Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế được đề cập trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” mới chỉ phản ánh quá trình quốc tế hoá thương mại. Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, mà nét điển hình là xuất khẩu tư bản, thì xuất hiện thêm quốc tế hoá tư bản. Dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại quốc tế hoá kinh tế phát triển lên trình độ cao hơn, đó là quốc tế hoá sản xuất, tái hiện kiểu phân công công trường thủ công trên phạm vi toàn cầu
Trang 1QUỐC TẾ HOÁ ĐỜI SỐNG KINH TẾ TRONG “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ KINH
TẾ HIỆN NAY
GS.TS Đỗ Thế Tùng
Học viện CTQG HCM
(ĐCSVN)- Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế được đề cập trong “Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản” mới chỉ phản ánh quá trình quốc tế hoá thương mại Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, mà nét điển hình là xuất khẩu tư bản, thì xuất hiện thêm quốc tế hoá tư bản Dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại quốc tế hoá kinh tế phát triển lên trình độ cao hơn, đó là quốc tế hoá sản xuất, tái hiện kiểu phân công công trường thủ công trên phạm vi toàn cầu
1 Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh
tế
Quốc tế hoá đời sống kinh tế là xu hướng khách quan tất yếu do sự phát triển đại công nghiệp tạo ra Với các giai cấp trong các xã hội trước chủ nghĩa tư bản thì
việc duy trì nguyên vẹn phương thức sản xuất cũ là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của họ Trái lại, giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hoá công cụ sản xuất, do đó cách mạng hoá những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hoá toàn bộ những quan hệ xã hội
Việc sử dụng máy móc và hơi nước đã dẫn đến cuộc cách mạng trong công nghiệp
và ra đời đại công nghiệp
Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra Châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn Đại công nghiệp đòi hỏi nguồn nguyên liệu dồi dào và thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn đã thúc đẩy giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu Đồng thời chính đại công nghiệp tạo ra những phương tiện giao thông tiến bộ, khiến cho thương nghiệp, hàng hải phát triển mau chóng lạ thường; sự phát triển này lại tác động trở lại việc mở rộng công nghiệp Chính vì vậy, giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn
Trang 2lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới Những ngành công nghiệp dân tộc cũ đã bị tiêu diệt và đang ngày càng
bị tiêu diệt Những ngành công nghiệp dân tộc bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới, những ngành công nghiệp không dùng nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm
ra không những được tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nước trên trái đất nữa Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về
Quốc tế hoá đời sống kinh tế dẫn đến những quan hệ phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn
tự cung tự cấp là sự phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc
Với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới, sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất
ấy thì những sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi
Khủng hoảng kinh tế chu kỳ cũng là một nguyên nhân thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế Lực lượng sản xuất phát triển nhanh, tự phát tất yếu
dẫn đến những cuộc khủng hoảng sản xuất thừa Giai cấp tư sản đã khắc phục những cuộc khủng hoảng ấy bằng cách huỷ bỏ một số lực lượng sản xuất, mặt khác, bằng cách chiếm những thị trường mới và bóc lột triệt để hơn nữa thị trường cũ Nhưng điều đó chỉ chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng toàn diện hơn và ghê gớm hơn và giảm bớt những phương cách ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng ấy (Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới 1929 - 1933 đã chứng minh luận điểm đúng đắn này)
Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn tồn tại và giữ vai trò thống trị nền sản xuất thì xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế mang bản chất tư bản chủ nghĩa Nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ được thay thế bằng một
Trang 3quan hệ sản xuất mới, tiên tiến hơn khi ấy tính chất của quốc tế hoá đời sống kinh tế cũng sẽ biến đổi theo
Giai cấp tư sản buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt, nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản Nói tóm lại, nó tạo ra một thế giới theo hình dạng của
nó
Nhưng chính sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất lại ngày càng tăng cường tính chất xã hội hoá, không thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa, trái lại, chúng đã trở thành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy
Trước kia, khi những quan hệ sản xuất phong kiến không còn phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển, biến thành xiềng xích cản trở sản xuất, thì những xiềng xích ấy đã bị đập tan, thay vào đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Ngày nay, lại đang diễn ra một quá trình tương tự Xã hội tư sản hiện đại, với những quan hệ sản xuất và trao đổi tư sản của nó, với những quan hệ sở hữu tư sản, đã tạo ra những tư liệu sản xuất và trao đổi hết sức mạnh mẽ như thế, thì giờ đây giống như một tay phủ thuỷ không còn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệu lên
Dù giai cấp tư sản đã ra sức điều chỉnh quan hệ sản xuất thích nghi với lực lượng sản xuất hiện đại, nhưng quan hệ tư sản đã trở thành quá chật hẹp, không đủ để chứa đựng những của cải đã được tạo ra trong lòng nó nữa, nên tất yếu giai cấp vô sản sẽ giành lấy những lực lượng sản xuất xã hội hoá ấy Nhưng giai cấp vô sản chỉ có thể giành được những lực lượng sản xuất đó bằng cách xoá bỏ phương thức chiếm hữu hiện nay của chính mình, và do đấy, xoá bỏ toàn bộ phương thức chiếm hữu nói chung đã tồn tại từ trước đến nay Sự thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng làm cho những sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước mất đi nhanh hơn Khi đã xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ
Như vậy, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giữ địa vị thống trị thì xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế cũng mang bản chất tư bản chủ nghĩa Nhưng bản chất tư bản chủ nghĩa không phải là thuộc tính cố hữu của xu hướng này, khi quan hệ
Trang 4sản xuất tư bản chủ nghĩa được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới, tiên tiến hơn thì tính chất của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế cũng sẽ biến đổi theo
Không ai có thể đứng ngoài xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế
Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế mang lại lợi ích cho những nước phát triển nhiều hơn là cho những nước kém phát triển Nhưng không ai có thể đứng ngoài xu hướng tất yếu, khách quan này Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục
Quốc tế hoá đời sống kinh tế sẽ dẫn đến xu hướng quốc tế hoá các lĩnh vực khác
Khi sản xuất vật chất đã được quốc tế hoá thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa, và từ những nền văn hoá dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn hoá toàn thế giới
2 Ý nghĩa đối với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay
Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế được đề cập trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” mới chỉ phản ánh quá trình quốc tế hoá thương mại Khi chủ nghĩa tư bản
tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, mà nét điển hình là xuất khẩu tư bản, thì xuất hiện thêm quốc tế hoá tư bản
Dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại quốc tế hoá kinh tế phát triển lên trình độ cao hơn, đó là quốc tế hoá sản xuất, tái hiện kiểu phân công công trường thủ công trên phạm vi toàn cầu
Tự do hoá lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, tư bản, lao động, công nghệ… ngày càng được mở rộng ra phạm vi toàn cầu, đó là toàn cầu hoá kinh tế Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế chỉ là sự kế tục và phát triển ngày càng cao, ngày càng sâu rộng của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế Có thể nói đại công nghiệp tạo ra xu hướng quốc tế hoá
Trang 5đời sống kinh tế, còn cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đẩy xu hướng này lên trình độ toàn cầu hoá Do đó những tư tưởng nói trên trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vẫn có ý nghĩa thời sự đối với toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hoá kinh tế càng làm cho các ngành công nghiệp mang tính chất quốc tế; làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc và giữa các nước trên thế giới Hiện nay toàn cầu hoá kinh tế vẫn bị chi phối bởi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nên còn mang tính chất tư bản chủ nghĩa, nhưng tính chất đó không phải là nhất thành bất biến Tuy toàn cầu hoá kinh tế còn nhiều điều bất bình đẳng đối với các nước đang phát triển, nó vừa mang lại thời cơ vừa đặt ra những thách thức cho các nước này, nhưng không nước nào có thể đứng ngoài xu hướng đó Cách tốt nhất là tranh thủ thời
cơ, vượt qua thách thức để tiến lên Toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến toàn cầu hoá các lĩnh vực khác, bởi vậy mỗi nước không chỉ chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế mà còn phải mở rộng quan hệ đối ngoại trên tất cả các mặt chính trị, văn hoá, xã hội v.v…
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận định:
“Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”, và Đại hội đã chỉ rõ: “Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn”
“Thực hiện nhất quán đường lối đổi mới độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ X, NXB CTQG, Hà Nội 2006, tr73, 75 và 112)
Website Báo Đảng cộng sản ngày 29/12/2006