Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu tiểu luận toàn cầu hóa kinh tế chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM

3.3. Một số khuyến nghị

Dù còn tồn tại nhiều cơ hội và khó khăn trước mắt nhưng con đường để vượt qua những thách thức đó không phải là để Việt Nam đóng cửa lại để sống biệt lập với thế giới; mà trái lại, chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, có một định hướng chiến lược rõ ràng để Việt Nam phát triển nhanh mạnh và bền vững trong một thế giới hòa bình và ổn định.

Một là, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cần theo dõi tình hình, dự báo kịp thời và chuẩn bị các giải pháp ứng phó để chủ động với các tình huống, nhằm hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm lợi ích dân tộc, đồng thời thích ứng với xu hướng mới của thế giới.

Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đang ngày càng đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại nhiều hơn, trong đó phần lớn là vụ kiện bán phá giá, chống trợ cấp. Điều này phần nào cho thấy, áp lực cận kề và chúng ta phải sẵn sàng có giải pháp để ứng phó với xu hướng bảo hộ thương mại.

Hai là, doanh nghiệp (DN) phải “quen dần” với xu thế phòng vệ thương mại, bởi xu thế bảo hộ ở các thị trường nhập khẩu là rõ ràng. Tuy nhiên, theo điều tra mới đây của

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với 1.000 DN thì có đến 63% DN có nghe nói về phòng vệ thương mại nhưng không hiểu sâu.

Do vậy, đã đến lúc DN phải “làm quen” với xu thế phòng vệ thương mại. Ngoài ra, để có thể đảm bảo rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện phù hợp với thông lệ quốc tế và hạn chế rủi ro bị các nước khác khởi kiện, Việt Nam bắt buộc phải có sự đánh giá khách quan và toàn diện về các điều kiện tự vệ.

Ba là, các DN sẽ phải nỗ lực cải tổ quy trình sản xuất theo hướng đầu tư công nghệ, sản xuất tiêu chuẩn cao hơn. Việc đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường nhập khẩu là vô cùng quan trọng, trong khi đây vẫn là điểm yếu của DN Việt Nam.

Sự thay đổi của mỗi DN không chỉ dừng lại ở vấn đề thay đổi quy mô, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chính DN ấy, mà còn giúp cải thiện ngành sản xuất theo hướng chất lượng hơn, tránh được những tác động từ các vụ kiện.

Bốn là, chủ động chuẩn bị tìm kiếm thị trường mới. Có thể nhìn thấy, viễn cảnh môi trường bảo hộ thương mại toàn cầu tăng cao, khiến lưu chuyển hàng hóa toàn cầu gặp trở ngại, trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục yếu. Do vậy, Việt Nam cần nghiên cứu và tìm kiếm các thị trường mới cân đối trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường lớn và có xu hướng bảo hộ thương mại.

Tài liệu tham khảo http://study.com/academy/lesson/isolationism-definition-policy-examples.html http://www.u-s-history.com/pages/h1601.html http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/quoc-te/item/29643802-biet-lap-cung-chinh-la-co- don.html http://www.baomoi.com/toan-cau-hoa-that-bai-chu-nghia-biet-lap-len- ngoi/c/21511899.epi http://nghiencuuquocte.org/2016/05/04/gia-tang-chu-nghia-biet-lap-duc/ http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/quoc-te/item/29643802-biet-lap-cung-chinh-la-co- don.html http://www.thesaigontimes.vn/156225/Dien-dan-kinh-te-the-gioi-Davos-2017-Truoc- mot-the-gioi-bat-dinh.html http://www.dankinhte.vn/tac-dong-cua-toan-cau-hoa/ http://vov.vn/kinh-te/buc-tranh-kinh-te-toan-cau-nam-2016-qua-lang-kinh-quoc-te- 464740.vov http://nghiencuuquocte.org/2016/04/27/toan-cau-hoa-so-co-hoi-nuoc-dang-phat-trien/ http://daibansamac.blogspot.com/2012/05/tac-ong-hai-mat-cua-toan-cau-hoa- kinh.html http://hdr.undp.org/sites/default/files/hdr2005-vietnamese-summary.pdf

Nhận xét của nhóm phản biện

- Bố cục: còn nhiều chỗ chưa hợp lý. Ví dụ như trọng tâm là về toàn cầu hóa và biệt lập nhưng chứ rút ra được bài học cho Việt Nam về biệt lập.

 Sắp xếp lại bố cục bài thuyết trình, tìm hiểu thêm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đã bổ sung

- Nội dung: có nhiều khái niệm mới chưa được giải thích, ví dụ: “quốc gia nhà nước” nhưng được sử dụng nhiều. Các phần nội dung hơi rời rạc, chưa hợp lý. Phần phân tích Việt Nam ở cuối có nhiều ý trùng với các nước đang phát triển

 Giải thích đầy đủ các khái niệm mới, bố cục lại bài

Câu 1: Facebook tham gia vào quá trình toàn cầu hóa sản xuất hay toàn cầu hóa thị trường?

Theo nhóm thì Facebook đúng hơn là đóng góp vào quá trình toàn cầu hóa thị trường. Facebook được coi là có vị thế duy nhất để giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, cho dù họ ở đâu. Mọi người trên Facebook và Instagram là trọng tâm của kết nối và khám phá cá nhân. Họ sẵn sàng tìm hiểu về sản phẩm mới. Theo nghiên cứu, có khoảng 50 triệu doanh nghiệp sử dụng Facebook để tìm kiếm khách hàng và 30% người hâm mộ họ đến từ các quốc gia khác. Đặc biệt, hành vi người tiêu dùng trên Facebook cũng được chú ý đến. Ví dụ: doanh nghiệp sẽ biết rằng các danh mục hàng đầu mà người dùng Facebook ở Pháp khám phá là giải trí, mỹ phẩm, công nghệ và thời trang cao cấp.6 Và 70% số người Malaysia được khảo sát đã xem hoặc tìm kiếm thông tin trên Facebook trước khi mua.

Dịch vụ của FB cho phép xây dựng một doanh nghiệp toàn cầu thực sự từ mọi nơi. Khả năng tìm kiếm khách hàng ở mọi nơi (Hơn 1 tỷ người trên FB được kết nối với một doanh nghiệp nước ngoài)

Nhận giải pháp tiếp thị toàn cầu giản đơn (Một doanh nghiệp hay một cá nhân đều dễ dàng sử dụng fb, ngay cả trên thiết bị điện thoai di dộng)

Tiếp cận mọi người ở mọi nơi (Hơn 1 tỷ người dùng hàng ngày trên điện thoại di động, FB là cầu nối nền kinh tế “di động” toàn cầu trên thế giới.

Nhờ đó FB dường như đã vượt qua những sự giới hạn của biên giới các quốc gia, kết nối công dân trên toàn cầu thành một mạng lưới thị trường ngày càng rộng lớn. Kinh doanh toàn cầu chưa bao giờ dễ dàng như thế.

Câu 2. Kinh doanh trên fb tiềm ẩn nhiều nguy cơ buôn lậu, lừa đảo, cần phải có quy định pháp luật hết sức chặt chẽ. Vậy bạn đã biết những quy định nào về việc kinh doanh trên fb chưa? Quy định này có ảnh hưởng gì đến quá trình tham gia vào toàn cầu hóa của FB hay không?

Hiện nay, mới có quy định về hoạt động tham gia thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, ngày 16-5-2013 của Chính phủ, Thông tư 47/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương cũng đã quy định về website TMĐT Cụ thể, các mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch TMĐT gồm: website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ và website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa cũng như dịch vụ.

Như vậy người bán hàng trên mạng xã hội facebook không phải đăng ký với Bộ Công Thương.

Câu 3. Facebook rất phổ biến tại các nước phát triển và đang phát triển , tuy nhiên tại các nước nghèo, tầng lớp dân trí thấp như nông dân hay công nhân ở các nước châu Phi , Ấn Độ thì việc sử dụng facebook để trao đổi và buôn bán hàng hóa vẫn còn rất mới mẻ và chưa được áp dụng. Bạn có cho rằng khi những người có dân trí cao tại các nước đã và đang phát triển sử dụng facebook làm công cụ trao đổi buôn bán , còn tầng lớp công-nông dân tại nước nghèo chỉ buôn bán bằng cách thủ

công truyền thống , thì khoảng cách giàu nghèo liệu có gia tăng không ? ( những người giàu vẫn mãi giàu , những người nghèo vẫn mãi nghèo)

Việc sử dụng Internet hay cụ thể ở đây là FB khiến thị trường bị tập trung , lợi nhuận thường đi về các doanh nghiệp(DN) lớn . Không ngạc nhiên khi họ đang được lợi từ nền giáo dục tốt hơn, kết nối tốt hơn và tài chính tốt hơn để lấy đi phần lớn lợi nhuận từ cuộc cách mạng kỹ thuật số. Báo cáo của WB cũng cho rằng nhiều thiếu sót của các hãng công nghệ có thể được khắc phục nếu các chính phủ tăng cường tiếp xúc với công dân của mình trên Internet. Chẳng hạn các hãng công nghệ như Google hay Facebook cũng có thể thực hiện các dự án miễn phí Internet cho người dân ở các nước châu Phi và Ấn Độ.Các dự án này về một góc nhìn nào đó sẽ tốt cho cộng đồng vì đã cung cấp truy nhập Internet miễn phí đến nhiều dịch vụ khác chứ không chỉ dịch vụ do các hãng này cung cấp.

Và WB, một tổ chức có trụ sở ở Washington và hay cho các nước đang phát triển vay tiền, cho rằng các tập đoàn công nghệ số đang làm tăng sự phân hóa giầu nghèo hơn là cải thiện điều này.

Lập luận của WB không phải là mới khi đã có những người biểu tình ngăn chặn xe bus của Google ở San Francisco hay những người nghèo bị mất nhà cửa cố gắng ngăn chặn hãng này chiếm đất để xây dựng trụ sở mới.

Bên cạnh những lợi ích về sự phát triển của công nghệ mang lại thì cũng xuất hiện những rủi ro mới như sự xáo trộn và mất bình đẳng trong nguồn lực lao động đến từ việc áp dụng công nghệ mới đã đòi hỏi các kỹ năng cao trong khi nhiều người vẫn làm những việc bình thường hằng ngày mà không biết đến điều này.

Một phần của tài liệu tiểu luận toàn cầu hóa kinh tế chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w