinh tế chínhlà sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh

tế vựt qua mọi biên giới quốc gia,khu vực,tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh

tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.sự gia tăngcủa xu thế nàyđược thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế giới,sự lưuchuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.”

1.2 Tình hình Toàn cầu hóa hiện nay

Trong phần này, nhóm sẽ xem xét qua góc độ từ Làn sóng toàn cầu hóa thứ ba bắtđầu từ năm 1980 cho đến nay vì đây là một giai đoạn toàn cầu hoá và hội nhập kinh tếquốc tế nổi rõ nhất với những đặc trưng sau đây:

A, Sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu

Bước vào nửa cuối thập kỷ 80, tốc độ và quy mô giao dịch tài chính toàn cầu đạtmức độ cao hơn chưa từng thấy Trong thời kỳ này các giao dịch ngoại tệ đã lớn hơn 100lần giá trị của những trao đổi hàng hoá và dịch vụ Trung bình mỗi ngày doanh số traođổi ngoại hối đạt hơn 20 tỷ USD/ ngày năm 1973; tăng lên 590 tỷ USD/ngày năm 1989;1.500 tỷ USD/ngày năm 1998, và hiện nay khoảng trên 2000 tỷ USD/ngày Tổng giá trịtài chính được trao đổi trên thị trường toàn cầu năm 1980 là 5000 tỷ USD, đến năm 1996tăng vọt lên 35.000 tỷ, năm 2000 là 83.000 tỷ, gấp gần 3 lần GDP của các nước OECD

B, Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia

Các công ty xuyên quốc gia kinh doanh toàn cầu đã gia tăng nhanh chóng và ngàycàng trở thành những chủ thể cơ bản chi phối nền kinh tế toàn cầu Nếu năm 1914, tại 14

Trang 6

nước đứng đầu thế giới có 7,3 ngàn công ty xuyên quốc gia với 27,3 ngàn chi nhánh tạinước ngoài, thì năm 2005 đã tăng lên tới 70 ngàn với 690 ngàn chi nhánh và tập trungchủ yếu ở các nước phát triển Ngày nay, các nước đang phát triển cũng có các công tynày Theo báo cáo đầu tư thế giới 1998 của LHQ, thì các nước đang phát triển đã có10.165 công ty xuyên quốc gia, 500 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới tập trung ởcác nước phát triển, nhiều nhất ở Mỹ và Nhật Ngày nay không chỉ có các đại công tymới hoạt động xuyên quốc gia, mà ngày càng xuất hiện các công ty nhỏ và vừa cũng hoạtđộng kinh doanh xuyên quốc gia Các công ty xuyên quốc gia có vai trò chi phối trongcác quan hệ toàn cầu về thương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ và công nghệ với tỷ trọngvào khoảng 60- 90% tổng giá trị toàn cầu.

C, Các nhà nước quốc gia với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế đang ngày càng trở thành những chủ thể quan trọng của toàn cầu hoá

Từ cuối thập kỷ 80, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nhà nước quốcgia đi theo kinh tế kế hoạch từ chối mở cửa hội nhập quốc tế đã bắt đầu thời kỳ chuyểnđổi sang kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế

Các Nhà nước quốc gia nói chung cho đến nay đã chấp nhận toàn cầu hoá và Hộinhập kinh tế quốc tế, do vậy đã tham gia IMF, WB và WTO, và các tổ chức kinh tế khuvực

D, Gia tăng hoạt động Các tổ chức kinh tế toàn cầu

Tháng 12/1945 Hiệp định chính thức thành lập các tổ chức: Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển (IBRD) tiền thân của Ngân hàng thế giới(WB), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), tiền thân của Tổ chứcthương mại thế giới (WTO) đã được ký kết IBRD đã chính thức đi vào hoạt động tháng6/1946 IMF chính thức hoạt động 3/1947 GATT cũng chính thức hoạt động vào 1947.Những tổ chức kinh tế toàn cầu này đã thu hút hầu hết các quốc gia và các nền kinh tế lớnnhỏ tham gia, có chức năng điều tiết các hoạt động tiền tệ, tài chính, thương mại toàn cầutheo các nguyên tắc đã được thoả thuận

Trang 7

Hơn nữa, IMF, WB, WTO đang tự đổi mới theo hướng tăng cường thông tin, dựbáo, ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; phòng ngừakhủng hoảng lây lan bằng cách hỗ trợ tài chính ngắn hạn cho các nước có thể bị lây lankhủng hoảng; gia tăng quản lý giám sát các rủi ro; tiếp tục thực hiện các chương trình cảicách cơ cấu nhưng theo hướng phù hợp hơn với hoàn cảnh cụ thể của từng nước và chútrọng nhiều hơn tới xoá đói giảm nghèo

Một điều không thế không nhắc đến với Toàn cầu hóa chính là việc hội nhập kinh

tế khu vực Trong những năm gần đây xu hướng hội nhập kinh tế khu vực đã phát triểnmạnh mẽ thu hút ngày càng nhiều nước tham gia, đã có tới hàng trăm khối xuất hiện.Theo thống kê của WTO, đến tháng 2013 có khoảng 400 Hiệp định thương mại khu vựcđược thông báo tới WTO Tuy có nhiều khối kinh tế ra đời nhưng những khối thực sựphát triển theo xu hướng tự do hoá kinh tế, kiến lập những thể chế kinh tế khu vực lạikhông có nhiều, dường như chỉ có 3 khối nổi bật đó là: Liên minh Châu Âu (EU), khốimậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), BRICS(liên minh Brazill, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi)

1.3 Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế các nước

Chúng ta không thể phủ nhận rằng toàn cầu hóa là một xu hướng hiện diện trongthế kỷ XXI và mang lại cho thế giới nhiều lợi ích kinh tế và kèm theo đó cả những mặttiêu cực và hạn chế Đánh giá tác động của toàn cầu hóa sẽ rất khác nhau giữa các nước,nhóm nước và các nhóm xã hội trong mỗi nước chủ yếu tùy thuộc vào nhận thức và lợiích mà họ được hưởng hay mất đi trong quá trình này Có thể nói có nhiều quan điểmkhác nhau nhìn nhận về tác động của toàn cầu hóa

Tác động tích cực của toàn cầu hóa

Quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa, quan điểm này cho rằng toàn cầu hóa sẽ tạo ranhững khả năng mới, những cơ hội mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quảtrong sản xuất kinh doanh; mở rộng được thị trường quốc tế cho hàng hóa, dịch vụ và các

Trang 8

yếu tố sản xuất; do vậy tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quátrình sản xuất kinh doanh quốc tế (nguyên liệu, vốn, công nghệ…), tạo điều kiện thuậnlợi để phát triển sản xuất, cải thiện mức sống trên toàn thế giới nhờ tăng trưởng kinh tế vàtăng cường khả năng mọi người dân trên thế giới được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đadạng phong phú với giá cả và chi phí hợp lý hơn.

Đối với các nước phát triển

Quá trình toàn cầu hóa đang bước vào một kỷ nguyên mới, được định hình khôngchỉ bởi dòng chảy hàng hóa và vốn qua biên giới, mà còn bởi dòng chảy dữ liệu và thôngtin ngày càng gia tăng Sự dịch chuyển này dường như có lợi cho các nền kinh tế tiêntiến, nơi có những ngành công nghiệp đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ sốtrong các sản phẩm và quy trình vận hành của mình

Các nền kinh tế phát triển thống trị bảng Chỉ số Mức độ Kết nối gần đây nhất củaMGI Chỉ số này xếp hạng các nước dựa vào dòng chảy vào và ra của hàng hóa, dịch vụ,tài chính, con người, và dữ liệu so với kích cỡ của nước đó cũng như tỉ trọng của nó trongtừng dạng dòng chảy toàn cầu Những dòng chảy này tập trung chủ yếu vào một nhóm

Trang 9

nhỏ các quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Đức, và Singapore, với khoảng cách khổng lồ giữanhững người dẫn đầu này và những nước bị bỏ lại phía sau.

Trang 11

Đối với các nước đang phát triển

Liệu các nước đang phát triển có bị bỏ lại phía sau?

Toàn cầu hóa cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển Trong hàng thập kỷ,với các nước thu nhập thấp, ganh đua để thu hút các doanh nghiệp sản xuất với chi phithấp có vẻ là phương pháp hứa hẹn nhất để vươn lên Thương mại hàng hóa toàn cầu tăng

từ 13,8% GDP toàn cầu năm 1985 (2.000 tỷ USD) lên đến 26,6% GDP (16.000 tỷ USD)năm 2007 Tính đến 2014, các nước này chiếm hơn một nửa khối lượng giao dịch thươngmại toàn cầu

Dòng chảy số đem lại cho các nước đang phát triển phương thức tương tác mớivới nền kinh tế toàn cầu Chí phí cận biên xấp xỉ bằng không của giao tiếp và giao dịch sốtạo ra những khả năng mới để kinh doanh xuyên biên giới ở một quy mô khổng lồ.Alibaba, Amazon, eBay, Flipkart, và Rakuten đang biến hàng triệu doanh nghiệp nhỏ trênkhắp thể giới trở thành các nhà xuất khẩu “đa quốc gia siêu nhỏ” Các công ty nằm tại cácnước đang phát triển có thể vượt qua những ràng buộc của thị trường địa phương và kếtnối với khách hàng, nhà cung ứng, nguồn tài chính, và nhân tài khắp toàn cầu 12% lượngthương mại hàng hóa toàn cầu đã được hoàn thành ở các kênh thương mại điện tử

Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa

Quan điểm chống lại toàn cầu hóa cho rằng quá trình này gây ra nhiều tác độngtiêu cực về kinh tế, chính trị và xã hội đối với các nước và những tầng lớp dân chúngtrong xã hội Những lập luận của những người theo quan điểm này chủ yếu tập trung vào:

+ Toàn cầu hóa làm cho nhiều công ty, doanh nghiệp bị phá sản và hàng loạtngười lao động mất việc làm Ngay chính những người lao động tại các nước phát triểncũng bị mất việc vì sự cạnh tranh cao của lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển;

+ làm gia tăng sự bóc lột và bất công trong mỗi xã hội và giữa các nước,

Trang 12

+ làm gia tăng sự phân hóa giầu nghèo giữa các tâng lớp dân cư trong xã hội vàgiữa các nước phát triển với các nước đang phát triển; đe dọa nền dân chủ và sự ổn định

xã hội;

+ can thiệp và uy hiếp tính độc lập tự chủ của mỗi quốc gia;

+ phá hoại truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc;hủy hoại môi trường và làmcạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên

+ Toàn cầu hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính và kinh tế trên khuvực và thế giới

+ Nhiều nhà phân tích và các chính trị gia của các nước đang phát triển còn chorằng các nước đang phát triển phải gánh chịu nhiều thua thiệt và bất lợi trong quá trìnhtoàn cầu hóa Những luật chơi của quá trình toàn cầu hóa hiện nay chủ yếu do Hoa Kỳ vàcác nước phát triển đặt ra nhằm phục vụ lợi ích của các nước phát triển Có người còn sosánh toàn cầu hóa đồng nghĩa với chủ nghĩa thực dân kiểu mới

Đối với các nước phát triển

Mặc dù người được lợi nhiều nhất trong toàn cầu hoá là các nước phát triển, đặcbiệt là nước Mỹ, song, không nên nghĩ rằng, các nước phát triển khi tham gia toàn cầuhoá chỉ gặp toàn những thuận lợi, mà không gặp một thách thức nào cả Những tháchthức đó là chung đối với tất cả các nước và chúng có khá nhiều, chúng thể hiện trên tất cảcác mặt, từ những thách thức về chính trị đến những thách thức về kinh tế, từ nhữngthách thức về văn hoá - xã hội đến những thách thức về môi trường sống… Hệ thống và

cơ chế quyền lực quốc tế gây ra cho các quốc gia này nhiều mối lo ngại, vì nó được sửdụng như là cơ sở để cộng đồng quốc tế, hoặc nhân danh cộng đồng quốc tế, can thiệptrực tiếp và thách thức chủ quyền chính trị truyền thống Ngay cả những quyền định rachính sách và mục tiêu kinh tế, kiểm soát, điều hoà nguồn tài nguyên và nguồn thông tin,quyền quản lý các hoạt động kinh tế và khả năng hành động của một nước cũng sẽ bị tácđộng và bị các tổ chức kinh tế quốc tế và các công ty xuyên quốc gia ràng buộc chặt chẽ,

do đó khó có thể phát triển kinh tế dân tộc theo chiến lược riêng Những quy tắc thị

Trang 13

trường toàn cầu, buôn bán toàn cầu, tiền tệ toàn cầu, hoạt động kinh tế toàn cầu đã trởthành lực lượng mang tính cưỡng chế về mặt pháp luật quốc tế đối với một nước.

Trang 14

Đối với các nước đang phát triển

Toàn cầu hóa là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các thành viên tham gia,chủ yếu là giữa các nước đang phát triển và chậm phát triển với các nước phát triển (đứngđầu là Mỹ) Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là tham gia vào việc định ra và thựchiện "luật chơi chung" Để đảm bảo cho các nước đều có lợi ích trong mở cửa, hội nhập,đòi hỏi các bên tham gia phải hợp tác với nhau Do có ưu thế về vốn, công nghệ, thịtrường, kinh nghiệm quản lý và thực lực chi phối thị trường thế giới trong quá trình toàncầu hóa, các nước phát triển luôn nắm quyền quy định và khống chế những luật chơichung có lợi cho họ Mặc dù "luật chơi" có vẻ "công bằng", nhưng thực chất chúng luônđem lại lợi thế cho những kẻ mạnh (các nước tư bản phát triển và các công ty siêu quốcgia) Các nước đang phát triển, các nước nghèo thường phải gánh chịu những điều bất lợi,thiệt thòi về phía mình

Thực tế cho thấy, nếu như toàn cầu hóa đem lại cho các nước phát triển nhữngnguồn lợi khổng lồ và tăng nhanh sự giàu có của họ một cách vô độ, thì nó cũng làm chonhiều nước đang phát triển ngày càng tụt hậu và phần lớn dân chúng trên thế giới ngàycàng nghèo đi, tạo ra sự phân phối lợi ích không đều, làm gia tăng sự phân hóa giàunghèo giữa các nước Theo “Báo cáo phát triển con người” năm 2005 của Liên hợp quốc

đã chỉ rõ: 500 cá nhân giàu nhất thế giới hiện có tổng thu nhập lớn hơn cả 416 triệu ngườinghèo nhất Hơn thế nữa 2,5 tỷ người hiện đang sống ở mức dưới 2 đô la/ngày, chiếm40% dân số thế giới với chỉ bằng 5% thu nhập toàn cầu 10% những người giàu nhất, hầuhết sống ở các nước có thu nhập cao, hiện chiếm 54%

Trang 16

CHƯƠNG 2 CHỦ NGHĨA BIỆT LẬP 2.1 Định nghĩa

Chủ nghĩa biệt lập là niềm tin rằng một quốc gia nên đứng ngoài không quan tâmđến chiến tranh và xung đột, nó khẳng định rằng lợi ích tốt nhất của quốc gia này là giữcác công việc của các nước khác ở xa Chủ nghĩa biệt lập chủ trương hạn chế sự tham giacủa quốc tế là để tránh gây những tranh cãi nguy hiểm và không mong muốn giữa cácnước

Chủ nghĩa biệt lập cho rằng một quốc gia cố gắng cô lập quốc gia của mình khỏicông việc của các quốc gia khác bằng cách từ chối liên minh, từ chối cam kết kinh tế vớinước ngoài, thoả thuận quốc tế và cố gắng làm cho kinh tế hoàn toàn tự chủ; tìm cáchcống hiến toàn bộ nỗ lực của đất nước cho sự tiến bộ của chính mình, cả ngoại giao vàkinh tế, trong khi vẫn ở trong tình trạng hòa bình bằng cách tránh xa những vướng mắc

và trách nhiệm của nước ngoài

2.2 Quan điểm của chủ nghĩa biệt lập

Chủ nghĩa biệt lập, theo quan điểm chung, là niềm tin rằng một quốc gia nên tránhkhỏi các cuộc chiến tranh và xung đột, không quan tâm đến chúng Trong một chính sách

cụ thể hơn, chủ nghĩa biệt lập là một tập hợp các chính sách dẫn đến không can thiệp:tránh các liên minh chính trị / quân sự có thể dẫn đến chiến tranh, hoặc có khuynh hướng,như George Washington đã nói, "vướng vào hòa bình và thịnh vượng của chúng ta" trongnhững vấn đề của tham vọng, thù địch, quan tâm, hoặc sự nghiêng về các quốc gia khác

Nhiều người kết hợp chủ nghĩa biệt lập với hai khái niệm rất giống nhau là chủnghĩa không can thiệp và chủ nghĩa bảo hộ, nhưng không chính xác Chẳng hạn nhưkhông can thiệp, có nghĩa là tránh các liên minh quân sự có thể dẫn đến chiến tranh; đây

là loại được thực hiện nổi tiếng nhất của Thụy Sĩ Chủ nghĩa bảo hộ, theo cách khác, cónghĩa là sử dụng thuế cao đối với hàng nhập khẩu, được gọi là thuế quan, để ngăn chặnthương mại nước ngoài ảnh hưởng đến thương mại trong nước

Trang 17

Chủ nghĩa không can thiệp là một loại chính sách ly khai bên ngoài, nhằm mụcđích giữ cho một quốc gia xa các quốc gia khác có thể sẽ làm hại nó Chủ nghĩa bảo hộ làmột chính sách ly khai trong nước, được thiết kế để thúc đẩy ngành công nghiệp củariêng mình và các lợi ích thương mại, đồng thời hạn chế tác động của thương mại hoặckinh doanh nước ngoài Tính trung lập quốc tế là một phần hiếm hoi, và chủ nghĩa biệtlập, khi nó được nói đến, thường được mô tả là một nguyên nhân gây ra cho một số vấn

đề toàn cầu (Thế chiến II)

2.3 Nguyên nhân xuất hiện trở lại của chủ nghĩa biệt lập

Trong nhiều thập kỷ đã có một sự đồng thuận rằng toàn cầu hóa mang lại nhiềuviệc làm, lương cao hơn và giá cả thấp hơn - không chỉ tại các quốc gia giàu có mà cònvới cả các nước nghèo và đang phát triển Vậy nhưng hiện nay đang có một phong tràothể hiện sự thất vọng, thậm chí giận dữ đe dọa sự đồng thuận trên toàn cầu Vậy là toàncầu hóa đã có vấn đề, dẫn đến sự “xuất hiện trở lại” của chủ nghĩa biệt lập ở một số quốcgia

Những mâu thuẫn nội tại trong vỏ bọc toàn cầu hóa

Lấy ví dụ, cuối năm 2015, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng đã công bố Chươngtrình Giám sát cá da trơn của Việt Nam, buộc phải áp dụng tiêu chuẩn của Mỹ ngay từquy trình nuôi cá da trơn tại Việt Nam Điều đó thực ra là một biện pháp bảo hộ, giúp cáccông ty cá da trơn của Mỹ cạnh tranh được với những nhà nhập khẩu cá da trơn của ViệtNam, như lời nhận định của Thượng nghị sĩ John McCain

Tháng 5/2016 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo nâng thuế nhập khẩuđối với các nhà sản xuất thép Trung Quốc lên hơn 5 lần sau khi cáo buộc họ bán dưới giáthị trường Theo đó, thuế suất được áp lên tới 522% cho thép cuộn nguội được dùng trongchế tạo xe hơi, thùng container và xây dựng được nhập khẩu từ Trung Quốc

Việc áp thế chống bán phá giá, từ sản phẩm cá da trơn của Việt Nam đến sảnphẩm thép cuộn nguội của Trung Quốc và Nhật Bản, đều là những biện pháp phi thịtrường, thậm chí là bảo hộ mậu dịch Chỉ có điều nó lại diễn ra dưới thời chính quyền

Trang 18

Tổng thống Obama vốn luôn rất ủng hộ thương mại tự do toàn cầu Điều đó chứng tỏtoàn cầu hoá chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

Những mâu thuẫn nội tại trong các thực thể kinh tế, giữa các thực thể kinh tế đượcbảo bọc bởi toàn cầu hóa ngày càng phát triển và đến giai đoạn bùng phát thì chiếc áotoàn cầu hóa sẽ có nhiều lỗ thủng Đó chính là cơ hội cho chủ nghĩa biệt lập tái hiện

Sự lệch pha giữa các thực thể khiến toàn cầu hóa triệt tiêu lợi thế so sánh của các quốc gia

Trong hoạt động kinh tế, tập quán và nguồn nhân lực là 2 yếu tố quan trọngtạo nên lợi thế so sánh của một hay một số quốc gia trong một hay một số lĩnh vực sảnxuất nào đó “Trăm hay không bằng tay quen” luôn là một yếu tố tạo ra sự khác biệt chotập quán sản xuất, truyền thống sản xuất, dù ở bất cứ thời đại nào, giai đoạn nào trongsản xuất – kinh doanh

Cho dù ngày nay công nghệ hiện đại có thể tạo ra hiệu quả, hiệu suất gấpnhiều lần lao động của con người, nhưng khi khoa học được vận dụng và trở thành “tayquen” thì hiệu quả công việc vẫn sẽ luôn cao hơn hẳn

Lấy một ví dụ đơn giản, đó là hoạt động sản xuất thủy hải sản xuất khẩucủa Việt Nam, cụ thể là tại đồng bằng sông Cửu Long Tập quán, lối sống vùng sôngnước đã tạo nên những khả năng riêng có của người dân vùng này Khi ứng dụng khoahọc - kỹ thuật vào nuôi trồng thì tạo ra hiệu quả rất lớn, mà cụ thể là năng suất cao vàđương nhiên giá thành rẻ và người dân có lãi

Vậy nhưng với toàn cầu hóa thì trong trong nhiều trường hợp lợi thế sosánh đó lại không được ghi nhận, chấp nhận và thành quả khai thác được từ lợi thế sosánh đó đã bị tước bỏ, mà việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá sản phẩm cá da trơncủa Việt Nam là một thực tế Và hậu quả đó được xem là lý do khiến cho chủ nghĩa biệtlập tái hiện

Trang 19

Có thể thấy rằng, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Israel, Singapore,Hàn Quốc, Đài Loan hay Hong Kong đều từng là những hiện tượng trong xây dựng vàphát triển, mà việc biến lợi thế so sánh thành lợi thế tuyệt đối được xem là nguyên nhânquan trọng nhất tạo nên thành quả ấy.

Phương thức đó cũng được Trung Quốc vận dụng và đã thành công, màviệc chiếm lĩnh, rồi xây dựng được vị thế độc tôn trên thị trường hàng giá rẻ toàn cầuđược xem là thành quả tuyệt vời của người Trung Quốc Điều đó cho thấy, việc triệt tiêulợi thế so sánh là một trong những khiếm khuyết lớn của toàn cầu hóa

2.4 Những tư tưởng phản đối toàn cầu hóa

 “Toàn cầu hóa và những mặt trái” - Joseph E Stiglitz

Thông điệp chính của cuốn “Toàn cầu hóa và những Mặt trái” là: vấn đề khôngphải là do toàn cầu hóa, mà là do cách người ta quản lý quá trình này Thật không may là

cơ chế quản lý này đã không thay đổi 15 năm sau, những sự bất mãn mới đã mang thôngđiệp này đến với các nền kinh tế phát triển

 “Chiếc xe Lexus và cây Oliu” (1999) – Thomas Friedman

Chiếc xe Lexus và cây Ôliu (1999) miêu tả khá kỹ các nguyên nhân của sự chốngđối, tâm lý chống đối và hành vi chống đối toàn cầu hóa Phân tích hiện tượng chống đốimột cách khái quát, toàn diện và đưa ra các định hướng giúp nhân loại có thể thích nghiđược với toàn cầu hóa, không bị lùi lại phía sau

 “Thế giới phẳng” (2004) – Thomas Friedman

Cho thấy những đặc điểm, tính chất toàn cầu hóa dẫn tới những tác động đối vớicon người và tốc độ đổi thay rất nhanh của toàn cầu hóa

 “AntiGlobalization and the Genealogy of Dissent” (2010) - White Riot

Ngày đăng: 13/08/2020, 07:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Quá trình toàn cầu hóa đang bước vào một kỷ nguyên mới, được định hình không chỉ bởi dòng chảy hàng hóa và vốn qua biên giới, mà còn bởi dòng chảy dữ liệu và thông tin ngày càng gia tăng - tiểu luận toàn cầu hóa kinh tế chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa
u á trình toàn cầu hóa đang bước vào một kỷ nguyên mới, được định hình không chỉ bởi dòng chảy hàng hóa và vốn qua biên giới, mà còn bởi dòng chảy dữ liệu và thông tin ngày càng gia tăng (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w