Thị trường bảo hiểm - Những thuận lợi và thách thức
youtemplates.com | Website chia sẻ kiến thức Tài liệu về Bảo hiểm sưu tầm từ Internet Page 1 Thị trường Bảo hiểm - Những thuận lợi và thách thức Nhân kỷ niệm 42 năm ngày thành lập Tổng Công ty Bảo hiểm Viêt Nam (15/1/1965-15/1/2007) và nhân dịp Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 11/01/2007, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (CTHĐQT) Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt xoay quanh nội dung này. Xin giới thiệu cùng độc giả PV: Xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn đối với ngành Bảo hiểm khi chúng ta là thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO? CTHĐQT Lê Quang Bình: Trên thực tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu mở cửa cho các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài từ năm 1999. Nhiều công ty bảo hiểm lớn trên thế giới đã có mặt ở thị trường Việt Nam.Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, hiện thị trường bảo hiểm Việt Nam có 18 doanh nghiệp cổ phần và 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu chia theo lĩnh vực kinh doanh thì có 20 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm; 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 8 doanh nghiệp môi gới bảo hiểm. Hiện có 150.000 đại lý bảo hiểm với trên 100 sản phẩm nhân thọ và hơn 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đã được các công ty bảo hiểm đưa ra thị trường. Bảo hiểm cũng đã đóng góp 2% vào GDP của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 29%/năm. Việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân cáccông ty bảo hiểmtrong nước nói riêng. Về cơ hội, việc tham gia thị trường của những công ty bảo hiểm mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hóa và thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Hơn nữa mở cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước chuyển đổi cơ cấu để tăng youtemplates.com | Website chia sẻ kiến thức Tài liệu về Bảo hiểm sưu tầm từ Internet Page 2 khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, việc tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường bảo hiểm cũng có những thách thức nhất định đối với công ty bảo hiểm trong nước, đó là: Các công ty trong nước sẽ bị chia sẻ thị phần và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. (Thị phần Bảo hiểm Nhân Thọ của các doanh nghiệp trong nước giảm từ trên 70% năm 2000 xuống còn 38% năm 2005). Hiện tại, mức phí bảo hiểm tại Việt Nam vẫn còn khá cao do đó các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khá vất vả khi gặp những tập đoàn bảo hiểm tầm cỡ với chương trình bảo hiểm toàn cầu có mức phí rất thấp. Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước sẽ đứng trước sức ép cạnh tranh lớn trong khi năng lực về công nghệ, vốn còn yếu và nhỏ bé. Cạnh tranh về nhân lực giữa các công ty bảo hiểm sẽ diễn ra sôi động, khi các công ty bảo hiểm nước ngoài mới tham gia thị trường sẽ tìm mọi cách lôi kéo các nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Thị trường phát triển nhanh về qui mô, đa dạng về sản phẩm, một số lĩnh vực bảo hiểm trước đây chỉ dành cho các doanh nghiệp trong nước sẽ bị dỡ bỏ dần, sức ép cạnh tranh và yêu cầu trình độ quản trị của các doanh nghiệp trong nước ngày càng cao hơn. Mức độ cạnh tranh cao có thể dẫn tới hiện tượng liên kết giữa các công ty bảo hiểm lớn, thôn tính các doanh nghiệp nhỏ, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường, gây thiệt hại cho các công ty vừa và nhỏ. Có thể nói, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích tổng thể cho thị trường. Tôi tin tưởng rằng với chiến lược phát triển thị trường rõ ràng của Chính phủ và hệ thống pháp luật chuyên ngành ngày càng được hoàn thiện, các thách thức sẽ được youtemplates.com | Website chia sẻ kiến thức Tài liệu về Bảo hiểm sưu tầm từ Internet Page 3 kiểm soát tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường và sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. PV: Đối với riêng Tập đoàn Bảo Việt, ông đánh giá thế nào về mức độ ảnh hưởng khi chúng ta là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) CTHĐQT Lê Quang Bình: Như chúng ta đã thấy, mức cam kết dành cho bảo hiểm của Việt Nam đạt tốt hơn các nước thành viên mới gia nhập khác. Về tổng thể, cam kết WTO về bảo hiểm tương đương với mức thỏa thuận trong hiệp định thương mại (BTA) Việt - Mỹ. Có một điểm khác là cho mở thêm chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ. Tập đoàn Bảo Việt sẽ chịu ảnh hưởng chung của quy luật thị trường về nhiều mặt so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác đang kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng chúng tôi có những thuận lợi và thế mạnh riêng mà các doanh nghiệp khác không có được, đó là: Chúng tôi đã có 42 năm xây dựng và trưởng thành. 42 năm không phải là nhiều so với các Tập đoàn Bảo hiểm lâu năm trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, chúng tôi luôn tự hào là doanh nghiệp Bảo hiểm đầu tiên và lâu đời nhất và có thị phần và khách hàng lớn nhất Việt Nam. Song song với tuổi đời như vậy, uy tín của chúng tôi đối với khách hàng là người dân Việt nam ngày càng được củng cố và nâng cao. Điều đặc biệt, chúng ta là người Việt Nam nên chúng ta hiểu người dân cần những gì ở chúng ta, những người làm Bảo hiểm có trách nhiệm nghiên cứu cung cấp sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm khi người dân cần. Bởi vậy, khi chúng ta cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho chính người dân của chúng ta thì sản phẩm đó chắc chắn là ưu việt. Mặt khác, đã từ lâu Ban lãnh đạo Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam nay là Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt đã nhận thức rõ được cạnh tranh và hội nhập quốc tế của thị trường bảo hiểm, vì vậy chúng tôi đã có sự chuẩn bị chiến lược cho giai đoạn này, như: Tăng cường đầu tư cho nhân lực, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin và nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm, đa dạng hóa đầu tư và hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực bổ trợ khác và đặc biệt trong thời gian qua Bảo Việt đang triển khai việc cổ phần youtemplates.com | Website chia sẻ kiến thức Tài liệu về Bảo hiểm sưu tầm từ Internet Page 4 hóa và tái cấu trúc hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, trong đó có bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài là những Tập đoàn tài chính-bảo hiểm hàng đầu trên thế giới, nhằm đa dạng hóa sở hữu, nâng cao năng lực về vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của Tập đoàn. PV: Để Tập đoàn Bảo Việt luôn luôn tự hào về truyền thống cũng như sự phát triển vững chắc trong tương lai, Bảo việt có những định hướng và giải pháp gì? CTHĐQT Lê Quang Bình: Không riêng gì Bảo Việt, trong cơ chế thị trường và vòng xoay hội nhập, các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là công ty trong nước, phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư phần mềm quản lý khách hàng, hợp đồng và rủi ro bảo hiểm, xử lý giải quyết bồi thường và hạch toán kế toán . để nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Xuất phát từ thuận lợi, thách thức và tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt trong thời gian qua, Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển Bảo Việt giai đoạn 2006-2010: Đem đến cho khách hàng những sản phẩm tài chính tích hợp chất lượng cao-dịch vụ 1 cửa, vượt trội so với các nhà cung cấp khác; làm gia tăng gía trị cổ đông, đem lại đời sống vật chất đầy đủ và đời sống tinh thần phong phú cho mọi thành viên của Bảo Việt; bảo vệ môi trường, đóng góp vào các hoạt động xã hội và sự phát triển kinh tế quốc gia. Xây dựng Bảo Việt trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động chính trên lĩnh vực bảo hiểm và đầu tư tài chính, chiếm thị phần lớn nhất về bảo hiểm, có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, liên tục tăng trưởng, hiệu quả và phát triển bền vững PV: Được biết mới đây Bảo Việt đã ký bản quyền với Microsoft, ông có thể nói rõ hơn về bản hợp đồng này? youtemplates.com | Website chia sẻ kiến thức Tài liệu về Bảo hiểm sưu tầm từ Internet Page 5 CTHĐQT Lê Quang Bình: Các phần mềm của Microsoft mà Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt đang sử dụng với số lượng lớn gồm phần mềm hệ điều hành cho máy chủ và máy trạm, phần mềm cơ sở dữ liệu, phần mềm truyền thông, phần mềm công cụ lập trình, phần mềm quản lý dự án và phần mềm văn phòng cho máy trạm. Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt sẽ sở hữu vĩnh viễn toàn bộ 2.000 Giấy phép sử dụng Microsoft Office 2003 và bất cứ phiên bản mới nào mà Microsoft sẽ đưa ra thị trường trong vòng 3 năm tới. Đồng thời, các cán bộ công nhân viên của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng sẽ được sử dụng hợp pháp sản phẩm Office 2003 này tại nhà Cũng trong khuôn khổ dự án này, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt chúng tôi sẽ phối hợp với Công ty Hệ thống Thông tin FPT và Microsoft Vietnam tiến hành triển khai đồng bộ việc tối ưu hóa hạ tầng CNTT trên công nghệ của Microsoft. Thông qua đầu tư thích đáng và bài bản vào CNTT. Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt muốn khẳng định cam kết của mình trong việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, liên tục tạo ra sự khác biệt, tăng cường năng lực canh tranh, chuyên nghiệp hoá trong quản trị điều hành kinh doanh và giữ vững vị thế là Tập đoàn cung cấp các dịch vụ Tài chính – Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam và khu vực. PV: Xin cảm ơn ông! Anh Minh (thực hiện) . | Website chia sẻ kiến thức Tài liệu về Bảo hiểm sưu tầm từ Internet Page 1 Thị trường Bảo hiểm - Những thuận lợi và thách thức Nhân kỷ niệm 42. nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm; 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 8 doanh nghiệp môi gới bảo hiểm. Hiện có 150.000 đại lý bảo hiểm