MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2 1. Toàn cầu hóa và những vấn đề về toàn cầu hóa 2 1.1 Một số khái niệm về toàn cầu hóa. 2 1.2. Quá trình hình thành của toàn cầu hóa 2 1.2.1 Quá trình hình thành 2 1.3. Mốt số nguyên nhân dẫn đến toàn cầu hóa. 3 1.4. Đặc điểm, biểu hiện của toàn của toàn cầu hóa 3 1.5. Các phương diện của toàn cầu hóa 5 1.5.1 Phương diện kinh tế 6 1.6. Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế xã hội 6 1.6.1 . Tính hai mặt của quá trình Toàn cầu hóa: 6 1.6.2 Những mặt tích cực của toàn cầu hóa 7 CHƯƠNG II. WTO, TPP VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐÊN KINH TẾ VIỆT NAM 9 2.1. Giới thiệu sơ lược về WTO,TPP 9 2.2 Những cô hội và thách thức của WTO và TPP đến kinh tế, xã hội Việt Nam 9 2.2.1 Những cơ hội 9 2.2.2 Những thách thức 13 CHƯƠNG III NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG VIỆC GIẢM THIẾU HẠN CHẾ CỦA TOÀN CẦU HÓA 15 3.1 Những tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam 15 3.2 Những giải pháp nhằm hạn chế tác động của toàn cầu hóa 16 3.3 Vai trò của nhà quản trị trong việc thích ứng với toàn cầu hóa 17 KẾT LUẬN 19
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2
1 Toàn cầu hóa và những vấn đề về toàn cầu hóa 2
1.1 Một số khái niệm về toàn cầu hóa 2
1.2 Quá trình hình thành của toàn cầu hóa 2
1.2.1 Quá trình hình thành 2
1.3 Mốt số nguyên nhân dẫn đến toàn cầu hóa 3
1.4 Đặc điểm, biểu hiện của toàn của toàn cầu hóa 3
1.5 Các phương diện của toàn cầu hóa 5
1.5.1 Phương diện kinh tế 6
1.6 Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế - xã hội 6
1.6.1 Tính hai mặt của quá trình Toàn cầu hóa: 6
1.6.2 Những mặt tích cực của toàn cầu hóa 7
CHƯƠNG II WTO, TPP VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐÊN KINH TẾ VIỆT NAM 9
2.1 Giới thiệu sơ lược về WTO,TPP 9
2.2 Những cô hội và thách thức của WTO và TPP đến kinh tế, xã hội Việt Nam 9
2.2.1 Những cơ hội 9
2.2.2 Những thách thức 13
CHƯƠNG III NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG VIỆC GIẢM THIẾU HẠN CHẾ CỦA TOÀN CẦU HÓA 15
3.1 Những tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam 15
3.2 Những giải pháp nhằm hạn chế tác động của toàn cầu hóa 16
3.3 Vai trò của nhà quản trị trong việc thích ứng với toàn cầu hóa 17
KẾT LUẬN 19
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan với hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới Việt Nam cũng đang từng bước tham gia hội nhập cùng với nền kinh tế quốc tế mà mở đầu rõ nhất bằng sự kiện chúng ta đã gia nhập vào WTO năm 2007 và WTO 2016 Đây cũng là thời cơ nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Toàn cầu hóa, những thuận lợi và thách thức ” để mong góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng hệ thống lý luận kinh tế Việt Nam trong thời đại ngày nay
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1 Toàn cầu hóa và những vấn đề về toàn cầu hóa
1.1 Một số khái niệm về toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa được hiểu theo các phương diện kinh tế - kỹ thuật, chính trị cho nên cũng có nhiều khái niệm khác nhau về toàn cầu hóa.như:
- Toàn cầu hóa là quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng khác nhau
từ trạng thái biệt lập tách rời thành một trạng thái khác về chất, bằng sự liên kết gắn bó một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu Khi đó một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này sẽ ảnh hưởng, tác động tới các vùng miền các cộng đồng khác trên quy mô toàn thế giới”
- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ van hóa kinh tế v.v… trên quy
mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mai kĩ thuật, công nghệ thông tin, văn hóa
- Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới
1.2 Quá trình hình thành của toàn cầu hóa
1.2.1 Quá trình hình thành
Toàn cầu hóa được nhen nhóm hình thành và phát triển khi các tuyến đường hàng hải quốc tế được lưu thông và con đường tơ lụa của Trung Quốc với các quốc gia phương Tây được hình thành và phát triển Các đoàn thám hiểm của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và sau đó là Hà Lan tiến hành buôn bán với các quốc gia phương Đông Sự sơ khai đó tiếp diễn khi các nước Phương tây tiến
Trang 4hành xâm lược các nước phong kiến phương Đông và Châu Phi nhưng trong thời kỳ này các nước Đế quốc, thực dân chỉ tiến hành buôn bán và khai thác ở nước thuộc địa của mình, quá trình toàn cầu hóa thực sự phát triển sau năm 1945 các nước thuộc địa Á, Phi, Mĩ la tinh liên tiếp dành được độc lập hình thành các quốc gia mới
Ngày nay toàn cầu hóa đã trở thành xu thế, xu thế toàn cầu hóa, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội
1.3 Mốt số nguyên nhân dẫn đến toàn cầu hóa.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất và phân công lao động đã vượt khỏi tầm tay của từng nước
- Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhảy vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đời của công nghệ thông tin
- Nhu cầu mở rộng thị trường, xuất khẩu tư bản, sự di cư ồ ạt về lao động
- Sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế của các quốc gia, đặc biệt là các nước thứ ba
- Sự phát triển và phổ cập của kinh tế thị trường và cơ chế thị trường
- Sự xuất hiện của công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế về thương mại và tài chính, sự hình thành các hệ thống tài chính, ngân hàng quốc tế, tao ra khối lượng giao dịch tiền tệ , hàng hóa khổng lồ
1.4 Đặc điểm, biểu hiện của toàn của toàn cầu hóa
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân rộng
của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống Ví dụ, sự xuất hiện của các kênh truyền hình tin tức vệ tinh dựa trên sự kết hợp của công nghệ báo chí
và các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho thông tin được truyền tải trên
Trang 5phạm vi toàn cầu, vượt qua mọi khoảng cách địa lý với tốc độ gần như tức thì Qua đó một sự kiện ở một quốc gia cụ thể có thể gây nên những tác động mạnh
mẽ tới tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của hàng trăm quốc gia trên khắp hành tinh Việc di chuyển giữa các địa điểm trên toàn cầu cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn Ví dụ trong năm 2000 mỗi ngày trung bình có khoảng 3 triệu người di du lịch quốc tế và năm 2003 WTO ước tính rằng nền du lịch toàn cầu tạo nên doanh thu khoảng 693 tỉ USD Chính vì vậy người ta ngày càng nói nhiều tới khái niệm “ngôi làng toàn cầu”, hay “nền kinh tế toàn cầu”, nơi mà các
đường biên giới quốc gia đã dần bị lu mờ.
Thứ hai, các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và công nghệ
sản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới Các thị trường tài chính hiện đại cùng các giao dịch điện tử diễn ra suốt ngày đêm Các trung tâm thương mại mọc lên khắp thế giới, cung cấp hàng hóa đến từ nhiều quốc gia khác nhau Đi cùng với đó là vai trò ngày càng gia tăng của các công ty đa quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ Tuy nhiên mặt trái của các tiến bộ khoa học công nghệ là việc chính các tiến bộ này cũng đã góp phần hình thành và tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức tội phạm và khủng bố, như các nhóm tin tặc quốc tế hay tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Qaeda
Thứ ba, thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa
các quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng Sự phụ thuộc lẫn nhau không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế - thương mại, mà còn xuất hiện ở những vấn đề khác như tình trạng ấm lên toàn cầu của trái đất, hay các làn sóng tội phạm và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia… Những vấn đề này đòi hỏi các quốc gia cần phải thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tránh được những tác động này, và càng không thể một mình giải quyết được những vấn đề đó
Trang 6Thứ tư, dường như toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt về mặt
văn hóa Những bộ phim Hollywood giúp phổ biến các giá trị văn hóa đại chúng của Mỹ ra khắp thế giới Thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của người dân ở các quốc gia cũng dần bị biến đổi theo hướng đồng nhất Tương tự, thông qua âm nhạc và điện ảnh, người dân thế giới ngày càng biết tới nhiều hơn các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán… của các quốc gia như Hàn Quốc hay Trung Quốc Một mặt quá trình toàn cầu hóa về văn hóa này tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn giữa người dân thuộc nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau Mặt khác, trong một số trường hợp nó cũng tạo nên những phản ứng tiêu cực, như sự va chạm giữa các giá trị văn hóa đối lập, hay sự phản kháng đối với những giá trị văn hóa phương Tây, đặc biệt là ở các quốc gia Hồi giáo Tương
tự, toàn cầu hóa cũng đe dọa làm lu mờ bản sắc văn hóa của các quốc gia, vốn là những giá trị cần được duy trì nhằm bảo vệ sự đa dạng của nền văn hóa thế giới Cuối cùng, quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của các quốc gia với tư cách là các chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm Thực tế, toàn cầu hóa đã làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia, vốn là nền tảng cho sự tồn tại của chúng Điều này thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế Ngày nay các quyết định kinh tế của các quốc gia không thể được đóng khung trong phạm vi biên giới lãnh thổ của quốc gia đó hay chỉ dựa vào nước điều kiện của quốc gia
sở tại Ngược lại, mọi quyết định kinh tế của mỗi chính phủ đều chịu sự điều chỉnh của những lực lượng trên thị trường toàn cầu, vốn nằm ngoài khả năng kiểm soát của các nhà nước Mọi nỗ lực đi ngược lại sự điều chỉnh của những lực lượng này đều có thể dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau, như sự dịch chuyển của vốn đầu tư ra nước ngoài, các rủi ro về thương mại hay tỉ giá hối đoái
1.5 Các phương diện của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa diễn ra ở mọi mặt đời sống xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng chủ yếu về phương diện kinh tế - kỹ thuật và chính trị và xã hội
Trang 71.5.1 Phương diện kinh tế
- Toàn cầu hóa kinh tế làm thay đổi toàn diện về kinh tế, trước kia nhiều quốc gia kinh tế tự cung tự cấp, bế quan tỏa cảng không giao thương với bên ngoài thì hiện nay toàn cầu hóa làm cho các quốc gia phải hòa nhập với môi trường thế giới thì mới có cơ hôi phát triển kinh tế Hệ thống tài chính quốc tế được mở rộng hầu khắp thế giới với các ngân hàng xuyên thế giới cho phép các
cư dân thực hiện giao dịch tại hầu hết quốc gia
- Về mặt chính trị chính thay đổi kinh tế làm biến đổi chính trị của mỗi quốc gia, thay đổi kinh tế đòi hỏi các nguyên thủ các nhà lãnh đạo các quốc gia vạch ra đối sách, vạch ra chiến lược để hòa nhập kinh tế thế giới, hòa nhập quốc
tế, phải đặt ra các phương pháp để hòa nhập kinh tế
- Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hoá; nó đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị Đến lượt mình, những thay đổi về chính trị lại có tác động trở lại đối với kinh tế Xong, điều cần quan tâm và nhấn mạnh lại chính là ở sự tác động của kinh tế và những thay đổi chính trị đối với văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá
1.6 Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế - xã hội
1.6.1 Tính hai mặt của quá trình Toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới Tính tất yếu khách quan của toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi các tiến bộ mạnh
mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin Toàn cầu hóa có sức hấp dẫn vì nó làm cho nền kinh tế của các quốc gia nếu khéo vận dụng trong chiến lược hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một
cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nước Toàn cầu hóa đang ngày càng lôi cuốn nhiều dân tộc, quốc gia có trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị – xã hội khác nhau tham gia Tuy nhiên, trong
Trang 8giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới toàn cầu hóa chưa phải là công thức tối ưu cho tất cả các quốc gia, dân tộc Toàn cầu hóa chưa phải là môi trường tốt đẹp mà vào đó ai cũng thắng, ai cũng có lợi như nhau và không ai phải trả giá Xu thế toàn cầu hóa diễn ra không trôi chảy, dễ dàng mà phải thông qua quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa hai nhóm nước: các nước phát triển và các nước đang phát triển, trong sự thống nhất và mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa và liên kết khu vực, giữa tự do hóa và bảo hộ mậu dịch…
1.6.2 Những mặt tích cực của toàn cầu hóa
- Toàn cầu hóa kinh tế thực chất là mở rộng và phát triển thị trường toàn cầu Sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quan thuế bị dỡ bỏ, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các nước Nửa đầu thế kỷ XX, kim ngạch buôn bán của thế giới tăng 2 lần, đến nửa sau thế kỷ XX, do cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế nên kim ngạch buôn bán của thế giới đã tăng 50 lần Sự phát triển mạnh mẽ thị trường toàn cầu dưới tác động của toàn cầu hóa đã cho phép các nước đang và chậm phát triển có thể tận dụng các nguồn lực của mình, nhất là nguồn lực lao động dồi dào để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một số ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ
- Dưới tác động của quá trình toàn, những thành tựu của khoa học – công nghệ được chuyển giao nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học – công nghệ để phát triển
- Cùng với quá trình Toàn cầu hóa, nguồn vốn đầu tư quốc tế tăng mạnh góp phần điều hòa dòng vốn theo lợi thế so sánh tạo điều kiện cho các nước tiếp cận được nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, hình thành hệ thống phân công lao động quốc tế có lợi cho cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư (Tổng số vốn đầu
tư ra nước ngoài năm 1997 gấp 800 lần năm 1914)
Trang 9- Toàn cầu hóa thúc đẩy sự cải cách sâu rộng các nền kinh tế quốc gia và sự hợp tác khu vực để các chủ thể này có thể nâng cao vị thế cạnh tranh và phát triển được trong nền kinh tế thị trường thế giới
- Toàn làm cho mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sự giao lưu thuận tiện nhanh chóng…
- Toàn cầu hóa mang lại lợi ích nhiều mặt cho các tầng lớp dân cư Mọi người có điều kiện tận hưởng các sản phẩm và dịch vụ mới, rẻ từ khắp nơi trên thế giới Đặc biệt những người lao động ở các nước nghèo có cơ hội tiếp cận với thị trường lao động quốc tế, tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế
- Về mặt chính trị, quá trình TCH KT làm gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia có lợi cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển Tóm lại, dưới tác động của TCH KT, thế giới ngày nay trở thành một thế giới thống nhất trong đa dạng Các nền văn hóa giao thoa, con người ngày càng có điều kiện hướng tới sự phát triển toàn diện Cùng với TCH là xu thế khu vực hóa Xu thế khu vực hóa phản ánh sự khác biệt và mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia, khu vực trong một thế giới đa dạng, trong đó sự hợp tác và liên kết quốc tế ngày càng tăng lên nhưng cuộc đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, khu vực cũng rất gay gắt và quyết liệt
Trang 10CHƯƠNG II WTO, TPP VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU
HÓA ĐÊN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu sơ lược về WTO,TPP
- WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm
các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư)
- TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độ cam kết rất cao (được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam)
Ngày 04/02/2016, TPP đã được ký kết chính thức vào, hiện tại các nước thành viên đang tiến hành các thủ tục nội bộ để thông qua Hiệp định
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.Hiện tại Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP
2.2 Những cô hội và thách thức của WTO và TPP đến kinh tế, xã hội Việt Nam
2.2.1 Những cơ hội
- Về thương mại, xếp hạng của WTO về xuất, nhập khẩu của Việt Nam tăng so với thời điểm gia nhập WTO, cụ thể: xuất khẩu hàng hóa năm 2007 xếp thứ 50 thì năm 2014 xếp thứ 34; nhập khẩu hàng hóa năm 2007 xếp thứ 41 thì