MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2 1. 1 Toàn cầu hoá 2 1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa 3 1. 3 Tác động của toàn cầu hoá đến Việt Nam 4 1.4 Toàn cầu hoá và những động lực. 5 Chương 2: VIỆT NAM VỚI TOÀN CẦU HOÁ 7 2.1 . Tiến trình hội nhập của Việt Nam. 7 2. 2 Việt Nam với cơ hội và thách thức. 8 2.2.1.Cơ hội và thách thức trong kinh tế 8 2.2.2 Cơ hội và thách thức trong chính trị 9 2.2.2 Cơ hội và thách thức trong văn hóa 10 2.2.3 Giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. 11 CHƯƠNG 3 NHÀ QUẢN TRỊ VIỆ NAM VÀ TOÀN CẦU HÓA 15 KẾT LUẬN 17
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2
1.1 Khái niệm chung về toàn cầu hóa 2
1.2 Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và quá trình phát triển của nó 2
1.2.1 Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hóa 2
1.2.2 Quá trình diễn ra toàn cầu hóa kinh tế 3
1.2.3 Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế - xã hôi 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆT NAM 9
2.1 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế ở Việt Nam 9
2.2 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ đổi mới đến nay 10
2.3 Thành tựu và hạn chế 11
2.4 Giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 13
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan với hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới Việt Nam cũng đang từng bước tham gia hội nhập cùng với nền kinh tế quốc tế mà mở đầu rõ nhất bằng sự kiện chúng ta đã gia nhập vào WTO tháng 11/2007 Đây cũng là thời cơ nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập kinh tế của Việt Nam” để mong góp một phần nhỏ vào những cố gắng chung trong việc xây dựng hệ thống lý luận kinh tế Việt Nam trong thời đại ngày nay
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Khái niệm chung về toàn cầu hóa.
Hiện nay có khá nhiều khái niệm về toàn cầu hóa:
- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và nền kinh tế thế giới , tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ van hóa kinh tế v.v… trên quy
mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế , toàn cầu hóa hầu như được dùng
để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế , người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mai kĩ thuật, công nghe, thông tin, văn hóa
- Một khái niệm khác nêu ra bản chất của toàn cầu hóa như sau :” Toàn cầu hóa là quá trình biến các vùng miền , các cộng đồng khác nhau từ trạng thái biệt lập tách rời thành một trạng thái khác về chất, bằng sự liên kết gắn bó một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu Khi đó một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này sẽ ảnh hưởng , tác động tới các vùng miền các cộng đồng khác trên quy mô toàn thế giới”
1.2 Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và quá trình phát triển của nó.
1.2.1 Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hóa.
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất và phân công lao đọng đã vượt khỏi tầm tay của từng nước
Hai là, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhảy vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đờicủa công nghệ thông tin
Ba là, nhu cầu mở rộng thị trường, xuất khẩu tư bản , sự di cư ồ ạt về lao động
Trang 4Bốn là, sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế của các quốc gia, đặc biệt là các nước thứ ba
Năm là, Sự phát triển và phổ cập của kinh tế thị trường và cơ chế thị trường
Sáu là, sự xuất hiện của công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế về thương mại và tài chính, sự hình thành các hệ thống tài chính, ngân hàng quốc
tế, tao ra khối lượng giao dịch tiền tệ , hàng hóa khổng lồ
1.2.2 Quá trình diễn ra toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa kinh tế nãy sinh từ rất sớm và dần phát triển , để rồi tạo ra những bước phát triển nhảy vọt như hôm nay xuất hiện ngay từ ở thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX Cho đến nay, vẫn còn đang có những ý kiến khác nhau về nguồn gốc và bản chất của quá trình toàn cầu hoá Một số người cho rằng, quá trình toàn cầu hoá bắt đầu từ khi người Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát con đường tơ lụa Với một số người khác, quá trình đó được bắt đầu từ sự kiện vượt qua vùng biển thuộc mũi Hảo Vọng và việc khám phá ra châu Mỹ, nhờ đó thế giới được mở rộng và các nguồn tài nguyên của thế giới từ các châu lục khác được chuyển về châu Âu Trong khi đó, một số người khác lại tin rằng, toàn cầu hoá diễn ra từ cuối thế kỷ XIX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp tạo nên sự phát triển của lực lượng sản xuất và các phương tiện vận tải
Nhưng, dù xuất hiện sớm hơn hay muộn hơn, trong thời đại hiện nay, toàn cầu hóa mang một nội dung với những nét đặc thù mới Một số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa Bởi lẽ, quá trình đó đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản, đặc biệt là các nước tư bản lớn
Toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đến cuộc sống của từng người Cách nhìn nhận và thái độ đối với toàn cầu hoá là hết sức khác nhau Trong khi một số nước đang phát triển tiếp nhận toàn cầu hoá một cách hồ hởi thì ở nhiều nước phát triển, phong trào chống toàn cầu hoá lại diễn
Trang 5ra một cách rộng khắp và thu hút hàng vạn người tham gia Song, bất chấp thái
độ khác nhau, ủng hộ hay phản đối, toàn cầu hoá vẫn là một xu thế tất yếu và
ngày càng được mở rộng mà mỗi quốc gia dân tộc phải đối mặt với nó
Tính tất yếu của toàn cầu hoá trước hết được biểu hiện ở tất yếu kinh tế.
Kinh tế, như mọi người đều biết, là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự
phát triển của văn minh nhân loại Thực ra, thuật ngữ văn minh nhân loại vừa
mang ý nghĩa vật chất, vừa mang ý nghĩa tinh thần Ưu thế của một nền văn minh được thể hiện trong sự hoà quyện và kết hợp giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần Với ý nghĩa đó, lịch sử của nhân loại là lịch sử của sự giải phóng mang tính chất tiến bộ khỏi sự tước đoạt về vật chất, đồng thời là lịch sử phát triển của tự do thuộc về vương quốc của tinh thần
Toàn cầu hoá là một hiện tượng vật chất hay kinh tế Nhưng, ngoài ý nghĩa là một hiện tượng vật chất, nó còn mang một ý nghĩa văn hoá, tinh thần sâu sắc Bởi lẽ, trên thực tế, không có một công việc nào của con người, không
có một hiện tượng nào trong xã hội lại chỉ mang ý nghĩa thuần tuý kinh tế
Về phương diện kinh tế, trước hết, toàn cầu hoá tạo ra một sự thay đổi căn
bản trong hoạt động kinh tế của con người, làm thay đổi tính chất và vị trí của thị trường Nếu như trước đây, thị trường mang tính quốc gia thì hiện nay, thị trường đã mang tính quốc tế Do quá trình toàn cầu hoá, các quốc gia nhanh chóng bị cuốn hút và trở thành một bộ phận phụ thuộc của nền kinh tế thế giới hoặc quốc tế Ngoài tính toàn cầu của thị trường hàng hoá và dịch vụ, tài chính
và tiền tệ cũng mang tính chất toàn cầu Một yếu tố khác không kém quan trọng
làm cho thị trường có tính toàn cầu là công nghệ điện tử mới của thông tin và
viễn thông Chính công nghệ mới đó không chỉ mang tính kinh tế, mà còn mang tính chính trị và xã hội sâu sắc
Về mặt xã hội, những nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đã và đang mang
lại những thay đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc Sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế, v.v đang là những vấn đề làm đau đầu các quốc gia dân tộc
Trang 6Nói tóm lại, chính toàn cầu hoá đang làm cho những vấn đề toàn cầu của thời đại tác động mạnh mẽ và nhanh chóng đến các quốc gia dân tộc Ngày nay, không một quốc gia dân tộc nào có thể làm ngơ trước sự lan truyền một cách nhanh chóng và rộng rãi của các bệnh dịch, như SARS, cúm gà, v.v.; của các nạn khủng bố, tội phạm quốc tế, v.v
Về mặt chính trị, người ta thường nhắc tới những thách thức nghiêm trọng
của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia Điều đó được lý giải bằng sự tác
động của kinh tế đối với chính trị Sự hội nhập về kinh tế tăng lên sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị Với lôgíc đó, người ta nói đến sự suy yếu của mô hình quốc gia dân tộc Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, người ta thường nói về
sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc hơn là đề cập đến sự độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó Có thể nói, không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá Chẳng hạn, do lôgíc nội tại của nó, toàn cầu hoá kinh tế vừa đòi hỏi, vừa muốn hướng tới sự tự do về thương mại và đầu tư ngày càng tăng lên một cách chưa từng có Do đó, những hiệp định thương mại đa phương được thể chế hoá trong WTO tất yếu hạn chế khả năng hành động một cách đơn phương của các chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích cục bộ của họ Vì lẽ đó, người ta coi những hiệp định thương mại đa phương ấy có tác dụng tiêu cực đối với bất kỳ chủ quyền quốc gia riêng lẻ nào Đúng như U.Bek đã nhận xét, “cộng đồng thế giới hình thành trong quá trình toàn cầu hoá trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế đang làm suy yếu, đặt dấu hỏi về sức mạnh của quốc gia dân tộc, thâm nhập vào khắp các đường biên giới lãnh thổ bằng nhiều phụ thuộc
xã hội đa dạng, các quan hệ thị trường, bằng mạng truyền thông, các phong tục, tập quán khác lạ của dân cư, không liên quan đến vùng lãnh thổ xác định của nó Điều đó biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực quan trọng nhất, là cơ sở của uy tín quốc gia dân tộc trong chính sách thuế, quyền hạn tối cao của bộ máy cảnh sát, trong chính sách đối ngoại, trong lĩnh vực an ninh quân sự”
Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu
Trang 7hoá; nó đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị Đến lượt mình, những thay đổi về chính trị lại có tác động trở lại đối với kinh tế Song, điều cần quan tâm và nhấn mạnh lại chính là ở sự tác động của kinh tế và những thay đổi chính trị đối với văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá
1.2.3 Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế - xã hôi
Những tác động tiêu cực của Toàn Cầu Hóa Kinh Tế: Những tác động tiêu cực của quá trình Toàn Cầu Hóa Kinh Tế bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản
là các nước công nghiệp phát triển, nhất là Mỹ hiện còn chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới, thao túng quá trình Toàn Cầu Hóa Kinh Tế, lợi dụng quá trình Toàn Cầu Hóa Kinh Tế để tăng cường bóc lột các nước nghèo thu lợi nhuận độc quyền cao Có thể nêu ra một số tác động tiêu cực sau đây của quá trình Toàn Cầu Hóa Kinh Tế:
– Toàn Cầu Hóa Kinh Tế thông qua tự do hóa thương mại thường đem lại lợi ích lớn hơn cho các nước công nghiệp phát triển vì sản phẩm của họ có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp, do đó có sức cạnh tranh cao dễ chiếm lĩnh thị trường Mặc khác, tuy nói là tự do hóa thương mại song các nước công nghiệp phát triển vẫn áp dụng những hình thức bảo hộ công khai (như áp dụng hạn ngạch) hoặc trá hình (như tiêu chuẩn lao động, môi trường…) Tuy có chuyển giao công nghệ song các nước công nghiệp phát triển thường không chuyển giao những thành tựu mới nhất mà thậm chí là chuyển giao những công nghệ lạc hậu hoặc đã khấu hao hết giá trị vào các nước chậm phát triển Điều này tác động xấu đến sự phát triển kinh tế ở các nước chậm phát triển và dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế ở các nước này
– Toàn Cầu Hóa Kinh Tế tác động trực tiếp đến lĩnh vực chính trị và an ninh quốc gia Nó tạo ra nguy cơ cho các nước chậm và đang phát triển bị lệ thuộc vào kinh tế, từ đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị, gây nguy hại đến chủ quyền dân tộc và an ninh quốc gia Thông qua con đường trao đổi, hợp tác kinh
tế, đầu tư, viện trợ, cho vay theo hướng khuyến khích tư nhân hóa, các thế lực
đế quốc đứng đầu là Mỹ muốn áp đặt hệ tư tưởng tư sản vào các nước khác, thực
Trang 8hiện “diễn biến hòa bình” thay đổi chế độ xã hội theo hướng thân phương Tây Đối với các nước XHCN, chúng tìm cách xóa bỏ chế độ XHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản… Thông qua con đường kinh tế, Mỹ và các thế lực đế quốc tìm cách gây sức ép với nhiều nước khác trong đó có các nước đi theo con đường XHCN về những vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo…, dùng mọi hình thức để can thiệp vào công việc nội bộ của nước đó
– Toàn Cầu Hóa Kinh Tế làm trầm trọng thêm những bất công xã hội, làm sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước Những nước được hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình Toàn Cầu Hóa Kinh Tế là những nước có nền KTTT phát triển (Mỹ, EU, Nhật…), những nước chịu nhiều thiệt thòi nhất trong quá trình Toàn Cầu Hóa Kinh Tế là những nước có nền kinh
tế đang và chậm phát triển, các yếu tố của KTTT chưa được hình thành đồng bộ Theo báo cáo của chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), toàn thế giới vẫn còn hơn 1,2 tỷ người nghèo Hiện tại, dân chúng ở 85 quốc gia có mức sống thấp hơn so với cách đây 10 năm Các nước công nghiệp phát triển, với khoảng 1,2 tỷ người, chiếm 1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm tới 86% GDP toàn cầu, trong khi đó các nước nghèo chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chỉ tạo ra 1% GDP toàn cầu Năm 1985, thu nhập bình quân tính theo đầu người ở các nước giàu chỉ gấp 76 lần so với các nước nghèo thì đến năm 1997, sự chênh lệch này đã tăng:
288 lần Theo tổng kết của UNDP, từ khi diễn ra quá trình Toàn Cầu Hóa đến nay, trên thế giới có 10 nước giàu lên, 130 nước nghèo đi, trong đó 60 nước GDP bình quân đầu người thấp hơn trước khi tham gia Toàn Cầu Hóa Tổng số
nợ nước ngoài của các nước kém phát triển lên tới gần 2000 tỷ USD Trong đó,
250 tỷ thuộc 41 quốc gia kém phát triển nhất Trong số những nước vay nợ để phát triển, chưa đến 10% số nước có khả năng trả được nợ Số còn lại biến thành con nợ lưu cữu Nợ nước ngoài quá lớn của nhiều nước hiện nay như tảng đá đeo lên cổ họ đã kéo lùi sự tăng trưởng kinh tế ở những nước này
– Toàn Cầu Hóa Kinh Tế có thể làm cho mọi hoạt động và đời sống con người trở nên kém an toàn Từ an toàn của từng con người, từng gia đình đến an
Trang 9toàn quốc gia và an toàn của hệ thống thương mại, hệ thống tài chính toàn cầu
– Do tác động của Toàn Cầu Hóa Kinh Tế các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ… dễ lưu thông trên bình diện toàn thế giới Song cũng chính vì vậy mà sự đổ vỡ và “khủng hoảng” ở một khâu hoặc ở một nước nào đó theo hiệu ứng lan truyền có thể làm rung chuyển đến tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Châu Á năm 1997 là một ví
dụ
– Toàn Cầu Hóa Kinh Tế có thể giúp cho các nước công nghiệp phát triển lợi dụng việc trả lương cao, các thiết bị nghiên cứu khoa học tốt, môi trường làm việc thuận lợi để thu hút nhân tài từ các nước đang phát triển Do vậy, nguy cơ chảy máu chất xám là một hiểm họa thực sự của các nước đang phát triển trong
cơ lốc của Toàn Cầu Hóa Kinh Tế
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆT NAM
2.1 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế ở Việt Nam
Báo cáo chính trị – Đại hội IX (2001) và NQ 07 – Bộ Chính trị (tháng 11/2001) bàn về HNKTQT, nhấn mạnh: Nước ta chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường Đảng và Nhà nước ta luôn coi HNKTQT là một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước HNKTQT là một trong những định hướng quan trọng để tranh thủ ngoại lực, khai thác nội lực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh và ngày càng củng cố định hướng XHCN Nội dung chủ yếu của HNKTQT mà nước ta cần và có thể tham gia từng bước là mở cửa thị trường về thương mại, đầu tư và dịch vụ Hội nhập kinh tế có cả hình thức đa phương và song phương, vừa tham gia vào các tổ chức và diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực, vừa thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học – kỹ thuật với từng nước HNKTQT là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa tranh thủ vừa cạnh tranh, vừa tận dụng cơ hội vừa đối phó thách thức Đối với nước ta hiện nay, thách thức lớn nhất là khả năng cạnh tranh yếu về kinh tế, là sự yếu kém về năng lực dự báo chiều hướng phát triển kinh tế thế giới trong điều kiện TOÀN CẦU HÓA, là trình độ non kém của đội ngũ cán bộ và bộ máy công quyền… Do vậy, chúng ta phải tiến hành hội nhập từng bước, dần dần mở rộng thị trường với một lộ trình hợp lý Lộ trình này được xác định trên cơ sở tính toán căn cứ vào các yêu cầu và cam kết của ta khi gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, các thỏa thuận đàm phán song phương, đa phương Tuy nhiên, xác định lộ trình HNKTQT không chỉ xác định thời gian mở cửa thị trường trong nước cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài thâm nhập mà còn phải tính toán thời điểm nền kinh tế nước ta từng bước vươn lên chiếm lĩnh