MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 1. Tìm hiểu chung về Hiệp định TPP. 3 1.1. Sự ra đời của Hiệp định TPP. 3 1.2. Hiệp định TPP mở rộng và sự tham gia của Việt Nam. 4 1.3. Vai trò của Hiệp định TPP đối với các nước thành viên. 4 2. Tác động của Hiệp định TPP đến môi trường quản trị trong ngành dệt may tại Việt Nam. 5 2.1. Môi trường bên ngoài. 5 2.1.1. Thời cơ. 5 2.1.2. Thách thức 6 2.2. Môi trường bên trong. 8 2.2.1. Thời cơ. 8 2.2.2. Thách thức. 9 3. Một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lí trong ngành dệt may khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP. 10 KẾT LUẬN 12
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TÌM HIỂU VỀ HIỆP ĐỊNH TPP, CÓ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ TRONG NGÀNH DỆT MAY TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO? NHỮNG THÁCH THỨC,
THỜI CƠ VÀ GIẢI PHÁP.
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC
Người hướng dẫn: Ths Nguyễn Tiến Thành.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Khánh Lỵ
HÀ NỘI – 2015
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1 Tìm hiểu chung về Hiệp định TPP 3
1.1 Sự ra đời của Hiệp định TPP 3
1.2 Hiệp định TPP mở rộng và sự tham gia của Việt Nam 4
1.3 Vai trò của Hiệp định TPP đối với các nước thành viên 4
2 Tác động của Hiệp định TPP đến môi trường quản trị trong ngành dệt may tại Việt Nam 5
2.1 Môi trường bên ngoài 5
2.1.1 Thời cơ 5
2.1.2 Thách thức 6
2.2 Môi trường bên trong 8
2.2.1 Thời cơ 8
2.2.2 Thách thức 9
3 Một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lí trong ngành dệt may khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP 10
KẾT LUẬN 12
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài viết này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong bài viết đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Khánh Ly
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Để trở thành một nhà quản trị không phải là một việc dễ dàng, và để trở thành một nhà quản trị giỏi lại càng khó khăn hơn nhiều lần Để thực hiện tốt công việc của mình như: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, những người làm công tác quản trị cần có cái nhìn đúng đắn và sự phân tích chính xác về sự thay đổi của môi trường quản trị Bởi lẽ, môi trường quản trị là tổng hợp các yếu tố và các điều kiện khách quan, chủ quan có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động và sự tồn tại của tổ chức
Sự biến đổi không ngừng của môi trường quản trị gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là sau khi nước ta tham gia
kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là TPP)
Để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của Hiệp định TPP đối với môi trường quản trị ở nước ta như thế nào, em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về Hiệp định TPP, có tác động tới môi trường quản trị trong ngành dệt may tại Việt Nam như thế nào? Những thách thức, thời cơ và giải pháp?”
Trang 5NỘI DUNG 1.Tìm hiểu chung về Hiệp định TPP.
1.1.Sự ra đời của Hiệp định TPP.
Hiệp định TPP (tên tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic EconomicPartnership Agreement) đây là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương Lúc đầu chỉ có bốn nước tham gia Hiệp định, vì vậy nên còn được gọi là P4
Hiệp định này có khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ hơn do nguyên thủ 3 nước Chi-lê, Niu Di-lân và Xinh-ga-po (P3) phát động và đàm phán nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mê-hi-cô Vào tháng 4 năm 2005, Bru-nây xin gia nhập với tư cách thành viên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, biến P3 thành P4
Đây là Hiệp định mang tính "mở" Tuy đây không phải là một chương trình hợp tác trong khuôn khổ APEC nhưng tất cả các thành viên trong APEC đều có thể gia nhập nếu có quan tâm đối với Hiệp định này Xinh-ga-po đã nhiều lần thể hiện mong muốn mở rộng TPP và sử dụng TPP như một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng về Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á-Thái Bình Dương của APEC (FTAAP)
Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh khá rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ (chưa bao gồm dịch vụ tài chính do được đàm phán sau), vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật (TBT), chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa Ngoài ra, còn có một chương về hợp tác và hai văn kiện đi kèm
về Hợp tác Môi trường và Hợp tác Lao động
Theo thỏa thuận, các bên tham gia P4 sẽ tiếp tục đàm phán và ký hai văn kiện quan trọng về đầu tư và dịch vụ tài chính, chậm nhất là sau hai năm kể từ khi P4 chính thức có hiệu lực (tức là từ tháng 3 năm 2008)
Điểm nổi bật nhất của P4 là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa Thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực
Về dịch vụ, P4 thực hiện tự do hóa mạnh theo phương thức chọn-bỏ Theo đó, tất cả các ngành dịch vụ đều được mở, trừ những ngành nằm trong danh mục loại trừ
Tháng 9 năm 2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP Tiếp theo đó, tháng 11 năm
2008, Úc và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP Tại buổi họp báo công bố việc tham gia của Úc và Pê-ru, đại diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để thiết lập một khuôn khổ mới cho TPP Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP được lên lịch và diễn ra cho đến nay
1.2.Hiệp định TPP mở rộng và sự tham gia của Việt Nam.
Trang 6Từ năm 2006, qua nhiều kênh, Xinh-ga-po đã rất tích cực mời Việt Nam tham gia TPP - P4 Trước những cân nhắc cả về khía cạnh kinh tế và chính trị, Việt Nam chưa nhận lời mời này của Xinh-ga-po
Tuy nhiên, với việc Mỹ quyết định tham gia TPP, và trước khi tuyên bố tham gia TPP, Mỹ đã mời Việt Nam cùng tham gia Hiệp định này, Việt Nam đã cân nhắc lại việc tham gia hay không tham gia TPP
Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP Trước đó, tháng 10 năm 2010, Ma-lai-xia cũng chính thức tham gia vào TPP, nâng tổng số nước tham gia đàm phán lên thành 9 nước
1.3.Vai trò của Hiệp định TPP đối với các nước thành viên.
Thứ nhất, Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa, dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội
và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên
Thứ hai, TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước
Thứ ba, TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu
Thứ tư, TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh
tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại
Thứ năm, TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực
và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á – Thái Bình Dương
2.Tác động của Hiệp định TPP đến môi trường quản trị trong ngành dệt
Trang 7may tại Việt Nam.
2.1.Môi trường bên ngoài.
2.1.1 Thời cơ.
Môi trường kinh tế: Các yếu tố kinh tế là các yếu tố gây ra sự biến động trong
nền kinh tế, được phản ánh thông qua các chỉ số như: tổng sản phẩm quốc nội, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất, thâm hụt và thặng
dư ngân sách nhà nước, cán cân thanh toán quốc tế…
Khi bắt đầu có hiệu lực, TPP sẽ tạo ra động lực quan trọng cho sự phát triển của dệt may Việt Nam, góp phần đưa dệt may Việt Nam lên một tầm cao mới trong tương lai gần
Thứ nhất, khi Việt Nam gia nhập TPP, đại bộ phận hàng dệt may của nước ta sẽ được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu vào các nước thành viên TPP Khi đó, thuế nhập khẩu vào Mỹ và các nước trong TPP sẽ giảm xuống bằng 0 Đây là một lợi thế rất lớn để ngành dệt may tăng thị phần trên trường quốc tế
Thứ hai, các nước tham gia TPP đa số là những đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản Có đến 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước tham gia TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và
da giày chiếm đến 31% tổng giá trị Trong năm 2015, tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm và hàng hóa dệt may của Việt Nam sang các nước TPP là hơn 9,8 tỉ USD trong tổng số gần 14,9 tỉ USD hàng dệt may của Việt Nam xuất đi toàn thế giới
Thứ ba, thị trường lao động của ngành dệt may cũng sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực Khi thuế suất bằng 0%, hàng hóa xuất khẩu sang các nước TPP sẽ tăng lên nhiều, điều này đồng nghĩa với việc thị trường lao động trong nước sẽ có nhiều thay đổi Lực lượng lao động tham gia vào ngành dệt may sẽ cao hơn kéo theo chất lượng lao động sẽ cao hơn
Ngoài ra, Hiệp định TPP còn giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại đối với các thị trường trên thế giới, điều này hạn chế được sự phụ thuộc quá mức vào một thị trường nhất định Hiện nay thị trường Đông Á như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông đang chiếm tỷ trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta, trong đó xuất khẩu luôn ở trên mức 60%, nhập khẩu lên tới 75% Việc tham gia hiệp định TPP giúp đa dạng hơn các thị trường mục tiêu đồng thời hạn chế việc phụ thuộc và sự mất cân đối trong tình trạng xuất nhập khẩu hiện nay
Trang 8của nước ta
Văn hóa – xã hội
Tham gia vào Hiệp định TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp Việt Nam nâng cao tốc
độ tăng trưởng về kinh tế và xã hội, điều đó sẽ tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trong ngành dệt may nói riêng và người lao động trong cả nước nói chung, đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cho ngành dệt may nâng cao tay nghề và năng suất lao động và giúp chăm sóc sức khỏe cộng đồng được tốt hơn
Đặc biệt, trong Hiệp định TPP có bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp ngành dệt may của nước ta tăng trưởng bền vững hơn và môi trường Việt Nam được cải thiện hơn
Chính trị - pháp luật
TPP mang đến cho việt Nam khả năng hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới một môi trường thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng và minh bạch hóa hơn Ngoài ra, TPP còn thúc đẩy kiểm soát các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, chất lượng sản phẩm, quyền lợi và an toàn lao động…
Khoa học – công nghệ
Tham gia TPP Việt Nam có thể tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Điều này giúp Việt Nam mở ra cơ hội hợp tác với các công ty, tập đoàn lớn của các quốc gia thành viên trong TPP, từ đó thúc đẩy một làn sóng đầu tư mới, cải thiện năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tận dụng các cơ hội xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh, quá trình chuyển giao công nghệ trong ngành dêt may nói riêng
và đối với nền kinh tế đất nước nói chung
2.1.2 Thách thức
Môi trường kinh tế
Tham gia TPP Việt Nam phải chịu thách thức về xu hướng đầu tư rất nhanh và mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường đều vượt xa so với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Khi đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ rơi vào thế yếu vì doanh nghiệp Việt yếu hơn các doanh nghiệp nước
Trang 9ngoài về mọi mặt.
Bên cạnh đó, mặt yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên toàn cầu Chỉ số năng suất lao động của khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4 trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như Trung Quốc là 6,9 và Indonesia là 5,2 Đây là điểm yếu lớn nhất của dệt may nói riêng và các ngành sản xuất sử dụng lao động nói chung Do vậy, năng suất lao động là yếu tố quan trọng trong việc quyết định đến giá thành sản phẩm Với việc năng suất lao động của Việt Nam thấp như vậy thì giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đẩy lên cao hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước khác, kéo theo sản phẩm của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh kém
Khi gia nhập TPP, lao động các nước có thể có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tìm kiếm việc làm tại thì trường Việt Nam, với tay nghề chưa cao và trình độ phổ thông, lao động Việt Nam có thể rơi vào tình trạng không tìm kiếm được việc làm, điều này làm cho vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta ngày càng gia tăng, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn tới an ninh và trật tư, an toàn xã hội
Văn hóa – xã hội
Việc mở rộng thị trường và giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới khiến người lao động tiếp cận nhiều nèn văn hóa và tôn giáo, với trình độ người lao động trong ngành dệt may đa phần là lao động phổ thông có nhận thức chưa cao dễ dẫn đến
sự lai tạp văn hóa, dễ bị kẻ xấu lợi dụng vào việc chống phá tổ chức hay nhà nước Việt Nam
Bên cạnh đó, khi nền kinh tế phát triển, cuộc sống của người lao động được cải thiện và nâng cao, họ có thể sẽ dễ sa vào các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều khi đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới
Chính trị - pháp luật
Bên cạnh đó, thủ tục hành chính, hải quan; chi phí không chính thức…, theo yêu cầu TPP, còn rườm rà và lớn hơn cả phần thuế được cắt giảm trong TPP Song, năng lực quản lý yếu kém, thiếu hụt lao động, năng suất lao động thấp, thiếu vốn đầu
tư và công nghệ… cũng là một trong những yếu tố kìm hãm việc tăng năng lực sản suất cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp VN trong khuôn khổ TPP Môi trường cũng là vấn đề nhức nhối đối với những ngành sản xuất gây ô nhiễm có liên quan đến dệt may (như ngành nhuộm) Ngoài ra, khả năng các nước nhập khẩu hàng dệt may
Trang 10Việt Nam đưa ra các hàng rào kỹ thuật và thương mại phi thuế quan…để cản trở xuất khẩu dệt may của Việt Nam là khó tránh khỏi
Khoa học – công nghệ
Việc tiếp thu nền khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới sẽ tạo sự ỉ lại cho lao động Việt Nam khiến họ hạn chế khả năng sáng tạo và tự đổi mới Khi việc nhập khẩu các máy móc thiết bị hiện đại vào nước ta trở nên dễ dàng hơn với giá cả thấp hơn thì các thiết bị do Việt Nam sản xuất sẽ ít được chú ý tới bởi còn thua kém máy móc, công nghệ của các nước tiên tiến khác
2.2.Môi trường bên trong.
2.2.1 Thời cơ.
Khách hàng
Việt Nam có thị trường nội địa khá rộng lớn với hơn 86 triệu dân, đây là những khách hàng tiềm năng của ngành dệt may Khi tham gia Hiệp định TPP Việt Nam có
cơ hội để tiếp cận các thị trường rộng lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Canada… với thuế nhập khẩu bằng 0%, điều đó đã giúp cho nhiều người biết đến các sản phẩm dệt may của Việt Nam hơn và thị trường khách hàng từ đó cũng được mở rộng ra Không chỉ vậy, các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam cũng có mặt phổ biến hơn ở các thị trường nước ngoài, tạo điều kiện cạnh tranh với các sản phẩm dệt may của các quốc gia khác, tăng số lượng khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm dệt may Việt Nam
Nhà cung cấp
Việt Nam ra nhập TPP sẽ có sự liên kết chặt chẽ hơn với các nước thành viên,
từ đó nguồn nguyên liệu dành cho dệt may cũng được tìm kiếm và nhập khẩu dễ dàng
và phong phú hơn trước Bên cạnh đó, khi mức thuế nhập khẩu hàng hóa là 0% thì chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành dệt may sẽ giảm bớt, giá thành của sản phẩm của ngành dệt may cũng hạ xuống tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa ngành dệt của Việt Nam trên thị trường quốc tế
Đối thủ cạnh tranh
Ngành dệt may là một vùng đất màu mỡ không chỉ có Việt Nam mà các quốc gia khác trong TPP đều hướng tới nhằm tăng lợi nhuận và phát triển kinh tế của đất nước, chính vì vậy mà các đối thủ cạnh tranh trong ngành rất lớn, điều đó thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam năng động hơn, sáng tạo hơn trong quá trình quản lý
và sản xuất kinh doanh để có được khả năng cạnh tranh cao, có nhiều lợi thế cạnh