Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu tiểu luận toàn cầu hóa kinh tế chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM

3.2. Tác động tiêu cực

Ngoài những cơ hội, toàn cầu hoá còn tạo ra cho Việt Nam những thách thức to lớn. Có thể thấy rằng, cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại cho các nước khác nhau, các dân tộc khác nhau không phải lúc nào cũng như nhau. Xét một cách tổng thể, các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ cơ hội nhiều hơn các nước nghèo. Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội.

Ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Cho đến nay, sau nhiều năm đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại và hết sức lớn. Để tránh nguy cơ đó, Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến hành trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai là vấn nạn thất nghiệp và thiếu việc làm. Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn và sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế có phần quyết liệt hơn. Chính sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, tiến hành tinh giản biên chế. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng. Đây cũng là một lý do khiến khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi đang có xu hướng ngày càng doãn ra. Điều đó được chứng minh bằng mức độ chênh lệch về thu nhập giữa 20% số người có thu nhập cao nhất và 20% số người có thu nhập thấp nhất. Chẳng hạn, 20% số người có thu nhập cao nhất gấp 6,6 lần 20% số người có thu nhập thấp nhất vào năm 2008; nhưng vào năm 2010 con số đó là 8,37 lần đến năm 2014 có giảm một chút nhưng vẫn giữ ở mức cao là 6,8 lần.

Thứ ba là tác động về mặt văn hóa. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, sự lo ngại về khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo chung của các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó. Các nước giàu có có khả năng sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm văn hoá của mình đi khắp các nước trên thế giới; trong khi đó, các nước nghèo, các nước đang phát triển không có khả năng làm điều đó. Các nước đang phát triển không thể đương đầu nổi với các nước phát triển trong cuộc cạnh tranh về các sản phẩm văn hoá. Điều này có thể nhận ra khi chúng ta ra nước ngoài, sẽ rất khó nhìn thấy các mặt hàng văn hóa truyền thống của Việt Nam trên kệ hàng của nước bạn hay không có nhãn hàng nào của Việt Nam nổi trội lên hẳn và có danh tiếng trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu tiểu luận toàn cầu hóa kinh tế chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w