1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM.

19 569 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 236,16 KB

Nội dung

1.1. Nội dung của Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) 1.1.1. Thương mại hàng hóa Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp hỗ trợ việc làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP. 1.1.2. Dệt may Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may – ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP.Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất.Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu 2.1. Tác động tích cực của hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến quan hệ lao động trong ngành dệt may ở Việt Nam. Nhàng dệt may Việt Nam hiện nay có gần 6000 DN, trong đó gần 30% là DN có vốn đầu tư nước ngoài thu dụng hơn 2.5 triệu lao động, Đóng góp 10% giá trị sản xuất CN của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt được 27.02 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 2,4 lần so với 3010. Đứng top 5 trong số 153 nước xuất khẩu dệt may TG. Kim ngạch nhập khẩu năm 2015 đạt 16,5 tỷ USD tăng 10,7% so với năm 2014. Thứ nhất, đây là cơ hội để cải thiện quan hệ lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh Bộ luật Lao động được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01011995 đã đặt nền tảng pháp lý cho việc hình thành và phát triển quan hệ lao động ở Việt Nam. Đến nay, quan hệ lao động ở Việt Nam đã có những bước tiến nhất định từ việc nhận thức đến tổ chức thực hiện phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế, phát triển quan hệ lao động...

Trang 1

Lời nói đầu

Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện được coi như là Hiệp định thương mại tự do “ thế hệ mới ” đầy tham vọng với những tiêu chuẩn cao, là một thỏa thuận khu vực mở rộng, linh hoạt và toàn diện Mục tiêu chính là mở cửa thị trường mạnh và tham gia sâu vào các bên, loại bỏ các loại thuế quan cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên,… TPP được xem là cơ hội mà Việt Nam không thể bỏ qua Quy mô của TPP tạo ra những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt đối với ngành dệt may – trong nhiều năm qua vốn là ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta Hiệp định TPP sẽ tác động nhiều đến các vấn đề của ngành dệt may, trong đó có quan hệ lao động Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Phân tích tác động của Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới Quan hệ lao động trong ngành dệt may ở Việt Nam”

Trang 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI

BÌNH DƯƠNG (TPP) 1.1 Giới thiệu khái quát về Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (tên tiếng Anh: Trans-

Pacific Partnership Agreement - viết tắt là TPP) là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei Tháng 9/2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP Sau đó, tháng 11/2008, các nước khác là Úc, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định tương tự Đến tháng

10/2010, Malaysia chính thức thông báo ý định tham gia đàm phán TPP

Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ Và đến ngày 04/02/2016 Việt Nam chính thức ký kết TPP và TPP sẽ bắt đầu có hiệu lực 2 năm sau đó

1.2 Đặc điểm của Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Có năm đặc điểm chính đã làm TPP trở thành một Hiệp định quan trọng của thế

kỷ 21, đặt ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu, đồng thời tiếp tục giải quyết các vấn đề của thời đại mới Những đặc điểm đó bao gồm:

- Tiếp cận thị trường toàn diện: TPP đã xóa bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan một cách đáng kể đối với mua bán hàng hóa và dịch vụ, bao trùm một mảng lớn về thương mại, bao gồm hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội mới và lợi ích cho doanh nghiệp, công nhân, và người tiêu dùng của các nước ký kết

- Cách tiếp cận các cam kết khu vực: TPP hỗ trợ sự phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng, và thương mại liền mạch, tăng cường hiệu quả, tạo và hỗ trợ việc làm, nâng cao mức sống, tăng cường các nỗ lực bảo tồn, hỗ trợ hội nhập xuyên biên giới, cũng như mở cửa thị trường trong nước

- Giải quyết các thách thức thương mại mới: TPP thúc đẩy sự đổi mới, năng suất, và tính cạnh tranh nhờ vào việc xem xét giải quyết các vấn đề mới, trong đó

Trang 3

có phát triển kinh tế kỹ thuật số và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu

- Thương mại toàn diện: TPP bao gồm các yếu tố mới nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đều có thể đạt được lợi ích từ thương mại Hiệp định bao gồm cam kết giúp

đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu được Hiệp định, nắm bắt các cơ hội, và buộc chính quyền các nước tham gia TPP phải chú ý đến những thách thức đặc thù của mình Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và xây dựng năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các Bên có thể tuân thủ cam kết trong Hiệp định và tận dụng được những lợi ích

- Nến tảng hội nhập khu vực: TPP được định hình như một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và nhắm đến cả những nền kinh tế khác trong khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương

1.3 Nội dung của Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)

1.3.1 Thương mại hàng hóa

Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông

nghiệp.Ngoài ra, các Bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang - việc này được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sản phẩm mới.Đối với hàng nông nghiệp, các Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông

nghiệp trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực và

hỗ trợ việc làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP

1.3.2 Dệt may

Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may – ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP.Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất.Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP - điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung

Trang 4

thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực

1.3.3 Quy tắc xuất xứ

12 nước Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP.Các Bên tham gia TPP cũng đưa ra các quy tắc để bảo đảm rằng doanh nghiệp có thể hoạt động một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP thông qua việc thiết lập một hệ thống chung trên toàn TPP về chứng minh và kiểm tra xuất xứ của hàng hóa TPP

1.3.4 Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật

Các nước TPP nhất trí cho phép công chúng được đóng góp ý kiến vào các dự thảo quy định SPS trong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách cũng như để bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ sẽ phải tuân thủ

1.3.5 Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh

Chương Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền của các thành viên TPP cung cấp thông tin về việc nộp đơn xin nhập cảnh, để đảm bảo rằng phí nộp đơn là hợp lý, đưa ra quyết định đối với đơn xin nhập cảnh và thông tin cho các ứng viên nộp đơn về quyết định là sớm nhất có thể.Các thành viên TPP đồng ý đảm bảo rằng các yêu cầu về nhập cảnh tạm thời là sẵn sàng công khai cho công chúng, bao gồm công bố thông tin kịp thời và trực tuyến nếu có thể và cung cấp tài liệu giải thích; tiếp tục hợp tác về các vấn đề nhập cảnh tạm thời chẳng hạn như xử lý thị thực.Đa số các thành viên TPP cũng đã cam kết về mở cửa thị trường khách kinh doanh cho nhau, theo như Phụ lục cụ thể của từng nước đính kèm Hiệp định TPP

1.3.6 Thương mại điện tử

Các Thành viên TPP cam kết đảm bảo rằng các công ty và người tiêu dùng có thể tiếp cận và chuyển dữ liệu, với các mục tiêu chính sách công hợp pháp, chẳng hạn như quyền riêng tư, nhằm đảm bảo tự do lưu chuyển thông tin và dữ liệu toàn cầu, dẫn dắt nền kinh tế Internet và kỹ thuật số Không yêu cầu các công ty TPP thiết lập các trung tâm dữ liệu để lưu trữ dữ liệu như là một điều kiện để được hoạt động tại một thị trường TPP và thêm vào đó, mã nguồn của phần mềm không được yêu cầu lưu chuyển hoặc tiếp cận Thông qua và duy trì các luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến các hoạt động thương mại gian lận và lừa bịp trực tuyến và đảm bảo rằng sự riêng tư và sự bảo vệ người tiêu dùng khác sẽ có hiệu lực tại các thị trường TPP.Các Thành viên cũng được yêu cầu phải có các biện pháp để chấm dứt các tin nhắn thương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu

1.3.7 Doanh nghiệp nhà nước (SOEs)

Trang 5

Các Thành viên nhất trí bảo đảm rằng các SOEs của mình sẽ tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phù hợp với nhiệm vụ mà các SOEs đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công Bảo đảm rằng các SOEs hoặc đơn vị độc quyền sẵn có không có những hoạt động phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ của các Thành viên khác Trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các SOEs nước ngoài và bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý cả các SOEs và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng Sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các Thành viên TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các SOEs, hay làm tổn hại đến ngành trong nước của Thành viên khác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho SOEs sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ của SOE khác đó

1.3.8 Lao động

Tất cả các Thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và thừa nhận mối liên hệ giữa quyền của người lao động với thương

mại.Trong TPP, các Thành viên đồng ý thông qua và duy trì trong luật và thông lệ của mình các quyền cơ bản của người lao động như được thừa nhận trong Tuyên bố

1998 của ILO, đó là quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.Các Thành viên cũng đồng ý có luật quy định mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Những cam kết này áp dụng cả với các khu chế xuất

1.4 Phạm vi

Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về “các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế

Như đã đề cập ở phía trên, bên cạnh việc nâng cấp cách tiếp cận truyền thống đối với những vấn đề đã được điều chỉnh bởi các hiệp định thương mại tự do trước đó (FTAs), Hiệp định TPP còn đưa vào những vấn đề thương mại mới và đang nổi

Trang 6

lên cũng như những vấn đề xuyên suốt Những vấn đề này bao gồm những nội dung liên quan đến Internet và nền kinh tế số, sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước vào thương mại và đầu tư quốc tế, khả năng của các doanh nghiệp nhỏ trong việc tận dụng các hiệp định thương mại và những nội dung khác Hiệp định TPP tập hợp một nhóm các nước khác nhau – khác nhau về địa lý, ngôn ngữ và lịch sử, quy mô và mức độ phát triển Tất cả các nước TPP đều nhận thức rằng tính đa dạng về phát triển là một tài sản độc đáo nhưng cũng yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ, xây dựng năng lực cho các nước TPP có trình độ phát triển thấp hơn, và trong một số trường hợp, giai đoạn chuyển đổi và cơ chế đặc biệt cho phép một số thành viên TPP một khoảng thời gian bổ sung cần thiết để nâng cao năng lực thực thi các nghĩa vụ mới

Trang 7

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DỆT

MAY Ở VIỆT NAM.

2.1 Giới thiệu tổng quan về ngành dệt may ở Việt Nam.

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Theo số liệu của Tổng cục hải quan, năm 2015 giá trị xuất khẩu dệt may đạt 22,81 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2014 Đây là tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ đối với mặt hàng có gái trị xuất khẩu lớn thứ hai cả nước

Ngành dệt may Việt Nam có năng lực sản xuất cao, ngành hiện có hơn 6000 doanh nghiệp, sử dụng khoảng hơn 2,5 triệu lao động Sản phẩm may đạt 4 tỷ đơn vị, các sản phẩm khắc như bông xơ 8000 tấn, sợi 900 nghìn tấn, vải 1.5 tỷ m2 Năng lực xuất khẩu của ngành dệt may cũng rất đáng nể, riêng tỏng năm 2014 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 20,9 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, là mặt hàng xuất khẩu số một trong nhiều năm

Hiện Việt Nam là quốc gia được đánh giá có năng lực cạnh tranh cao tại chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu Và chọn Việt Nam làm trung tâm sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đang là đích đến cảu nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này Ngành dệt may cso nhiều cơ hội để bứt phá với tốc độ tăng trưởng nahnh và ổn định như hiện nay, ngành dệt may không chỉ đóng vai trò quan trọng mà còn đảm bảo cân bằng thương mại của Việt Nam

2.2 Tác động tích cực của hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương

(TPP) đến quan hệ lao động trong ngành dệt may ở Việt Nam.

Nhàng dệt may Việt Nam hiện nay có gần 6000 DN, trong đó gần 30% là DN có vốn đầu tư nước ngoài thu dụng hơn 2.5 triệu lao động, Đóng góp 10% giá trị sản xuất CN của cả nước

Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt được 27.02 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 2,4 lần so với 3010 Đứng top 5 trong số 153 nước

Trang 8

xuất khẩu dệt may TG Kim ngạch nhập khẩu năm 2015 đạt 16,5 tỷ USD tăng 10,7% so với năm 2014

Thứ nhất, đây là cơ hội để cải thiện quan hệ lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bộ luật Lao động được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995 đã đặt nền tảng pháp lý cho việc hình thành và phát triển quan hệ lao động ở Việt Nam Đến nay, quan hệ lao động ở Việt Nam đã có những bước tiến nhất định từ việc nhận thức đến tổ chức thực hiện phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường và thị trường lao động Các chủ thể được hình thành, các thiết chế bảo đảm, hỗ trợ quan hệ lao động được ban hành và bước đầu hoạt động có hiệu quả

Tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động ngày càng có vai to lớn và quan trọng trong việc tham gia cùng Nhà nước hoạch định các chính sách, pháp luật lao động cũng như tổ chức thực hiện trong thực tiễn… Bên cạnh đó, việc sửa đổi và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của tổ chức công đoàn cũng như tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động; các quy định về hoạt động đối thoại xã hội và thương lượng thỏa ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động và đình công cũng từng bước được hoàn thiện

Từ đầu những năm 2000, các đối tác ba bên (gồm Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã và đang chung tay xây dựng quan hệ lao động lành mạnh và tôn trọng giá trị và các nguyên tắc của ILO

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu thông qua một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA), nổi bật nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam tiếp tục các cam kết cải cách pháp luật, thiết chế và thực hành quan hệ lao động theo hướng tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong ILO với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao hơn mức trung bình thông qua con đường tăng trưởng toàn diện

Với việc gia nhập các FTA, đặc biệt là TPP và AEC, Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới có vị thế rất tốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường cải cách cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững Việc gia nhập TPP sẽ tạo thuận lợi cho người lao động và DN ngành dệt may đề ra các giải pháp để xử lý các vấn đề trong quan hệ lao động, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động Tuy nhiên, để hưởng lợi đầy đủ từ những hợp tác này, Việt

Trang 9

Nam sẽ phải tiến hành những cải cách quan trọng và rộng khắp với quan điểm nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách cơ bản về lao động, đặc biệt là hệ thống quan hệ lao động

Thứ hai, nâng cao vai trò của công đoàn, vai trò của người lao động và vai trò của người sử dụng lao động

QHLĐ trong cơ chế thị trường có những nguyên tắc khác với QHLĐ trong nền kinh tế kế hoạch hóa Do đó, vai trò của tổ chức công đoàn ở cơ sở phải là tổ chức thực sự, đại diện cho người lao động và đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ với người sử dụng lao động Vai trò của công đoàn, vai trò của người lao động và vai trò của người sử dụng lao động đều phải điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với nguyên tắc của QHLĐ trong cơ chế thị trường Trong các nước tham gia TPP, Việt Nam có QHLĐ với hình thức khác biệt nhất với các nước khác nên khi tham gia sân chơi chung thì chúng ta phải thay đổi nhiều nhất Do đó, khi tham gia TPP thì các bên chủ sử dụng lao động, người lao động và công đoàn đều phải có sự điều chỉnh Điều đầu tiên là Nhà nước cần phải điều chỉnh từ nhận thức, điều chỉnh luật pháp, điều chỉnh cơ chế thiết chế, tiếp đến là sự điều chỉnh của hai chủ thể chính trong QHLĐ là người lao động và người sử dụng lao động và đặc biệt quan trọng là tổ chức công đoàn

Các chuyên gia về lao động quốc tế đã có dự báo rất lạc quan rằng, nếu chúng ta tham gia đầy đủ tiến trình với các FTA có hiệu lực đi vào cuộc sống thì Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP khoảng 8% và sau khoảng 14 năm nữa thì sẽ tạo thêm được 6,5 triệu công ăn việc làm

Để đạt được kết quả như những chuyên gia lao động quốc tế dự báo phải có nhiều yếu tố đóng góp, trong đó có cả yếu tố liên quan đến hàng rào thuế quan, những điều kiện thuận lợi cho đầu tư, thương mại…

Và QHLĐ là yếu tố rất quan trọng, khi nói tới QHLĐ tức là nói tới những người lao động và những doanh nghiệp (DN) Bởi, không có (DN) thì không có sản xuất hàng hóa và không có người lao động thì cũng không có sản xuất hàng hóa

Thứ ba, cho phép người lao động ở cấp cơ sở được tự do thành lập công đoàn riêng độc lập với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

năm 2015, có tất cả 245 cuộc đình công bất hợp pháp xảy ra, trong đó ngành dệt may chiếm đến 40% Điều này cho thấy hoạt động của Công đoàn trong các doanh nghiệp dệt may hoạt động chưa đạt hiệu quả, chưa thực sự là tổ chức đại diện cho người lao động ( xem phụ lục 2.1)

Theo cam kết mới trong Hiệp định TPP, người lao động có thể gia nhập, cùng nhau thành lập tổ chức người lao động ở cấp cao, độc lập với Tổng Liên đoàn Lao động

Trang 10

Việt Nam Tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp sau khi thành lập có thể lựa chọn gia nhập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc đăng ký với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chính thức hoạt động và sẽ chỉ được hoạt động sau khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo một quy trình minh bạch và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật

Việc cho phép người lao động tự thành lập Công đoàn sẽ đem lại lợ ích to lớn đối với người lao động nói chung và ngành dệt may nói riêng Hiện nay công đoàn là

do chủ sử dụng lao động trả lương, do chủ sử dụng chỉ định do vậy công đoàn chưa phát huy vai trò của tổ chức đại diện người lao động, vẫn để xảy ra các cuộc đình công bất hợp pháp.Tuy nhiên, nếu tổ chức đại diện cho người lao động mà do người lao động bầu ra sẽ đảm bảo được việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, giúp người lao động có thể nói lên tiếng nói của họ, tránh vầ giảm được các mâu thuẫn xung đột xảy ra tại nơi làm việc

Thứ tư, thiết lập mối quan hệ hài hòa, ổn định,tiến bộ giữa doanh nghiệp với người lao động giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh thị trường trong bối cảnh hội nhập

Hài hòa, ổn định và tiến bộ là ba thành tố không thể thiếu, là mục tiêu mà chúng ta hướng tới trong xây dựng quan hệ lao động hiện nay

Hài hòa trong quan hệ lao động là sự cân đối giữa các yếu tố về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là về lợi ích kinh tế

Ổn định trong quan hệ lao động là việc làm, thu nhập, thời gian làm việc của người lao động ổn định; không có biến động đáng kể về sản xuất, kinh doanh, hợp đồng đặt hàng, số lượng, cơ cấu công nhân của doanh nghiệp Đó là duy trì trạng thái cân bằng về lợi ích, về quyền lực và sức mạnh của các chủ thể trong quan hệ lao động nhằm tăng cường sự hợp tác, giảm thiểu xung đột và tạo thế bình ổn trong quan hệ lao động

Tiến bộ là sự vận động trong quan hệ lao động phát triển theo hướng đi lên, ngày càng tốt hơn trước

Việc kí kết HIệp định TPP là sự thúc đẩy mạnh mẽ trong thiết lập mối quan hệ giữa daonh nghiệp và người lao động ngành dệt may Nó đề cao vai trò của người lao động cũng như doanh nghiệp, chỉ khi người lao động được almf việc trong một môi trường tốt, quan hệ giữa người lao động với doanh nghiệp ít xảy ra mẫu thuẫn thì

Ngày đăng: 11/03/2017, 13:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w