Trong khi đó, một số người khác lạitin rằng, toàn cầu hoá diễn ra từ cuối thế kỷ XIX cùng với sự phát triển mạnh mẽcủa cuộc cách mạng công nghiệp tạo nên sự phát triển của lực lượng sản
Trang 1Trường Đại Học Duy Tân Khoa Lý Luận – Chính Trị
TIỂU LUẬN MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI : TOÀN CẦU HÓA VÀ VẤN ĐỀ HỘI NHẬP QUỐC
TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
I Khái quát về vấn đề toàn cầu hóa và xu thế hội nhập của Việt Nam hiện nay 1
1 Khái quát về vấn đề toàn cầu hóa 1
2 Xu thế hội nhập của Việt Nam hiện nay 2
B NỘI DUNG 5
I Vấn đề toàn cầu hóa 5
1 Khái niệm toàn cầu hóa 5
2 Những biểu hiện của vấn đề toàn cầu hóa 5
a Biểu hiện tích cực 5
b Biểu hiện tiêu cực 7
3 Hướng giải quyết của các quốc gia trong vấn đề toàn cầu hóa 8
a Không hội nhập, nguyên nhân 8
b Hội nhập chủ động 14
II Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 24
1 Khái niệm về hội nhập quốc tế 24
2 Sự cần thiết của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 24
3 Điều kiện, nhiệm vụ và qua điểm của Đảng về vấn đề hội nhập quốc tế 26
a Điều kiện 26
b Nhiệm vụ 27
c Quan điểm chỉ đạo của Đảng 29
C KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 3A MỞ ĐẦU
I Khái quát về vấn đề toàn cầu hóa và xu thế hội nhập của Việt Nam hiện nay
1 Khái quát về vấn đề toàn cầu hóa
Toàn cầu hoá đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng Tínhtất yếu của toàn cầu hoá trước hết được biểu hiện ở tính tất yếu kinh tế Toàn cầuhoá kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hoá; nó đang tác độngmạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị Đến lượt mình, những thay đổi về chính trị lại
có tác động trở lại đối với kinh tế Song, cái cần quan tâm và nhấn mạnh lạichính là sự tác động của kinh tế và những thay đổi chính trị đối với văn hoátrong bối cảnh toàn cầu hoá
Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ởthế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX Cho đến nay, vẫn cònđang có những ý kiến khác nhau về nguồn gốc và bản chất của quá trình toàn cầuhoá Một số người cho rằng, quá trình toàn cầu hoá bắt đầu từ khi người Thổ Nhĩ
Kỳ kiểm soát con đường tơ lụa Với một số người khác, quá trình đó được bắtđầu từ sự kiện vượt qua vùng biển thuộc mũi Hảo Vọng và việc khám phá rachâu Mỹ, nhờ đó thế giới được mở rộng và các nguồn tài nguyên của thế giới từcác châu lục khác được chuyển về châu Âu Trong khi đó, một số người khác lạitin rằng, toàn cầu hoá diễn ra từ cuối thế kỷ XIX cùng với sự phát triển mạnh mẽcủa cuộc cách mạng công nghiệp tạo nên sự phát triển của lực lượng sản xuất vàcác phương tiện vận tải
Nhưng, dù xuất hiện sớm hơn hay muộn hơn, trong thời đại hiện nay, toàncầu hóa mang một nội dung với những nét đặc thù mới Một số học giả gọi toàn
Trang 4cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa Bởi lẽ, quá trình đó đang chịu
sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản, đặc biệt là các nước tư bản lớn
Toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc giadân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đến cuộcsống của từng người Cách nhìn nhận và thái độ đối với toàn cầu hoá là hết sứckhác nhau Trong khi một số nước đang phát triển tiếp nhận toàn cầu hoá mộtcách hồ hởi thì ở nhiều nước phát triển, phong trào chống toàn cầu hoá lại diễn ramột cách rộng khắp và thu hút hàng vạn người tham gia Song, bất chấp thái độ
khác nhau, ủng hộ hay phản đối, toàn cầu hoá vẫn là một xu thế tất yếu và ngày
càng được mở rộng mà mỗi quốc gia dân tộc phải đối mặt với nó Vậy tính tấtyếu của toàn cầu hoá được biểu hiện như thế nào?
Tính tất yếu của toàn cầu hoá trước hết được biểu hiện ở tất yếu kinh tế.
Kinh tế, như mọi người đều biết, là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự
phát triển của văn minh nhân loại Thực ra, thuật ngữ văn minh nhân loại vừa
mang ý nghĩa vật chất, vừa mang ý nghĩa tinh thần Ưu thế của một nền vănminh được thể hiện trong sự hoà quyện và kết hợp giữa yếu tố vật chất và yếu tốtinh thần Với ý nghĩa đó, lịch sử của nhân loại là lịch sử của sự giải phóng mangtính chất tiến bộ khỏi sự tước đoạt về vật chất, đồng thời là lịch sử phát triển của
tự do thuộc về vương quốc của tinh thần
2 Xu thế hội nhập của Việt Nam hiện nay
Việt Nam bắt đầu tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực
và thế giới từ năm 1986 Nhờ chủ trương đổi mới, mở cửa, trong gần 20 nămqua, Việt Nam đã thu được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt củađời sống xã hội Trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng vào loạicao trong khu vực Chẳng hạn, trong thập kỷ 70, tốc độ tăng trưởng GNP trung
Trang 5bình hàng năm của các nước, các vùng lãnh thổ trong khu vực là: 9,6% (HànQuốc), 8,3% (Hồng Kông), 7,9% (Malaixia), 7,2% (Inđônêxia), 7,1% (Thái Lan)
và 6% (Philippin) Nhưng từ 1980 đến 1991, tốc độ tăng GNP hàng năm đã có sựthay đổi như sau: 9,6% ở Hàn Quốc, 9,4% ở Trung Quốc, 6,9% ở Hồng Kông,6,6% ở Singgapo, 5,7% ở Malaixia, 5,6% ở Inđônêxia, ở Philippin chỉ là1,1%(7) Tính từ 1985 đến 1996, tốc độ tăng trưởng GNP hàng năm của ViệtNam là trên 8,5%, từ năm 2001- 2005, tốc độ đó đạt mức trên dưới 8% Nhưvậy, nếu so sánh với các nước, các vùng lãnh thổ trong khu vực, tốc độ tăngtrưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất trong những năm gầnđây
Tuy nhiên, ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của
Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế Cho đến nay, trải qua
hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại và hết sức lớn Để tránhnguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh côngnghiệp hoá và hiện đại hóa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắntheo định hướng xã hội chủ nghĩa trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc
tế Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu Tuynhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nềnkinh tế tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển và hộinhập kinh tế quốc tế; tích luỹ từ nền kinh tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá cònthấp; kết cấu hạ tầng lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, v.v
Do vậy, những khó khăn của việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiệnđại hóa là không nhỏ Xét về mặt cơ cấu của nền kinh tế, Việt Nam vẫn là nướcnông nghiệp Sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn Sự chuyển dịch laođộng từ nông nghiệp và nông thôn sang các ngành nghề khác còn rất khó khăn
Trang 6Tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ có phần chững lại Tỷ lệ lao động được đào tạo và laođộng có trình độ cao còn rất thấp Sự lãng phí trong đầu tư còn quá lớn Thêmvào đó, nền công nghiệp lại phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở 2 đầu củađất nước Người lao động có trình độ cao chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.
Do đó, sự phát triển công nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa đã khó khăn lại càngkhó khăn hơn
Bên cạnh đó, những tiềm năng của các thành phần kinh tế chưa được pháthuy hết Kinh tế nhà nước chưa làm tốt được vai trò chủ đạo trong nền kinh tếquốc dân Kinh tế tập thể chậm phát triển Kinh tế tư nhân chưa phát triển đúngvới tiềm năng của nó nhằm tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế, v.v
Những thách thức về kinh tế sẽ tăng lên gấp bội, nếu như trong vài nămtới, nước ta hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế khu vực và thế giới Do đó, nguy
cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế là nguy cơ thực tế Bản thân nguy cơ này có bị loạitrừ hay không, điều đó phụ thuộc vào sự thành công của công cuộc đổi mới và sựchuẩn bị các nguồn lực cho quá trình hội nhập tiếp theo của nền kinh tế
Cùng với thách thức về kinh tế, toàn cầu hóa đang đặt ra cho nước ta
những thách thức lớn về mặt xã hội.
Trang 7B NỘI DUNG
I Vấn đề toàn cầu hóa
1 Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng ngườikhác nhau từ trạng thái biệt lập, tách rời nhau thành một trạng thái khác về chất,bằng sự liên kết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu.Khi đó, một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này, ở cộngđồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác động tới các vùng miền, các cộng đồngngười khác trên quy mô toàn thế giới
2 Những biểu hiện của vấn đề toàn cầu hóa
a Biểu hiện tích cực
Một là, toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy tự do hoá mậu dịch phát triển Nhìnlại tình hình buôn bán của các nước trên thế giới hiện nay, hầu như không còntồn tại tình trạng thị trường đơn nhất ngay cả ở cường quốc kinh tế phát triển.Giờ đây, hầu như thị trường nội địa của các nước đều gắn với thị trường thế giới,
là bộ phận của thị trường thế giới Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũngnhư ngành ngoại thương đóng vai trò rất lớn đối với tăng trưởng tổng sản lượngquốc nội (GDP) Năm 2004, mức độ phụ thuộc của GDP Mỹ vào ngành ngoạithương tới 25,9%, năm 2005, mức độ phụ thuộc của GDP Trung Quốc với ngànhngoại thương và buôn bán đối ngoại tới 61% Do tính phụ thuộc vào ngành ngoạithương ngày càng cao, nên mức độ tự do hoá mậu dịch của các nước trong khuvực Đông Nam Á cao hơn của các nước ở Mỹ Latinh Bởi vì, tới nay sự pháttriển kinh tế của các nước Mỹ Latinh chủ yếu dựa vào nội thu, trong khi nhân tốnhu cầu nước ngoài thấp hơn nhiều so với các nước Đông Á
Trang 8Hai là, toàn cầu hoá kinh tế đã đẩy mạnh tiến trình quốc tế hoá lưu chuyểnvốn, có lợi cho tự do hoá đầu tư Từ năm 2001 tới 2003, mặc dù đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) giảm sút rất lớn, nhưng bắt đầu từ năm 2004 đã có dấu hiệutăng trưởng trở lại Theo “Báo cáo đầu tư năm 2005” do Hội nghị phát triển mậudịch Liên hợp quốc công bố, tổng số FDI trên toàn thế giới đã lên tới 648 tỷUSD, tăng 2% so với năm 2003 Điều này cho thấy xu thế đầu tư quốc tế giảmsút từ năm 2001 tới 2003 đã được ngăn chặn và bắt đầu gia tăng trở lại trên thếgiới Năm 2004, các nước Phương Tây đã tiếp nhận FDI trị giá khoảng 380 tỷUSD, giảm 14% so với năm 2003 Trong khi đó, FDI ở các nước đang phát triểntăng 40%, với tổng giá trị 233 tỷ USD Rõ ràng nếu không có toàn cầu hoá kinh
tế thì không thể quốc tế hoá vốn và di chuyển dễ dàng từ nước này qua nướckhác Toàn cầu hoá kinh tế chẳng những thúc đẩy FDI tăng lên mà ở mức độ lớn
đã thúc đầy tự do hoá đầu tư Mấy năm qua, do môi trường đầu tư được cải thiện,
xu thế lưu thông tự do đầu tư đã tăng lên rõ rệt “Báo cáo của Hội nghị mậu dịchLiên Hợp quốc” năm 2004 cho biết hai nước có FDI đổ vào nhiều nhất là Mỹ vàAnh, trong đó Mỹ tiếp nhận tới 96 tỷ USD và nước Anh tới 78 tỷ USD Mặc dùcác nước đang phát triển đã ra sức mở cửa thị trường vốn của mình và đưa ranhiều chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, nhưng do cơ chế và thịtrường còn nhiều khâu yếu kém, nên trình độ tự do hoá tiền vốn của các nướcđang phát triển kém hơn nhiều so với các nước phát triển Đây chính là vấn đề
mà các nước đang phát triển cần nghiên cứu và hoàn thiện để tận dụng được cơhội tốt của toàn cầu hoá
Ba là, toàn cầu hoá kinh tế đã “bật đèn xanh” cho tự do hoá lưu chuyểntiền tệ Trong điều kiện ngày nay, mọi tổ chức ngân hàng, tài chính, tiền tệ và thịtrường chứng khoán của các nước đều phải phát triển theo xu thế toàn cầu hoá
Trang 9Nếu ra đời xu thế này, thì không thể nói tới tự do hoá lưu chuyển tiền vốn Ba thịtrường chứng khoán nổi tiếng là New York, London và Tokyo giờ đây đã len lỏitới khắp nơi trên thế giới đề thu hút tiền vốn Thông qua việc không ngừng điềuchỉnh tỷ giá hối đoái, những đồng tiền như USD, Euro và đồng Franc của Thuỵ
Sĩ đều trở thành đồng tiền dự trữ và có thể tự do lưu hành ở các nước Tóm lại,tiền tệ được tự do lưu hành như hiện nay rõ ràng do tác động mạnh mẽ của tiếntrình toàn cầu hoá
Bốn là, toàn cầu hoá đã thúc đẩy phát triển sản xuất xuyên quốc gia Mấynăm qua, đặc điểm nổi bật nhất của sản xuất xuyên quốc gia là sản xuất của cáccông ty xuyên quốc gia mở rộng mạnh mẽ ra các nước Đầu năm 1994, Khu vựcmậu dịch tự do Bắc Mỹ vừa mới khởi động, các công ty xuyên quốc gia của Mỹ
đã nhân cơ hội này thành lập một loạt công ty con ngay gần biên giới Mehico.Những công ty này đã lợi dụng nguyên vật liệu, tài lực, vật lực của địa phươngsản xuất hàng hoá giá rẻ đưa về thị trường nội địa Mỹ Mấy năm qua, hầu hết cáccông ty xuyên quốc gia lớn của Mỹ và các nước trên thế giới đều tới Trung Quốclập văn phòng hoặc trụ sở công ty để tiến hành sản xuất kinh doanh ngay tạiTrung Quốc
b Biểu hiện tiêu cực
Một là, toàn cầu hóa kinh tế làm nảy sinh nhiều vấn đề cho xã hội conngười Bên cạnh những mặt tốt, mặt tích cực, nó gây ra không biết bao nhiêuđiều tiêu cực, gây ra những hậu quả khôn lường cho từng quốc gia, dân tộc, thậmchí cho cả một khu vực
Hai là, toàn cầu hoá kinh tế sẽ tác động làm gia tăng thất nghiệp, sẽ dẫn tớiphân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ở từng nước, và phân hóa giàunghèo giữa các quốc gia
Trang 10Ba là, toàn cầu hóa cũng là cơ hội, điều kiện để cho những nước giàu,những tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia khống chế kinh tế các nước kém pháttriển
Bốn là, toàn cầu hóa kinh tế cũng là cơ sở để nảy sinh các cuộc cạnh tranhgay gắt các lĩnh vực kinh tế như “chiến tranh thương mại”, “chiến tranh tiềntệ” “chiến tranh thị trường” giữa các nước, từ đó gây nên sự biến động kinh
tế khu vực và thế giới Trong các cuộc cạnh tranh gay gắt đó nước thua thiệt nhấtvẫn là các nước kém phát triển
Năm là, toàn cầu hóa kinh tế còn dẫn đến nguy cơ phá vỡ các nền văn hóatruyền thống của các dân tộc, nhất là các truyền thống văn hóa nhân văn và nhạycảm như : lối sống, đạo đức, nghệ thuật,… Bởi lẽ toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở,
là điều kiện làm cho các dòng thác văn hóa, lối sống giữa các nước tràn ngập vàonhau một cách ồ ạt, bất khả kháng, nước chủ nhà dù có muốn chặn lại cũngkhông thể chặn nổi
3 Hướng giải quyết của các quốc gia trong vấn đề toàn cầu hóa
a Không hội nhập, nguyên nhân
Quá trình toàn cầu hóa hiện đang bước vào một ngã rẽ quan trọng, bởi vìnhững thách thức mà nó đang đối mặt sẽ quyết định con đường phát triển của nótrong vài năm tới đây Chúng ta cần phải nhận thức được rằng, môi trường hiệntại đang rất thiếu ổn định và những thách thức mà chúng ta đang đối mặt cầnđược giải quyết ổn thỏa để có thể đạt được một phiên bản toàn cầu hóa vữngchắc hơn
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đã đạt đến một tầm cao chưa từng thấy:chỉ số toàn cầu hóa được tổng hợp bởi Viện Kinh tế Thụy Sỹ đang ở mức caonhất mọi thời đại, và 3 trong số 4 trụ cột (hàng hóa, dòng chảy vốn và con người,
Trang 11ngoại trừ dịch vụ) cũng phản ánh mức độ toàn cầu hóa sâu rộng Tương tự nhưvậy, tỷ lệ tổng kim ngạch thương mại trên tổng GDP vào những năm 1970 cũngvượt xa cột mốc đỉnh cao của chính nó vào năm 1913, trong làn sóng toàn cầuhóa lần thứ nhất.
Đây là một kết quả từ tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa Và mặc
dù tốc độ phát triển có dấu hiệu chậm lại trong những năm gần đây, do các biến
cố bùng nổ theo chu kỳ (những cuộc Đại Suy thoái) và các tác động mang tínhcấu trúc (sự phân mảnh của chuỗi cung ứng toàn cầu), các dòng chảy thương mạingày nay vẫn luôn duy trì ở mức cao Ngược lại, một điểm nghẽn to lớn vẫn tiếptục tồn tại trong lĩnh vực dịch vụ: mặc dù tỷ lệ các ngành dịch vụ trên tổng giá trịxuất khẩu tăng từ 9% vào năm 1970 lên thành 25% vào năm 2018, các rào cảnquy định vẫn còn rất khắt khe đối với rất nhiều lĩnh vực (chẳng hạn như các dịch
vụ tài chính và viễn thông)
Nhiều nhà kinh tế học ủng hộ việc thiết lập thêm nhiều hiệp định thươngmại tự do đầy tham vọng, nhằm đẩy mạnh thương mại dịch vụ Điều này hoàntoàn có thể trở thành hiện thực trong một thời đại mà những thay đổi công nghệ
có thể giúp đơn giản hóa các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ Lĩnhvực tài chính cũng đã đạt đến trình độ hội nhập rất cao, mặc dù cuộc khủnghoảng tài chính từng gây ra một số trì trệ, khiến các dòng chảy vốn ngân hàngxuyên biên giới bị kiểm soát gắt gao hơn
Vấn đề toàn cầu hóa dòng chảy con người cũng ngày càng quan trọng vàđang nhận được sự quan tâm nhất định trong các cuộc tranh luận của côngchúng, bởi ảnh hưởng kinh tế của nó và bởi những tai tiếng từ cuộc khủng hoảng
di cư tị nạn (từ năm 2000 đến 2017, đã có khoảng 33,000 người di cư mất mạngtrên biển Địa Trung Hải khi đang hướng về châu Âu, theo số liệu của Liên Hiệp
Trang 12Quốc) Mặc dù tỷ lệ người di cư trên tổng dân số vẫn duy trì ở mức ổn định,khoảng 3% trong suốt 100 năm qua, con số thực tế đã tăng lên 244 triệu người,trong đó 19% đang sinh sống tại Hoa Kỳ và 23% tại Liên minh châu Âu Đaphần các dòng chảy di cư là từ các nước đang phát triển sang các nước đã pháttriển, và 40% trong số họ di cư dưới hình thức tham gia chương trình đại học Xuhướng này ngày càng tăng lên trong bối cảnh bùng nổ cạnh tranh thu hút nhân tàitrên toàn cầu, dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám tại các nền kinh tế đangphát triển.
Sau khi miêu tả vắntắt những yếu tố khác nhau tạo nên quá trình toàn cầuhóa, chúng ta phải phân tích những thách thức đang gặp phải Thách thức đầutiên chính là việc củng cố các thể chế toàn cầu quan trọng (như Qũy Tiền tệQuốc tế - IMF, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế - BIS, và Tổ chức Thương mạiThế giới - WTO) Các tổ chức này được thành lập sau Chiến tranh Thế giới Thứhai và hỗ trợ làn sóng toàn cầu hóa hiện nay
Ví dụ như IMF, cơ quan này nên hiện đại hóa hệ thống quản trị doanhnghiệp của mình, để tạo sức ảnh hưởng cao hơn lên các nền kinh tế mới nổi,những nơi đã phát triển mạnh mẽ nhờ vào tiến trình toàn cầu hóa Rất khó đểbiện hộ cho việc một số nước trong OECD nắm 64% quyền biểu quyết ra quyếtđịnh, trong khi họ chỉ chiếm 46% tổng GDP toàn cầu, hay như quyền biểu quyếtcủa Trung Quốc chỉ chiếm 6% trong khi nước này hiện nắm giữ đến 19% nềnkinh tế toàn cầu Còn đối với BIS, việc các dòng chảy tài chính toàn cầu ngàycàng gắn kết chặt chẽ với nhau hơn cho thấy cơ quan này và các thể chế tài chínhkhác nên giữ một vai trò chủ động hơn, nhằm thúc đẩy hợp tác trong chính sáchtiền tệ và tài chính vĩ mô Cuối cùng, WTO nên đóng một vai trò quan trọng hơn
Trang 13trong việc giúp Trung Quốc hội nhập một cách hài hòa vào nền thương mại toàncầu.
Thách thức thứ hai là vấn đề phân bổ tốt hơn những lợi ích tổng thể Điềuquan trọng là phải nhấn mạnh được những tác động tích cực của quá trình toàncầu hóa trong những thập kỉ gần đây: ở các nước đang phát triển, quá trình nàygiúp cho hàng triệu người dân thoát khỏi cảnh nghèo đói, còn ở các nền kinh tếtiến bộ, nó tạo ra những giá trị quan trọng cho sự thịnh vượng của người dân,chẳng hạn như việc họ có thể lựa chọn nhiều mặt hàng tiêu dùng đa dạng, vớimức giá phải chăng
Tuy nhiên, công bằng mà nói, mặc cho những lợi ích này, toàn cầu hóacũng gây ra tác động xấu lên một vài lĩnh vực nhất định: theo thống kê của hainhà kinh tế học tại Đại học MIT, Acemoglu và Autor, 10% số công việc sản xuất
bị mất đi ở Hoa Kỳ từ năm 1999 đến 2011 (khoảng 560,000 công việc) do đốimặt với sự cạnh tranh thương mại gắt gao của Trung Quốc Trong bất kì trườnghợp nào, chúng ta cũng cần tự hỏi tại sao những cuộc tranh luận xoay quanh một
mô hình toàn cầu hóa bao trùm hơn, với mục đích bồi thường kẻ thua và ngăn họkhông bị loại bỏ khỏi một nền kinh tế mới, ngày càng sôi nổi hơn bao giờ hết
Câu trả lời chính là, khi mức độ tiếp cận toàn cầu hóa của một nền kinh tếcòn giới hạn, thì lợi ích của việc hội nhập sâu rộng sẽ cao hơn, vì tổng thu nhậpthực sự của nền kinh tế sẽ có dấu hiệu tăng lên rõ ràng Tuy nhiên, khi mà nềnkinh tế đã đạt đến một trình độ toàn cầu hóa nhất định, sẽ không còn nhiềukhoảng trống để tăng kích thước của chiếc bánh lợi ích, trong khi đó, mất mátgây ra từ các lĩnh vực bị ảnh hưởng tiêu cực lại tăng lên Đây là lý do tại sao,việc xúc tiến các biện pháp như chính sách lao động chủ động hay chính sách
Trang 14bảo đảm thu nhập trong giai đoạn thất nghiệp của những người bị ảnh hưởng bấtlợi bởi quá trình thay đổi lại trở nên ngày một quan trọng.
Cuối cùng, thách thức thứ ba của quá trình toàn cầu hóa đó là phải áp dụngcác cơ chế nào để cho quá trình thay đổi công nghệ mà chúng ta đang chứng kiến
có thể diễn ra thành công và toàn diện Nói rõ hơn, cuộc cách mạng kỹ thuật sốbuộc chúng ta phải tính toàn lại quá trình toàn cầu hóa hiện tại, và cuộc cáchmạng này cũng dẫn đến những tác động khác nhau lên các hướng khác nhau
Một mặt, sự gia tăng trong việc sử dụng robot khiến cho tỷ lệ công việcthuê ngoài giảm xuống đáng kể (theo như Deloitte, chí phí cho một robot dự tính
sẽ bằng 10% chi phí trả cho một công nhân làm việc sản xuất trong nước và bằng35% chí phí trả cho một công nhân làm việc tại các cơ sở sản xuất ở nước ngoài)
Mặt khác, việc mở rộng quy mô sản xuất ở cấp độ toàn cầu dẫn đến sự nổilên của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ, điều này có tiềm năng gây bất lợi chohoạt động cạnh tranh và đổi mới Nếu như tiến trình toàn cầu hóa và các thể chếđại diện cho nó không kịp thời giải quyết những thách thức này, những tư tưởngchính trị chủ nghĩa dân túy theo đường lối đảo ngược toàn cầu hóa có thể sẽthắng thế
Nhiều bài nghiên cứu cho thấy các chính trị gia dân túy đã bắt đầu thuđược những lợi ích đầu tiên: ở cả Hoa Kỳ và EU, tại những vùng bị ảnh hưởngnhiều nhất bởi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, sự ủng hộ của người dân dànhcho những đảng phái theo chủ nghĩa dân túy cũng tăng cao - nhiều đến mức mộtvài nhà khoa học chính trị thậm chí khẳng định rằng các cuộc tranh luận chínhtrị, thông thường sẽ tập trung vào sự khác biệt về tư tưởng giữa cánh tả và cánhhữu, sẽ chuyển thành một cuộc đấu tranh mãnh liệt giữa các nhà toàn cầu hóa vànhững người theo chủ nghĩa dân túy
Trang 15Trước khi đi vào phần kết luận, chúng ta sẽ phân tích nguyên nhân khiếncho làn sóng toàn cầu hóa lần thứ nhất bị lệch hướng, để xem liệu chúng ta cóđúc kết được bài học nào từ việc này Dấu hiệu khủng hoảng bắt đầu nhen nhóm
từ cuối thế kỷ thứ 19, thời điểm mà các quan chức chính phủ bắt đầu bị chi phốitrước áp lực đòi gia tăng thuế quan, gây ra bởi một số nhóm ngành nghề nhấtđịnh (chẳng hạn như ngành nông nghiệp) Cùng lúc đó, các quốc gia như Mỹ,Canada, Úc, và Argentina không thể quản lý hiệu quả tình trạng di cư quy môlớn từ Châu Âu, dẫn tới việc họ phải đóng cửa biên giới vào những năm 1910.Nhiều nhà sử học cho rằng, thái độ phản đối toàn cầu hóa trong vô số tầng lớpngười dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Thế giới Thứnhất năm 1914 đến 1918
Cuộc Đại Suy Thoái là đòn đánh cuối cùng lên làn sóng toàn cầu hóa thứnhất: các quốc gia phản ứng bằng cách đề ra các chính sách đi theo chủ nghĩabảo hộ trên diện rộng, khiến cho khủng hoảng kinh tế năm 1929 tệ hại hơn rấtnhiều, để lại một tiếng vang lớn trên toàn cầu Theo nhà kinh tế học JakobMadsen, từ năm 1929 đến 1932, khối lượng hàng hóa giao thương thực tế trêntoàn cầu đã giảm 33%, 2/3 trong số đó là do các chính sách chủ nghĩa hộ
Tóm lại, trong bài viết này, chúng ta biết được toàn cầu hóa đang đi vàomột giai đoạn bước ngoặc lịch sử, và bây giờ chính là thời điểm phải giải quyếtnhững thách thức khiến toàn cầu hóa bị nhiều người ngờ vực Một điều chắcchắn rằng, chúng ta vẫn có thể lạc quan nhưng cũng phải hành động thận trọng:
hệ thống quản trị toàn cầu hiện tại có rất nhiều công cụ để loại bỏ những bất cập
và thúc đẩy một phiên bản toàn cầu hóa hiện đại và toàn diện hơn Tuy nhiên,nếu không giải quyết được các bất cập trong quá trình phát triển, chúng ta sẽ cónguy cơ biến cái bóng của quá khứ trở thành ác mộng của hiện tại Liệu chúng ta
Trang 16có tránh được việc bị vấp chân hai lần liên tục vào cùng một hòn đá đều phụthuộc vào thời điểm này.
b Hội nhập chủ động
Toàn cầu hoá, mà trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, là một xu thế kháchquan mà mọi quốc gia, dân tộc đều không thể chống lại hay quay lưng lại với nó.Tuy nhiên, toàn cầu hoá hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợicho sự phát triển, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả củachúng rất khó lường đối với bất cứ quốc gia nào Vì vậy, đối với Việt Nam, việc
“chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” trong bối cảnh toàn cầu hoá làđiều cần thiết, đảm bảo cho việc nắm bắt và tận dụng những cơ hội mới, đồngthời khắc phục, hạn chế những khó khăn, thách thức mới nảy sinh, sớm đưa nước
ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020, cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Toàn cầu hóa hiện nay, về thực chất, là sự hội nhập toàn cầu trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, là xu thế phát triển tất yếu, khách quan, hợp quyluật của xã hội loài người Toàn cầu hóa hiện nay, trước hết là toàn cầu hóa kinh
tế đã đem lại cơ hội cho các nước có trình độ phát triển khác nhau hội nhập khuvực và quốc tế Song, toàn cầu hóa hiện nay cũng đã đặt ra những thách thứckhông nhỏ đối với nhiều nước, nhất là những nước có nền kinh tế kém phát triển,trong đó có nước ta Làm thế nào để tranh thủ được những cơ hội thuận lợi, đồngthời vượt qua được những thách thức không nhỏ này khi “chủ động và tích cựchội nhập kinh tế quốc tế” đã được Đảng ta xác định là một chiến lược trong côngcuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa - đó là vấn đề mà chúngtôi muốn đề cập trong bài viết này
Trang 17Toàn cầu hóa, không phải là một hiện tượng mới mẻ, mặc dù gần đây, trênmọi phương tiện thông tin đại chúng, người ta liên tục nói đến nó với tư cáchmột xu thế phát triển tất yếu, khách quan, hợp quy luật và không thể đảo ngược.Ngay từ giữa thế kỷ XIX, khi phân tích, luận giải xã hội tư bản với quan điểmphát triển – quan điểm coi lịch sử thế giới là kết quả của quá trình biến đổi lâudài và liên tục của xã hội loài người, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã đưa ra
dự báo về xu thế phát triển tất yếu của toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóakinh tế Các ông cho rằng, do “luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêuthụ sản phẩm”, chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản “xâm nhập vào khắp nơi, trụlại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi” “Trong quá trình thốngtrị giai cấp chưa đầy một thế kỷ”, chúng đã “tạo ra những lực lượng sản xuấtnhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộplại” nhờ việc chinh phục những lực lượng tự nhiên, sản xuất bằng máy móc và
áp dụng khoa học vào nhiều lĩnh vực sản xuất Và, “do bóp nặn thị trường thếgiới”, chúng đã làm cho cả quá trình sản xuất lẫn sự tiêu dùng của tất cả cácnước “mang tính chất thế giới”, làm cho nền công nghiệp ở tất cả các nước “mất
cơ sở dân tộc” và bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mà việc du nhậpchúng “trở thành một vấn đề sống còn đối với tất cả các dân tộc văn minh” Bằngcách này, chúng đã biến tình trạng sản xuất biệt lập, tự cung tự cấp ở các quốcgia, dân tộc thành quá trình “phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộcphổ biến giữa các dân tộc” Chúng đã “lôi cuốn đến cả những dân tộc dã mannhất vào trào lưu văn minh”, buộc tất cả các dân tộc nếu không muốn bị tiêu diệtthì “phải thực hành phương thức sản xuất tư sản”, “du nhập cái gọi là văn minh,nghĩa là phải trở thành tư sản” để tạo ra một thế giới theo hình dạng mà chúngmong muốn